Giáo án môn Ngữ văn 7 - Tuần 1 đến tuần 3

Giáo án môn Ngữ văn 7 - Tuần 1 đến tuần 3

Bài 1: VĂN BẢN

 CỔNG TRƯỜNG MỞ RA

 (Lý Lan)

I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT:

1- Kiến thức: Giúp HS cảm nhận và hiểu được những tình cảm thiêng liêng, đẹp đẽ của cha mẹ đối với con cái, thấy được ý nghĩa lớn lao của nhà trường đối với cuộc đời mỗi con người.

2-Kỹ năng: Đọc diễn cảm và kể tóm tắt được truyện.

3-Thái độ: Biết được sự quan tâm lo lắng của cha mẹ và yêu thích việc tới trường, tới lớp.

II.TIẾN TRÌNH

1: Ổn định lớp

2: Kiểm tra bài cũ

3: Giới thiệu bài mới Tuần

 

doc 33 trang Người đăng thu10 Lượt xem 768Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án môn Ngữ văn 7 - Tuần 1 đến tuần 3", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần: 	NGÀY SOẠN	Tiết: 	NGÀY DẠY
 Bài 1: VĂN BẢN 
	CỔNG TRƯỜNG MỞ RA
 (Lý Lan)
I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT: 
1- Kiến thức: Giúp HS cảm nhận và hiểu được những tình cảm thiêng liêng, đẹp đẽ của cha mẹ đối với con cái, thấy được ý nghĩa lớn lao của nhà trường đối với cuộc đời mỗi con người.
2-Kỹ năng: Đọc diễn cảm và kể tóm tắt được truyện.
3-Thái độ: Biết được sự quan tâm lo lắng của cha mẹ và yêu thích việc tới trường, tới lớp.
II.TIẾN TRÌNH
1: Ổn định lớp
2: Kiểm tra bài cũ
3: Giới thiệu bài mới
HOẠT ĐỘNG GV-HS
Hoạt động 1: Khởi động
( Kiểm tra bài cũ và giới thiệu bài mới)
Hoạt động 2: Tác giả, tác phẩm
Hoạt động 3: Đọc- Hiểu văn bản
H1. Theo dõi nội dung văn bản Cổng trường mở ra, Hãy cho biết bài văn này kể chuyện nhà trường, chuyện đứa con đến trường, hay biểu hiện tâm tư người mẹ?
H2. Nếu thế, nhân vật chính trong văn bản này là ai?
H3. Tự sự là kể người, kể việc. Biểu cảm là bộc lộ trực tiếp cảm nghĩ của con người. Vậy Cổng trường mở ra thuộc kiểu văn bản nào?
H4. Tâm tư của người mẹ được biểu hiện trong hai phần nội dung văn bản:
- Nỗi lòng yêu thương của mẹ.
- Cảm nghĩ của mẹ về vai trò của xã hội và nhà trường trong giáo dục trẻ em.
Em hãy xác định hai phần nội dung đó trên văn bản?
NỘI DUNG
I. Tác giả, tác phẩm
(SGK)
II. Đọc hiểu nội dung văn bản.
 1- Đọc văn bản
-3 HS nối nhau đọc hết một lần.
1- Biểu hiện tâm tư người mẹ.
2- Người mẹ.
3- Kiểu văn bản biểu cảm.
4- Từ đầu đến “ Thế giới mà mẹ vừa bước vào”.
- Phần còn lại. 
BS
Hoạt động 4: HĐ tìm hiểu chi tiết
H1. Theo dõi phần đầu văn bản và cho biết, người mẹ nghĩ đến con trong thời điểm nào?
H2. Thời điểm đó gợi cảm xúc gì trong tình cảm hai mẹ con?
H3. - Những chi tiết nào diễn tả cảm xúc vui sướng của con?
- Những chi tiết nào diễn tả nỗi mừng vui, hi vọng của mẹ?
H4. Theo em, vì sao người mẹ trằn trọc không ngủ được?
H5. Trong đêm không ngủ mẹ đã làm gì cho con?
H6. Em cảm nhận được tình mẫu tử nào thể hiện trong các cử chỉ đó?
