Giáo án Ngữ văn 6 - Học kỳ I

Giáo án Ngữ văn 6 - Học kỳ I

.Bước 2: Hướng dẫn HS đọc-hiểu văn bản

.GV yêu cầu HS xác định : sẽ tìm hiểu văn bản theo những nội dung nào?

.GV định hướng : tìm hiểu văn bản theo 2 ý: nội dung & ý nghĩa

?Hãy tìm những chi tiết thể hiện tính chất kì lạ, lớn lao, đẹp đẽ về nguồn gốc và hình dạng của LLQ &ÂC?

(LLQ& ÂC đều là thần. LQ nòi rồng ở dưới nước, con thần Long Nữ. AC dòng tiên, ở trên núi thuộc dòng họ thần nông- vị thần chủ trì nghề nông, dạy loài người trồng trọt và cày cấy)

(LLQ giúp dân diệt trừ Ngư Tinh, Hồ Tinh, Mộc Tinh- những loài yêu quái làm hại dân lành ở vùng biển, đồng bằng, rừng núi- những nơi thưở ấy dân ta khai phá ổn định cuộc sống. Thần còn dạy dân

cách trồng trọt, chăn nuôi, ăn ở.)

 

doc 324 trang Người đăng vanady Lượt xem 1324Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Ngữ văn 6 - Học kỳ I", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết:1
Bài: Con Rồng, cháu Tiên
(Truyền thuyết)
A.Mục tiêu:
-Hiểu được định nghĩa sơ lược về truyền thuyết.
-Hiểu được nội dung, ý nghĩa của truyền thuyết “Con Rồng, cháu Tiên”
-Chỉ ra và hiểu những chi tiết tưởng tượng, kì ảo
-Kể được truyện.
B.Chuẩn bị:
1.Giáo viên: Soạn bài, đồ dùng
2.Học sinh : Soạn bài
3.Đồ dùng: 
-Tranh về Lạc Long Quân và Âu Cơ cùng 100 người con chia tay nhau lên rừng xuống biển.
-Tranh ảnh về đền Hùng hoặc vùng đất Phong Châu.
C.Tiến trình các hoạt động giảng dạy :
1.ổn định tổ chức:
2.Kiểm tra bài cũ: Kiểm tra sách vở, bài soạn của học sinh.
3.Bài mới:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Nội dung ghi bảng
*Hoạt động I: Hướng dẫn HS tìm hiểu định nghĩa về truyền thuyết
A.Truyền thuyết:
.GV chốt lại một số ý chính
Ghi vở
-Là truyện dân gian kể về các nhân vật và sự kiện có liên quan đến lịch sử thời quá khứ
-Có yếu tố lí tưởng hóa, tưởng tượng, kì ảo.
-Thể hiện thái độ cách đánh giá của nhân dân đối vơí sự kiện và nh.v 
.Yêu cầu HS đọc định nghĩa về truyền thuyết( Chú thích SGK- tr 7)
Đọc to
- sCó quan hệ chặt chẽ với thần thoại
.GV gọi 1 HS đứng tại chỗ đọc lại khái niệm trên cơ sở những ý chính ghi trên bảng
Đọc to
.GV giới thiệu truyện truyền thuyết sẽ học trong tiết hôm nay “Con Rồng, cháu Tiên”
*Hoạt động II: Hướng dẫn HS tìm hiểu “Con Rồng, Cháu Tiên”
B. “Con Rồng, cháu Tiên”:
.Bước 1: Hướng dẫn HS đọc tìm hiểu chung văn bản
I.Đọc, tìm hiểu chung:
1.Đọc, chú thích:
.GV gọi HS đọc
Đọc diễn cảm
.GV kiểm tra việc hiểu chú thích
+Hãy chỉ ra các chú thích là danh từ, giải nghĩa?
Trả lời miệng
.GV nhấn mạnh việc hiểu nghĩa chú thích rất quan trọng trong việc hiểu nội dung văn bản, vì vậy đọc chú thích khi soạn bài là không nên bỏ qua
?Có thể chia văn bản làm mấy đoạn?
