Giáo án Ngữ văn 6 - Đoàn Thị Thúy Vân - Năm học 2008-2009

Giáo án Ngữ văn 6 - Đoàn Thị Thúy Vân - Năm học 2008-2009

A. Mục tiêu cần đạt : Giúp HS

 - Hiểu được định nghĩa sơ lược về truyền thuyết.

 - Hiểu nội dung, ý nghĩa của truyện.

 - Chỉ ra và hiểu được ý nghĩa của những chi tiết tưởng tượng , kì ảo của truyện.

 - Kể được truyện.

B. Chuẩn bị : Tranh “ Con Rồng, Cháu Tiên”, bảng phụ.

C. Hoạt động dạy- học

 1.Ổn định tổ chức:

 2 Bài cũ: Kiểm tra bài soạn của HS.

 3. Bài mới: GV giới thiệu bài: Cho HS hiểu thế nào là truyền thuyết?

 Truyền thuyết là loại truyện dân gian kể về các nhân vật, sự kiện có liên quan đến lịch sử thời quá khứ, thường có yếu tố tưởng tượng , kì ảo. Truyền thuyết thể hiện thái độ và cách đánh giá của nhân dân đối với các sự kiện và nhân vật lịch sử được kể.

 

doc 90 trang Người đăng thanhmai123 Lượt xem 766Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Ngữ văn 6 - Đoàn Thị Thúy Vân - Năm học 2008-2009", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
§oµn ThÞ Thuý V©n- Tr­êng TrHCS thuû Mai –H­¬ng S¬n – Hµ TÜnh
Ngày soạn: 23/08/2008
Tiết 1: CON RỒNG, ch¸u tiªn
(Truyền thuyết)
A. Mục tiêu cần đạt : Giúp HS 
 - Hiểu được định nghĩa sơ lược về truyền thuyết.
 - Hiểu nội dung, ý nghĩa của truyện.
 - Chỉ ra và hiểu được ý nghĩa của những chi tiết tưởng tượng , kì ảo của truyện.
 - Kể được truyện.
B. Chuẩn bị : Tranh “ Con Rồng, Cháu Tiên”, bảng phụ.
C. Hoạt động dạy- học
 1.Ổn định tổ chức:
 2 Bài cũ: Kiểm tra bài soạn của HS.
 3. Bài mới: GV giới thiệu bài: Cho HS hiểu thế nào là truyền thuyết?
 Truyền thuyết là loại truyện dân gian kể về các nhân vật, sự kiện có liên quan đến lịch sử thời quá khứ, thường có yếu tố tưởng tượng , kì ảo. Truyền thuyết thể hiện thái độ và cách đánh giá của nhân dân đối với các sự kiện và nhân vật lịch sử được kể.
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
-GV hướng dẫn HS đọc: giọng rõ ràng, mạch lạc, nhấn mạnh các chi tiết li kì....
-GV đọc mẫu đoạn đầu
-Hướng dẫn các em giải nghiã các từ khó trong phần chú thích
Hỏi: Tìm những chi tiết thể hiện tính chất kì lạ, lớn lao, đẹp đẽ về nguồn gốc và hình dáng của Lạc Long Quân và Âu Cơ ?
Hỏi: Em có nhận xét gì về những chi tiết kể về 2 nhân vật này ? 
Hỏi: Theo em, Lạc Long Quân và Âu Cơ là người như thế nào ?
Hỏi: Việc kết duyên của Lạc Long Quân và Âu Cơ như thế nào?
Hỏi: Chuyện sinh nở của Âu Cơ có gì lạ?
-Cho HS thảo luận về ý nghĩa chi tiết:
 “cái bọc ”
Hỏi: Lạc Long Quân và Âu Cơ chia con như thế nào? Để làm gì?
Hỏi: Em hiểu như thế nào là chi tiết tưởng tượng kì ảo ? 
Hỏi: Nguồn gốc của dân tộc ta như thế nào?
- Cho HS thảo luận ý nghĩa chi tiết LLQ và Âu Cơ chia con , chia tay?
- GV định hướng
