Giáo án môn Sử 8 - Bài 15 đến bài 20

Giáo án môn Sử 8 - Bài 15 đến bài 20

Bài 15:

Tiết : 23

Cách mạng tháng mười nga năm 1917

và cuộc đấu tranh bảo vệ cách mạng

( 1917- 1921 ).

A. Mục tiêu bài học:

1. Kiến thức: Thông qua bài học giúp HS nắm được

- Những nét chính của tình hình nước Nga đầu TK XX; Hiểu được vì sao ở các nước Nga năm 1917 lại có 2 cuộc CM: CM Tháng hai và CM tháng mười.

- Những nét DB chính của CM tháng mười Nga 1917.

* Kiến thức: nét chính của tình hình nước Nga đầu TK XX

2. Tư tưởng:

- Bồi dưỡng cho HS nhận thức đúng đắn về tổ chức CM đối với cuộc CM XHCN đầu tiên trên thế giới.

- Giáo dục cho HS thấy được tinh thần đấu tranh và lao động cuả nd Xô Viết.

3. Kỹ năng:

- Biết sử dụng bản đồ thế giới để xác định vị trí nước Nga trước CM.

- Biết sử dụng khai thác tranh ảnh, tư liệu lịch sử để rút ra nhận xét của mình.

 

doc 57 trang Người đăng thu10 Lượt xem 815Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án môn Sử 8 - Bài 15 đến bài 20", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Lịch sử thế giới hiện đại.
( Phần từ năm 1917 đến năm 1945 ).
Chương I:
Cách mạng tháng mười Nga năm 1917 và công cuộc 
xây dựng CNXH ở Liên Xô ( 1921- 1941 ).
Ngày soạn: 
Ngày giảng:
Bài 15:
Tiết : 23
Cách mạng tháng mười nga năm 1917
và cuộc đấu tranh bảo vệ cách mạng
( 1917- 1921 ).
A. Mục tiêu bài học:
1. Kiến thức: Thông qua bài học giúp HS nắm được
- Những nét chính của tình hình nước Nga đầu TK XX; Hiểu được vì sao ở các nước Nga năm 1917 lại có 2 cuộc CM: CM Tháng hai và CM tháng mười.
- Những nét DB chính của CM tháng mười Nga 1917.
* Kiến thức: nét chính của tình hình nước Nga đầu TK XX
2. Tư tưởng:
- Bồi dưỡng cho HS nhận thức đúng đắn về tổ chức CM đối với cuộc CM XHCN đầu tiên trên thế giới.
- Giáo dục cho HS thấy được tinh thần đấu tranh và lao động cuả nd Xô Viết.
3. Kỹ năng:
- Biết sử dụng bản đồ thế giới để xác định vị trí nước Nga trước CM.
- Biết sử dụng khai thác tranh ảnh, tư liệu lịch sử để rút ra nhận xét của mình.
B. Chuẩn bị:
1. Thầy:
- Bản đồ nước Nga ( hoặc bản đồ Châu âu ) trước chiến tranh thế giới thứ 1.
- Tranh ảnh nước Nga trước và trong CM tháng mười Nga.
- Tư liệu lịch sử nói về CM tháng 10 Nga và Lê-Nin.
 2. Trò:
C. Tiến trình dạy và học:
1. Kiểm tra sĩ số:
2. Kiểm tra bài cũ: Không.
3. Bài mới:
* giới thiệu bài:
“ Từ trong lòng cuộc chiến tranh thế giới thứ nhất, cuộc CM tháng 10 Nga năm 1917 đã bùng nổ và giành thắng lợi, mở ra thời đại mới trong lịch sử XH loài người – Thời kì lịch sử thế giới hiện đại. Hôm nay chúng ta cùng tìm hiểu sự kiện lịch sử trọng đại này ”.
4. Tiến trình tổ chức các hoạt động trên lớp:
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung cần đạt
