Giáo án môn Ngữ văn 9 - Tuần 25

Giáo án môn Ngữ văn 9 - Tuần 25

TUẦN 25

TIẾT 116

 -THANH HẢI-

I- Mục tiu cần đạt :

 Gip hs :

- Cảm nhận được những cảm xc của tc giả trước ma xun của thin nhin đất nước v kht vọng đẹp đẽ muốn lm “một ma xun nho nhỏ”dng hiến cho cuộc đời. Từ đĩ mở ra những suy nghĩ về ý nghĩa, gi trị cuộc sống của mỗi c nhn l sống cĩ ích, cĩ cống hiến cho cuộc đời chung.

- Rn luyện kĩ năng cảm thụ, phn tích hình ảnh thơ trong mạch vận động của tứ thơ.

II- Chuẩn bị :

 - GV : Chn dung Thanh Hải v tranh ma xun xứ Huế. - III- Tiến trình bi dạy:

1- KT bi cũ: Hình ảnh bao trm bi thơ Con cị l hình gì? Đọc những cu thơ viết về hìn ảnh bao trm đĩ.

2. Giới thiệu bi: Trong cơng cuộc xy dựng đất nước địi hỏi những con người mới biết cống hiến, biết hi sinh. Nh thơ Thanh Hải, một nh thơ cch mạng đ thấm nhuần quan điểm trn. V ơng đ nĩi ln tm sự, kht vọng được cống hiến cho ma xun của đất nước qua bi thơ “Ma xun nho nhỏ”. Hơm nay, chng ta tìm hiểu.

 