Trả lời miệng
2.Bố cục:
-Từ đầu đến “Long Trang”
-Tiếp theo đến “lên đường”
-Còn lại
.Bước 2: Hướng dẫn HS đọc-hiểu văn bản
II.Đọc- hiểu văn bản:
.GV yêu cầu HS xác định : sẽ tìm hiểu văn bản theo những nội dung nào?
Thảo luận lớp
.GV định hướng : tìm hiểu văn bản theo 2 ý: nội dung & ý nghĩa
1.Nội dung:
?Hãy tìm những chi tiết thể hiện tính chất kì lạ, lớn lao, đẹp đẽ về nguồn gốc và hình dạng của LLQ &ÂC?
Thảo luận lớp
-Tính chất kì lạ, lớn lao, đẹp đẽ:
(LLQ& ÂC đều là thần. LQ nòi rồng ở dưới nước, con thần Long Nữ. AC dòng tiên, ở trên núi thuộc dòng họ thần nông- vị thần chủ trì nghề nông, dạy loài người trồng trọt và cày cấy)
+Nguồn gốc, hình dạng
(LLQ giúp dân diệt trừ Ngư Tinh, Hồ Tinh, Mộc Tinh- những loài yêu quái làm hại dân lành ở vùng biển, đồng bằng, rừng núi- những nơi thưở ấy dân ta khai phá ổn định cuộc sống. Thần còn dạy dân
+Sự nghiệp mở nước
cách trồng trọt, chăn nuôi, ăn ở.)
.GV sử dụng ảnh “LLQ& ÂC chia con”, nói về sự kì lạ..
Quan sát& lắng nghe
+Kết duyên, sinh nở
?Em hiểu thế nào là “tưởng tượn, kì ảo” ?
Trả lời miệng
-Chi tiết tưởng tượng kì ảo:
?Trong truyện có những chi tiết tưởng tượng, kì ảo nào?
Liệt kê miệng
?Các chi tiết đó có ý nghĩa như thế nào trong truyện?
Thảo luận nhóm
+Tô đậm tính chất kì lạ, lớn lao, đẹp đẽ của nhân vật sự kiện
(Để chúng ta thêm yêu quí giống nòi, dân tộc, tôn kính tổ tiên mình)
+Thần kì hoá, ling thiêng hoá nguồn gốc giống nòi.
+Tăng sức hấp dẫn
?Theo em ý nghĩa của truyện là gì?
Thảo luận nhóm
2.ý nghĩa:
-Giải thích, suy tôn nguồn gốc cao quí thiêng liêng của cộng đồng.
-Đề cao nguồn gốc chung, biểu hiện ý nguyện đoàn kết, thống nhất
.GV chốt lại:Từ bao đời nay, người Việt luôn tin vào tính chất xác thực của những điều truyền thuyết về sự tích tổ tiên, tự hào về dòng giống cao quí tiên rồng của mình.Chính vì vậy người Việt Nam dù miền ngược hay miền xuôi, miền núi hay ven biển, trong nước hay ở nước ngoài đèu luôn kề vai sát cánh vì tất cả đều hường về cội nguồn “con Rồng, cháu Tiên”
.GV nhắc nhở HS đọc phần đọc thêm ở nhà
.Bước 3: Hướng dẫn HS tổng kết
III.Tổng kết:
-GV gọi 1 HS đọc ghi nhớ(tr-8)
Đọc to
*Ghi nhớ(tr-8)
.Bước 4: Hướng dẫn HS luyện tập
IV.Luyện tập:
GV tổ chức cho HS thi theo 
Nhóm
Thi kể chuyện
nhóm
GV phổ biến yêu cầu:
+Kể đúng cốt truyện, chi tiết cơ bản
+Cố gắng dùng lời văn cá nhân để kể
+Giọng diễn cảm
GV gọi đại diện các nhóm lên thi
Đại diện nhóm
.GV nhận xét &sơ kết tiết học
*GV dặn dò HS về nhà
-Tập kể chuyện, học thuộc ghi nhớ
-Làm bài tập 1,2,3(bài 1)- BT ngữ văn 6
-Soạn “Bánh chưng, bánh giầy”
Tiết:2 (Tự học có hướng dẫn)
Bài:Bánh chưng, bánh giầy
(Truyền thuyết)
A.Mục tiêu:
-Hiểu được nội dung, ý nghĩa của truyền thuyết “Bánh chưng, bánh giầy”
-Chỉ ra và hiểu những chi tiết tưởng tượng, kì ảo
-Kể được truyện.
