Giáo án môn Vật lí 6 - Tiết 12 đến tiết 33

Giáo án môn Vật lí 6 - Tiết 12 đến tiết 33

. Mục tiêu:

* Kiến thức:

 - Trả lời được câu hỏi khối lượng riêng, trọng lượng riêng của một chất là gì?

 - Biết sử dụng bảng khối lượng riêng của các chất.

* Kỹ năng:

- Sử dụng công thức m = D.V, P = D.V .đo được trọng lượng riêng của chất làm quả cân.

* Thái độ: Trung thực cẩn thận, khéo léo khi làm thí nghiệm

II. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh:

*Học sinh: Mỗi nhóm: - Một lực kế GHĐ 2,5N, một quả cân 200g có dây buộc, một bình chia độ GHĐ 250cm3 đường kính trong lòng lớn hơn đường kính quả cân.

 

doc 58 trang Người đăng levilevi Lượt xem 963Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án môn Vật lí 6 - Tiết 12 đến tiết 33", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
NS: 23/11 /2007
 Tiết12: Bài 11: khối lượng riêng trọng lượng riêng
I. Mục tiêu:
* Kiến thức: 
 - Trả lời được câu hỏi khối lượng riêng, trọng lượng riêng của một chất là gì? 
 - Biết sử dụng bảng khối lượng riêng của các chất.
* Kỹ năng:
- Sử dụng công thức m = D.V, P = D.V .đo được trọng lượng riêng của chất làm quả cân.
* Thái độ: Trung thực cẩn thận, khéo léo khi làm thí nghiệm
II. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh:
*Học sinh: Mỗi nhóm: - Một lực kế GHĐ 2,5N, một quả cân 200g có dây buộc, một bình chia độ GHĐ 250cm3 đường kính trong lòng lớn hơn đường kính quả cân.
III. Hoạt động dạy học:
Hoạt động của GV và HS
Nội dung bài học
Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ+ Đặt vấn đề bài mới ( 5 phút)
?1: Viết hệ thức mối liên hệ giữa khối lượng và trọng lượng của một vật ? Nêu ý nghĩa cac đại lượng và đơn vị đo có mặt trong công thức? 
?2: Tính trọng lượng của một vật có khối lượng bằng 2,5kg? 
GV yêu cầu HS nhận xét bài làm của 2 bạn cho điểm. 
GV: đặt vấn đề vào bài mới như SGK
Hoạt động 2: Xây dựng khái niệm khối lượng riêng và công thức tíh khối lượng của một vật theo khối lượng riêng(15p)
 ? GV yêu cầu HS đọc C1 và chọn phương án trả lời? 
GV cung cấp thông tin cho V= 0,9 m3 , 1dm3 = 7,8 kg Hãy tíng khối lượng của 1m3 sắt? ( 1m3 sắt có khối lượng bằng 7800kg.) 
GV chốt khối lượng của 1m3 sắt nguyên chất gọi là khối lượng riêng của sắt.
? Vậy khối lượng riêng của một chất là gì? 
? Nói khối lượng riêng của sắt là 7800kg/m3 có nghĩa là gì? ( nghĩa là một mét khối sắt nguyên chất có khối lượng là 7800kg)
? Quan sát vào bảng hayc cho bết khối lượng riêng của nhôm khối lượng riêng của nước đá? 
? Muốn tính khối lượng của một vật khi biiết khối lượng riêng ta làm như thế nào? 
? C2 cho biết những yếu tố nào? 
? Khối lượng của cục nước đá bằng bao nhiêu? ( 1300kg) 
? Yêu cầu HS điền vào ô trống? 
? Từ (1) muốn tính khối lượng riêng của một chất ta làm như thế nào?
? Khi biết được khối lượng riêng có tìm được trọng lượng riêng của vật không tìm bằng cách tìm như thế nào?
I/ Khối lượng riêng, tính khối lượng của các vật theo khối lượng riêng: 
1/ Khối lượng riêng.
*Khối lượng riêng của một mét khối một chất gọi là khối lượng riêng của chất đó.