doc 18 trang Người đăng thu10 Lượt xem 768Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Ngữ văn 9 - Tuần 25", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 25	
TIẾT 116 
 -THANH HẢI-
I- Mục tiêu cần đạt :
 Giúp hs :
- Cảm nhận được những cảm xúc của tác giả trước mùa xuân của thiên nhiên đất nước và khát vọng đẹp đẽ muốn làm “một mùa xuân nho nhỏ”dâng hiến cho cuộc đời. Từ đó mở ra những suy nghĩ về ý nghĩa, giá trị cuộc sống của mỗi cá nhân là sống có ích, có cống hiến cho cuộc đời chung.
- Rèn luyện kĩ năng cảm thụ, phân tích hình ảnh thơ trong mạch vận động của tứ thơ.
II- Chuẩn bị : 
 - GV : Chân dung Thanh Hải và tranh mùa xuân xứ Huế. - III- Tiến trình bài dạy:
1- KT bài cũ: Hình ảnh bao trùm bài thơ Con cò là hình gì? Đọc những câu thơ viết về hìn ảnh bao trùm đó.
2. Giới thiệu bài: Trong công cuộc xây dựng đất nước đòi hỏi những con người mới biết cống hiến, biết hi sinh. Nhà thơ Thanh Hải, một nhà thơ cách mạng đã thấm nhuần quan điểm trên. Và ông đã nói lên tâm sự, khát vọng được cống hiến cho mùa xuân của đất nước qua bài thơ “Mùa xuân nho nhỏ”. Hôm nay, chúng ta tìm hiểu.
3. Tiến trình hoạt động
 Hoạt động của thầy & trò
 Nội dung 
Hoạt động 1*HS đọc chú thích (*)
H: Dựa vào phần tiểu dẫn cho biết đôi nét về tác giả?
H: Bài thơ được sáng tác vào năm nào? Trong hoàn cảnh nào?
*GV: Bài thơ được viết 11/1980 vào giữa mùa đông, ở xứ Huế mưa dầm gió bấc và cũng là lúc nhà thơ ốm nặng, nhưng khi đọc bài thơ ta thấy không hề gợn 1 nét buồn u ám của cuộc đời sắp tàn. Điều đó cho thấy cảm hứng sức xuân trong bài thơ không xuất phát từ ngoại cảnh bên ngoài mà xuất phát tự đáy lòng của tác giả.
Hoạt động 2
-Khổ 1,2,3: đọc nhịp nhanh, hối hả, phấn khởi
-Khổ 4,5,6 : giọng trầm lắng, tha thiết 
+ GV đọc 1 lần, HS đọc, GV nhận xét cách đọc của HS.
Lưu ý chú thích : 4 chú thích sgk.
I. Tìm hiểu chung: 
 1-Tác giả :
 2-Tác phẩm :
- Bài thơ viết vào tháng 11/1980, không bao lâu nhà thơ qua đời.
3. Đọc – tìm hiểu chú thích
H: Bài thơ viết theo thể thơ gì? Cách ngắt nhịp ra sao?
*GV: Mạch cảm xúc của bài thơ là đi từ mùa xuân của thiên nhiên, đất trời đến mùa xuân của đất nước, của cách mạng và cuối cùng là ước nguyện của nhà thơ.
H: Căn cứ vào mạch cảm xúc trên, em hãy cho biết bài thơ chia mấy đoạn? Nêu cảm hứng chính từng đoạn.
+ Khổ 1 : cảm xúc trước mùa xuân của thiên nhiên, đất trời.
+ Khổ 2,3 : cảm xúc về mùa xuân đất nước, cách mạng
+ Khổ 4,5 : suy nghĩ và ước nguyện của nhà thơ trước mùa xuân đất nước.
+ Khổ 6 : lời ngợi ca quê hương, đất nước qua điệu dân ca xứ Huế.
4. Thể thơ : ngũ ngôn, nhịp 3/2, 2/3.
5. Bố cục :4 đoạn
Hoạt động 3 : Phân tích 
H: Khổ 1, mùa xuân được dùng với ý nghĩa gì? 
(Gợi ý : Cảm hứng chính của khổ thơ là gì?)
H: Đọc bài thơ ta thấy tác giả tả mùa xuân ở đâu?(xứ Huế- quê hương của tác giả).
II- Tìm hiểu văn bản:
 1-Mùa xuân của thiên nhiên, đất trời (khổ 1)
H: Mở đầu, tác giả phác hoạ tín hiệu thiên nhiên mùa xuân là gì?
H: Tác giả có gọi tên loài hoa gì, mọc ở dòng sông nào không?