Hỏi: Lời dặn của LLQ lúc chia tay có ý nghĩa gì? 
- Gọi HS đọc đoạn “Người con trưởng ... không hề thay đổi”
Hỏi: Nửa cuối truyện cho ta biết thêm điều gì về xã hội, phong tục tập quán của người Việt cổ?
Hỏi: Nêu ý nghĩa của truyện ?
GV gọi HS đọc phần đọc thêm.
GV gọi HS đọc ghi nhớ SGK.
I. Đọc - hiểu chú thích
 2 HS đọc phần tiếp theo 
 HS giải nghĩa một số từ khó
II. Đọc- hiểu văn bản
1 Giải thích cội nguồn của dân tộc việt Nam
 * Lạc Long Quân:
- Con trai thần Long Nữ.
- Sức khoẻ vô địch
- Có nhiều phép lạ
- Giúp dân diệt trừ Ngư Tinh, Hồ Tinh và Mộc Tinh.
* Âu Cơ:
- Dòng họ Thần Nông
- Xinh đẹp tuyệt trần
- Dạy loài người trồng trọt.
HS trả lời
=> Kì lạ, tài năng phi thường, nguồn gốc cao quí.
- Gặp nhau, yêu nhau -> thành vợ chồng.
- Sinh 1 cái bọc trăm trứng – nở ra một trăm con.
 HS thảo luận, trả lời
 - 50 con theo cha xuống biển.
 - 50 con theo mẹ lên núi.
 => Cai quản các phương.
 àTăng sự li kì, tạo sức hấp dẫn
 àNguồn gốc cao đẹp, con cháu thần tiên, là kết quả của một tình yêu – một mối lương duyên Tiên – Rồng.
2. Ước nguyện muôn đời của dân tộc Việt Nam
HS thảo luận nhóm. Đại diện nhóm trả lời
-> ý nguyện đoàn kết, giúp đỡ lẫn nhau, gắn bó lâu bền của dân tộc VN.
 HS đọc
 HS bàn luận , phát biểu
-Tên nước đầu tiên: Văn Lang.
-Con trưởng của LLQ - Âu Cơ: Hùng Vương.
-Cha truyền con nối ngôi vua.
* ý nghĩa của truyện
 HS nêu
III. Luyện tập: (Bài tập trắc nghiệm)
Ý nghĩa nổi bật nhất của hình tượng “cái bọc trăm trứng” là gì?
1. Giải thích sự ra đời của cá dân tộc Việt Nam.
2. Ca ngợi sự hình thành nhà nước Văn Lang.
3. Tình yêu đất nước và lòng tự hào dân tộc.
4. Mọi người, mọi dân tộc VN phải thương yêu nhau như anh em một nhà.
 4. Hướng dẫn luyện tập
 Gọi HS kể diễn cảm truyện.
 5. Hướng dẫn về nhà:
- Tìm đọc “Mặt đường khát vọng” (văn 12).
- Tìm đọc tập “Truyện cổ các dân tộc ít người ở VN”
- Soạn bài “Bánh chưng, bánh giầy”.
 --------------------------------------------------------------------------------
Ngày soạn:24/08/2008
Tiết 2: BÁNH CHƯNG, BÁNH GIẦY
 (Tự học có hướng dẫn)
A. Mục tiêu: Giúp HS 
- Hiểu nội dung, ý nghĩa và những chi tiết tưởng tượng kỳ ảo.
- Chỉ ra và hiểu được ý nghĩa của những chi tiết tưởng tượng kỳ ảo trong truyện.
- Kể được truyện.
B. Chuẩn bị: Tranh “Bánh chưng, bánh giầy”, bảng phụ.
§oµn ThÞ Thuý V©n- Tr­êng TrHCS thuû Mai –H­¬ng S¬n – Hµ TÜnh
C. Hoạt động dạy học
1. æn ®Þnh tæ chøc 
2. Bài cũ
 -Kể tóm tắt truyện “Con Rồng , Cháu Tiên”?
- Nêu ý nghĩa của truyện?
3. Bài mới: GVgiới thiệu bài
Mỗi khi Tết đến, Xuân về, người VN chúng ta lại nhớ tới đôi câu đói quen thuộc: 
 “Thịt mỡ, dưa hành, câu đối đỏ
 Cây nêu, tràng pháo, bánh chưng xanh”