Tiết học của bài này chúng ta cùng nhau tìm hiểu và lí giải tại sao năm 1917 ở nước Nga lại diễn ra hai cuộc CM: CM tháng hai và CM Tháng Mười.
- GV dùng bản đồ ĐQ Nga: giới thiệu khái quát nước Nga đầu TK XX: 
( Đế quốc Nga với lãnh thổ rộng lớn nhất thế giới, nhưng nền kinh tế nói chung vẫn trì trệ vì bị CĐ Nga Hoàng kìm hãm ).
? Sau cuộc CM DC TS 1905- 1907, Nước Nga có gì thay đổi.
( Sau thất bại của cuộc CM DCTS 
1905- 1907 , nước Nga vẫn là nước CĐPK ( ĐQ quân chủ chuyên chế ) đứng đầu là Nga Hoàng Ni- cô- Lai II. CĐ Nga Hoàng thống trị nhân dân 1 cách tàn bạo, ruộng đất vẫn nằm trong tay địa chủ và phú nông ).
? Khi chiến tranh thế giới thứ nhất bùng nổ ( 1914 ) vì quyền lợi của mình, chính phủ Nga Hoàng đã đứng về phe hiệp ước tham gia cuộc chiến.
+ Nga Hoàng đã đẩy DT Nga vào cuộc chiến tranhđế quốc ( chiến tranh thế giới thứ nhất )gây nên những hậu quả nghiêm trọng cho đất nước.
+ Kinh tế suy sụp.
+ Quân đội thiếu vũ khí, lương thực, nước Nga bị thua trận và mất đất ....
- GV cho HS quan sát H 52 ( sgk- 76 ): Những người nông dân Nga đầu TK XX.
? Em có nhận xét gì về bức tranh hình 52.
( Quan sát H 52 ( sgk ) cho chúng ta thấy phương tiện canh tác của nông dân Nga rất lạc hậu ( họ phải sử dụng sức kéo của mình để thay trâu, bò, máy móc ). Phần lớn phụ nữ phải làm việc ngoài đồng vì nam giới phải ra trận ).
? Đời sống của các tầng lớp nd Nga trước CM tháng 10 - 1917 như thế nào.
( Bấy giờ, đời sống của các tầng lớp nd, đặc biệt và nông dân, công nhân Nga và hơn 100 DT trong ĐQ Nga sống rất khổ cực: Nông dân không có ruộng đất để cày cấy vì ruộng đất vẫn nằm trong tay địa chủ và phú nông ( 2/3 ruộng đất trong nước nằm trong tay địa chủ, quí tộc, và nhà thờ, 30 nghìn đại địa chủ chiếm tới 70 triệu Đề – xia – tin ( 1 Đề –xia – tin = 1, 09 héc ta ) ruộng đất, nghĩa là = số ruộng đất của 10,5 triệu nông nô. Nga Hoàng là địa chủ lớn nhất, chỉ riêng ra đình và họ hàng của Nga Hoàng, đã chiếm tới 7 triệu Đề – xia – tin ruộng đất 
-> Bọn địa chủ bóc lột nd hết sức nặng nề và tàn bạo, nhất là CĐ lao dịch. Trình độ sx nông nghiệp hết sức lạc hậu, lao động thủ công là chủ yếu, năng suất thấp kém, nạn mất mùa đói kém thường xuyên xảy ra ở các vùng ).
- GV phân nhóm hs thảo luận:
? Em có nhận xét gì về tình hình nước Nga đầu TK XX.
( Là nước ĐQ quân chủ chuyên chế lạc hậu về kinh tế, bảo thủ về chính trị do Nga Hoàng Ni- cô- Lai II đứng đầu tích cực tham gia chiến tranh ĐQ, đàn áp nhân dân, ngày càng bất cực không còn khả năng thống trị được nữa ).
? Sự lạc hậu, bảo thủ của nước Nga => sự xuất hiện những mâu thuẫn nào trong nước Nga.
-> Với sự xuất hiện và tồn tại nhiều mâu thuẫn ngày càng trở nên vô cùng gay gắt => Nước Nga đã trở thành nước yếu nhất trong sợi dây truyền CNĐQ. Tạo điều kiện cho CM bùng nổ và thắng lợi.