B.Chuẩn bị:
1.Giáo viên: Soạn bài, đồ dùng
2.Học sinh : Soạn bài
3.Đồ dùng: 
-Tranh về cảnh nhân dân ta chở lá dong, gạo, xay đỗ, gói bánh chưng, bánh giầy
C.Tiến trình các hoạt động giảng dạy :
1.ổn định tổ chức:
2.Kiểm tra bài cũ: 
-HS1:Kể lại chuyện
-HS 2:Đọc thuộc lòng ghi nhớ+ chữa bài tập 1(tr-8)
3.Bài mới:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Nội dung ghi bảng
*Hoạt động I: Hướng dẫn HS đọc tìm hiểu chung văn bản
I.Đọc- tìm hiểu chung:
1.Đọc
.GV gọi HS đọc theo đoạn(3 HS)
Đọc diễn cảm
-Đoạn 1: Từ đầu đến “chứng giám”
-Đoạn 2: tiếp đó .. “hình tròn”
-Đoạn 3:còn lại
.GV nhận xét về cách đọc
.GVlưu ý HS các chú thích
2.Chú thích
1,2,3,4,7,8,9,13,12
*Hoạt động II: Hướng dẫn HS đọc hiểu văn bản
II.Đọc- hiểu văn bản:
.GV yêu cầu HS nhắc lại 2 nội dung cơ bản khi tìm hiểu văn bản truyền thuyết
Trả lời miệng
1.Nội dung
.GV cho HS thảo luận các câu hỏi trong phần “Đọc hiểu”
?Vua Hùng chọn người nối ngôi trong hoàn cảnh , với ý định ra sao?
Thảo luận lớp
-Vua Hùng chọn người nối ngôi:
.Gv chốt lại ý chính
Ghi vở
+Hoàn cảnh: giặc yên, vua già
+ý vua:người nối ngôi phải nối chí, không nhất thiết phải là con trưởng
.GV lưu ý: trong chuyện cổ dân gian, giải đố là một trong những loại thử thách khó khăn đối với các nhân vật.
+Hình thức:1 câu đố thử thách
?Vì sao chỉ có Lang Liêu được thần giúp đỡ?
Thảo luậnlớp
-Lang Liêu được thần giúp:
.GV chốt lại ý chính
Ghi vở
+Người thiệt thòi nhất
+phận gần gũi dân thường
.GV nói rõ hơn ý thứ 3:càng hiểu được ý thần- trong trời đất không có gì quí bằng hạt gạovà thực hiện được ý thần-hãy lấy gạo mà làm bánh mà lễ tiên vương. Thần ở đây chính là nhân dân. Ai có thể suy nghĩ về lúa gạo sâu sắc như, trân trọng hạt gạo của trời đất và cũng là kết quả mồ 
+Hiểu và thực hiện được ý thần
hôi, công sức của con người như nhân dân. Nhân dân luôn quí trọng cái nuôi sống mình, cái mình làm ra được.
?Vì sao Lang Liêu được nối ngôi vua?
Thảo luận lớp
-Lang Liêu nối ngôi:
.GV chốt lại ý chính
Ghi vở
+Hai thứ bánh có ý nghĩa thực tế, ý tưởng sâu xa
+Chứng tỏ tài đức
?Truyện có ý nghĩa gì?
