Giáo án môn Ngữ văn lớp 6 tiết 123: Cầu Long Biên – chứng nhân lịch sử

Giáo án môn Ngữ văn lớp 6 tiết 123: Cầu Long Biên – chứng nhân lịch sử

Tiết 123

CẦU LONG BIÊN – CHỨNG NHÂN LỊCH SỬ

A. Mục tiêu cần đạt :

 Giúp học sinh :

- Bước đầu nắm được khái niệm về “ Văn bản nhật dụng “ và ý nghĩa của việc học văn bản nhật dụng.

- Hiểu được ý nghĩa của văn bản. Từ đó nâng cao ý thức, tình cảm đối với các di tích lịch sử

- Thấy được vị trí và tác dụng của các yếu tố nghệ thuật đã tạo nên sức hấp dẫn của bài ký

B. Chuẩn bị :

- Học sinh : Sọan bài

- Giáo viên : Tích hợp với tập làm văn “ Ôn tập văn miêu tả , với Tiếng Việt các bài đã học .

C. Tiến trình họat động :

1. ổn định :

- Kiểm tra sĩ số .

2. Bài cũ :

 ? Hãy nêu đặc điểm các thể ký ? Kể tên các bài ký đã học .

3. Bài mới :

 * Giới thiệu bài : “ Cầu Long Biên – chứng nhân lịch sử” là một văn bản nhật dụng, cung cấp cho chúng ta một thông tin cần thiết hiện nay: đó là phải giữ gìn các di tích lịch sử . Các em sẽ tìm hiểu văn bản qua bài học hôm nay .

 