*Kí hiêu: D
*Đơn vị: kg/m3 ( đọc là ki lô gam trên mét khối)
2/ Bảng khối lượng riêng của một số chất: 
Nhôm: 2700kg/m3
Nước đá: 2600kg/m3
3/ Tính khối lượng của một vật theo khối lượng riêng.
 m = D.V	(1)
D: là khối lượng riêng( kg/m3)
V: thể tích (m3) 
m: Khối lượng (kg)
(1)	D = 
Hoạt động 3: Tìm hiểu khái niêm trọng lượng riêng(5p) 
? Đọc thông tin SGK cho biết trọng lượng riêng của một chất là gì? 
?Từ cộng thức đon vị N/m3 có thể rút ra công thức tính trọng lượng riêng của một chất như thế nào?
? Từ công thức (3) ta có thể tính trọng lượng riêng theo công thức nào?( p = 10m,d == 10.D) (3) 
? Cách tìm công thức này như thế nào? 
? Muốn xác định trọng lượng riêng của một chất ta làm như thế nào? 
II/ TRọng lượng riêng.
 *Trọng lượng riêng của một mét khối một chất gọi là trọng lượng của chất đó.
Kí hiệu: d
Đơn vị: N/m3
d =	 (3) 
d: là trọng lượng riêng( N/m3 
P: là trọng lượng (N) 
V: là thể tích (m3) 
d =10.D
(3) 
Hoạt động 4: Xác định trọng lượng riêng của một chất(13p)
GV yêu cầu HS làm C5? Nêu dụng cụ và cách xác định trọng lượng riêng của chất làm quả cân? 
? GV yêu cầu các nhóm tiến hành làm thí nghiêm.
III/ Xác định trọng lượng riêng của một chất.
Cách làm:
 + Dùng lực kế xác định trọng lượng riêng của quả cân
 + Xác định thể tích của quả cân bằng bình chia độ và nước. 
+ áp dụng công thức: d = 
Hoạt động 5: Vận dụng: (5p) 
GV yêu cầu HS làm C6? ( chú ý đổi đơn vị đo)
? GV gợi ý C7 HS làm ở nhà .
 Chú ý khi hoà tan muối vào nước thì thế tích nước ban đầu và thể tích muối xem như bằng nhau.
IV/ Vận dụng: 
C6: V = 40 dm3 = 0,04m3
 D = 7800kg/m3
m =? , P = ? 
Giải: Khối lượng của dầm sắt là: 
 m = D.V = 7800. 0,04 = 321( kg)
 Trọng lượng của dầm sắt là: 
 P =10.m = 10.312 = 3120( N ) 
Hoạt động 5: Hướng dẫn học ở nhà( 2p) 
 - Học thuộc phần ghi nhớ SGK.
 - Đọc phần có thể em chưa biết.
 - Làm bài tập 11.1 đến 11.5 SBT
 - Làm thêm ở sách bài tập vật lý nâng cao.
 - Chuẩn bị mẫu báo cáo thực hành theo nhóm.
NS:1/12/2007
Tiết13: Bài 12: thực hành xác định 
 khối lượng riêng của sỏi
I. Mục tiêu:
* Kiến thức: 
 - Biết cách xác định khối lượng riêng của một vật rắn.
 - Biết cách tiến hành một bài thực hành vật lý. 
 *Kỹ năng: xác định dụng cụ thí nghiêm.
 * Thái độ: Trung thực cẩn thận, khéo léo khi làm thí nghiệm
II. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh:
*Học sinh: Mỗi nhóm: - Một cân có độ chia nhỏ nhất 10g hoặc 20g, một bình chia độ có giới hạn đo 100cm3, ĐCNN 10cm3 ,1 cốc nước 15 hòn sỏi cùng loại khăn lau đũa gắp sỏi.
 * Mỗi nhóm một mẫu báo cáo thí nghiệm
III. Hoạt động dạy học:
Hoạt động của GV và HS
Nội dung bài học
Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ( 5phút)
?1: Viết công thức tính khối lượng riêng của một vật, nêu ý nghĩa và đơn vị đo từng đại lượng có mặt trong công thức. 