Thảo luận nhóm
2.ý nghĩa:
.GV nhận xét phần trình bày của các nhóm
.GV chốt lại ý chính
Ghi vở
-Giải thích nguồn gốc sự vật
-Đề cao lao động, nghề nông
*Hoạt động III: Hướng dẫn HS tổng kết
III.Tổng kết:
.GV gọi 1 HS đọc ghi nhớ
Đọc to
*Ghi nhớ(tr- 12)
*Hoạt động IV: Hướng dẫn HS luyện tập
IV. Luyện tập:
.GV yêu cầu HS viết nháp(chỉ chọn 1 chi tiết)
Độc lập
Cảm nghĩ về chi tiết em thích nhất(3-5 câu)
.GV gọi 2 HS đọc đoạn viết
Đọc to
.GVnhận xét và sơ kết tiết học
*GV dặn dò HS về nhà
-Học bài, tập tóm tắt truyện
-Làm bài tập 1(tr-12)
-Chuẩn bị “Từ và cấu tạo từ”
Tiết:3
Bài:Từ và cấu tạo từ tiếng Việt
A.Mục tiêu: Giúp học sinh hiểu
Thế nào là từ và đặc điểm của cấu tạo từ tiếng Việt(khái niệm về từ, đơn vị cấu tạo từ, các kiểu cấu tạo từ)
B.Chuẩn bị:
1.Giáo viên: Soạn bài, đồ dùng
2.Học sinh : Soạn bài
3.Đồ dùng: phiếu học tập
C.Tiến trình các hoạt động giảng dạy :
1.ổn định tổ chức:
2.Kiểm tra bài cũ: Kiểm tra vở soạn của HS (3 HS)
3.Bài mới:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Nội dung ghi bảng
*Hoạt động I: 
I.Bài học:
Hướng dẫn HS tìm hiểu khái niệm về từ 
1.Từ là gì?
.Yêu cầu HS làm bài tập 1(I.1-tr 13)
Độc lập
.GV gọi 1 HS lên bảng chữa bài
Lên bảng
.GV cho HS nhận xét 
.Gv đưa ra đáp án( nếu HS còn sai sót)
!Đáp án: 12 tiếng, 9 từ
?Điều gì giúp em phân biệt được từ và tiếng?
Thảo luận lớp
(Tiếng để tạo từ, từ là đơn vị nhỏ nhất để tạo câu)
?Từ là gì?
Trả lời miệng
*Ghi nhớ1(tr-13)
*Hoạt động II: Hướng dẫn HS 
phân biệt từ đơn và từ phức
2.Từ đơn và từ phức:
.GV phát phiếu học tập có kẻ sẵn bảng phân loại như SGK-13.
.Yêu cầu HS điền vào bảng
Độc lập
.GV gọi 1 vài HS trình bày
Trả lời miệng
.GV nhận xét và đưa ra đáp án
đồng thời thu phiếu học tập
Kiểu cấu tạo từ
Ví dụ
Từ đơn
Từ, đấy, nước, ta, chăm, nghề, và, có, tục, ngày, tết,làm.
Từ phức
Từ ghép
Chăn nuôi, bánh chưng, bánh giầy
Từ láy
Trồng trọt
?Thế nào là từ đơn, từ phức?
Trả lời miệng
*Ghi nhớ 2(tr-14)
?Từ láy và từ ghép có gì giống và khác nhau?
Trả lời miệng
*Hoạt động III: Hướng dẫn HS luyện tập
II.Luyện tập
.GV cho HS chữa bài miệng
Trả lời miệng
Bài 1(tr-14)
!Đáp án:
-nguồn gốc, con cháu :từ ghép
-nguồn gốc= nguồn cội , gốc gác
-cậu mợ, cô dì, chú bác, anh em
.Gv tổ chức cho HS thi tiếp sức theo dãy bàn(4 dãy)
Thi tiếp sức
Bài 2(tr-14)
.GV cho Hs thảo luận nhóm
Thảo luận nhóm
Bài 3(tr-15)
!Đáp án:
-cách chế biến: bánh rán, bánh nướng, bánh hấp, bánh nhúng,
bánh tráng
-Chất liệu làm bánh: bánh nếp, bánh tẻ, bánh khoai, bánh ngô, bánh sắn, bánh đậu xanh..
-Tính chất của bánh: bánh dẻo, bánh nướng, bánh phồng..
-Hình dáng của bánh: bánh gối, bánh quấn thừng, bánh tai voi..
.GV cho HS thi tiếp sức theo tổ
Thi tiếp sức
Bài tập 5:
(3 tổ)
.GV nhận xét và sơ kết tiết học
*GV dặn dò HS:
- Học bài
-Làm bài tập 4(tr-15)
-Chuẩn bị “Giao tiếp, văn bản và phương thức biẻu đạt”
Tiết:4
Bài:Giao tiếp, văn bản và phương thức biểu đạt
A.Mục tiêu: Giúp học sinh:
-Huy động kiến thức của HS về các loại văn bản mà HS đã biết.
