Giáo án Môn Vật lí 6 - Tiết 1 đến tiết 18

Giáo án Môn Vật lí 6 - Tiết 1 đến tiết 18

1. Kiến thức

- Học sinh kể tên và đổi được các đơn vị đo độ dài đã học; nhận dạng được một số dụng cụ đo độ dài; xác định được giới hạn đo (GHĐ) của th¬ước (là độ dài lớn nhất ghi trên thư¬ớc), độ chia nhỏ nhất (ĐCNN) của thước (là độ dài giữa hai vạch chia liên tiếp trên thư¬ớc).

- Chọn dụng cụ đo có GHĐ và ĐCNN thích hợp khi đo.

- Học sinh tính được giá trị trung bình các kết quả cần đo.

2. Kĩ năng

- Ước lượng gần đúng một số độ dài cần đo

- Học sinh đo được độ dài trong một số trường hợp cụ thể.

3. Thái độ

 

doc 57 trang Người đăng levilevi Lượt xem 835Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Môn Vật lí 6 - Tiết 1 đến tiết 18", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 16/8/2011
Ngày giảng: 19/8/2011 
Tiết 1 - ĐO ĐỘ DÀI
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức
- Học sinh kể tên và đổi được các đơn vị đo độ dài đã học; nhận dạng được một số dụng cụ đo độ dài; xác định được giới hạn đo (GHĐ) của thước (là độ dài lớn nhất ghi trên thước), độ chia nhỏ nhất (ĐCNN) của thước (là độ dài giữa hai vạch chia liên tiếp trên thước).
- Chọn dụng cụ đo có GHĐ và ĐCNN thích hợp khi đo. 
- Học sinh tính được giá trị trung bình các kết quả cần đo. 
2. Kĩ năng
- Ước lượng gần đúng một số độ dài cần đo
- Học sinh đo được độ dài trong một số trường hợp cụ thể.
3. Thái độ 
Cẩn thận, chính xác, tuân thủ các yêu cầu của giáo viên, có tinh thần hợp tác nhóm. 
II. TB & ĐD DẠY HỌC
- Tranh vẽ, bảng phụ kẻ bảng 1.1
- Mỗi nhóm: 1 thước kẻ, 1 thước mét, 1 thước dây, 1 thước cuộn, chép bảng 1.1 ra giấy.
III. PHƯƠNG PHÁP 
- Thực nghiệm; Nêu vấn đề; Phát vấn; Làm việc theo nhóm.
IV. TỔ CHỨC GIỜ HỌC
* Ổn định (1ph) Sĩ số:
* Kiểm tra đầu giờ (2 phút).
+ Giáo viên kiểm tra sách, đồ dùng của học sinh
* Khởi động: Giới thiệu chương và giới thiệu bài (5 phút).
1. Mục tiêu:
- HS có hứng thú khi học bài mới.
2. TB & ĐD dạy học
3. Cách tiến hành
- Giáo viên giới thiệu chương trình Vật lý 6 và nội dung của chương I cơ học .
- Giáo viên đặt vấn đề vào bài như sách giáo khoa.
* Các hoạt động:
HĐ1: ÔN LẠI VÀ ƯỚC LƯỢNG ĐỘ DÀI CỦA MỘT SỐ ĐƠN VỊ ĐO ĐỘ DÀI (7 phút) 
1. Mục tiêu:
- Học sinh kể tên và đổi được các đơn vị đo độ dài đã học. 
- Ước lượng gần đúng một số độ dài cần đo.
2.TB, ĐD dạy học: thước kẻ
3. Cách tiến hành:
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung
- GV: Yêu cầu học sinh nhắc lại đơn vị đo lường hợp pháp của Việt Nam, đơn vị đo độ dài thường dùng.
- HS: Trả lời
- GV: Yêu cầu học sinh hoàn thành C1 (cá nhân trong 2ph )
- HS: làm việc cá nhân, báo cáo kq
- GV: cùng HS thống nhất kq.
- Giáo viên nhắc lại, khắc sâu khi tính toán phải đưa về đơn vị m. 
- GV: HD và yêu cầu HS hoạt động theo nhóm (2 bàn) hoàn thành C2
 - HS: làm việc theo HD của GV và báo cáo kq.