 Bánh chưng, bánh giầy là hai thứ bánh không những rất ngon, rất bổ không thể thiếu được trong mâm cổ Tết của dân tộc VN mà còn mang bao ý nghĩa sâu xa lý thú. Các em có biết 2 thứ bánh ấy bắt nguồn từ một truyền thuyết nào từ thời vua Hùng?
Hoạt động thầy
Hoạt động trò
-GV hướng dẫn đọc:Chậm rãi, tình cảm.Giọng thần nói với L.Liêu-giọng âm vang, xa vắng; giọng vua Hùng đĩnh đạc, chắc khoẻ.
-GV đọc một đoạn.Gọi 2 HS đọc
-Gọi HS tóm tắt truyện.
-Gọi HS giải nghĩa một số từ khó: Lang , chứng giám, sơn hào hải vị.
Hỏi: Vua Hùng chọn người nối ngôi 
trong hoàn cảnh nào? Với ý định ra sao? 
Hỏi: Vua chọn người nối ngôi bằng hình thức nào?
Hỏi: Vì sao Lang Liêu được thần giúp đỡ?
Hỏi: Vì sao 2 thứ bánh của L.Liêu được Vua chọn để tế Trời, Đất, Tiên Vương và Lang Liêu được chọn nối ngôi vua?
Hỏi: Lang Liêu được chọn nối ngôi chứng tỏ điều gì?
Hỏi: Truyền thuyết “Bánh chưng, bánh giầy” có ý nghĩa gì?
HS đọc ghi nhớ SGK
I. Đọc- tìm hiểu chú thích
 HS theo dõi
 .
2 HS đọc
 HS kể tóm tắt
 HS giải nghĩa 
II. Tìm hiểu văn bản
1. Vua Hùng chọn người nối ngôi
+ Hoàn cảnh: - Giặc ngoài đã yên
 - Vua đã già muốn truyền ngôi.
+ Ý định: -Người nối ngôi phải nối được chí vua, không nhất thiết phải là con trưởng.
+ Hình thức: Bằng câu đố để thử tài.
+ Lang Liêu: -Là người thiệt thòi.
 -Chăm chỉ 
 HS thảo luận nhóm, trả lời:
- Bánh có ý nghĩa thực tế (Quý trọng nghề nông, quý trọng hạt gạo).
- Có ý tưởng sâu xa: Tượng Trời, tượng Đất , tượng muôn loài).
- Hợp ý Vua, chứng tỏ tài đức của người có thể nối chí Vua.
=> Có tài, có đức có chí có thể nối ngôi Vua.
2. Ý nghĩa của truyện
- Giải thích nguồn gốc của hai loại bánh cổ truyền của dân tộc ta.
- Giải thích phong tục làm bánh chưng, bánh giầy, tục thờ cúng tổ tiên ngày Tết.
- Đề cao lao động - đề cao nghề nông.
- Mơ ước vua sáng, tôi hiền, đất nước thái bình, nhân dân làm ăn no ấm.
HS đọc
III. Luyện tập: (Bài tập trắc nghiệm)
Nhân vật Lang Liêu gắn với lĩnh vực hoạt động nào của người Lạc Việt thời kì vua Hùng dựng nước?
Chống giặc ngoại xâm;
Đấu tranh, chinh phục thiên nhiên;
Lao động sản xuất và sáng tạo văn hoá;
Giữ gìn ngôi vua.
4. Củng cố:
Hỏi: Đọc truyện này em thích chi tiết nào ? Vì sao?
5. Hướng dẫn về nhà
- Kể lại truyện, nắm ý nghĩa của truyện.
- Chuẩn bị bài: Từ và cấu tạo của từ TV.
 ------------------------------------------------------------- 
Ngày soạn: 26/08/2008
Tiết 3. tõ vµ cÊu t¹o tõ cña tõ tiÕng viÖt
A.Mục tiêu cần đạt: 
 Giúp HS hiểu được thế nào là từ và đặc điểm của cấu tạo từ tiếng Việt, cụ thể là:
- Khái niệm về từ
- Đơn vị cấu tạo từ (tiếng)
- Các kiểu cấu tạo từ: Từ đơn / từ phức;
 Từ ghép / từ láy
B. Chuẩn bị: Bảng phụ
C. Hoạt động dạy học
1. ¤n ®Þnh tæ chøc
2. Bài cũ: Kiểm tra kiến thức về từ ở tiểu học 
Gọi học sinh nêu lên 1 số từ (từ 1 tiếng - từ 2 tiếng) ?
3. Giới thiệu bài míi 