H7. Trong đêm không ngủ, tâm trí mẹ đã sống lại kỉ niệm quá khứ nào?
H8. Khi nhớ những kỉ niệm ấy, lòng mẹ rạo rực những bâng khuâng xao xuyến.
- Hãy nhận xét cách dùng từ trong lời văn trên?
- Nêu tác dụng của cách dùng từ đó?
H9. Từ cảm xúc ấy, em hiểu tình cảm sâu đậm nào đang diễn ra trong lòng mẹ?
H10. Trong đêm không ngủ, người mẹ đã chăm sóc giấc ngủ của con, nhớ tới những kỉ niệm thân thương về bà ngoại và mái trường xưa.
- Tất cả đã cho em hình dung về một người mẹ như thế nào?
H1. Theo dõi phần cuối văn bản và cho biết : trong đêm không ngủ người mẹ đã nghĩ về điều gì .
H2.- Em nhận thấy ở nước ta, ngày khai trường có diễn ra như là ngày lễ của toàn xã hội không?
- Hãy miêu tả miệng quang cảnh ngày hội khai trường của trường em?
H3. Trong đoạn cuối văn bản xuất hiện tục ngữ Sai một ly đi một dặm. Em hiểu tục ngữ này có ý nghĩa gì khi gắn với sự nghiệp giáo dục?
H4. Câu nói của mẹ: Bước qua cánh cổng trường là một thế giới kì diệu sẽ mở ra.
Em hiểu câu nói đó như thế nào?
Em đã học qua lớp một, bây giờ em hiểu thế giới kì diệu đó là gì?
Hoạt động 5: Tổng kết
H1. Thâu tóm nội dung văn bản Cổng trường mở ra là đoạn văn nào?
H2. Theo em đoạn văn trên mẹ đã dành tình yêu và lòng tin ấy cho ai?
H3. Những kỉ niệm sâu sắc nào thức dạy trong em khi đọc văn bản Cổng trường mở ra cùng bức tranh minh hoạ trong sách giáo khoa?
H4. Em sẽ làm gì để đền đáp lại tình cảm của mẹ dành cho em?
Gọi đọc ghi nhớ SGK
2- Tìm hiểu văn bản
a- Nỗi lòng người mẹ.
1. Đêm trước ngày con vào lớp một.
2. Hồi hộp, sung sướng, hi vọng.
3. – Niềm vui háo hức giấc ngủ như đến dễ dàng như uống một ly sữa.
- Hôm nay mẹ không tập trung được mẹ tin đứa con của mẹ.
4 - Mừng vì con đã lớn.
- Hi vọng những điều tốt đẹp sẽ đến với con.
- Thương yêu con luôn nghĩ về con
5. Đắp mền, buông mùng, lượm đồ chơi, nhìn con ngủ, xem lại những thứ đã chuẩn bị cho con
6.- Một lòng vì con.
- Lấy giấc ngủ của con làm niềm vui cho mẹ.
- Đức hi sinh thầm lặng của mẹ.
7.- Nhớ lại ngày bà ngoại dắt mẹ vào lớp một.
- Nhớ tâm trạng hồi hộp trước cổng trường
8- Dùng từ láy liên tiếp ( rạo rực, bâng khuâng, xao xuyến).
- Gợi tả cảm xúc phức tạp trong lòng mẹ: vui, nhớ, thương.
9.- Nhớ thương bà ngoại.
- Nhớ thương mái trường xưa.
10.- Vô cùng nhớ thương người thân.
- Yêu quý, biết ơn trường học.
- Sẵn sàng hi sinh vì sự tiến bộ của con.
- Tin tưởng ở tương lai con cái.
- Hồi hộp, sung sướng, hi vọng.
- Mừng vì con đã lớn.
- Hi vọng những điều tốt đẹp sẽ đến với con.
- Thương yêu con luôn nghĩ về con
 b. Cảm nghĩ của mẹ về giáo dục trong nhà trường.
1.- Về ngày hội khai trường. 
- Về ảnh hưởng của giáo dục đối với trẻ em.
2- Ngày khai trường của nước ta là ngày lễ của toàn xã hội.
- Ngày hội ở trường em( cảnh sân trường, thầy và trò, các đại biểu, tiếng trống trường) 