- GV: theo dõi chỉnh sửa 
- Yêu cầu học sinh hoạt động cá nhân hoàn thành C3 
- Giáo viên giới thiệu thêm đơn vị đo khác.
I. ĐƠN VỊ ĐO ĐỘ DÀI
1. Ôn lại một số đơn vị đo độ dài . 
- Học sinh nhớ lại kiến thức đã học ở tiểu học.
C1 
(1) 10 (2) 100 
(3) 10 (4) 1000
2. Ước lượng độ dài 
C2 
C3 
ước lượng 20cm, đo 21cm. 
HĐ2: TÌM HIỂU DỤNG CỤ ĐO ĐỘ DÀI (22 phút) 
1. Mục tiêu:
- Học sinh nhận dạng được một số dụng cụ đo độ dài; xác định được giới hạn đo (GHĐ) của thước (là độ dài lớn nhất ghi trên thước), độ chia nhỏ nhất (ĐCNN) của thước (là độ dài giữa hai vạch chia liên tiếp trên thước).
2. TB & ĐD dạy học
Tranh vẽ, bảng phụ kẻ bảng 1.1
Thước kẻ; thước mét; thước dây; thước cuộn
3. Cách tiến hành:
Giáo viên treo tranh hình 1.1 .
- GV Yêu cầu học sinh quan sát và trả lời C4
- Học sinh (cá nhân) quan sát hình 1.1 và trả lời C4
- GV Yêu cầu học sinh xác định GHĐ, ĐCNN của thước. 
- Giáo viên thống nhất ý kiến. 
=> Chốt lại về GHĐ và ĐCNN
- GV: Yêu cầu học sinh hoàn thành C5
- Yêu cầu học sinh khác nhận xét
- GV Yêu cầu học sinh hoạt động theo nhóm hoàn thành C6 và giải thích
- Học sinh thảo luận thống nhất ý kiến
- Giáo viên thống nhất ý kiến. 
- GV Yêu cầu học sinh trả lời C7
- Giáo viên thống nhất ý kiến, khắc sâu. 
II. ĐO ĐỘ DÀI 
1. Tìm hiểu dụng cụ đo độ dài
C4 
Thợ mộc – thước cuộn 
Học sinh – thước kẻ
Thợ may – thước thẳng
C5 
Tuỳ thuộc học sinh
C6
a,b . GHĐ 20cm và ĐCNN 1mm
c. GHĐ 1m và ĐCNN 1cm
C7
Thước thẳng, thước cuộn. 
HĐ3: VẬN DỤNG ĐO ĐỘ DÀI (7 phút)
1. Mục tiêu:
- Xác định được giới hạn đo (GHĐ) và độ chia nhỏ nhất (ĐCNN), từ đó chọn dụng cụ đo có GHĐ và ĐCNN thích hợp khi đo. 
- Học sinh tính được giá trị trung bình các kết quả cần đo. 
- Ước lượng gần đúng một số độ dài cần đo
- Học sinh đo được độ dài trong một số trường hợp cụ thể.
2. TB, ĐD dạy học 
Thước kẻ; thước mét; thước dây; thước cuộn
3. Cách tiến hành:
- GV Yêu cầu học sinh đọc sách giáo khoa, thực hiện theo yêu cầu đó
- Giáo viên hướng dẫn học sinh thực hiện, hướng dẫn cách tính giá trị trung bình, phát phiếu HT (bảng 1.1) treo bảng phụ 1.1 
- HS: làm việc nhóm theo HD của GV và báo cáo kq.
- GV Yêu cầu học sinh báo cáo kết quả ( điền vào bảng phụ 1.1) 
- Giáo viên thống nhất ý kiến, chốt lại kiến thức.
 2. Đo độ dài 
2.1. Đo chiều dài của bàn học
- Chọn dụng cụ đo
- Tiến hành đo
- Hoàn thành bảng 1.1
- Tính giá trị trung bình
2.2. Đo bề dày của cuốn sách V. lí 6
HĐ4: CỦNG CỐ (7 phút)
1. Mục tiêu
- Tái hiện lại được các kiến thức vừa học
2. TB, ĐD dạy học 
3. Cách tiến hành:
- GV nêu câu hỏi và gọi từng HS trả lời:
+ Nêu đơn vị đo độ dài hợp pháp của nước Việt Nam?