Từ là gì? Nó cấu tạo như thế nào ? Chúng ta sẽ tìm hiểu ở tiết học hôm nay.
 Hoạt động thầy
 Hoạt động trò
GV chép ví dụ lên bảng
Hỏi: Câu trên có mấy từ ?
Hỏi: Câu trên có mấy tiếng?
Hỏi: Tiếng và từ có gì khác nhau ?
Hỏi: Từ là gì ?
GV nêu một số từ: rất, cảnh vật, phong cảnh, em, phố, làng, tươi đẹp.
Hỏi: Chọn các từ thích hợp đặt thành câu?
Hỏi: Ví dụ bên có mấy tiếng, mấy từ?
GV treo bảng phụ: Bảng phân loại
Gọi HS điền vào bảng phụ các từ trong câu
Hỏi: Từ có cấu tạo như thế nào?
Hỏi: Đơn vị cấu tạo nên từ là gì?
Hỏi: Từ đơn là gì?
Hỏi: Từ phức là gì?
Hỏi: Nêu một số ví dụ từ phức?
Hỏi: Từ ghép và từ láy giống nhau và khác nhau ở chổ nào?
GV cho HS nhắc lại những kiến thức đã học
- GV hướng dẫn HS làm bài tập
 - Cho học sinh đọc bài 1
- Cho học sinh đọc bài 2
- Cho học sinh đọc bài 3
I. Từ là gì?
Ví dụ: Thần/dạy/dân/cách/trồng trọt/,chăn nuôi/và/cách/ăn ở/.
-> HS trả lời: 9 từ.
 12 tiếng.
=> Tiếng dùng để tạo từ
 Từ dùng để tạo câu.
 Khi một tiếng có thể dùng để tạo câu tiếng
ấy trở thành từ.
* Từ là đơn vị ngôn ngữ nhỏ nhất dùng để đặt câu. 
- Làng em, phong cảnh rất tươi đẹp.
VD: Đẹp vô cùng Tổ quốc ta ơi
-> 7 tiếng, 5 từ
 Hà Nội là thủ đô của nước Việt Nam
-> 9 tiếng, 6 từ
HS lên bảng làm
-> 1 tiếng, 2 tiếng, 3 tiếng
-> Tiếng cấu tạo nên từ.
II. Từ đơn và từ phức
-> Từ đơn - từ chỉ có 1 tiếng.
-> Từ phức - từ 2 tiếng trở lên
 HS nêu
Giống: đều có 2 tiếng trở lên.
Khác: Từ ghép: có quan hệ với nhau về nghĩa
 Từ láy: có quan hệ láy âm giữa các tiếng
Ghi nhớ : HS đọc SGK
 III. Luyện tập (có thể thực hiện đan xen ngay sau mỗi mục lớn của bài học).
1.Đọc câu sau và thực hiện các nhiệm vụ nêu bên dưới
...Người Việt Nam ta - con cháu vua Hùng - khi nhắc đến nguồn gốc của mình, thường xưng là con Rồng cháu Tiên.
 a. Các từ: nguồn gốc, con cháu thuộc kiểu cấu tạo từ ghép.
 b. Từ đồng nghĩa với từ nguồn gốc: Cội nguồn, gốc gác, tổ tiên.
 c. Các từ ghép chỉ quan hệ thân thuộc: chú bác, cô dì, cậu mợ, anh em, cha con, vợ chồng...
 2. Qui tắc sắp xếp các tiếng trong từ ghép chỉ quan hệ thân thuộc
- Theo giới tính (nam, nữ): ông bà; cha mẹ; anh chị; cậu mợ...
- Theo bậc (trên, dưới) : ông cháu; bà cháu; cha con; mẹ con...
 3. Tên các loại bánh đều được cấu tạo...
 - Cách chế biến bánh: bánh rán, bánh nướng, bánh xốp.
 - Nêu tên chất liệu của bánh: bánh nếp, bánh tẻ, bánh khoai, bánh tôm.
 - Tính chất của bánh: bánh dẻo
 - Hình dáng của bánh: bánh gối, bánh khúc.
§oµn ThÞ Thuý V©n- Tr­êng TrHCS thuû Mai –H­¬ng S¬n – Hµ TÜnh
4. Củng cố
GV nhắc lại những nội dung chính của bài học
 5. Hướng dẫn học ở nhà
- Về nhà làm bài tập 4,5.
- Học thuộc ghi nhớ
- Tìm hiểu trước bài: Giao tiếp, văn bản và phương thức biểu đạt.