H: Tác giả miêu tả tín hiệu mùa xuân trên quê hương mình bằng nghệ thuật gì? Tác dụng của nghệ thuật đó?
Đ:-Nghệ thuật đảo ngữ , lẽ ra viết :
 Một bông hoa tím biếc
 Mọc giữa dòng sông xanh.
-Tác dụng : 
 + Làm cho hình ảnh, sự vật trở nên sống động như đang diễn ra trước mắt. Tưởng như bông hoa tím biếc kia đang từ từ, lộ ra, vươn lên, xoè nở trên mặt nước xanh sông xuân.
 + Nhằm khắc sâu ấn tượng về sức sống mùa xuân.
H: Tại sao nhà thơ không tô điểm cho bức tranh của mình bằng cành “hoa mai, hoa đào” mà lại chỉ đơn sơ có “bông hoa tím biếc”?(Đ:Vì màu tím là màu đặc trưng của xứ Huế.)
*GV: Thông thường “hoa mai, hoa đào”là dấu hiệu của mùa xuân miền Nam, miền Bắc. Còn “bông hoa tím biếc” là hình ảnh đặc trưng mùa xuân xứ Huế.
-Dòng sông xanh
-Bông hoa tím biếc.
H: Ngoài bông hoa tím biếc, tác giả còn phác hoạ thêm vào tuyệt tác của mình bằng hình ảnh nào nữa?
H: Aâm thanh của tiếng chim chiền chiện gợi cho ta cảm nhận điều gì về mùa xuân?
Đ:K. khí càng trở nên vui tươi, rộn ràng, ấm áp, náo nức.
*GV: Bài thơ viết vào tháng 11 dương lịch(tháng 10). Ở Trị-Thiên là mùa thu hoạch, chim hót vang khắp cánh đồng. Nhưng câu thơ không chỉ đơn giản thông báo về sự vật, mà thể hiện cảm xúc yêu đời, niềm vui trước mùa gặt.
H: Những hình ảnh chọn lọc trên, cho thấy mùa xuân ở xứ Huế ntn?
- Chim chiền chiện.
=> Nghệ thuật đảo ngữ cùng với hình ảnh chọn lọc, âm thanh vui tươi tạo nên cảnh mùa xuân rộn rã đầy sức sống.
H: Đến đây con người xuất hiện- chính là tác giả. Tác giả đã cảm nhận ntn trước cảnh trời đất vào xuân?
H: Tác giả hứng giọt gì : giọt âm thanh tiếng chim hay giọt mưa xuân?(Đ: Giọt âm thanh tiếng chim)
*GV : vì 2 d thơ này với 2 dòng thơ trước là liền mạch. Mà tiếng chim là hình ảnh đặc trưng mùa xuân xứ Huế.
- “Từng giọt long lanh rơi
 Tôi đưa tay tôi hứng”.
H: Thông qua động từ “hứng” tác giả đón nhận mùa xuân với thái độ ntn? (Gợi ý : Tại sao tác giả không dùng từ lấy, bắt  mà dùng từ hứng?)
=>Động từ “hứng”à tác giả đón nhận mùa xuân với thái độ nâng niu trân trọng.
*GV: Nếu giọt là âm thanh tiếng chim thì có sự chuyển đổi cảm giác. Đó là: tiếng chim từ chỗ là âm thanh (cảm nhận được bằng thính giác) chuyển thành từng giọt (cảm nhận được bằng thị giác), từng giọt ấy có màu sắc, hình dáng có thể cảm nhận bằng cả xúc giác (Tôi đưa tay tôi hứng).
H: Từ sự chuyển đổi cảm giác đó, cùng với thái độ nâng niu trân trọng mùa xuân, ta thấy nhà thơ đón nhận mùa xuân trong tâm trạng ntn?
=>Sự chuyển đổi cảm giác biểu hiện niềm say sưa, ngây ngất của nhà thơ trước vẻ đẹp mùa xuân.
*Chuyển ý : Từ mùa xuân của thiên nhiên, đất trời nhà thơ chuyển sang cảm nhận mùa xuân của đất nước.
*HS đọc khổ 2
H: Khi đất nước vào xuân, tác giả nhắc đến những ai?
H: Vì sao họ được quan tâm như vậy?
Đ: Vì họ là 2 lực lượng tiêu biểu nhất của đất nước, làm 2 nhiệm vụ quan trọng : xây dựng và bảo vệ đất nước.
 2-Mùa xuân của đất nước (khổ 2,3)
 - Người cầm súng, người ra đồngà 2 lực lượng chính của đất nước: Xây dựng và bảo vệ Tổ Quốcàhọ đem mùa xuân đến mọi nơi trên đất nước.
H: Hình ảnh người ra đồng, người cầm súng gợi cho ta nhớ lại hình ảnh những mùa xuân nào của đất nước?