+ GHĐ, ĐCNN của thước đo là gì ?
+ Yêu cầu học sinh đọc phần ghi nhớ, phần có thể em chưa biết.
* Tổng kết, hướng dẫn về nhà (3 phút) 
- Qua bài học, yêu cầu: Xác định được giới hạn đo (GHĐ) của thước (là độ dài lớn nhất ghi trên thước), độ chia nhỏ nhất (ĐCNN) của thước (là độ dài giữa hai vạch chia liên tiếp trên thước). Biết chọn dụng cụ đo có GHĐ và ĐCNN thích hợp 
- Tính được giá trị trung bình các kết quả cần đo. 
- Ước lượng gần đúng một số độ dài cần đo
- Đo được độ dài trong một số trường hợp cụ thể.
+ Yêu cầu học sinh về nhà học bài, làm các bài tập 2.2 -> 2.6 trong sách bài tập.
+ Yêu cầu học sinh xem trước bài mới: Đo độ dài (tiếp) chuẩn bị thước dây; thước thẳng; thước kẻ.
Ngày soạn: 23/8/2011
Ngày giảng: 26/8/2011 
Tiết 2 - ĐO ĐỘ DÀI (tiếp)
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức
- Nêu được quy tắc độ dài.
2. Kĩ năng
- Xác định được GHĐ và ĐCNN của dụng cụ đo độ dài.
- Đo được độ dài trong một số tình huống thông thường theo đúng quy tắc đo 
3. Thái độ 
Cẩn thận, chính xác, tuân thủ các yêu cầu của giáo viên, có tinh thần hợp tác nhóm. 
II. TB & ĐD DẠY HỌC
- Bảng phụ; thước kẻ, thước mét, thước dây
III. PHƯƠNG PHÁP 
- Thực nghiệm; Nêu vấn đề; Phát vấn; Làm việc theo nhóm.
IV. TỔ CHỨC GIỜ HỌC
* Ổn định (1ph) Sĩ số:
* Kiểm tra đầu giờ (5 phút).
- Em hãy cho biết đơn vị đo độ dài hợp pháp ở nước ta?
- GHĐ của thước là gì? ĐCNN của thước là gì? 
* Khởi động (3 phút).
1. Mục tiêu
- HS có hứng thú tìm hiểu kiến thức mới.
2. TB & ĐD dạy học
3. Cách tiến hành
- Bài trước các em đã tiến hành đo chiều dài của bàn học. Vậy cách đo như thế nào? ta cùng tìm hiểu trong nội dung bài học hôm nay.
* Các hoạt động:
HĐ1: THẢO LUẬN VỀ CÁCH ĐO ĐỘ DÀI (15 phút) 
1. Mục tiêu
- Nêu được quy trình (cách đo) độ dài.
2. TB, ĐD dạy học Bảng phụ, phiếu học tập
3. Cách tiến hành
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung
- GV Yêu cầu học sinh hoạt động theo nhóm thảo luận các câu hỏi C1, C2, C3, C4, C5, C6?
- GV phát phiếu học tập.
- HS: thảo luận, ghi kết quả vào phiếu học tập.
- GV theo dõi kiểm tra hướng dẫn.
- GV Yêu cầu học sinh các nhóm báo cáo
- HS: Cử đại diện nhóm lên trình bày
- GV: Yêu cầu các nhóm nhận xét bổ sung
- GV thống nhất ý kiến. 
- GV Yêu cầu học sinh tìm từ thich hợp để điền vào chỗ trống trong C6 phần kết luận 
- GV Yêu cầu học sinh khác nhận xét
- Giáo viên thống nhất ý kiến. 
- Giáo viên nhấn mạnh việc ước lượng gần đúng độ dài cần đo để chọn dụng cụ đo thích hợp. 
I. CÁCH ĐO ĐỘ DÀI 
C1 
C2
C3
Đặt thước đo dọc theo chiều dài cần đo
C4
Đặt mắt nhìn vuông góc với cạnh thước ở đầu kia của vật. 
C5 
* Kết luận 
C6
(1) độ dài (2) GHĐ
(3) ĐCNN (4) dọc theo
(5) ngang bằng với 
(6) vuông góc (7) gần nhất 
HĐ2: VẬN DỤNG (15 phút) 
1. Mục tiêu
- Nêu được quy trình (cách đo) độ dài.