3. Không được sai lầm trong giáo dục vì giáo dục quyết định tương lai của một đất nước.
4. Thảo luận nhóm
- Khẳng định vai trò to lớn của của nhà trường đối với con người.
- Tin tưởng ở sự nghiệp giáo dục.
- Khích lệ con đến trường học tập.
- Những điều kì diệu mang đến cho em về : tri thức, tình cảm, tư tưởng, đạo lý, tình bạn, tình thầy trò
- Khẳng định vai trò to lớn của của nhà trường đối với con người.
- Tin tưởng ở sự nghiệp giáo dục
III. Tổng kết
1.- Đoạn cuối cùng : Đêm nay mẹ không ngủ được. Ngày mai là ngày khai trường lớp Một của con. Mẹ sẽ đưa con đến trường, cầm tay con dắt qua cánh cổng, rồi buông tay mà nói : “ Đi đi con, hãy can đảm lên, thế giới này là của con , bước qua cánh cổng trường là một thế giới kì diệu sẽ mở ra”.
2.- HS thảo luận nhóm
Mẹ dành tình yêu và lòng tin cho con, cho nhà trường và cho xã hội tốt đẹp.
3- Nhớ về thời thơ ấu đến trường.
- Nhớ lớp học, bạn bè, thầy cô giáo.
- Nhớ tới sự chăm sóc ân cần của mẹ. 
- HS tự bộc lộ
Đọc ghi nhớ SGK
-HS phát biểu
4: Củng cố 
-Hãy kể lại một kỷ niệm đáng nhớ nhất trong ngày khai trường đầu tiên của mình?
5: Dặn dò: 
Học bài và soạn bài Mẹ tôi.
******
Tuần: 	NGÀY SOẠN	
Tiết: 	NGÀY DẠY
 Bài 1: VĂN BẢN
MẸ TÔI
(Ét – môn- đô đơ A- mi-xi)
I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT.
1 -Kiến thức: - Giúp HS cảm nhận được tình cảm thiêng liêng sâu lặng của cha mẹ đối với con cái. Không được chà đạp lên tình cảm đó. Văn biểu cảm có thể dùng hình thức viết thư.
2-Kỹ năng: Đọc và kể diễn cảm. Cảm nhận và học tập lối viết văn bản bằng hình thức viết thư.
3-Thái độ: Biết yêu thương và kính trọng cha, mẹ. Không được vô lễ với cha mẹ.
II.TIẾN TRÌNH
1: Ổn định lớp
2: Kiểm tra bài cũ
 Nêu ý nghĩa của văn bản Cổng trường mở ra?
3: Giới thiệu bài mới
- Đã bao giờ em phạm lỗi với mẹ chưa? Đó là lỗi như thế nào? Sau khi phạm lỗi em đã suy nghĩ gì?
Trong cuộc đời của mỗi chúng ta, người mẹ có một vị trí và ý nghĩa hết sức lớn lao, thiêng liêng và cao cả. Nhưng không phải khi nào ta cũng ý thức hết được điều đó. Chỉ đến khi mắc những lỗi lầm, ta mới nhận ra tất cả. Bài Mẹ tôi sẽ cho ta một bài học như thế. 
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
BS
 Hoạt động 1: Khởi động
( Kiểm tra bài cũ và giới thiệu bài mới)
Hoạt động 2: Tác giả, tác phẩm
Hoạt động 3: Đọc- Hiểu văn bản
Hoạt động 4: HĐ đọc và tìm hiểu cấu trúc văn bản. 
Gọi 3 HS nối nhau đọc.
H1. Trong các phương thức sau, đâu là phương thức chính được dùng để tạo lập văn bản Mẹ tôi?
- Kể chuyện người mẹ.
- Kể chuyện người con.
- Biểu hiện tâm trạng của người cha.
H2. Nhân vật chính là ai? Vì sao em biết?
H3. Trong tâm trạng người cha có:
- Hình ảnh người mẹ.
- Những lời nhắn nhủ dành cho con.
- Thái độ dứt khoát của cha trước lỗi lầm của con.