H: Mùa xuân theo họ được thể hiện bằng những câu thơ nào?(Đ: Lộc giắt đầy quanh lưng... Lộc trải dài nương mạ).
H: Theo em, hình ảnh quen mà mới trong 2 câu thơ này là gì? Thể hiện trong điệp từ nào?
Đ: Điệp từ “lộc” không mới khi tả mùa xuân, nhưng ở đây mới khi lộc non lại gắn liền với người cầm súng, người ra đồng. Chính họ đã góp phần đem lại mùa xuân bình yên đến mọi miền đất nước.
H: Không khí vào xuân được tác giả miêu tả ntn? Bằng nghệ thuật gì? Tác dụng của nghệ thuật đó?
Đ: Điệp từ “tất cả” cùng với nghệ thuật so sánh tác giả miêu tả không khí mùa xuân rộn ràng, náo nức, hối hả.
H: Trong không khí hối hả, xôn xao ấy, hình ảnh đất nước hiện lên ntn?
H: Em có nhận xét gì về nghệ thuật của 2 câu thơ? Tác dụng của nghệ thuật đó.
*GV: Đất nước đã trải qua bao cuộc chiến tranh nhưng với sức sống bền bỉ cùng với khí thế vững vàng của dân tộc, tác giả đã mạnh dạn khẳng định đất nước như những vì sao luôn lấp lánh trên bầu trời tự do và ngày càng phát triển mạnh mẽ hơn.
 “Đất nước như vì sao
 Cứ đi lên phía trước”
=>So sánh “như vì sao” thể hiện sức sống bền bỉ, vững vàng của đất nước.
*HS đọc khổ 4
H: Trước mùa xuân của thiên nhiên, đất nước, nhà thơ ước nguyện điều gì?
H: Nghệ thuật được sử dụng trong lời tâm niệm của tác giả là gì? Tác dụng của nghệ thuật đó.
Đ:- Điệp từ “ta”, điệp ngữ “ta làm”
 - Tác dụng : ước nguyện cống hiến luôn thôi thúc, xôn xao mãi trong lòng tác giả.
 3-Tâm niệm của nhà thơ (khổ 4,5).
 con chim hót
 Ta làm cành hoa
 hoà ca
 nốt trầm
=>Điệp từ “ta”, điệp ngữ “ta làm” thể hiện khát vọng sống có ích, đem hương sắc, niềm vui tô điểm cho mùa xuân đất nước.
H: Vì sao, tác giả có sự chuyển đổi cách xưng hô (“tôi” chuyển sang xưng “ta”). Giữa 2 cách xưng hô này có gì giống và khác nhau?
Đ:-Giống : đều là ngôi thứ nhất chỉ mình.
 -Khác :
 +Xưng “tôi” vừa biểu hiện 1 cái tôi cụ thể rất riêng của tác giả vừa thể hiện sự nâng niu trân trọng của tác giả trước vẻ đẹp và sự sống của mùa xuân.
 +Xưng “ta” vừa số ít vừa số nhiều; vừa nói được niềm riêng của tác giả vừa diễn đạt cái chung của mọi người. Đó là tâm sự, ước nguyện của tác giả, nhưng cũng là của mọi người.
H: Vì sao nhà thơ ước nguyện làm con chim, cành hoa, hoà ca, nốt trầm? Em có nhận xét gì về ước nguyện của nhà thơ?( Ước nguyện đơn sơ, giản dị nhưng lại có ích cho đời).
*HS đọc khỗ 5
H: Không chỉ làm con chim, cành hoa, nốt nhạc mà tác giả còn ước nguyện làm điều gì?
H: Nhưng mùa xuân của tác giả có ồn ào náo nhiệt không?
Đ: Không, chỉ âm thầm lặng lẽ cống hiến, chẳng phô trương, không cần ai biết đến.
*GV: Thanh Hải quan niệm sống là để cống hiến, để phục vụ, không ồn ào khoe khoang mà âm thầm lặng lẽ muốn đem tài năng, sức lực “nho nhỏ” của riêng mình góp phần vào sự nghiệp đổi mới và đi lên của đất nước.
H: Điều đó thể hiện đức tính gì của Thanh Hải?(khiêm tốn)
H: vì sao Thanh Hải lấy tên bài thơ là “Mùa xuân nho nhỏ” và nhan đề đó có ý nghĩa ntn? (Bảng phụ)
 A-Đây là mùa xuân nhỏ nhất trong cuộc đời tác giả.
 B-Đây là mùa xuân của một vùng đất nhỏ của đất nước.