2. TB, ĐD dạy học Bảng phụ, phiếu học tập, thước kẻ, thước mét, thước dây
3. Cách tiến hành
- GV Yêu cầu học sinh làm việc cá nhân đọc các câu hỏi C7, C8, C9 (trong 3phút)
- GV Yêu cầu học sinh trả lời lần lượt các câu hỏi C7, C8
- GV treo bảng phụ và y/c HS điền hoàn thành C9
- GV Yêu cầu học sinh khác nhận xét 
- GV hướng dẫn thảo luận chung thống nhất ý kiến.
- GV hướng dẫn và yêu cầu HS hoạt động nhóm thực hiện C10
- HS thực hành theo nhóm dưới sự hướng dẫn của GV. 
- GV yêu cầu các nhóm báo cáo kết quả.
- HS cử đại diện báo cáo kết quả.
II. VẬN DỤNG 
C7 : C
C8 : C
C9 
(1) 7cm
(2) 7cm
(3) 7cm
C10
HĐ3: CỦNG CỐ (5 phút) 
1. Mục tiêu
- Tái hiện được các kiến thức vừa học
2. TB, ĐD dạy học: 
3. Cách tiến hành:
- Hãy cho biết GHĐ và ĐCNN của thước mà em đã dùng để thực hành ở câu C10
? Ước lượng độ dài cần đo để làm gì? Khi đo cần chú ý điều gì?
- HS trả lời
- GV yêu cầu HS nêu quy tắc đo độ dài.
- 2 HS nêu quy tắc đo 
- HS khác nhận xét, bổ sung.
- GV: Chốt kiến thức.
* Quy tắc đo độ dài
+ Ước lượng độ dài cần đo để lựa chọn thước đo thích hợp.
+ Đặt thước và mắt nhìn đúng cách.
+ Đọc và ghi kết quả đo đúng quy định.
* Tổng kết, hướng dẫn về nhà (3 phút) 
- Qua bài học, yêu cầu: Xác định được GHĐ và ĐCNN của một số loại thước. Biết chọn dụng cụ đo có GHĐ và ĐCNN thích hợp 
- Đo được độ dài trong một số trường hợp cụ thể theo đúng quy tắc đo.
* Yêu cầu học sinh về nhà học bài, làm các bài tập 2.8 -> 2.11 trong SBT.
- Đọc trước bài 3: Đo thể tích chất lỏng;
- Mỗi tổ chuẩn bị một Can đựng nước, một số chai, bình đựng nước có ghi sẵn dung tích.
Ngày soạn: 31/8/2011
Ngày giảng: 03/9/2011
Tiết 3 - ĐO THỂ TÍCH CHẤT LỎNG
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức
- Học sinh kể tên và tìm được mối liên hệ giữa các đơn vị đo thể tích thường dùng. 
- Nêu được một số dụng cụ đo thể tích với GHĐ và ĐCNN của chúng.
- Nêu được quy trình (cách đo) thể tích.
- Chọn dụng cụ đo có GHĐ và ĐCNN thích hợp khi đo. 
2. Kĩ năng
- Xác định được GHĐ và ĐCNN của bình chia độ.
- Ước lượng gần đúng một lượng nước cần đo thể tích.
- Đo được thể tích của một lượng nước bằng bình chia độ trong một số tình huống thông thường theo đúng quy tắc đo. 
3. Thái độ 
Cẩn thận, chính xác, tuân thủ các yêu cầu của giáo viên, có tinh thần hợp tác nhóm. 
II. TB & ĐD DẠY HỌC
- Bình chia độ, ca đong, Can đựng nước, một số chai, bình đựng nước có ghi sẵn dung tích, bảng phụ, tranh vẽ.
III. PHƯƠNG PHÁP 
- Thực nghiệm; Nêu vấn đề; Phát vấn; Làm việc theo nhóm.
IV. TỔ CHỨC GIỜ HỌC
* Ổn định (1ph) Sĩ số:
* Kiểm tra đầu giờ (4 phút).
? Ước lượng độ dài cần đo để làm gì? Khi đo cần chú ý điều gì?
- Hãy nêu quy tắc đo độ dài.
* Khởi động (3 phút).
1. Mục tiêu
- HS có hứng thú tìm hiểu kiến thức mới.