-Hình thành sơ bộ các khái niệm: văn bản, mục đích giao tiếp, phương thức biểu đạt.
B.Chuẩn bị:
1.Giáo viên: Soạn bài, đồ dùng
2.Học sinh : Soạn bài
3.Đồ dùng: các thiếp mời, công văn, hoá đơn tiền điện, biên lai, lời cảm ơn.
C.Tiến trình các hoạt động giảng dạy :
1.ổn định tổ chức:
2.Kiểm tra bài cũ: Kiểm tra vở soạn của HS (3 HS)
3.Bài mới:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Nội dung ghi bảng
*Hoạt động I: Giới thiệu bài bằng cách hỏi HS
?Em đã học những truyện thuyền thuyết nào?
Trả lời miệng
.GV: những truyện truyền thuyết các em học gọi là văn bản.Vậy văn bản là gì, mục đích sử dụng văn bản như thế nào,chúng ta sẽ cùng tìm hiểu nội dung đó trong tiết ngày hôm nay.
I.Bài học:
*Hoạt động II: Hướng dẫn HS tìm hiểu văn bản và mục đích giao tiếp
1 ... là mẹ của loài người. Điều gì xảy ra với đất đai tức là xảy ra với những đưa con của đất.
. GV cho HS thảo luận nhóm: câu 5* trong SGK
Thảo luận nhóm
. GV gọi đại diện các nhóm lên trình bày
Trả lời miệng
. GV nhận xét và nhấn mạnh: Bức thư rất hay xong thực ra thủ lĩnh da đỏ vẫn chư athể có ý thức đầy đủ – xét về góc độ khoa học về vấn đề bảo vệ thiên nhiên, môi trường. Xuất phát điểm của bức thư vẫn là lòng yêu quê hương, đất nước của mỗi dân tộc. Có người thì đau xót trứơc cảnh dân chúng bị tàn sát, hoặc nền văn hoá dân tộc bị huỷ hoại, còn người da đỏ thì đau xót khi đất đai thiên nhiên quê hương đang bị gạ bán. Trong hoàn cảnh , người da đỏ đang sống hoà đồng với tự nhiên thì sự xâm nhập, cùng với cách sống của người da trắng đã gây nên sự phản kháng ngầm của họ. Vì vậy khi tổng thống Mĩ đưa ra đề nghị mua đất họ đã trả lời . Nhưng trong bức thư ta không hề thấy trả lời là có bán hay không , không hề thấy nói đến chuyện giá cả, vấn đề chỉ đặt ra như một giả thiết , mà đặt giả thiết chủ yếu là tạo đà, tạo thế cho việc trình bày quan điểm và bộc lộ tình cảm
* Thủ lĩnh da đỏ không chỉ đề cập đến đất mà còn đề cập tới những vấn đề đã nói ở trên , tức là những sự vật làm cho đất có giá trị , ý nghĩa- tự nhiên và sinh thái. Trong thực tế hiện any, khi mà thiên nhiên , môi trường đang bị tàn phá nghiêm trọng thì vấn đề mà bức thư đặt ra quả là có giá trị . Đó là 1 trong những nguyên nhân để bức thư trở thành văn bản có giá trị nhất về thiên nhiên và môi trường. ở Anh trong vài chục năm lại đây, thanh niên rất thích mặc quần áo may bằng loại vải trên đó có in bức thư này.
* Hoạt động III: GV hướng dẫn HS tổng kết
III. Tổng kết
? Cảm nhận của em sau khi học xong văn bản này?
Trả lời miệng
. GV chốt lại theo ghi nhớ SGK
* Ghi nhớ (SGK)
. GV có thể cho HS thảo luận về thực trạng ô nhiễm môi trường hiện nay. Những giải pháp có thể đối với học sinh.
* GV sơ kết tiết học và dặn dò HS về nhà:
- Học bài
- Chuẩn bị tiết tiếp theo
Tiết:127
Bài chữa lỗi về chủ ngữ, vị ngữ (tiếp theo)
A.Mục tiêu: Giúp HS 
- Nắm được các loại lỗi viết câu thiếu cả chủ ngữ lẫn vị ngữ, hoặc thể hiện sai quan hệ ngữ nghĩa giữa các bộ phận trong câu.