- GV trích đọc đoạn chữ in nghiêng ( sgk- 76 ) + Tư liệu tham khảo (sgv – 164 ).
- HS đọc thầm mục 2 ( sgk- 76- 77 ).
? Với tình hình nước Nga ở đầu TK XX, đặt ra cho CM tháng 2 ( 1917 ) có nhiệm vụ gì.
- Nhiệm vụ của cuộc CM này là đánh đổ CĐPK quân chủ ( Do Nga Hoàng Ni- Cô- Lai II đứng đầu ) thực hiện cải cách dân chủ, đem lại quyền tự do, dân chủ cho nhân dân.
- GV trình bày DB cuộc CM tháng hai: “ từ đầu -> tướng tá của Nga Hoàng ” ( sgk- 76)
? Cách mạng tháng hai do lực lượng nào lãnh đạo.
( G/ c VS lãnh đạo - Đảng Bôn Sê - Vích Nga ).
- GV giải thích: Bôn- Sê- Vích ( Phái ), những người theo trào lưu Mác- Xít trong phong trào XH DC Nga, hình thành năm 1903, đứng đầu là Lê - Nin, họ chiếm đa số trong đảng.
? Động lực chính của CM Tháng hai là gì.
( Là liên minh công – nông – binh lính )
Khác với các cuộc CM TS thời Cận Đại ở Phương tây, động lực chính chủ yếu là nông dân.
? Kết quả mà CM tháng hai đã đem lại là gì.
? Cho biết tình hình nước Nga sau cuộc CM Tháng Hai.
+ Phong trào CM tiếp tục diễn ra trong cả nước khắp nơi quần chúng nổi dậy bầu ra các Xô Viết ( Nghĩa là uỷ ban ) bao gồm đại biểu công nhân, nông dân và binh lính.
+ Cùng trong đó, g/c TS cũng thành lập chính phủ lâm thời gồm đại biểu TS và địa chủ TS hoá.
? Theo em, cuộc CM tháng hai 1917 mang tính chất gì.
? Vì sao CMDC TS tháng 2 – 1917 được coi là cuộc CM dân chủ kiểu mới.
- GV sử dụng H 53 ( sgk – 77 ) + phân tích:
Vì sao g/c công nhân Nga dưới sự lãnh đạo của đảng Bôn- sê- vích đóng vai trò là động lực chủ yếu quyết định thắng lợi của CM, hướng tới mục tiêu lật đổ chế độ PK chuyên chế, đem lại quyền lợi cho ndân.
* GV kết luận:
+ CM Tháng 2 – 1917 đã lật đổ CĐ Nga Hoàng, quyền lực chuyển sang chính phủ lâm thời của g/c TS Nga và các Xô Viết của công nhân – nông dân- binh lính, thực hiện thành công 1 phần của nhiệm vụ CM TS -> chứng tỏ CM tháng hai chưa triệt để.
+ Nếu CM Nga 1905 – 1907 được coi là cuộc tổng diễn tập đầu tiên cho thắng lợi của CM tháng 10 Nga 1917 thì CM tháng 2 được coi là cuộc tổng diễn tập lần thứ 2 cho thắng lợi của CM Tháng 10 – 1917.
 Vậy tại sao ở Nga lại diễn ra 1 cuộc CM thứ hai: Đó là cuộc CM tháng 10. Cuộc CM này diễn ra như thế nào, kết quả thu được ra sao.
- HS đọc đoạn đầu ( sgk – 77 ).
? Sau CM Tháng hai, tình hình nước Nga có gì nổi bật.
CMDCTS Tháng 2 – 1917, tuy đã lật đổ CĐ Nga Hoàng, thực hiện thành công 1 phần của nhiệm vụ CMTS, song nước Nga lúc này lại diễn ra cục diện chính trị đặc biệt: 2 chính quyền song song tồn tại: Chính phủ lâm thời của g/c TS và các Xô Viết đại biểu công nhân - nông dân – binh lính.
+ Thực tế chính quyền rơi vào tay chính phủ lâm thời TS: Tiếp tục chính sách theo đuổi chiến tranh và đàn áp quần chúng.
+ Các tầng lớp nd phản đối mạnh mẽ chính sách của chính phủ lâm thời TS.