----------------------------------------------------------------------------------------------------
Ngày soạn: 28/08/2008
Tiết 4 GIAO TIÕP, VĂN BẢN VÀ PHƯƠNG THỨC biÓu ĐẠT
A.Mục tiêu cần đạt Giúp HS:
- Hình thành sơ bộ các khái niệm: văn bản, mục đích giao tiếp, phương thức biểu đạt.
- Rèn luyện kỷ năng nhận biết các kiểu văn bản.
B. Chuẩn bị: Bảng phụ (cá nhân)
C. Hoạt động dạy học
 1. æn ®Þnh tæ chøc 
 2. Bài cũ: 
 3. Bài mới: GV GIới thiệu bài
 Trong cuộc sống, chúng ta muốn t ... . Bà mẹ sớm hiểu rõ nguy hiểm của điều bắt chước ấy
-> Vì thương con và lo lắng cho con nên chuyển đi 2 lần 
=> Bà ý thức được sâu sắc ảnh hưởng của môi trường, hoàn cảnh sống đến tính chất của con người, dù tốn kém, phức tạp bà mẹ phải quan tâm, ngăn ngừa triệt để từ xa những thói hư tật xấu để tạo cho con phát triển đúng hướng.
- Phương pháp giáo dục tối ưu là đưa đối tượng giáo dục hoà vào môi trường sống phù hợp với nó trong thời gian sớm nhất.
Gần mực ..; Ở bầu 
Lần 4: Nói lừa dối con
->Nói dối hoá ra dạy con nói dối. Mua thịt về cho con ăn thật.
=>Không được dạy con nói dối, với trẻ con phải dạy chữ tín, đức tính thành thật.
+ Con bỏ học về nhà - Mẹ cắt đứt tấm vải
 Động cơ: vì thương con muốn con nên người
 Thái độ: kiên quyết dứt khoát
 Tính cách: quyết liệt
 Tác dụng : hướng con vào việc học tập chuyên cần. -Dạy con phải biết chọn môi trường tốt dạy đạo đức
-> Dạy lòng say mê học tập, với con không được nuông chiều mà phải nghiêm khắc dựa trên niềm yêu thương muốn con nên người.
-> Người mẹ thông minh, khéo léo, tinh tế và cương quyết trong việc dạy dỗ, giáo dục con cái, yêu thương hiểu biết tâm lí ->bà đã có cách giáo dục đạt hiệu quả cao.
 Trong truyện trung đại chủ yếu dùng lời kể nhưng có khi xen thêm lời bình của người kể.
 *Ghi nhớ: SGK
III. Luyện tập
 HS trả lời
Bài tập trắc nghiệm
Cách hiểu nào dúng nhất về 2 chữ Mẹ hiền trong truyện mẹ hiền dạy con?
Người mẹ hiền lành dịu dàng;
Người mẹ thông minh, nghiêm khắc với con;
Người mẹ yêu con và chiều chuộng con;
Yêu thương con đúng mực và biết cách dạy con.
4. Hướng dẫn học ở nhà
 - Nắm nội dung truyện và tự liên hệ với bản thân
 - Soạn Thầy thuốc giỏi cốt nhất ở tấm lòng
 ------------------------------------------------------------------------
Ngày soạn 18/12/2006
Tiết 63: TÍNH TỪ VÀ CỤM TÍNH TỪ
A. Mục tiêu cần đạt
 Giúp HS nắm đặc điểm của tính từ và một số loại tính từ cơ bản, nắm được cấu tạo của cụm tính từ.
-Tích hợp với phân môn văn ở truyện Mẹ hiền dạy con, với TLV ở kể chuyện tưởng tượng
-Luyện kĩ năng nhận biết phân loại phân tích cụm tính từ và tính từ, cách sử dụng đặt câu, viết đoạn.
B. Chuẩn bị: bảng phụ
C. Hoạt động dạy học
1. Bài cũ: Cụm động từ có đặc điểm gì? Mô hình cấu tạo?
 Dòng nào sau đậy không có cụm động từ