?2: Đổi: 1kg = ? g
 1m3 = ? cm3
? GV yêu cầu HS nhận xét cho điểm
 GV kiểm tra mẫu báo cáo thực hành của các nhóm.
Hoạt động 2: Tổ chức thực hành ( 30p) 
 ? Mục đích bài thực hành hôm nay là gì? 
? Yêu cầu HS đọc thông tin SGK cho biết để xác định khối lượng riêng của sỏi cần phải có những dụng cụ gì? 
? Cách tiến hành thí nghiệm như thế nào? ( HS nêu rõ các bước) 
GV ghi các bước tiến hành thí nghiệm lên bảng.
? Làm thế nào để xác định được thể tích mỗi phần sỏi? ( Xác định phần thể tích nước dâng lên sau khi bỏ sỏi)
GV Yêu cầu các nhóm nhận dụng cụ và tiến hành đo đạc chú ý nhẹ nhàng để khỏi vỡ bình.
HS các nhóm thực hành và điền vào báo cáo 
I/ Nội dung thực hành: 
1/ Dụng cụ ( SGK)
2/ Tiến hành: 
B1: Chia sỏi làm 3 phần đánh dấu
B2: Cân khối lượng mỗi phần để riêng
B3: Đổ 50cm3 nước vào bình chia độ
B4: Bỏ từng phần sỏi vào bình để đo thể tích.
Hoạt động 3: Tiến hành tính khối lượng riêng của sỏi hoàn thành mẫu báo cáo(5p) 
? Để tính khối lượng riêng của sỏi ta dựa vào công thức nào? 
HS ( D = ) tính kết quả và điền kết quả vào bảng.
? Yêu cầu tính giá trị trung bình của khối lượng riêng theo công thức .
 Dtb = 
II/ Hoàn thành báo cáo thực hành theo mẫu: 
Hoạt động 5: Kết thúc tiết thực hành( 5p) 
 - Thu báo cáo thí nghiệm, thu dọn dụng cụ thực hành. 
 - Nhận xét thái độ học tập, xếp loại giờ học 
 - Đọc trước bài 13 các máy cơ đơn giản.
NS: 6/12/2007
 Tiết14: Bài 13: máy cơ đơn giản
I. Mục tiêu:
* Kiến thức: 
 - HS biết làm thí nghiệm để so sánh trọng lượng của vật và lực dùng để kéo vật trực tiếp lên theo phương thẳng đứng.
 - Kể tên được một số máy cơ đơn giản thường dùng.
* Kỹ năng:
- Nhận biết các máy cơ đơn giản.
* Thái độ: Yêu thích môn học.
II. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh:
*Học sinh: Mỗi nhóm: - Một lực kế GHĐ 2N đến 5N, một quả cân 2N 
* Cả lớp: Tranh h13.2, 13.5, 13.6 ( Nếu có), bảng kết quả thí nghiệm(13.1) 
III. Hoạt động dạy học:
Hoạt động của GV và HS
Nội dung bài học
Hoạt động 1: Đặt vấn đề bài mới (3 phút)
GV giới thiệu như SGK yêu cầu HS dự đoán phương án trả lời vào bài mới.
Hoạt động 2: Nghiên cứu cách kéo vật lên theo phương thẳng đứng(20p)
 ? GV yêu cầu HS đọc mục 1 SGK trang 41
? Nếu chỉ dùng dây có thể kéo vật lên theo phương thẳng đứng bằng 
một lực nhỏ hơn trọng lượng của vật được không? 
? Để kiểm tra được điều đó ta phải làm gì?
? Nêu dụng cụ thí nghiệm? cách tiến hành đo như thế nào? 
GV yêu cầu HS nêu rõ các bước làm thí nghiệm và ghi bảng.
HS nhận dụng cụ làm thí nghiệm. 
GV treo bảng kết quả thí nghiệm yêu cầu HS thí nghiệm và điền kết quả thí nghiệm vào bảng. 
? Dựa vào bảng so sành trọng lượng của vật với lực kéo vật lên? 
? Qua thí nghiệm trên ta có thể rút ra kết luận gì?
? Kéo vật lên theo cách này có gì khó khăn? ( Nếu trọng lượng lớn cần phải nhiều người khó kéo) 
? Có cách nào để đưa vật lên cao một cách dễ dàng mà mất ít lực hơn không? 