? Tình hình đó đặt ra yêu cầu gì cho CM Nga.
( Trong tình hình cục diện chính trị như vậy Lê- Nin và đảng Bôn- Sê- Vích buộc phải chuẩn bị kế hoạch tiếp tục làm CM, dùng vũ lực lật đổ chính quyền lâm thời, chấm dứt tình trạng 2 chính quyền song song tồn tại, thiết lập chính quyền hoàn toàn về tay các Xô- Viết ).
- GV phân tích: 
+ Công cuộc chuẩn bị kế hoạch tiếp tục của CM được tiến hành rất khẩn trương, hoàn tất.
+ Từ đầu tháng 10 Lê Nin từ nước ngoài trở về nước trực tiếp chỉ đạo CM.
+ Thành lập đội cận vệ đỏ - Đây là lực lượng chủ lực tiến hành CM.
+ Ban lãnh đạo cuộc khởi nghĩa thông qua quyết khởi nghĩa hết sức mau lẹ.
- GV dựa vào nội dung sgk+ H 54 ( Cuộc tấn công Cung Điện Mùa Đông ) để trình bày DB.
- Yêu cầu HS nắm được 2 sự kiện lớn:
+ 24/ 10 ( 6/ 11 ) quân khởi nghĩa chiếm được toàn bộ Pê- tơ- Rô- Grát và bao vây cung điện mùa đông.
+ Đêm 25/10 ( 7/11 ) Cung điện mùa đông bị chiếm. Các bộ trưởng chính phủ bị bắt, chính phủ lâm thời bị sụp đổ hoàn toàn.
? So với CM T 2, CM T 10 đã đem lại kết quả tiến bộ nào.
=> Đem lại chính quyền hoàn toàn về tay nhân dân.
? Cách mạng tháng 10 thắng lợi có ý nghĩa lịch sử như thế nào. 
1. Tình hình nước Nga trước CM.
- Là nước ĐQ PK bảo thủ về chính trị,lạc hậu về kinh tế.
- Nước Nga tồn tại nhiều mâu thuẫn gay gắt:
 ĐQ Nga mâu thuẫn với 
 các DT Nga.
 TS mâu thuẫn với VS
 PK mâu thuẫn với Nông dân.
=> Đòi hỏi phải giải quyết bằng 1 cuộc CM.
2. Cách mạng tháng hai năm 1917.
* Diễn Biến: ( sgk – 76 ).
* Kết quả:
+ Lật đổ chế độ quân chủ chuyên chế Nga Hoàng.
+ Thành lập 2 chính quyền song song tồn tại.
- Xô viết đại biểu công nhân, nông dân, binh lính.
- Chính phủ lâm thời.
* Tính chất: là cuộc CM DC TS kiểu mới.
3. Cách mạng tháng mười năm 1917.
* Công cuộc chuẩn bị CM của Lê Nin và đảng Bôn – Sê- Vích.
- Nhằm chấm dứt tình trạng 1 chính quyền song song tồn tại, thiết lập chính quyền Xô Viết.
* Diễn biến: ( sgk - 78 ).
* Kết quả: lật đổ chính phủ lâm thời TS thiết lập nhà nước VS.
* Tính chất – ý nghĩa: Là cuộc CMVS đầu tiên trên thế giới, đưa g/c VS lên nắm chính quyền, xây dựng XH mới: XHCN.
5. Sơ kết bài học:
 ? Tại sao ở nước Nga năm 1917 lại có 2 cuộc CM:
+ Để giải quyết mâu thuẫn gay gắt trong XH Nga đầu TK XX. Cuộc CM T 2- 1917 đã bùng nổ. Đây là cuộc CM DCTS kiểu mới đã lật đổ CĐ Nga Hoàng, song thành lập 2 chính quyền song song tồn tại -> chứng tỏ CM tháng 2 – 1917 chưa triệt để.
+ Yêu cầu chấm dứt tình trạng 2 chính quyền song song tồn tại ở 1 nước để thiết lập chính quyền thống nhất toàn quốc của các Xô Viết, đó là cuộc CM VS đầu tiên trên thế giới.
Bài tập 1: Hãy điền tiếp những mâu thuẫn ở nước Nga cuối TK XIX- Đầu TK XX vào chỗ chấm dưới đây:
 - Nông dân mâu thuẫn ........
- Công nhân ( VS ) mâu thuẫn ........
- Đế quốc Nga mâu thuẫn ...............