doc 7 trang Người đăng phuongnga36 Lượt xem 784Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Ngữ văn lớp 6 tiết 123: Cầu Long Biên – chứng nhân lịch sử", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày sọan : 10/04/2010
Ngày giảng : /04/2010
Tiết 123
CầU LONG BIÊN – CHứNG NHÂN LịCH Sử
A. Mục tiêu cần đạt : 
 Giúp học sinh : 
Bước đầu nắm được khái niệm về “ Văn bản nhật dụng “ và ý nghĩa của việc học văn bản nhật dụng.
Hiểu được ý nghĩa của văn bản. Từ đó nâng cao ý thức, tình cảm đối với các di tích lịch sử 
Thấy được vị trí và tác dụng của các yếu tố nghệ thuật đã tạo nên sức hấp dẫn của bài ký 
B. Chuẩn bị : 
Học sinh : Sọan bài 
Giáo viên : Tích hợp với tập làm văn “ Ôn tập văn miêu tả ‘, với Tiếng Việt các bài đã học . 
C. Tiến trình họat động : 
1. ổn định : 
Kiểm tra sĩ số . 
2. Bài cũ : 
 ? Hãy nêu đặc điểm các thể ký ? Kể tên các bài ký đã học . 
3. Bài mới : 
 * Giới thiệu bài : “ Cầu Long Biên – chứng nhân lịch sử” là một văn bản nhật dụng, cung cấp cho chúng ta một thông tin cần thiết hiện nay: đó là phải giữ gìn các di tích lịch sử . Các em sẽ tìm hiểu văn bản qua bài học hôm nay . 
 * Tiến trình bài học : 
Họat động của thầy và trò
Nội dung bài học
* Hoạt động 1
-Học sinh đọc mục chú thích phần dấu sao ? Thế nào là văn bản nhận dụng ? 
- Giáo viên giới thiệu đề tài mà văn bản nhật dụng thường đề cập đến : Thiên nhiên, môi trường, dân số, quyền trẻ em, các tệ nạn xã hội  
- Gv giới thiệu: đây là một bài báo, đăng trên báo Người Hà Nội. Có thể xếp vào thể loại kí: Hồi kí về một cây cầu nổi tiếng trên đất nước ta. Nhưng đây không phải là lịch sử cây cầu, xét về mặt chuyên môn, kĩ thuật, mà chỉ là những hiểu biết và hồi tưởng mang tính chất cá nhân của người viết về cây cầu nổi tiếng đã đi vào lịch sử dân tộc, gắn bó máu thịt với đời sống v/c và tinh thần của ND VN suốt một thế kỉ qua.
- Giáo viên giới thiệu cách đọc : Đọc rõ ràng chú ý đọc đúng các câu thơ . 
- Giáo viên đọc đọan 1 - Học sinh đọc hết văn bản . 
- Giáo viên hướng dẫn học sinh tìm hiểu nghĩa từ khó ở mục chú thích . 
? Bố cục văn bản chia làm mấy phần ? Nội dung từng phần ? 
+ Đọan 1 : Từ đầu đến “ Thủ đô Hà Nội” -> giới thiệu về Cầu Long Biên. 
+ Đọan 2 : Tiếp đến “ dẻo dai, vững chắc” -> cầu Long Biên qua các chặng đường lịch sử . 
+ Đọan 3 : Còn lại : => cầu Long biên trong hiện tại . 
? Trong đoạn văn tác giả đã dùng phương thức biểu đạt nào ?
-> Tự sự, miêu tả, biểu cảm.
* Hoạt động 2
- Hs đọc đoạn 1
? Đoạn văn cho em biết điều gì ?
? Cầu Long Biên được giới thiệu như thế nào ? 
? Hãy giải thích từ “ chứng nhân” ?
? Tại sao tác giả lại đặt nhan đề bài viết như vậy ? (câu hỏi 4.a)
? Biện pháp nghệ thuật nào đã được tác giả s/d ở đây ? Có tác dụng gì ?
-> Cách trình bày v/đ vừa ngắn gọn, k/q vừa đầy đủ, thuyết phục bước đầu đối với người đọc. H/ả nhân hoá trở thành nhan đề phù hợp với nội dung của bài viết.
- Hs chú ý đoạn 2
? Đoạn 2 cho em biết điều gì về cầu Long Biên ?
-> Cầu Long Biên qua những chặng đừng lịch sử -> Chứng nhân lịch sử.
? Cầu Long Biên được giới thiệu qua các giai đoạn lịch sử nào ?
- Hs chú ý từ "cầu Long Biên khi mới hình thành -> bị chết trong quá trình làm cầu".
? Em biết được những gì về cầu Long Biên qua đoạn văn "cầu Long Biên khi mới hình thành đến trong quá trình làm cầu” ? 
? Cầu Long Biên khi mới khánh thành mang tên là gì ? 
? Cái tên ấy có ý nghĩa gì ? 
-> Gợi nhắc một thời thực dân, nô lệ, áp bức, bất công.
? Em có nhận xét gì về quy mô và tính chất của cầu Long Biên ?