I/ Kéo vật lên theo phương thẳng đứng.
1/ Đặt vấn đề: (SGK) 
2/ Thí nghiệm: 
a. Dụng cụ: 2 lực kế, một khối trụ có móc.
b. Tiến hành thí nghiệm: 
B1:Đo trọng lượng ( P) của vật.
( h13.3)
B2: Đo lực kéo1.(h13.4) 
c. Kết quả thí nghiệm: 	
Lực
Cường độ 
Trọng lượng của vật
..........N
Tổng 2 lực dùng kéo vật lên
..........N
3/ Kết luận: Khi kéo vật lên theo phương thẳng đứng cần phải dùng lực ít nhất bằng trọng lượng của vật.
Hoạt động 3: Tìm hiểu các máy cơ đơn giản( 15p)
? Đọc thông tin SGK cho biết trong thực tế có thể dùng dụng cụ gì để đưa vật lên cao?
? GV các dụng cụ mà các em vừa nêu được gọi là các máy cơ đơn giản vậy các máy cơ đơn giản thường dùng là gì?
GV yêu cầu HS làm C4,C5, C6, hoạt động cá nhân.
II/ Các máy cơ đơn giản: 
Các máy cơ đơn giản thường dùng: 
 Mặt phẳng nghiêng, đòn bẩy, ròng rọc.
C4: a/ Dễ dàng
 b/Máy cơ đơn giản
C5: Pv = 10 m = 10. 200 = 2000N
 Fk = 4.400 = 1600N 
 Fk < Pv nên không kéo được ống bê tông lên.
 C6: HS tự lấy ví dụ 
Hoạt động 5: Hướng dẫn học ở nhà( 2p) 
 - Học thuộc phần ghi nhớ SGK.
 - Làm bài tập 13.1 đến 13.4 SBT
 - Làm thêm ở sách bài tập vật lý nâng cao.
NS:14/12 /2007
 Tiết15: Bài 14: mặt phẳng nghiêng
I. Mục tiêu:
* Kiến thức: 
 - HS nêu được 2 ví dụ sử dụng mặt phẳng nghiêng trong cuộc sống và chỉ rõ lợi ích của chúng.
* Kỹ năng:
 - Biết sử dụng mặt phẳng nghiêng hợp lí.
* Thái độ: Yêu thích môn học.
II. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh:
*Học sinh: Mỗi nhóm: - Một lực kế GHĐ 2N trở lên, một khối trụ kim loại có trục quay ở giữa , nặng 2N , một mặt phẳng nghiêng đánh dấu sẵn độ cao.
* Cả lớp: Tranh h14.2, 14.5, ( Nếu có) , Bảng kết quả thí nghiệm h14.1
Trọng lượng của vật cần đo
Lần đo
Mặt phẳng nghiêng
Cường độ của lực kéo vật F2 
F1 = . N
1
 Độ nghiêng lớn
2
Độ nghiêng vừa
3
Độ nghiêng nhỏ
III. Hoạt động dạy học:
Hoạt động của GV và HS
Nội dung bài học
Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ + Đặt vấn đề bài mới (5 phút)
?1 Để kéo vật lên theo phương thẳng đứng ta phải dùng một lực như thế nào? các máy cơ đơn giản thường dùng là gì? sử sụng máy cơ đơn giản có tác dụng gì? ( trả lời như ghi nhớ SGK) 
? Nếu dùng tấm ván làm mặt phẳng nghiêng thì có thể làm giảm lực kéo vật lên hay không? ( giảm) 
? Muốn làm giảm lực kéo thì các em haỹ dự đoán xem cần làm tăng hay giảm độ nghiêng của tấm ván? 
Hoạt động 2: Hướng dẫn HS làm thí nghiệm (30p) 
 ? Để làm thí nghiệm kiểm tra dự đoán trên cần sử dụng dụng cụ gì? 
? Cách tiến hành thí nghiệm này như thế nào? 
? GV yêu cầu HS làm thí nghiệm điền kết quả vào bảng? 