Bài tập 2: Những thông tin nào dưới đây là đúng:
Năm 1917, nước Nga tiến hành hai cuộc CM.
 CM dân chủ TS tháng hai lật đổ CĐ Nga Hoàng.
 CM XHCN Tháng 10 lật đổ chính phủ TS lâm thời.
 CM tháng 10 – 1917 là cuộc CM TS đầu tiên trên thế giới.
* Bổ sung kiến thức
...................................................................................................................................................
................... ... và học:
1. Kiểm tra sĩ số:
2. Kiểm tra bài cũ:
? Vì sao sau chiến tranh thế giới lần thứ nhất, phong trào ĐL DT ở Châu á lại phát triển mạnh mẽ.
? Nét nổi bật của phong trào này là gì.
3. Bài mới:
* Giới thiệu bài: 
Tiết học trước chúng ta đã hiểu được những nét chung về phong trào ĐLDT ở Châu á và những nét chính của phong trào độc lập DT ở Trung Quốc thời gian 1919 – 1939. Trong tiết học này, chúng ta sẽ tìm hiểu PT ĐLDT trong thời gian này ở ĐNA diễn ra như thế nào và sẽ đi sâu hơn ở 1 số nước đê thấy rõ điểm nổi bật của phong trào so với thời gian trước chiến tranh.
4. Tiến trình tổ chức các hoạt động lên lớp
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung cần đạt
GV sử dụng bản đồ ĐNA ( phóng to ) treo bảng – GV chỉ khu vực các nước ĐNA
 Yêu cầu HS quan sát , suy nghĩ trả lời
? Em hãy kể tên các nước ĐNA và xác định vị trí của các nước trên bản đồ.
- ĐNA gồm 11 nước: VN, Lào, Thái Lan Cam- pu- chia, In -đô -nê- xi -a, Phi- líp - pin, Ma- lai- xi- a, Bru – nây, Xin- ga-Po, Miến Điện, Đông- ti- mo,( vào thời điểm đầu TK XX gồm 10 nước ) 
Nhận xét ý kiếnà GV gợi mở thêm:Từ nước In - đô- nê-xi-a tách ra thành một quốc gia đó là Đông –ti-mo(Từ tháng 5 năm 2002).
-Trong 11 nước này thì 3 nước Đông dương: Là nước nửa thuộc địa, nửa PK của Pháp.
?Đầu thế kỉ XX các nước trong khu vực ĐNA trở thành thuộc địa của đế quốc thực dân nào
 (Giáo viên chỉ trên lược đồ)
+ In - đô - nê - xi –a: Thuộc địa của Hà Lan.
+ Miến điện, Bu- ru – nây, Xin – ga- po,
 Ma – lai – xi –a: Thuộc địa của Anh.
+ Phi - líp – pin: Thuộc địa của Tây ban Nha và sau đó là của Mĩ.
+ Thái Lan: là nước lệ thuộc vào các nước ĐQ.
?Tại sao trong các nước ĐNA chỉ có xiêm lại gữi được chủ quyền của mình.
GV: Cũng như các nước khác ở ĐNA thì Xiêm cũng bị thực dân phương tây nhòm ngó và lí do giai cấp tư sản xiêm có chính sách ngoại giao khôn khéo biết lợi dụng mâu thuẫn giưã Anh và pháp, vì vậy đã gữi được chue quyền của mình.Chính việc đó Xiêm đã trở thành nước đệm của anh và pháp xong thực chất xiêm lại bị lệ thuộc chặt chẽ vào Anh và pháp
- HS đọc 10 dòng đầu mục 1 ( sgk – 101 ).
? Nêu những nét chung nhất của các quốc gia ĐNA đầu TK XX.
Thái Lan là nước phụ thuộc nhiều mặt vào ĐQ.
? Thế nhưng phong trào CM ĐNA đầu TK XX phát triển như thế nào?