  ... ợc phần nào, ông cố chưa tin cái tin khủng khiếp ấy:“cất tiếng hỏi, giọng lạc hẳn đi.” Nhưng rồi những người tản cư kể quá rành rọt, và họ khẳng định “vừa dưới ấy lên”, làm ông không thể không tin được.
2- Nghệ thuật xây dựng nhân vật ông Hai
 *Những hành động :
 Miêu tả đúng các “phản ứng” bằng hành động của một nông dân hiền lành, chất phác và chưa đọc thạo chữ viết :
 - Khi muốn biết tin tức thì : “ông cứ đứng vờ vờ xem tranh ảnh chờ người khác đọc êòi nghe lõm.”
 - Khi nghe tin làng theo giặc thì : “Oâng Hai cúi gằm mặt xuống mà đi” , rồi “nắm chặt hai tay lại mà rít lên” : “Chúng bay ăn miếng cơm hay miếng gì vào mồm mà đi làm cai giống Việt gian bán nứơc để nhục nhả thế này.”
 - Khi nghe tin cải chính thì : “Oâng lão cứ múa tay lên mà khoe cái tin ấy với mọi người”.
*Tâm trạng: Miêu tả đúng tâm trạng của một nông dân yêu nước một cách hồn nhiên, trong sáng:
 -Khi nghe tin làng theo giặc thì bị dằn vặt, đau khổ : ba bốn hôm không bước ra ngoài, kể cả nhà bác Thứ. Nghe ngóng binh tình bên ngoài. Một đám túm lại cũng để ý 
 -Khi nghe tin cải chính thì : “Cái mặt buồn thỉu mọi ngày bỗng tươi vui, rạng rỡ hẳn lên”.
4- Đọc bài & sửa chữa 
*Ghi nhớ (sgk /T68)
Hoạt động 5 : Luyện tập 
 Đề :Suy nghĩ của em về truyện ngắn “Lặng lẽ Sa Pa” của Nguyễn Thành Long.
Hãy viết phần Mở bài & một đoạn phần thân bài.
 Mở bài :
 a-Mở bài trực tiếp : Truyện ngắn “Lặng lẽ Sa Pa” của Nguyễn Thành Long đã để lại cho em những suy nghĩ sâu sắc về những người làm việc âm thầm cho đất nước. Nhân vật anh thanh niên là nhà khoa học trẻ tuổi có tinh thần trách nhiệm cao trong công việc, là người có lối sống giản dị và rất tình người.
 b-Mở bài gián tiếp : Trong cuộc sống, có những âm thanh rất nhỏ, gần như lặng im nhưng lại đi rất xa và tạo nên âm vang. Có những người nói rất ít (nhất là nói về mình) lại được hiểu rất nhiều, rất sâu sắc. Nhân vật anh thanh niên trong truyện ngắn “Lặng lẽ Sa Pa” của Nguyễn Thành Long là một người như thế. Anh để lại cho những người gặp anh một ấn tượng tốt về anh.
II-Thân bài 
 Trong một cuộc gặp gỡ tình cờ giữa những người khách trên xe với anh thanh niên, qua lời kể của bác lái xe, nhà văn Nguyễn Thành Long đã cho ta thấy chân dung nhà khoa học trẻ. Anh thanh niên “làm công tác khí tượng kiêm vật lí đại cầu”, hai mươi bảy tuổi, công việc hằng ngày của anh là “đo gió, đo mưa, đo nắng, tính mây, đo chấn động mặt đất, dự báo trước thời tiết hằng ngày, phục vụ sản xuất, phục vụ chiến đấu”. Anh không phải là con người đặc biệt. Anh có dáng người nhỏ bé, nét mặt rạng rỡ, thậm chí tên của anh, tác giả cũng không giới thiệu. Hình như nhà văn muốn nói rằng : người như anh rất nhiều, ta gặp rất nhiều trong cuộc sống hằng ngày. Cuộc gặp ngắn ngủi, chưa đầy nửa tiếng thôi, mà hoạ sĩ và cô kĩ sư đã nhận ra vẻ đẹp cao quý ở anh, không phải qua lời lẽ, mà qua những cái gì toát lên từ con người anh, có lẽ từ chính công việc của anh.
4-Dặn dò : Học bài . Chuẩn bị “Luyện tập làm bài nghị luận về tác phẩm truyện”
TUẦN 26	Ngày dạy: 4,5/3
TẬP LÀM VĂN :