viên quan ấy đã đi nhiều nơi;
Thằng bé còn đang đùa nghịch ở sau nhà;
Người cha còn chưa biết trả lời ra sao;
Ngày hôm ấy, nó buồn.
 GV cũng cố, nhận xét
2. Bài mới
Hoạt động thầy
hoạt động trò
GV gọi HS đọc ví dụ SGK
H. Tìm các tính từ trong 2 ví dụ đó?
H. Kể thêm một số tính từ và nêu ý nghĩa khái quát?
H. So sánh tính từ với động từ về khả năng kết hợp với các từ đã, sẽ, đang
H. Chức vụ điển hình của tính từ làm CN, VN?
VD: không thể nói: hãy bùi, sẽ chua, nhưng cũng có khi nói: Đừng xanh như.
H. Qua tìm hiểu em rút ra đặc điểm của tính từ là gì?
H. Trong các tính từ vừa tìm được ở phần I, những từ nào có khả năng kết hợp với từ chỉ mức độ?
H. Em hãy giải thích khả năng kết hợp đó?
H. Từ ví dụ trên em hãy cho biết có mấy loại tính từ?
GV gọi HS đọc ghi nhớ
GV gọi HS đọc
H. Vẽ mô hình cấu tạo của những cụm tính từ in đậm trong các câu vừa đọc?
H. Các phụ ngữ đứng trước chỉ cái gì? Tìm thêm ví dụ?
H. Các phụ ngữ đứng sau chỉ cái gì? Ví dụ?
2 HS đọc ghi nhớ
I. Đặc điểm của tính từ
 HS đọc
VD: oai, bé, vàng hoe, vàng lịm, vàng ối, vàng tươi, nhạt.
KN: Tính từ là từ chỉ hành động , trạng thái của sự vật
HS kể:xanh, đỏ, trắng ,tím, gầy gò, lừ đừ, chua 
-Tính từ có thể kết hợp với các từ đã, sẽ, đang, cũng, vẫn, như động từ
-Kết hợp với các từ: hãy, đừng , chớ rất hạn chế so với động từ
Tính từ có thể làm CN, VN trong câu, làm vị ngữ hạn chế hơn động từ.
 VD: Bé chăm
 *Ghi nhớ 1: SGK (HS đọc)
II. Các loại tính từ
VD: Rất, hơi, lắm, quá, khá
 Bé qua - rất bé
 Oai lắm - rất oai
Từ không thể kết hợp là vàng
-Bé oai là những tính từ chỉ đặc điểm tương đối
- Vàng là tính từ chỉ đặc điểm tuyệt đối
-Tính từ tương đối có thể kết hợp
-Tính từ tuyệt đối không thể kết hợp
 *Ghi nhớ :SGK
Tính từ: -TT chỉ đặc điểm tương đối
 - TT chỉ đặc điểm tuyệt đối
III. Cụm tính từ
VD1: HS đọc
Vốn đã rất yên tĩnh
PT1 PT2 TTT
Nhỏ lại
TTT PS
Sáng vằng vặc ở trên không
TT PS1 PS2
-PN trước biểu thị quan hệ thời gian, sự tiếp diễn tương tự, mức độ của đặc điểm, tính chất, sự khẳng định hay phủ định
-PN sau biểu thị vị trí, sự so sánh, mức độ, phạm vi, nguyên nhân, đặc điểm, tính chất.
VD: vẫn gầy như vậy -đ.đ
 Không còn bé nữa - pđ
 *Ghi nhớ : SGK
IV: Luyện tập
Bài 1; 2: Các cụm tính từ
Sun sun như con đĩa d. Sừng sững như cái cột đình
Chần chẩn như cái đòn càn đ. Tun tủn như cái chổi sễ cùn
Bè bè như cái quạt thóc
Tác dụng: Các từ trên đều là những từ láy tượng hình, gợi hình ảnh. Hình ảnh mà các từ láy đó gợi ra đều là những sự vật tầm thường, không giúp cho việc nhận thức một sự vật lớn lao, mới mẻ như con voi.
 Đặc điểm chung của 5 ông thày bói: nhận thức hạn hẹp , chủ quan
Bài 3
Các tính từ và động từ được dùng đề chỉ thái độ của biển cả khi ông lão đánh cá 5 lần ra biển cầu xin theo lệnh mụ vợ tham, ác