2. TB & ĐD dạy học 
Tranh vẽ.
3. Cách tiến hành
- Giáo viên cho học sinh quan sát hai bình có hình dạng khác nhau có dung tích không bằng nhau.
? Làm thế nào để biết trong mỗi bình có chứa bao nhiêu nước? Vào bài . 
 * Các hoạt đ ... ng ít, thì lực cần để kéo vật trên mặt phẳng đó càng nhỏ.
Học sinh đọc 
+ Hãy so sánh trọng lượng của vật với cường độ của lực kéo vật F2 ? Và rút ra kết luận?
+ Yêu cầu học sinh nhận xét?
- Giáo viên thống nhất ý kiến. 
+ Hãy so sánh cường độ của lực kéo F2 ở những độ nghiêng khác nhau? Và rút ra kết luận?
- HS: trả lời
+ Yêu cầu học sinh khác nhận xét?
- Giáo viên thống nhất ý kiến. 
+ Yêu cầu học sinh đọc phần ghi nhớ sách giáo khoa?
3. RÚT RA KẾT LUẬN
- F2 < F1 Dïng mÆt ph¼ng nghiªng cã thÓ kÐo vËt lªn víi lùc kÐo nhá h¬n träng l­îng cña vËt.
- MÆt ph¼ng cµng nghiªng Ýt, th× lùc cÇn ®Ó kÐo vËt trªn mÆt ph¼ng ®ã cµng nhá.
HĐ3: VẬN DỤNG, CỦNG CỐ (10 phút) 
1. Mục tiêu:
- Học sinh lấy được ví dụ về sử dụng mặt phẳng nghiêng trong cuộc sống và chỉ rõ lợi ích của chúng.
- Học sinh biết sử dụng mặt phẳng nghiêng hợp lí trong từng trường hợp.
2. Đồ dùng dạy học:
 Bảng phụ C5
3. Cách tiến hành:
+ GV: Yêu cầu học sinh HĐ cá nhân trả lời C3, C4, 
- HS làm việc cá nhân
- HV gọi 1HS trả lời
+ Yêu cầu học sinh giải thích
- HS khác NX, bổ sung
- Giáo viên chốt KT. 
- GV treo băng phụ C5 và yêu cầu học sinh HĐ cá nhân 
- 1HS trình bày
- HS khác NX, bổ sung
- Giáo viên thống nhất ý kiến. 
III. VẬN DỤNG
C3
Tuú häc sinh
C4
Dèc cµng tho¶i th× ®é nghiªng cµng Ýt, th× lùc n©ng ng­êi cµng nhá.
C5
c. F < 500 N , v× khi dïng tÊm v¸n dµi h¬n th× ®é nghiªng cña tÊm v¸n gi¶m.
* Tổng kết, hướng dẫn về nhà (3 phút) 
+ Qua bài ngày hôm nay chúng ta cần nắm được những vấn đề gì?
- HS trả lời.
- Giáo viên thống nhất ý kiến, chốt lại các KTCB
+ Yêu cầu học sinh đọc phần ghi nhớ, phần có thể em chưa biết
+ Yêu cầu học sinh về nhà học bài, làm các bài tập trong SBT
+ Yêu cầu học sinh xem trước bài mới, chuẩn bị dụng cụ thí nghiệm
Ngày soạn: 10/12/2011
Ngày giảng: 13/12/2011 (6B)
 16/12/2011 (6A)
Tiết 17 - ÔN TẬP
I – MỤC TIÊU
1. Kiến thức
- Tái hiện được các kiến thức cơ bản về cơ học đã học trong kì I. 
2. Kĩ năng
- Vận dụng được các kiến thức vào bài tập cụ thể; trình bày (viết) được một số dạng bài tập vật lí đơn giản.
3. Thái độ 
 Cẩn thận, chính xác, tích cực, có tinh thần hợp tác nhóm. 
II – ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
- Thước thẳng, bảng phụ
III– PHƯƠNG PHÁP 
Thực nghiệm; Nêu vấn đề; Phát vấn; Làm việc theo nhóm.
IV– TỔ CHỨC GIỜ HỌC
* Ổn định (1ph) Sĩ số:
* Kiểm tra bài cũ (không).
* Khởi động (5 phút).
1. Mục tiêu
- HS có hứng thú khi học bài mới.