? Vì sao cây cầu này được xem là 1 thành tựu quan trọng của thời văn minh cầu sắt ?
-> Đây là cây cầu sắt hiện đại nhất, đồ sộ nhất Đông Dương lúc bấy giờ được các kĩ sư người Pháp thiết kế và là cây cầu duy nhất bắc qua sông Hồng. 
? Người Pháp xây dựng cầu nhằm mục đích gì ?
-> Dưới chế độ thuộc địa Phấp, động cơ xây dựng cầu không phải là dể mở mang khoa học, văn hoá cho ND ta, mà để tiện đường giao thông, để thực dân tư bản Pháp khai thác thuộc địa có hiệu quả, dàn ấp các cuộc khởi nghĩa của nhân dân.
? Tác giả còn cho người đọc biết điều gì về quá trình làm cầu ?
-> Cảnh ăn ở khổ cực của dân phu VN, cảnh đối xử tàn nhẫn của các ông chủ người Pháp.
? Vì sao cầu Long Biên là chứng nhân đau thương của người VN thuộc địa ?
? Tác giả đã s/d phương phức biểu đạt nào để nói về điều đó ? 
- Học sinh đọc lại đọan từ “ Năm 1945” đến “ dẻo dai, vững chắc” . 
? Năm 1945 cầu Đu-me được đổi tên là gì ? Điều đó có ý nghĩa gì ?
-> Việc đổi tên này có ý nghĩa rất quan trọng nó chứng tỏ ý thức chủ quyền, độc lập của nhân dân ta.
- Gv: Long Biên là tên một làng bên bờ bắc sông Hồng, nơi cầu bắc qua.
-> Đó là cây cầu thắng lợi của CM - 8, giành độc lập, tự do cho VN.
? Hãy nêu lên những cảnh vật và sự việc đã được ghi lại ?
? Tác giả đã tả lại cây cầu một cách cụ thể như thế nào ? Nhằm mục đích gì ?
-> Giúp người đọc hình dung tường tận hơn về cây cầu.
? Em có nhận xét gì về về cách diễn đạt của tác giả ?
? Ngoài ra t/g còn s/d biện pháp nghệ thuật nào ?
? Cảnh và sự việc đó cho ta biết điều gì về lịch sử ? 
? Việc trích dẫn bài thơ và lời của một bản nhạc trong đọan văn có tác dụng như thế nào trong việc làm nổi bật ý nghĩa của cầu Long Biên ? 
-> Nhấn mạnh thêm dấu ấn lịch sử của trung đoàn Thủ Đô với những ngày đầu của cuộc k/c chống Pháp và cuộc sống lao động hoà bình của nhân dân thủ đô. 
- Tất cả những điều đó vừa chân thực, vừa có t/d nâng cao ý nghĩa tư tưởng của bài văn : ở đây cái "tôi" đã hoà quyện với cái "ta"; tình cảm đối với quê hương đất nước, đối với di tích lịch sử của những thế hệ sau đã được tình cảm của bao thế hệ đàn anh nuôi dưỡng.
? Kỉ niệm cây cầu thời chống Mĩ được nhớ lại có gì giống và khác với thời chống Pháp ? 
- Gv cho hs so sánh, đối chiếu, liên tưởng.
-> Đoạn văn hồi tưởng cây cầu Long Biên thời chóng mĩ thật hùng tráng. Cây cầu trong mưa bom, bão đạn của giặc Mĩ, trong tiếng súng chống trả oanh liệt của quân và dân HN anh hùng, 12 ngày đêm tháng 12 năm 1972, đã trở thành con "Rồng lửa' vĩ đại thiêu cháy lũ giặc trời hung hiểm. Mấy nhịp cầu Long BIên đổ gục, bị thương tả tơi, trên sông nước cuần cuận sông Hồng vẫn hết sứa gồng mình lên, chiến đấu và chiến thắng.
- Với cầu LB, quân và dân thủ đô Hà Nội anh hùng đã viết bản anh hùng ca vẻ vang, chiến thắng lũ giặc trời B52 và F111 cánh cụp, cánh xoè của không lực Hoa Kì.
- Những h/ả rất cụ thể về cây cầu đã được miêu tả hoà với giọt nước mắt xúc động, nghẹn ngào của người viết, khi ấy từng được chứng kiến nhứng giờ khắc bi hùng đáng ghi vào lịch sử.
- So với kỉ niệm thời chống Pháp, kỉ niệm thời chống Mĩ dữ dội, ác liệt, hùng vĩ hơn, hoành tráng hơn, đau thưng và anh dũng. Nhưng tất cả đều gắn với cây cầu lịch sử.
- Gv nêu câu hỏi (c) phần 3
-> - Về ngôi kể: đoạn trước t/g dùng ngôi thứ 3 để kể, đoạn này t/g trực tiếp xưng tôi (ngôi thứ nhất) bộc lộ tình cảm, cảm xúc tha thiết với cây cầu .
- vể phương thức diến tả: Đoạn trước t/g chủ yếu dùng phương thức thuyết minh. Đoạn này dùng phương thức biểu cảm là chủ yếu.