GVPT: Đây là nét điển hình của tầng lớp tri thức mới ở Châu á đầu TK XX, đều muốn hướng CM giải phóng DT theo con đường CMDC TS, duy tân tự cường theo gương Nhật Bản để có thể thoát khỏi ách thống trị của ĐQ Âu, Mĩ, như TQ, VN.
? Tại sao sau chiến tranh thế giới thứ 1, PT CM ở ĐNA phát triển mạnh.
- Bọn TD tăng cường áp bức, bóc lột để bù lấp vào những thiệt hại sau chiến tranh của chính quốc.Tư bản phát triển cần thuộc địa và thị trường mà ĐNA có vị trí chiến lược quạn trọng lại là mảnh đất giàu tài nguyên nên chủ nghĩa thực dân không bỏ qua.
Vậy từ khi bọn thực dân sang xâm lược và đô hộ thì phong trào cách mạng ĐNA có những nét mới nào -à
- HS đọc thầm đoạn: “ Bắt đầu từ . Hết ”
? Từ những năm 20 của TK XX trở đi, PT CM ĐNA có nét gì mới.
 ( HS thảo luận nhóm nhỏ )
- GV yêu cầu hs xác định vị trí những nước đã xuất hiện ĐCS trên bản đồ ĐNA.
VD: Đảng CS In đô nê xi a thành lập vào tháng 5/1920 .
- Các đảng cộng sản lần lượt thành lập vào năm 1930: Đảng CS VN tháng 2, Mã Lai và Xiêm tháng 4, Phi líp pin tháng11,ử Miến điện thành lập vào năm 1939.
sự thành lập các đảng cộng sản là kết quả của quá trình phát triển phong trào yêu nước kết hợp vứi phong trào công nhân, tiếp nhận và vận dụng học thuyết Mác lê nin vào hoàn cảnh cụ thể của các nước ĐNA.Đó cũng là hậu quả của cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới bát đầu từ năm 1929 làm cho mâu thuẫn giữa các dân tộc với chủ nghĩa đế quốc càng trở nên gay gắt.Giai cấp công nhân và nhân dân lao động cùng những người yêu nước hướng về Đảng cộng sản.Dưới sự lãnh đạo của Đảng cộng sản giai cấp công nhân và nhân dân lao động một số nước vùng dậy đấu tranh chống chủ nghĩa đế quốc, điển hình là những phong trào nào------à
? Em hãy nêu 1 số PT đấu tranh điển hình ở ĐNA trong những năm 20 và 30?
- GV nêu dẫn chứng ( sgk – 101 ): “ Dưới sự lãnh đạo của Đảng . Trấn áp ”.
- GV PT: 
đầu những năm 30 một số ĐCS được thành lập mở ra một thời kì mơí trong cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc.Riêng ở VNam, cuộc khởi nghĩa Yên Bái tháng 2/1930(Do VN quốc dân Đảng tổ chức 0 bị thất bại đã chấm dứt vai trò lãnh đạo cách mạng của giai cấp tư sản dân tộc đồng thời cao trào cách mạng giảI phóng dân tộc1930-1931, mà đỉnh cao là phong trào xô viết nghệ tĩnh, đã mở ra thời kì cách mạng VN đI theo sự lãnh đạo của giai cấp công nhân và chính Đảng Mác xít đó chính là ĐCS Đông Dương.
+ Trong cao trào CM này các “ xã bộ nông ” đã ra đời. Đây là chính quyền kiểu mới – chính quyền XViết cấp xã đã thành lập nhiều nơi ở Nghệ Tĩnh. Tuy chỉ tồn tại 4 – 5 tháng nhưng nó thực sự là chính quyền kiểu mới, chính quyền của dân, do dân vì dân, nó thực hiện nhiều chính sách mới trên những lĩnh vực chính trị, kinh tế, VH , XH.
? Các phong trào CM ở ĐNA thời kì này kết quả ra sao?