2. Đồ dùng dạy học
3. Cách tiến hành
* Các hoạt động
Em hãy liệt kê các kiến thức vật lý về cơ học đã học trong kì I.
- HS: Liệt kê kiến thức.
- GV: Ghi nhanh lên bảng rồi nêu mục tiêu bài học.
HĐ1: HỆ THỐNG HÓA LÝ THUYẾT (15 phút) 
1. Mục tiêu:
- Tái hiện được các kiến thức cơ bản về cơ học đã học trong kì I. 
2. Đồ dùng dạy học:
3. Cách tiến hành:
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung
+ Yêu cầu học sinh hoạt động cá nhân thực hiện trả lời các câu hỏi?
+ Hãy nêu tên các dụng cụ dùng để đo:
 a, độ dài: b, thể tích chất lỏng; c, lực;
 d, khối lượng?
+ Tác dụng đẩy hoặc kéo của vật này lên vật khác gọi là gì?
+ Lực tác dụng lên một vật có thể gây ra những kết quả gì trên vật?
+ Nếu chỉ có hai lực tác dụng vào cùng một vật đang dứng yên mà vật vẫn đứng yên thì hai lực đó gọi là hai lực gì?
+ Lực hút của Trái Đất lên các vật gọi là gì?
+ Dùng tay ép hai đầu của một lò xo bút bi lại. Lực mà lò xo tác dụng lên tay ta gọi là lực gì?
+ Trên vỏ một hộp kem giặt VISO có ghi 1kg. Số đó chỉ gì?
- Giáo viên cho học sinh thảo luận thống nhất ý kiến.
+ Viết công thức liên hệ giữa trọng lượng và khối lượng của cùng một vật?
+ Viết công thức tính khối lượng riêng theo khối lượng và thể tích?
+ Hãy nêu tên ba loại máy cơ đơn giản mà em đã học?
+ Yêu cầu học sinh nhận xét?
- Giáo viên thống nhất ý kiến. 
A. HỆ THỐNG HÓA LÝ THUYẾT 
1
Thước thẳng, thước dây, thước kẻ.
Bình tràn, bình chia độ..
Lực kế.
Cân
2. Tác dụng đẩy, kéo của vật này lên vật khác gọi là lực.
3
Lực tác dụng lên một vật có thể làm biến đổi chuyển động của vạt đó hoặc làm nó biến dạng.
4
Gọi là hai lực cân bằng
5
Lực hút của Trái Đất lên các vật gọi là trọng lực.
6
Lực mà lò xo tác dụng lên tay gọi là lực đàn hồi.
7
Số đó chỉ khối lượng kem giặt VISO chứa trong hộp.
8
P = 10. m 
9
D = 
10 
Đòn bẩy, mặt phẳng nghiêng, ròng rọc.
HĐ2: VẬN DỤNG - CỦNG CỐ (20 phút)
1. Mục tiêu:
- Vận dụng được các kiến thức vào bài tập cụ thể; trình bày (viết) được một số dạng bài tập vật lí đơn giản.
2. Đồ dùng dạy học:
 Bảng phụ
3. Cách tiến hành:
+ Yêu cầu học sinh đọc và trả lời câu 2 phần vận dụng?
+ Yêu cầu học sinh nhận xét?
- Giáo viên thống nhất ý kiến. 
+ Yêu cầu học sinh trả lời câu 3 phần vận dụng?
+ Yêu cầu học sinh nhận xét? 
- Giáo viên thống nhất ý kiến. 
+ Yêu cầu học sinh tìm từ thích hợp để điền vào chỗ trống trong câu 4?
+ Yêu cầu học sinh nhận xét? 
- Giáo viên thống nhất ý kiến. 
- Giáo viên củng cố lại nội dung chính của học kì I.
* GV ghi đề bài tập lên bảng
Dạng bài tập định lượng: 
Biết khối lượng riêng của đá là 2500 kg/m3 . Hãy tính thể tích của 
a. 7,5 tấn đá hộc 	b. 125 kg đá c. 500 g đá theo đơn vị là cm3 
- GV gọi 1 HS đọc lại đề bài.
- GV yêu cầu HS làm việc cá nhân (tóm tắt, trình bày lời giải), rồi lên bảng thực hiện.