? Gv yêu cầu HS các nhóm báo cáo và sử lí kết ...  và điền kết quả vào bảng 28.1
GV Chú ý đổ 100cm3 nước, điều chỉnh nhiệt kế không chạm đáy cốc, khi đến 400 thì bắt đầu ghi thời gian, nhiệt độ, hiện tương sáy ra , khi nước sôi thì đun thêm 2 dến 3 phút nữa.
Gv hướng dẫn theo dõi HS làm thí nghiệm chú ý an toàn khi thí nghiệm.trong mỗi nhóm cần phân công người theo dõi thời gian, nhiệt độ, hiện tương sáy ra.
GV treo bảng 28.1 yêu cầu các nhóm điền đầy đủ các kết quả vào bảng.
I/ Thí nghiệm về sự sôi: 
1/ Tiến hành thí nghiệm: 
Hoạt động 3: Vẽ đường biểu diễn ( 10p) 
? Yêu cầu HS đọc thông tin SGK và nêu cách vẽ? 
GV hướng dẫn HS vẽ theo kết quả cụ thể của thí nghiệm.
2/ Vẽ đường biểu diễn:
 * Cách vẽ: Vẽ đường biểu diễn theo số liệu thí nghiệm.
 Hoạt động 5: Hướng dẫn học ở nhà( 2p) 
Xem lại toàn bộ nội dung bài học, trả lời C1 đến C4.
Đọc trước bài 29 sự sôi tiếp theo. Làm bài tập SBT trang 33
NS: 26/4/ /2009 
 Tiết33: Bài 29: sự sôi (tiếp) 
I. Mục tiêu:
* Kiến thức: 
 - Nhận biết được hiện tượng và các đặc điểm của sự sôi.
 - Vận dụng được kiến thức về sự sôi để giải thích một số hiện tượngđơn giản có liên quan đến cac đặc điểm của sự sôi.
* Kỹ năng:
 - Rèn luyện kĩ năng giải thích hiện tượng. 
 * Thái độ : Yêu thích môn học.
II. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh:
 * Mỗi nhóm: 1 giá đỡ, 1 kẹp vạn năng, 1 kiềng và lưới kim loai, 1 cốc đốt, 1 đèn cồn, 1 nhiệt kế đo được nhiệt độ tới 1100C, 1 đồng hồ có kim giây.
III. Hoạt động dạy học:
Hoạt động của GV và HS
Nội dung bài học
Hoạt động 1: GV kiểm tra việc trả lời câu hỏi của học sinh qua thí nghiêm(15p) 
? GV yêu cầu HS các nhóm làm lại thí nghiệm trả lời các câu từ C1 đến C4 ? 
GV yêu cầu học sinh căn cứ vào quá trình theo dõi thí nghiệm để trả lời.
II/ Nhiệt độ sôi: 
1/ TRả lời câu hỏi: 
Hoạt động 2: Rút ra kết luận(10p) 
 ? GV Yêu cầu HS trả lời C5? 
? Chọn từ thích hợp điền vào chỗ chấm? 
? Nếu các chất khác nhau thì nhiệt độ sôi của các chất có giống nhau không? 
GV yêu cầu HS quan sát bảng 29.1 nhiệt độ sôi của một số chấtcho biết rượu thuỷ ngân sôi ở nhiệt độ nào? 
2/ Kết luận: 
a/ (1) 1000C 
 (2) Nhiệt độ sôi
 (3) Không thay đổi
 (4) bọt khí
 (5) mặt thoáng
Chú ý: Các chất khác nhau sôi ở nhiệt độ khác nhau? 
Hoạt động 3: Vận dụng(18p) 
? Tại sao người ta chọn nhiệt độ của hơi nước đang sôi để làm mốc chia nhiệt độ? 
? Tại sao để đo nhiệt độ của hơi nước đang sôi người ta dùng nhiệt kế thuỷ ngân ? không dùng nhiệt kế rượu? 
? Yêu cầu HS đọc quan sát h29.1 mô tả sự thay đôi5r nhiệt độ của nước khi đun nóng, các đoạn AB, BC của đường biểu diễn ứng với các quá trình nào? 