- Về cách s/d từ ngữ: ở đoạn này t/g s/d các từ ngữ có sắc thái biểu cảm mạnh mẽ (DT, ĐT, TT) như: nhớ như in, trang trọng, nằm sâu trong trí óc, say mê ngắm nhìn, yêu thương, quyến rũ, khoa khát, bi thương, hùng tráng, nhói đau, oanh liệt, oai hùng, thân thương, tả tơi, ứa máu ...
-> Vì vậy, tình cảm của t/g bộc lộ rõ ràng và thiết tha hơn so với đoạn trên. 
- Hs đọc đoạn cuối
? Đoạn văn cho biết điều gì ?
? Trong sự nghiệp đổi mới chúng ta có thêm những cây cầu mới nào bắc qua sông Hồng ?
-> Cầu Thăng Long, cầu Chương Dương.
? Vậy cây cầu Long Biên lúc này như thế nào ? có ý nghĩa gì ? 
-> Nhân chứng cho thời kì đổi mới nhanh chóng của đất nước.
? Vì sao cầu Long Biên lại rút về vị trí khiêm nhường ?
? Câu văn gợi cho em suy nghĩ gì ?
? Vì sao nhịp cầu bằng thép của cầu Long Biên lại trở thành nhịp cầu vô hình nối những con tim ? 
-> qua cầu Long Biên, du khách hiểu hơn về lịch sử thủ đô và đất nước ta, họ sẽ gần gũi chúng ta => xoá dần khoảng cách.
-> cầu LB là chứng nhân cho ty của mọi người đối với VN; là nhịp cầu của hoà bình và thân thiện; là ty bền chặt trong tâm hồn t/g.
* Hoạt động 3
? Em cảm nhận được điều gì sâu sắc nhất từ văn bản này ?
 Tác giả đã truyền tới em tình cảm nào đối với cầu LB ?
? Em học tập được gì về sự sáng tạo lời văn trong vb này ?
- Học sinh đọc mục ghi nhớ . 
* Hoạt động 4
- Gv hướng dẫn hs về nhà làm . 
I. Giới thiệu chung 
1/ Khái niệm văn bản nhật dụng ( SGK ) 
2/ Tác phẩm
3/ Đọc và tìm hiểu chú thích .
 4/ Bố cục : 3 đọan . 
II. Đọc, hiểu văn bản
1/ Giới thiệu khái quát về Cầu Long Biên - chứng nhân lịch sử
- Bắc qua sông Hồng, khởi công xây dựng năm 1898, khánh thành 1902 . 
- Do kiến trúc sư nổi tiếng người Pháp ép-phen thiết kế.
- Hơn một thế kỷ qua cầu Long Biên là chứng nhân lịch sử . 
-> H/ả nhân hoá
2/ Cầu Long Biên chứng nhân lịch sử 
a) Cầu Long Biên thời Pháp thuộc.
- Mang tên toàn quyền Pháp “ Đu – me” . 
- Làm bằng sắt, dài 2290m, nặng 17 nghìn tấn .
- Là kết quả của cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất của thực dân Pháp .
- Được xây dựng bằng mồ hôi, xương máu của người Việt Nam.
->Phương pháp thuyết minh, miêu tả và biểu cảm -> khẳng định tính chất chứng nhân lịch sử của cầu . 
b) Cầu Long Biên từ cm 8/1945 đến nay.
- Cầu được đổi tên là : Long Biên ( tháng 8/1945) . 
-> ý thức chủ quyền, độc lập của nhân dân ta.
- Cầu Long Biên có tuyến đường sắt chạy qua
- Cầu bắc qua một bãi rộng: mía, ngô, vườn chuối về phía Gia Lâm.
- Mùa đông năm 1947 trung đoàn Thủ Đô rút khỏi HN 
- Những năm tháng chống Mĩ cứu nước cầu bị ném bom dữ dội nhiều lần, cầu rách nát giữa trời, những nhịp cầu tả tơi ứa máu.
- Nước lũ tràn về, cầu như chiếc võng đu đưa, vẫn dẻo dai, vững chắc. 
-> NT nhân hoá gắn liền với kể, tả và bộc lộ cảm xúc 
- S/d nhiều DT, ĐT, TT.
-> gợi lại giai đọan lịch sử ác liệt, đau thương và anh dũng của người dân thủ đô Hà Nội và của cả nước . 
3/ Cầu Long Biên trong hiện tại : 
- Rút về vị trí khiêm nhường. 
- Là nơi để du khách đến thăm . 
+ “Còn tôi, tôi cố gắng  đất nước Việt Nam”
- Tác giả : Bắc nhịp cầu vô hình -> Cây cầu sẽ sống lâu, trẻ lại với vai trò chứng nhân lịch sử.
* Ghi nhớ 	
4. Củng cố: 
 - Nêu nội dung, nghệ thụât đặc sắc của bài văn?
 - Tìm hiểu ở địa phương em, những di tích lịch sử nào có thể gọi là chứng nhân lịch sử địa phương? 
 5.Hướng dẫn về nhà: 
 - Đọc lại văn bản và học ghi nhớ.
 - Sưu tầm một số bức tranh về cầu Long Biên.
 - Chuẩn bị bài Viết đơn:
 + Đọc bài và soạn bài theo nội dung bài học ở SGK
 + Sưu tầm một số loại đơn có mẫu, không có mẫu.
 D. Rút kinh nghiệm :

Tài liệu đính kèm:

  • docNV 6 TIET 123 Cau Long Bien.doc