- Biết tự phát hiện các lỗi đã học và chữa các lỗi đó.
B.Chuẩn bị:
1.Giáo viên: Soạn bài
2.Học sinh : Đọc bài
3.Đồ dùng: 
 C.Tiến trình các hoạt động giảng dạy :
1.ổn định tổ chức:
2.Kiểm tra bài cũ: Kiểm tra trong quá trình học bài
3.Bài mới:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Nội dung ghi bảng
* Hoạt động I: Hướng dẫn HS tìm hiểu lỗi thiếu cả chủ ngữ và vị ngữ
I. Câu thiếu cả chủ ngữ và vị ngữ:
. GV yêu cầu HS quan sát các câu trong phần 1
Đọc thầm
. Yêu cầu HS phát hiện lỗi sai và nêu cách sửa
Làm bảng
(Câu mới chỉ có trạng ngữ, phải thêm CN, VN)
* Hoạt động II: Hướng dẫn HS tìm hiểu lỗi sai về quan hệ ngữ nghĩa giưã các thành phần câu
II. Câu sai về quan hệ ngữ nghĩa giưũa các thành phần câu:
. GV yêu cầu Hs chú ý phần in đậm
Quan sát
? Câu sai ở chỗ nào? Cách sửa
(Cách sắp xếp câu như trong SGK làm cho người đọc hiểu phần in đậm trước dấu phẩy miêu tả hành động của người nêu ở CN)
Sửa: Ta thấy dượng Hương Thư ghì trên ngọn sào, hai hàm răng cắn chặt, quai hàm bạnh ra, cặp mắt nảy lửa, giống như một hiệp sĩ của Trường Sơn oai linh hùng vĩ.
* Hoạt động III: Hướng dẫn HS luyện tập
III. Luyện tập
. GV gọi HS lên bảng lần lượt xác định chủ ngữ, vị ngữ trong từng câu ở bài tập 1
Làm bảng
Bài 1
. GV nhấn mạnh: khi viết câu cần lưu ý đủ 2 thành phần chính của câu giúp cho việc diễn đạt nội dung được trọn vẹn
. GV cho HS thi tiếp sức theo dãy trên bảng nhóm để đánh giá xem nhóm nào đặt thêm câu hay hơn 
Tiếp sức
Bài 2
. Gv cho HS chữa miệng để tìm ra những chỗ sai và sửa lại
Trả lời miệng
Bài 3
. GV yêu cầu HS chữa bài tập số 4 với yêu cầu tương tự như bài 3
Trả lời miệng
Bài 4
. GV nhấn mạnh tầm quan trọng của viết câu đúng ngữ pháp khi diễn đạt, tạo lập văn bản
* GV sơ kết bài học và dặn dò HS về nhà
- Hoàn thành bài tập, chuẩn bị tiết sau
Tiết:128
Bài luyện tập về cách viết đơn và sửa lỗi về đơn
A.Mục tiêu: Giúp HS 
- Nhận ra các lỗi thường mắc phải khi viết đơn thông qua các bài tập.
- Nắm được phương hướng và cách khắc phục, sữa chữa các lỗi thường mắc qua các tình huống.