GV yêu cầu HS làm bài 28-29.4
III/ Vận dụng: 
C7: Vì nhiệt độ này là xác định không thay đổi trong quá trình nước đang sôi.
C8: Vì nhiệt độ sôi của thuỷ ngân cao hơn nhiệt độ sôi của nước còn nhiệt độ sôi của rượu thấp hơn nhiệt độ sôi của rượu.
tp
C9: Hình 29.1
AB: nhiệt độ tăng, nước nóng lên.
BC: nhiệt độ không đổi nước sôi.
Bài 28-29.4: 
AB nhiệt độ tăng, nước nóng lên.
BC nhiệt độ không đổi, nước sôi.
CD nhiệt độ giảm nước nguội dần.
Hoạt động 5: Hướng dẫn học ở nhà( 3p)
Học thuộc ghi nhớ SGK, đọc phần có thể em chưa biết. 
Làm bài tập 28-29.5 đén 28-29.8 SBT trang 33
- Trả lời các câu hỏi trong bài tổng kết chương
Ngày soạn: 26/ 4 /2009
 Tiết 34 : Bài 30: Tổng kết chương II	
I/ Mục Tiêu: 
 - Hệ thống lại toàn bộ kiến thức chương 2
 - Biết làm một số dạng bầi tập đơn giản, đổi nhiệt độ , đọc đồ thị, vẽ đồ thị.
II/ Nội dung ôn tập.
	Hoạt động của GV- HS
 Nội Dung
	Hoạt động 1: Ôn tập lí thuýết 35p
? Chương nhiệt học nghiên cứu được những vấn đề cơ bản nào?
? Thể tích các chất thay đổi như thế nào khi nhiệt độ tăng và khi nhiệt độ giảm? 
? Khối lượng riêng của vật thay đổi như thế nào khi nhiệt độ tăng, khi nhiệt độ giảm? 
? Trong các chất rắn lỏng khí chất nào nở ra vì nhiệt nhiều nhất, chất nào nở ra vì nhiệt ít nhất? 
? Các chất khi bị co giãn vì nhiệt thì sảy ra hiện tượng gì? lấy vài ví dụ chứng tỏ hiện tượng trên. 
?Các chất rắn, lỏng và khí khác nhau nở vì nhiệt như thế nào? 
? Nhiệt kế hoạt động dựa trên hiện tượng nào ? kể tên và nêu công dụng của các nhiệt kế thượng gặp trong đời sống? 
- Làm bài tập 1, 2 phần vận dụng.
 (1C, 2C)
? Điền vào chỗ chấm? 
I/ Thuyết Lí 
1/ Sự nở vì nhiệt của các chất Rắn, lỏng , khí: 
- Thể tích các chất tăng khi nhiệt độ tăng, giảm khi nhiệt độ giảm.
- Khi nhiệt độ tăng , thể tích tăng nên khối lượng riêng giảm và ngược lại.
- Chất khí nở vì nhiệt nhiều nhất, chất rắn nở vì nhiệt ít nhất.
- Các chất khi bị co giãn vì nhiệt đều gây ra một lực rất lớn. 
Ví dụ: 
- Các chất rắn, lỏng khác nhau nở vì nhiệt khác nhau.
- Các chất khí khác nhau nở vì nhiệt giống nhau.
- Nhiệt kế hoạt động dựa trên sự dãn nở vì nhiệt.
 + NK Rượu đo nhiệt độ khí quyển.
 + NK thuỷ ngân dùng trong phòng thí nghiệm.
 +NK y tế dùng để đo nhiệt độ cơ thể.
2/ Sự nóng chảy và đông đặc 
Thể rắn ( Nóng chảy) Bay hơi
	Thể lỏng	Thể khí
 Đông đặc Ngưng tụ
? Các chất khác nhau có nóng chảy và đông đặc ở một nhiệt độ xác định không? nhiệt độ này gọi là gì? 
? Trong thời gian nóng chảy thì nhiệt độ của chất rắn có thay đổi không? nếu ta vẫn tiếp tục đun? 
- Làm bài 4 vận dụng : 
a. sắt
b. rượu
c. vì ở nhiệt độ này rượu vẫn ở thể lỏng.