TIẾT 120, *
I- Mục tiêu cần đạt : Giúp HS :
- Củng cố tri thức về yêu cầu, về cách làm bài nghị luận về tác phẩm truyện (hoặc đoạn trích) đã học ở tiết trước.
- Qua hoạt động luyện tập cụ thể mà nắm vững, thành thạo thêm kĩ năng tìm ý, lập ý, kĩ năng viết 1 bài nghị luận về tác phẩm truyện (hoặc đoạn trích).
II- Chuẩn bị : - GV : bảng phụ ghi đoạn văn mẫu.
 - HS : Đọc lại văn bản “Chiếc lược ngà”, chuẩn bị bài.
III- Tiến trình bài dạy:
1. KT bài cũ : Dàn ý bài nghị luận tác phẩm truyện (hoặc đoạn trích) gồm mấy phần?
2. Giới thiệu bài: Ở tiết trước, ta đã tiến hành lập dàn ý. Tiết này, nhằm rèn luyện kĩ năng, và nắm vững kiến thức hơn, ta đi vào phần luyện tập.
3. Tiến trình hoạt động :
Hoạt động 1: Oân lại các bước làm bài nghị luận về tác phẩm truyện(hoặc đoạn trích)
a- H: Thế nào là bài nghị luận về tác phẩm truyện (hoặc đoạn trích)?
 Đ: Ghi nhớ (sgk /T63)
b- H:Những yêu cầu đối với bài nghị luận về tác phẩm truyện (hoặc đoạn trích) là gì ?
 Đ: Ghi nhớ (sgk /T63).
Hoạt động 2: Hãy lập dàn ý chi tiết cho đề bài sau :
 *Đề : Cảm nhận của em về đoạn trích truyện “Chiếc lược ngà” của Nguyễn Quang . A- Tìm hiểu đề :
H: Thuộc kiểu đề gì ?
Đ: Nghị luận về một đoạn trích tác phẩm truyện.
H: Nghị luận về vấn đề gì ?
Đ: Nhận xét, đánh giá về nội dung & nghệ thuật của đoạn trích truyện.
H: Hình thức nghị luận là gì? (Gợi ý: chú ý đến từ nào trong đề để định hướng phương hướng làm bài).
Đ: Nêu cảm nhận về đoạn trích truyện.
 B- Dàn ý chi tiết 
I. Mở bài :
 - Giới thiệu hoàn cảnh sáng tác “Chiếc lược ngà”.
 - Chuyển ý.
II. Thân bài :
 1. Nhân vật bé Thu
- Thái độ & tình cảm của bé trong hai ngày đầu : không nhận anh Sáu là cha : “Nghe gọi, con bé giật mình, tròn mắt nhìn. Nó ngơ ngác, lạ lùng.” “mặt nó bỗng tái đi, rồi vụt chạy và kêu thét lên “Má! Má!”.
- Thái độ và tình cảm của bé Thu trong hai ngày đêm tiếp theo : vẫn tỏ ra lạnh lùng, xa cách anh Sáu, nhất định không gọi tiếng “ba”. Với lối nói trổng, dù rơi vào tình thế nào đi chăng nữa “Cơm sôi rồi, chắt nước giùm cái!”. Vẫn cái tính ương ngạch : “Trong bữa cơm đó, anh Sáu gắp một cái trứng cá to vàng để vào chén nó. Nó liền lấy đãu xoi vào chén, để đó rồi bất thần hất cái trứng cá ra, cơm văng tung tóe cả mâm”. 
- Thái độ của bé Thu bị cha đánh, bé Thu dõi hờn bỏ về nhà ngoại. Lời giải thích của ngoại làm cho bé Thu lớn lên và trưởng thành. Sau khi biết rõ người đàn ông trở về không giống bức hình của cha, bé Thu “nằm im, lăn lộn và thỉnh thoảng thở dài như người lớn”. Những chi tiết này cho ta hiểu sự xúc động sâu xa và hối hận của bé Thu. Tiếng thở dài của bé Thu chứa đựng sự đau đớn, dày vò của một đứa trẻ ngây thơ là nạn nhân của cuộc chiến tranh cá liệt.
- Thái độ & hành động của bé Thu trong buổi chia tay : tình cha con cảm động, bất ngờ và cũng rất tự nhiên, con bé thét lên tiếng “ba”. Đấy là tiếng kêu đầy ắp yêu thương muốn níu giữ, muốn xin lỗi người cha và muốn đẩy cuộc chiến đi xa!
 TIẾT 2
 2. Nhân vật anh Sáu :
* Trong đợt nghỉ phép (lúc ở nhà)
 - Anh háo hức mong chờ gặp con gái của mình.