- HS1: lên bảng thực hiện phần a)
- HS1: lên bảng thực hiện phần b)
- HS1: lên bảng thực hiện phần c)
- HS khác nhận xét, bổ sung.
- GV: sửa sai, uốn nắn, chốt KT.
1 (câu 2)
C. Quả bóng bị biến dạng, đồng thời chuyển động của nó bị biến đổi.
2 (câu 3)
B.
3 (câu 4)
a, kilôgam trên mét khối.
b, niutơn.
c, kilôgam.
d, niutơn trên mát khối.
e, mét khối.
Dạng bài tập định lượng
Tóm tắt
Cho biết:
D = 2500 kg/m3 =2,5 g/cm3
a) m1 = 7,5tấn = 7500kg =7500000g 
b) m2 = 125 kg = 125000g 
c) m3 = 500 g 
Tính: a) V1=? V2=? V3=?
Giải
a) Thể tích của 7500000g đá là:
ADCT: D = m1/V1 => V1 = m1/D
Thay số: V1 = 7500000 : 2,5 
 = 3000000cm3
 ĐS: 3000000cm3.
b) Thể tích của 125000g đá là:
ADCT: D = m2/V2 => V2 = m2/D
 Thay số: V2 = 125000 : 2,5 
 = 50000cm3.
 ĐS: 50000cm3.
c) Thể tích của 500g đá là:
ADCT: D = m3/V3 => V3 = m3/D
 Thay số: V3 = 500 : 2,5 = 200 cm3
 ĐS: 200 cm3
* Tổng kết, hướng dẫn về nhà (4 phút) 
- GV khắc sâu các kiến thức giờ ôn tập. 
- Giáo viên tổng kết lại toàn bộ kiến thức phấn học kì I.
- Nhắc nhở học sinh những kiến thức chính để học. 
+ Yêu cầu học sinh về nhà học bài, làm các bài tập trong SBT, chuẩn bị chu đáo cho bài KT học kỳ I
Tiết 18 - KIỂM TRA HỌC KÌ I
(Thi theo đề của phòng GD&ĐT)
I – MỤC TIÊU
1. Kiến thức
2. Kĩ năng
3. Thái độ 
Cẩn thận, chính xác, tinh thần hợp tác nhóm. 
II – ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
III – PHƯƠNG PHÁP 
Thực nghiệm; Nêu vấn đề; Phát vấn; Làm việc theo nhóm.
IV – TỔ CHỨC GIỜ HỌC
* Ổn định (1ph) Sĩ số:
ĐỀ THI KHẢO SÁT CHẤT LƯỢNG HỌC KỲ I
Năm học 2010 - 2011
Môn: Vật lí
A - MA TRẬN ĐỀ
Các chủ đề
Biết
Hiểu
Vận dụng
Tổng điểm
KQ
TL
KQ
TL
KQ
TL
Đo độ dài
C1,2
0,5 
2 câu
0,5 điểm
Đo thể tích
C3
0,5
C7
2,0
 2 câu
2,5 điểm
Hai lực cân bằng
C4
0,5
C8
 1
2 câu
1,5 điểm
Kết quả t/d của lực
C5
0,5
1 câu
0,5 điểm
Trọng lực
 C6c
0,25
1câu
0,25 điểm
Lực kế. Phép đo lực. Trọng lượng và khối lượng
 C6a
0,5
C10b 
 1,5
2 câu
2,0 điểm
Khối lượng riêng. Trọng lượng riêng
C9
 1
C10a 
 1,5
2 câu
2,5 điểm
Máy cơ đơn giản
 C6b
0,25
1câu
0,25 điểm
Tổng
8 câu
3,5 điểm
3 câu
3,5 điểm
 2 câu
3 điểm
13 câu
10 điểm
B- ĐỀ BÀI
Phần I - Trắc nghiệm khách quan.(3 điểm) 
*/ Khoanh tròn vào chữ cái đứng trước phương án đúng cho các câu sau: 
 (từ câu 1 ->câu 5).
Câu 1: Giới hạn đo của thước là:
A. Độ dài giữa hai vạch chia liên tiếp trên thước.
B. Độ dài lớn nhất ghi trên thước.
C. Độ dài giữa hai vạch trên thước.
D. Độ dài của thước đó.
Câu 2: Đơn vị đo độ dài được ký hiệu:
A. m	B. N	 C. Kg 	D. Kg/m3	
Câu 3: Có thể dùng bình chia độ hoặc bình tràn để đo được trức tiếp thể tích của vật nào dưới đây ?