 - không vì ở nhiệt độ này thuỷ ngân đã đông đặc. (-39)
d. HS tự làm.
- Mỗi chất nóng chảy và đông đặc ở một nhiệt độ xác định. Nhiệt độ này gọi là nhiệt độ nóng chảy 
- Các chất khác nhau thì nhiệt độ nóng chảy khac nhau.
- Trong thời gian nóng chảy nhiệt độ của chất rắn không thay đổi, dù ta vẫn tiếp tục đun.
3/ Sự bay hơi và ngưng tụ
? Tốc độ bay hơi của một chất lỏng phụ thuộc vào những yếu tố nào? các chất lỏng có bay hơi ở cùng một nhiệt độ xác định không? 
- Làm bài 3 phần vận dụng
+ Để khi có hơi nóng chạy qua hơi nóng có thể nở dài để không bị ngăn cản.
? ở nhiệt độ nào thì một chất lỏng khi tiếp tục đun vẫn không tăng nhiệt độ ? Sự bay hơi của chất lỏng ở nhiệt độ này có đặc điểm gì? 
? Nhiệt độ sôi của chất lỏng phụ thuộc vào những yếu tố nào? 
Làm bài 5 vận dụng( Bình đúng chỉ cần để ngọn lửa nhỏ nồi khoai vẫn tiếp tục sôi.
- Tốc độ bay hơi của một chất lỏng phụ thuộc vào nhiệt độ, gió, diện tích mặt thoáng.
- Các chất lỏng bay hơi ở bất kì nhiệt độ nào
4/ Sự sôi:
- ở nhiệt độ sôi thì dù ta có tiếp tục đun thì nhiệt độ vẫn không thay đổi. ở nhiệt độ này chất lỏng bay hơi cả ở trong lòng lẫn trên mặt thoáng của chất lỏng.
- Mỗi chất lỏng sôi ở một nhiệt độ xác định
- Nhiệt độ sôi của chất lỏng phụ thuộc vào áp suất trên mặt thoáng . áp suất trên mặt thoáng càng lớn thì nhiệt độ sôi càng cao . do đó nồi áp suất nhiệt độ sôi của nước cao hơn 100độ 
 Hoạt động 2: Ôn tập bài tập 8p
II/ Bài tập .
Mô tả đồ thị 
Bài 6 phần vận dụng : ( Hình 30.3) 
Đoạn BC ứng với quá trình nóng chảy
 DE ứng với quá trình sôi
AB nước tôn tại ở thể rắn, CD nước tồn tại ở thể lỏng và thể hơi.
 Hoạt động 3: Hướng dẫn về nhà: 2p
 Xem lại toàn bộ nội dung ôn tập
 Xem lại toàn bộ các bài tập đã chữa
 Chuẩn bị kiểm tra học kì 2
 kiểm tra kì II ( theo đề của phòng GD) 
Bài tập hè
 Xác định Khối Lượng Riêng, Trọng Lượng Riêng.
Pp: sử dụng công thức tính klr hay P= dV 
 hay m= DV
Bài 1: Chứng minh rằng tlr và klr của một chất liên hệ với nhau bởi công thức d = Dg trong đó g là hệ số tỉ lệ giữa khối lượng và trọng lượngcủa một vật. 
HD: P = m.g hay P = d.V và m = D.V suy ra d.V = D.V .g Chia 2 vế cho v ta được 
 d= D.g đpcm
Bài 2: Chứng minh rằng tỉ số giữa khối lượng và trọng lượng bằng tỉ số giữa trọng lượng riêng và khối lượng riêng.
DH: Ta có P = d.V và m = D.V suy ra 
Bài 3: Một thỏi hợp kim có thể tích 1dm3 và khối lượng 9,850kg tạo bởi bạc và thiếc. Xác định khối lượng của bạc và thiếc trong môi hợp kim đó, biết rằng khối lượng riêng của bạc là 10500kg/m3 và của thiếc là 2700kg/ m3 . 
HD: HS tóm tắt đề 
 Gọi khối lượng của bạc là m1 , thể tích là V1, khối lượng riêng là D1 .