- Từ trong phong trào, ĐCS các nước đã ra đời lãnh đạo nd đấu tranh và thúc đẩy --à
? Sự thành lập ĐCS ở 1 loạt nước ĐNA có tác dụng ntn đối với sự phát triển của PT ĐT giải phóng dân tộc ở khu vực này.
( Đảng CS các nước đã lãnh đạo nd nước mình đứng lên đấu tranh giải phóng dân tộc, PT CM các nước này phát triển mạnh .
? Cùng với PT CM VS phát triển? Các nước ĐNA còn có loại hình PT nào khác.
? Em hãy cho biết những PT CM DC TS điển hình ở ĐNA và PT này có điểm gì mới.
- Trước đây chỉ xuất hiện những nhóm, phái hoặc các hội do các nhà yêu nước sáng lập.
- Lúc này đã xuất hiện các chính đảng có ảnh hưởng XH rộng lớn:
+ Đảng DT ở In đô nê xi a.
+ Phong trào Cha Kin ( Miến điện ).
+ PT chống DT Anh đòi tự trị ( Mã Lai ).
HS quan sát H 73 ( sgk 101): lãnh tụ tiêu biểu của CM giải phóng dân tộc Mã Lai 
GV: Giới thiệu về Ra man ( Kênh hình /147)
?Cho biết đường lối, chủ trương cứu nước của ra man là gì.
*Ra- man tham gia vào phong trào độc lập dân tộc ở Mã Lai chống thực dân Anh.Ông từng bước nắm giữ các chức vụ quan trọng trong Đảng của giai cấp tư sản Mã Lai. Năm 1951 trở thành người lãnh đạo phong trào độc lập dân tộc Mã Lai, từng bước giành thắng lợi, buộc thực dân Anh trao trả độc lập năm 1957.
HS đọc mục 2 ( Sgk – 102 )
? Phong trào CM giải phóng dân tộc ở ĐNA phát triển ntn.
 Phong trào ở Đông Dương phát triển---à
? Kể tên 1 số cuộc đấu tranh tiêu biểu của ND VN, Lào, Cam Pu chia.
+ ở Lào: Cuộc khởi nghĩa do Ong Kẹo và Com –Ma - Đam ( 1901 – 1930 ).
+ ở Cam Pu chia: PT yêu nước theo hướng DCTS do nhà sư A – Chu – Hem – Siêu đứng đầu
 ( 1930 – 1935 ).
+ ở VN: Từ khi đảng CS Đông dương ra đời, PT phát triển mạnh: PT Xô viết Nghệ Tĩnh 
( 30 – 31 ) ,PT DT DC ( 1936 – 1939 ) 
? Em có nhận xét gì về PT CM ở Đông dương 
 ( Thảo luận ).
+ Phong trào CM Đông dương phát triển sôi nổi, liên tục với nhiều hình thức phong phú.
+ Phong trào CM VS ( VN ).
+ Phong trào CM TS ( CPC ).
+ PT yêu nước ở VN, Lào, CPC. Điển hình nhất là PT CM VN, từ khi Đảng CS Đông dương ra đời, lãnh đạo, CM giải phóng dân tộc theo hướng CM VS.
? Phong trào CM ở các nước ĐNA hải đảo phát triển như thế nào.
ĐNA hải đảo bao gồm các nước: In đô nê xi a, Mã lai, Xin ga po, Bru nây.
? Phong trào độc lập ở In đô nê xi a diễn ra ntn.
Kết quả và ý nghĩa của nó.
GV giới thiệu: Xu-các-nô (Kênh hình/148)
Giáo viên thuật.
*Xu-các-nô tham gia hoạt động dân chủ ,yêu nước chống ách thống trị của Hà Lan.
Tháng 7-1927, ông cùng với một số tri thức TTS và tư sản dân tộc thành lập liên minh dân tộc In đô nê xi.đảng quốc dân In đô nê xi a đòi độc lập cho In đô nê xi a, không hợp tác với chính quyền thuộc địa và đoàn kết thống nhất trong phong trào giải phóng dân tộc /148
? Cho biết sự phát triển của PT CM ĐNA
 ( 1939 – 1940 ).