A. Một gói bông.	B. Một hòn đá.
C. Một mẩu gỗ.	D. Một nắm cát. 
Câu 4: Hai lực nào sau đây là hai lực cân bằng ?
A. Hai lực ngược chiều.	
B. Hai lực cùng phương.
C. Hai lực tác dụng vào cùng một vật.	
D. Hai lực tác dụng vào cùng một vật mạnh như nhau có cùng phương nhưng ngược chiều.
Câu 5: Khi một quả bóng đập vào một bức tường thì lực mà bức tường tác dụng lên quả bóng sẽ gây ra kết quả gì ?
A. Chỉ làm biến đổi chuyển động của quả bóng.
B. Chỉ làm biến dạng quả bóng.
C. Vừa làm biến đổi chuyển động của quả bóng vừa làm biến dạng quả bóng.
D. Không có sự biến đổi nào sảy ra.
Câu 6: Điền từ thích hợp vào chỗ trống:
a. Người ta đo lực bằng.........................Đơn vị đo trọng lượng là.................................
b. Mặt phẳng nghiêng, đòn bẩy, ròng rọc gọi chung là.................................................
c. Trái đất tác dụng lực hút lên mọi vật, Lực này gọi là................................................
Phần II - Tự luận (7 điểm)
Câu 7 (2 điểm): Người ta muốn chứa 20 lít nước bằng các can nhỏ có nghi 1,5 lít. 
	a) Số ghi trên can có ý nghĩa gì ?
	b) Phải dùng ít nhất bao nhiêu can ? 
Câu 8 (1 điểm): Lấy một ví dụ về hai lực cân bằng ?
Câu 9 (1 điểm): Cho biết khối lượng riêng của sắt là 7800 kg/m3, của nhôm là 2700kg/m3. Em hãy cho biết trọng lượng riêng của sắt và của nhôm bằng bao nhiêu ?
Câu 10: 1500g nước được đựng trong một bình thủy tinh có khối lượng 1200g. Biết khối lượng riêng của nước là 1000kg/m3.
a. Tính thể tích của lượng nước nói trên.
b. Tính lực tối thiểu để nâng bình nước nói trên lên khỏi mặt đất. 
C- ĐÁP ÁN, BIỂU ĐIỂM
Phần I - Trắc nghiệm khách quan.(3 điểm) 
 (Từ câu 1 -> câu 5, mỗi ý đúng được 0,5 điểm)
Câu
1
2
3
4
5
Đáp án
A
C
B
D
C
Điểm
0,25
0,25
0,5
0,5
0,5
Câu 6: 
a. (0,5 điểm) lực kế; Niutơn.
b. (0,25 điểm) máy cơ đơn giản.
c. (0,25 điểm) trọng lực.
Câu 7: ( 2 điểm )
a) GHĐ của can.(1 điểm ).
b) Tối thiểu là 14 can.(1 điểm )
Câu 8: ( 1,0 điểm ) 
- HS Lấy được thí dụ đúng về hai lực cân bằng.
Câu 9: ( 1,0 điểm ) 
Trọng lượng riêng của sắt là 78000N/m3; của nhôm là 27000N/m3.
Câu 10: 
Cho biết:
Giải
m1 = 1500g = 1,5kg
m2 = 1200g = 1,2kg
 D1 = 1000kg/m3
Tính: v1
 Lực nâng
 a.(1,5 điểm) Áp dụng công thức 
 b.(1,5 điểm) Khối lượng tổng cộng của cả nước và bình là:
 m = m1 + m2 = 1,5 + 1,2 = 2,7kg 
 Trọng lượng của bình nước là: 27 N. 
 Lực nâng tối thiểu bằng trọng lượng của bình nước là 27 N 
*) THU BÀI, NHẬN XÉT GIỜ KT:
........
*) HƯỚNG DẪN VỀ NHÀ
Về nhà ôn lại bài máy cơ đơn giản, mặt phẳng nghiêng và đọc trước Bài 15 - Đòn bẩy

Tài liệu đính kèm:

  • docGA VLÍ HKI (đã sửa).doc