 - Anh Sáu đau khổ, hụt hẫng, buồn khi thấy đứa con sợ hãi và bỏ chạy : “Anh đứng sững lại đó, nhìn theo con, nỗi đau đớn khiến mặt anh sầm lại trông thật đáng thương và hai tay buông xuống như bị gãy”.
 - Tiếp theo là sự kiên nhẫn cảm hoá, vỗ về để đứa con nhận cha : “Suốt ngày anh chẳng đi đâu xa, lúc nào cũng vỗ về con Anh mong được tiếng “ba” của con bé, nhưng con bé chẳng bao giờ chịu gọi”.
 - Anh đã hi sinh tình gia đình, lo việc chiến đấu cho Tổ quốc thì những ngày ngắn ngũi hiếm hoi trong gia đình, anh nỗ lực vun đắp tình cha con đã lạnh lẽo trong xa cách nhiều năm chinh chiến. Anh biểu lộ tình yêu thương con bằng hành động gắp cho bé Thu cái trứng cá, nhưng nó bất thần hất ra. Tình thương con biến thành sự giận dữ : “Giận quá và không kịp suy nghĩ, anh vung tay đánh vào mông nó”. Điều đó cho thấy anh Sáu càng chờ đợi bao nhiêu thì càng thất vọng bấy nhiêu.
 - Đến phút chia tay, anh mang tâm trạng bất lực và buồn : “Anh muốn ôm con,  nhưng sợ nó giẫy lên và bỏ chạy.” “Anh nhìn với đôi mắt trìu mến lẫn buồn rầu”. Và câu chào con “khe khẽ”. 
 - Khi đứa con thét lên tiếng “ba” thì hạnh phúc đột đỉnh : Anh Sáu ôm con, lau nước mắt, rồi hôn lên mái tóc con : “Ba đi rồi ba về với con”.
* Sau đợt nghỉ phép (ở chiến khu)
 - Luôn mang trong tim tiếng gọi “ba” tha thiết của đứa con và lời dặn “Ba mua cho con một cây lược nghe ba!”
 - Say sưa, tỉ mỉ làm chiến lược ngà : “cưa từng chiếc răng lược, thận trọng, tỉ mỉ và cố công như người thợ bạc.”, trên có khắc dòng chữ : “Yêu nhớ tặng Thu con của ba”.
 - Trước khi trút hơi thở cuối cùng “hình như chỉ có tình cha con là không thể chết được” trong trái tim của nhân vật ông Sáu.
 C- Nhận xét, đánh giá
* Về nội dung :
 - “Phụ tử tình thâm” vốn là nét đẹp văn hoá trong đời sống tinh thần của người phương Đông nói chung, người Việt Nam nói riêng. Người ta cho rằng đó là một thứ tình cảm thiêng liêng, nó vừa là vô thức vừa là ý thức và thường ít khi bộc lộ ra 1 cách ồn áo, lộ liễu. Tuy nhiên, trong đoạn trích truyện “Chiếc lược ngà”, tác giả đã xây dựng được 1 tình huống truyện độc đáo, chỉ có trg chiến tranh và nhờ có tình huống này mà tình phụ tử được nén chặt để sau đó bùng nổ thành 1 cảm xúc nhân văn sâu sắc, cảm động. 
* Nghệ thuật :
 - Cốt truyện chặt chẽ, có những tình huống bất ngờ nhưng vì xảy ra trong hoàn cảnh thời chiến nên vẫn đàm bảo tính hợp lí trg vận động của cuộc sống thực tế.
 - Người kể ở ngôi thứ nhất, vừa là nhân chứng vừa là người tham gia vào 1 số sự việc của câu chuyện, do đó người kể đã chủ động điều chỉnh được nhịp điệu kể tạo ra sự hài hoà giữa các sự việc với các diễn biến về tâm trạng, các cung bậc về tình cảm của nhân vật.
 - Nhân vật sinh động, nhất là các biên thái tình cảm và hành động của nhân vật bé Thu.
 - Ngôn ngữ giản dị, mang đậm màu sắc Nam bộ.
III. Kết bài :
 - Nêu lên suy nghĩ của mình về 2 nhân vật (ông Sáu và bé Thu) : tình cảm cha con sâu nặng.
 - Chúng ta hãy cùng nhau xây dựng 1 đất nước hoà bình, tươi đẹp để không còn phải mất mát, đau thương trong chiến tranh./.

Tài liệu đính kèm:

  • docTuan 25.doc