- Sau chiến tranh thế giới thứ 2 bùng nổ, CM ĐNA chưa giành được thắng lợi quyết định, từ năm 1940 trở đi, chủ yếu là chống Phát xít Nhật.
- GVPT: Sau khi chiến tranh thứ 2 bùng nổ, PX Nhật tràn vào đông dương, ND đông dương nói riêng, nd thế giới nói chung ra sức ngăn chặn CN PX, đang đe doạ an ninh loài người.
PX Nhật vào Lạng Sơn ( VN ) ngày 22/ 9 / 1940.
1. Tình hình chung:
** Tình hình các nước ĐNA đầu TK XX.
- Đầu TK XX hầu hết các nước ĐNA đều là thuộc địa(Trừ Thái Lan ).
- Sau thất bại của PT Cần Vương, tầng lớp trí thức muốn vận động CM theo hướng CM DC TS.
** Nguyên nhân PTCM ở ĐNA phát triển mạnh.
- Thực dân tăng cường áp bức bóc lột.
- ảnh hưởng của CM T10 Nga 1917.
** Nét mới củaPT CM ĐNA.
-- Giai cấp VS trưởng thành.
 Một loạt các đảng CS ra đời.
--Những PT điển hình.
+ Khởi nghĩa Xu- na- tơ - ra( In đô nê xi a ).
+ Xô viết Nghệ Tĩnh (VN ).
. Kết quả:
- Các PT đều bị đàn áp.
- PT CM VS phát triển.
** PT CM DC TS phát triển hơn đầu TK XX.
 **Xuất hiện các chính đảng có ảnh hưởng XH rộng lớn.
2. Phong trào độc lập dân tộc ở một số nước ĐNA.
- Phong trào đòi độc lập DT diễn ra sôi nổi, liên tục ở nhiều nước.
- ở Đông Dương:
 PT đấu tranh diễn ra sôi nổi, phong phú lôi cuốn đông đảo nd tham gia.
- PT CM ở ĐNA hải đảo.
lôi cuốn hàng triệu người tham gia.
Tiêu biểu là PT ở In- đô nê- xi- a.
 5. Sơ kết bài học: 
- Phong trào độc lập DT ĐNA trước và sau chiến tranh thế giới thứ 1 có nhiều nét nổi bật.
- Đến khi chiến tranh thế giới 2 bùng nổ, PT độc lập đấu tranh ĐNA chĩa mũi nhọn vào PX Nhật.
GV kết luận: 
Như vậy 2 phong trào tư sản và vô sản cùng tồn tại ở ĐNA có nhiều điểm khác biệt về ý thức hệ , về mục tiêu cuối cùng .nhưng đứng trứơc mục tiêu chung là độc lập dân tộc nên cả hai phong trào tồn tại song song, có lúc kết hợp với nhau, bởi lẽ đối với nhân dân ĐNA, kẻ thù lớn nhất là chủ nghĩa đế quốc.Điều đó tạo nên những tiền đề khách quan cho sự thành lập mặt trận dân tộc thống nhất trong giai đoạn sau.
Chiến tranh thế giới thứ hai bùng nổ đã đưa ĐNA bước sang giai đoạn mới như thế nàotìm hiểu những tiết sau.
 * Bổ sung kiến thức
...................................................................................................................................................
...................................................................................................................................................
...................................................................................................................................................
...................................................................................................................................................
********************************

Tài liệu đính kèm:

  • doc23-30LÞch sö thÕ giíi hiÖn da sua.doc