Gợn sóng êm ả Các động từ và tính từ được sử dụng theo chiều 
nổi sóng hướng tăng cấp mạnh dần lên, dữ dội hơn.
nổi sóng dữ dội để biểu hiện sự thay đổi của cá vàng trước những
nổi sóng mù mịt đòi hỏi ngày một quá quắt của mụ vợ ông lão.
giông tố kinh khủng kéo đến
Bài 4
Cái máng lợn đã sứt + Các tính từ thay đổi nhiều lần theo chiều
 Cái máng lợn mới hướng tốt đẹp, sang trọng hơn, nhưng cuối 
 Cái máng lợn sứt mẻ cùng lại trở về như ban đầu.
Một túp lều nát + quá trình luẩn quẩn và sự trừng phạt của 
 một ngôi nhà đẹp cá vàng đối với lòng tham bạc ác của mụ 
 một toà lâu đài to lớn vợ ông lão: sứt mẻ - sứt mẻ
 một cung điện nguy nga nát - nát
 túp lều nát ngày xưa
GV ra bài tập thêm
Cho các tính từ: xanh, đỏ, vàng, trắng
Phát triển thành cụm tính từ - đặt câu
Có các cụm tính từ sau:
- rất xanh, rất vàng, rất đỏ, rất gầy
- hãy to, hãy đỏ, hãy xanh, đừng vàng
- Các kết hợp nào không hoặc khó xẩy ra? Vì sao?
* Hướng dẫn học ở nhà
-Hệ thống kiến thức
-Học bài cũ chuẩn bị trước bài mới
 --------------------------------------------------------------
Ngày soạn 19/12/2006
Tiết 64: trả bài tập làm văn số 3
A. Mục tiêu tiết trả bài
Giúp HS : đánh giá được ưu khuyết điểm về bài làm của mình
Tự sữa lỗi chính tả, dùng từ, viết câu trong bài
Tham khảo một số bài viết khá của các bạn trong lớp, học hỏi, rút kinh
 nghiệm
B. Hoạt động trên lớp
1. Bài cũ: Nhắc lại cách làm 1 bài văn tự sự
2. Bài mới: Nhắc lại đề ra
Đề ra: Kể những đổi mới của quê em (có điện, trường)
I. Tìm hiểu đề
 Thể loại: kể chuyện đời thường
Nội dung: kể được sự đổi mới nổi bật của quê hương. Lời kể giàu cảm xúc, đầy sức thuyết phục.
Hình thức: Bố cục mạch lạc, kể chuyện hợp lí, lời kể chân thành, mộc mạc nhưng đầy sức thuyết phục
II. Nhận xét bài làm
 Ưu điểm: Nhìn chung các em đã kể được sự đổi mới của quê hương, nhiều em biết dùng ngôn ngữ kể đầy sức thuyết phục, lời văn, đoạn văn mạch lạc, câu chữ trình bày sạch sẽ lô gíc. Biết vận dụng ngôi kể, cách kể một cách hợp lí.
Biết chia bố cục ba phần, phần thân bài có nhiều đoạn.
Kết quả làm bài khá hơn bài trước
 Tồn tại: Trình bày bẩn, tẩy xoá (1 số ít em)
 soạn tiếp
 -------------------------------------------------------------------
Ngày soạn 22/12/2006
Tiết 65: thầy thuốc giỏi cốt nhất ở tấm lòng
Hoạt động thầy
Hoạt động trò
H. Hãy kể ra những chi tiết nói về hành động của nhân vật thái y lệnh họ Phạm? Trong những hđ dó, hđ nào làm em thán phục nhất?
H. Tác giả đã giới thiệu vị lương y bằng giọng điệu, lời văn ntn? Vì sao lại như vậy?
H. Nhận xét giọng điệu ở cách giới thiệu này?
H. giải thích từ trọng vọng, có thể thay bằng các từ gần nghĩa nào?
GV gọi HS kẻ lại phần thân truyện?