- Ôn tập những hiểu biết về đơn từ
B.Chuẩn bị:
1.Giáo viên: Soạn bài
2.Học sinh : Đọc bài
3.Đồ dùng: 
 C.Tiến trình các hoạt động giảng dạy :
1.ổn định tổ chức:
2.Kiểm tra bài cũ: Kiểm tra trong quá trình học bài
3.Bài mới:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Nội dung ghi bảng
* Hoạt động I: Hướng dẫn HS nhận biết những lỗi thường gặp phải khi viết đơn
I. Các lỗi thường mắc khi viết đơn
. GV gọi 1 HS đọc to phần văn bản (tr-142)
Đọc
. GV cho HS thảo luận nhóm để phát hiện lỗi trong đơn
Thảo luận nhóm
. GV gọi đại diện các nhóm chữa bài
Trình bày trên bảng nhóm
. GV nhận xét và chốt lại: Đơn này thiếu các mục cần thiết : quốc hiệu; nêu tên người viết đơn; ngày tháng- nơi viết đơn và chữ kí của người viết đơn
. GV cho HS làm bài tập 2 với yêu cầu tương tự bài 1
Thảo luận nhóm
. Gv nhấn mạnh: đơn này nêu lí do tham gia lớp học hoạ không chính đáng, thiếu ngày , tháng, nơi viết đơn, cần chú ý phải viết “em tên là” chứ không phải “tên em là”
Bài tập GV yêu cầu HS trả lời miệng để phát hiện lỗi mà đơn mắc phải
Trả lời miệng
Đáp án: Hoàn cảnh viết đơn không có sức thuyết phục: ốm sốt, đầu đau nhức ..làm sao có thể ngồi dậy viết đơn. Trong trường hợp này đơn phải do phụ huynh HS viết thay mới đúng
? Vậy các lỗi thường gặp khi viết đơn là gì?
Trả lời miệng
- Thiếu các mục quan trọng
- Lí do, hoàn cảnh viết đơn không chính đáng
. GV chốt lại: Cần nắm chắc nội dung của đơn, cách thức viết đơn để có đơn chính xác cả về nội dung và hình thức
* Hoạt động II: Hướng dẫn HS luyện tập
II. Luyện tập
. GV chia nhóm cho HS thực hiện bài tập: nhóm 1+2: bài tập1; nhóm 3+4: bài tập 2
Thảo luận nhóm
. GV gọi đại diện nhóm chữa bài
Đọc
* GV sơ kết tiét học và dặn dò HS về nhà
- Học bài
- Soạn “Động Phong NHa”
Tiết 129
Bài động phong nha
A.Mục tiêu: Giúp HS 
- Tiếp tục hiểu thế nào là văn bản nhật dụng . Bài văn “Đông Phong Nha” đã cho thấy vẻ đẹp lộng lẫy kì ảo của động để mọi người Việt nam càng thêm yêu quí tự hào, chăm lo bảo vệ , biết khai thác nhằm phát triển kinh tế du lịch- một trong những mũi nhịn kinh tế nhằm làm giàu cho đất nước.
- Rèn luyện kĩ năng phân tích từ ngữ hình ảnh
B.Chuẩn bị:
1.Giáo viên: Soạn bài
2.Học sinh : Soạn bài
3.Đồ dùng: ảnh động Phong Nha
 C.Tiến trình các hoạt động giảng dạy :
1.ổn định tổ chức:
2.Kiểm tra bài cũ: Văn bản nhật dung “Bức thư của thủ lĩnh da đỏ” giúp em hiểu thêm được điều gì? 
3.Bài mới:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Nội dung ghi bảng
* Hoạt động I: Hướng dẫn HS đọc tìm hiểu chung 
I. Đọc, tìm hiểu chung:
. GV yêu cầu HS giới thiệu về xuất xứ của văn bản
Trảlời miệng
1. Xuất xứ văn bản:
. GV gọi HS đọc lần lượt cho đến hết văn bản
Đọc
2. Đọc , chú thích:
. GV sẽ kiểm tra việc hiểu chú thích của HS trong quá trình đọc hiểu văn bản
? Văn bản có thể chia làm mấy đoạn?
Trả lời miệng
3. Bố cục: 3 đoạn
- Đường vào Phong Nha
- Cảnh tượng động chính
- Giá trị của động Phong Nha
* Hoạt động II: Hướng dẫn HS đọc hiểu văn bản
II. Đọc hiểu văn bản
1. Đường vào Phong Nha
. GV yêu cầu HS đọc thầm lại đoạn 1 của văn bản
Đọc
? Em có thể giới thiệu vị trí địa lí của Phong Nha?
Trả lời miệng
? Em hiểu thế nào là “Đệ nhất kì quan Phong Nha”?
Trả lời miệng dựa vào chú thích 1
? Tác giả giới thiệu với chúng ta mấy con đường vào Phong Nha?
Trả lời miệng
? Nhận xét của em về con đường dân vào Phong Nha?