Gọi khối lượng của thiếc là m2 , thể tích là V2, khối lượng riêng là D2 
 Gọi khối lượng của bạc là M , thể tích là V, khối lượng riêng là D 
 Ta có: 
 (1) suy ra V1 = m1/ D1
	 (2) suy ra V2 = m2/ D2
	 = (3) thay V1 , V2 vào 3 ta được 
 Ta biết: M = m1 + m2 suy ra m2 = M – m1 	thay vào 4 ta được 
Quy đồng suy ra thay số vào 5 ta được m1 = 9,625 kg
Bài 4: Một thỏi sắt và một thỏi nhôm có cùng khối lượng 400g . Hỏi thể tích của thỏi nhôm gấp mấy lần thể tích của thỏi sắt. biết rằng khối lượng riêng của sắt là 7,8g/cm3 và của nhôm là 2,7g/ cm3 . 
HD: Làm tương tự bài 3 m1= D 1V1 ; m2 = D 2V2 
 do m1 =m2 suy ra D 1V1 = D 2V2 
Bài 5: người ta cần chế tạo một hợp kim có khối lượng riêng 5g1/ cm3 . bằng cách pha trộn đồng có khối lượng riêng 8900kg/m3 với nhôm có khối lượng riêng 2700kg/m3 . hỏi tỉ lệ giữa khối lượng đồng và khối lượng nhôm cần phải pha trộn .
 HD: Khối lượng của đồng lầ m1 
 Khối lượng của đồng lầ m2 
 m1= D 1V1 ; m2 = D 2V2 
 = (1) 
Tỉ lệ giữa khối lượng đồng và nhôm là k = suy ra m1 = k . m2 thay vào 1 ta được qui đồng rồi thay m1 = k . m2 ta được = 
Rút ra k = 
Bài 5: Tìm khối lượng thiếc cần thiết để pha trộn với 1kg bạc để được một hợp kim có khối lượng riêng 10.000kg/m3 . Biết khối lượng riêng của bạc là 10,5 g/cm3 và của thiếc là 7,1 g/cm3 
HD: HS tóm tắt đề 
 Gọi khối lượng của bạc là m1 , thể tích là V1, khối lượng riêng là D1 .
Gọi khối lượng của thiếc là m2 , thể tích là V2, khối lượng riêng là D2 
 Gọi khối lượng của bạc là M , thể tích là V, khối lượng riêng là D 
 = 
 Suy ra : 
Bài 6: Hình trụ mẫu 1 kg đặt ở viện đ lường quốc tế là một hình trụ có đáy hình tròn đường kính 39mmvà chiều cao bằng 39mm. Tìm khối lượng riêng của chất dùng để làm quả cân mẫu này? 
HD: D = m/V mà V = r2 .h . thay số: D= 21,478 g/ cm3
Lớp 6B,C: 
Bài 1: Một vật có khối lượng 250kgvà thể tích 100dm3 . Tính khối lượng riêng ra kg/m3 . từ đó cho biết trọng lượng riêng của nó là bao nhiêu.
Bài 2: Biết 800g rượu có thể tích là 1dm3 . Tính khối lượng riêng của rượu . so sánh khối lượng riêng của rượu và khối lương riêng của nước .
Bài 3: Hãy xác định trọng lượng của 2 bồn xăng biết bồn thứ nhất chứa 1200l xăng, bồn thứ 2 chứa khoảng một nửa của bồn thứ nhất. Khối lượng riêng của xăng là 700kg/ m3. 
HD; Tnh khối lượng của bồn xăng thứ nhất , suy ra trọng lượng 
 (m = D.V ; P = 10.m)
Bài 4: Một xe cát có thể tích 8m3, có khối lượng 12 tấn .
Tính khối lượng riêng của cát
Tính trọng lượng của 5m3 cát
HD: a. D = m/V
 b. P = d.V = 10.D . V
Bài 5: Một dầu có khối lượng 800g, có 1200N dầu sẽ đong được bao nhiêu lít dầu?
 ( Đổi 800g = 0,8kg = 8N nên 1200N có 150 lit dầu)

Tài liệu đính kèm:

  • dockhoi6 .2.doc