H. Thái độ tức giận và lời nói hàm ý đe doạ của viên sứ giả của T.A.Vương đã đặt vị thái y lệnh trước sự lựa chon ntn?
GV Đây cũng là thái độ và cách ứng xử của Tuệ Tĩnh khi gặp trường hợp tương tự.
H. câu trả lời của lương y Phạm Bân nói lên phẩm chất gì?
 H. Bị đặt trước sự lựa chon quyết liệt cứu người dân thường lâm bệnh nguy cấp, nếu không cứu ngay thì chết với phận làm tôi phải hết lòng vì chủ, phải lựa chọn việc nào trước?
H. Trước cách ứng xử của vị thái y, thái độ của tav diễn biến ntn?
H. Qua đây em hãy cho biết nhà vua là người ntn?
H. Từ câu chuyện này đã rút ra bài học gì cho những người làm nghề y hôm nay và mai sau?
H. Hay so sánh y đức giữa văn bản này với văn bản tĩnh?
H. Theo em cách kể chuyện, xâu dựng nv, nhôn ngữ đối thoại truyện này hấp dẫn người đọc ở những điểm nào?
H. Từ câu chuyện em rút ra được nd gì cần ghi nhớ
III. Tìm hiểu vb
1. Nhân vật Thái y lệnh họ Phạm
-Đem hết của cải mua thuốc, tích trữ gạo thóc, chữa bệnh cho người nghèo khổ. Đi cứu người bệnh, đàn bà mắc bệnh hiểm nghèo coi đó là việc làm thừng ngày.
+Con cháu trong nhà nên giới thiệu cụ tổ nhà mình.Nêu tên họ Huý, tôn xưng là ngài
+Giong văn trang trọng, thành kính ca ngợi, giản dị, thái độ khiêm tốn đúng mực.
=> Kính trọng, ngưỡng vọng, tin tưởng, đặt niềm tin lớn
 _Kính phục, kính nể, nể trọng, tin tưởng
 HS kể
-Kể 1 tình huống trong c/đ chữa bệnh có ý nghĩa sau sắc.
-Đi cứu người đàn bà mắc bệnh hiểm đột ngột với việc đi khám bệnh cho quí nhân -> phận thái y đã quyết: cứu người bệnh nặng
+ Tấm lòng thương người hơn cả thương thân
=Bản lĩnh dám làm, dám chịu của 1 vị lương y -> cứu bệnh như cứu hoả
+ Thái y lệnh không những không băn khoăn phân vân, chần chừ khi cần lựa chọn mà ông càng khẳng định thêm quyết tâm, chủ kiến của mình.
-Câu trả lời thứ 2 càng tỏ nhân cách và bản lĩnh đáng khâm phục của ông. Quyền uy không thắng nổi y đức-> sức mạnh của trí tuệ trong cách ứng xử.
2. tâm trạng của tavương
-Lúc đầu ông tức dận -> sau khi nghe thái y tường trình với thái độ khiêm nhường tạ tội ,nhất là nghe lời bày tỏ. Vương lại mừng và hết lời ca ngợi bậc lương y chân chính nghè giỏi, đức cao
- Là một vị minh quân đời trần sáng suốt và nhân đức
- Phải có tấm lòng nhân đức thương người đồng thời phải có tài nghề nghiệp
-> Cả 2 đều ca ngơi, biểu dương y đức cao đẹp của những người thầy thuốc trước quyền lực xh. Còn vb ttgnơtl nội dung y đức được kể lại phong phú hơn gay cấn hơn.
-Hấp dẫn ở sự chân thật, giản dị, kể một cách bình tĩnh, chậm rãi cụ thể và chọn lọc từ tóm tắt k/quát đến nhấn mạnh tô đậm một tình huống tiêu biểu có ý nghĩa sâu sắc.\
 *Ghi nhớ SGK
soạn tiếp
 ------------------------------------------------------------------------

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao an ngu van 6 day du.doc