Trả lời miệng
- Đẹp và dễ đi
(đường vào Phong Nha rất dễ đi, không khó khăn gì nếu muốn đến Phong Nha. đặc biệt con đường đó còn rất đẹp vì vừa đi vừa được ngắm con sông “son” với màu nước xanh thẳm và rất trong, thấy những khối núi đá vôi trùng điệp, những xóm làng nương ngoo , bãi mía nằm rải rác- đó chính là sắc màu của cuộc sống no ấm trù phú)
? Tác giả dùng biện pháp nghệ thuật gì khi viết “Mang tiếng là “son” nhưng nước lại một màu xanh thẳm và rất trong ”?
Trả lời miệng
(ẩn dụ)
? Tác giả giới thiệu với chúng ta cấu tạo như thế nào của động Phong Nha?
Trả lời miệng
- Cấu tạo: 2 bộ phận
? Em hình dung như thế nào qua cách giới thiệu về cầu tạo của động Phong Nha?
Trao đổi lớp (HS nói về sự hình dung của cá nhân mình)
. GV nhấn mạnh: Sự kì bí, hoang sơ của động phong nha hấp dẫn không chỉ khách du lịch mà còn hấp dẫn nhưũng nhà thám hiểm trong và ngoài nước
2. Cảnh tượng động chính
. GV gọi HS đọc đoạn “động chính Phong Nhađất Bụt”
Đọc
? Em hãy giới thiệu về động nước- động chính của phong nha?
Trả lời miệng
. Gv : Phong Nha không chỉ thu hút nhưũng nhà thám hiểm đặt chân tời mà còn thu hút những nhà khao học bởi ở Phong Nha đâu chỉ có vẻ hoang sơ kì bí 
? Tác giả đưa ra nhận xét như thế nào về cảnh tượng trong động?
Trả lời miệng
- lộng lẫy, kì ảo
? Vì sao tác giả có thể nhận xét như vây?
Trả lời miệng
+ Hình khối
+ Màu sắc
+ âm thanh
? Em cảm nhận như thế nào về hình ảnh “Những nhánh phong lan xanh biếc”
Trao đổi lớp
. Hình ảnh đẹp giàu sức sống , gần gũi với cuộc sống của con người- mang hơi thở của sự sống
? Câu văn miêu tả âm thanh trong động được tác gải sử dụng biện pháp nghệ thuật nào?
Trả lời miệng
(so sánh)
? Tại sao có thể so sánh như vậy?
Trả lời miệng
. GV chốt lại: Cảh tượng của động chính Phong Nha là nơi ghi lại dấu án của lịch sử, dấu ấn của tình đoàn kết giữa các dân tộc trên đất nước Việt nam từ xa xưa. Đẹp , huyền ảo , tôn nghiêm lại vừa thực vừa mơ chẳng khác nào như thế giới của tiên cảnh.
3. Giá trị và tiềm năng của động Phong Nha
? Nhà thám hiểm người Anh đã đánh giá như thế nào về động Phong Nha?
Trả lời miệng
- 7 cái nhất 
? TIềm năng của Phong Nha đối với sự phát triển của đất nước?
Trả lời miệng
- địa điểm du lịch , nghiên cứu, thám hiểm của đất nước
? Tình cảm của em sau khi học xong VB?
Trao đổi lớp
* Yêu mến, tự hào-> bảo vệ và phát triển
? VB được viết theo phương thức biểu đạt nào?
Trả lời miệng
(thuyết minh + miêu tả)
? Tại sao có thể xếp “Động Phong Nha ” là văn bản nhật dụng?
Trả lời miệng
. GV chốt lại kiến thức về văn bản nhật dụng
* Hoạt động III: Hướng dẫn HS tổng kết
III. Tổng kết
(Ghi nhớ – tr 148 )
* Hoạt động IV: Hướng dẫn HS luyện tập
IV. Luyện tập
. Gv có thể sử dụng hàng loạt hình ảnh về Phong Nha cho HS tthuyết minh với tư cách là một người hướng dẫn du lịch
* GV sơ kết tiết học và dặn dò HS về nhà
- Học bài
- Chuẩn bị tiết sau “Ôn tập về dấu câu”

Tài liệu đính kèm:

  • docgiáo án lớp 6.doc