Hãy xác định nội dung đó trên văn bản?
H4. Em xúc động nhất khi đọc đoạn văn nào? Vì sao?
I-ĐỌC -GTTK
1. Tác giả, tác phẩm 
2.đọc -gttk ( SGK)
II. Đọc hiểu văn bản.
1- Đọc văn bản
3 HS nối nhau đọc hết một lần.
1.- Biểu hiện tâm trạng của người cha là phương thức biểu đạt chính của văn bản Mẹ tôi.
2.- Người cha. Vì những lời lẽ trong văn bản là những lời nói tâm tình của người cha.
3- Từ đầu đến “ Sẽ là ngày con mất mẹ”
- Tiếp đến “chà đạp nên tình thương yêu đó”
- Phần còn lại.
4- HS tự bộc lộ
Hoạt động 5: HĐ tìm hiểu nội dung văn bản.
2- Tìm hiểu văn bản
H1. Hình ảnh người mẹ của En-ri-cô hiện nên qua các chi tiết nào trong văn bản Mẹ tôi?
H2. Em cảm nhận phẩm chất cao quý nào sáng nên từ những chi tiết đó?
H3. Phẩm chất đó được biểu hiện như thế nào ở mẹ em? Hoặc một người mẹ Việt Nam nào mà em biết?
H4. Trong những lời sau nay của cha En-ri-cô :
- Sự hỗn láo của con như là một nhát dao đâm vào tim bố vậy.
- Trong đời, con có thể trải qua những ngày buồi thảm, nhưng ngày buồn thảm nhất sẽ là ngày con mất mẹ.
Em đọc ở đó những cảm xúc nào của người cha ?
H5. Theo em, vì sao người cha cảm thấy Sự hỗn láo của con như là một nhát dao đâm vào tim bố vậy ?
H6. Nhát dao hỗn láo của con đã đâm vào trái tim yêu thương của cha. Nhưng theo em, nhát dao ấy có làm đau trái tim người mẹ không ?
H7. Nếu em là bạn của En-ri-cô thì em sẽ nói gì với bạn về việc này ? 
a. Hình ảnh người mẹ.
1.- Thức suốt đêm  có thể mất con sẵn sàng bỏ hết một năm hạnh phúc để cứu sống con 
2- Dành hết tình thương cho con.
- Quên mình vì con.
3.- HS tự bộc lộ và liên hệ.
4.- Hết sức đau lòng trước sự thiếu lễ độ của đứa con hư.
- Hết mực yêu quy, thương cảm mẹ của En-ri-cô.
5.- Vì cha vô cùng yêu quý mẹ.
- Vì cha vô cùng yêu quý con.
- Cha đã thất vọng vô cùng vì con hư, phản lại tình yêu thương của cha mẹ.
6.- Càng làm đau trái tim người mẹ.
- Trái tim người mẹ chỉ có chỗ cho tình thương yêu con, nên sẽ đau gấp bội phần.
- HS tự bộc lộ 
- Dành hết tình thương cho con.
- Quên mình vì con.
- Trái tim người mẹ chỉ có chỗ cho tình thương yêu con, nên sẽ đau gấp bội phần khi con cãi lời mẹ.
- Sẵn sàng tha thứ cho con nếu như con biết ăn năn sửa chữa.
H1. Hãy quan sát đoạn 2 trong văn bản, và cho biết :
Đâu là những lời khuyên sâu sắc của người cha đối với con mình?
H2. Lẽ ra “ Hình ảnh dịu dàng và hiền hậu của mẹ sẽ làm tâm hồn con ấm áp hạnh phúc”, nhưng vì sao cha lại nói với En-ri-c rằng “ hình ảnh dịu dàng và hiền hậu của mẹ sẽ làm tâm hồn con như bị khổ hình”?
H3. Em hiểu thế nào về tình cảm thiêng liêng trong lời nhắn nhủ sau đây của người cha:
Con hãy nhớ rằng, tình yêu thương kính trọng cha mẹ là tình cảm thiêng liêng hơn cả?
H4. Em hiểu thế nào về nỗi xấu hổ và nhục nhã trong lời khuyên sau đây của người cha:
Thật đáng xấu hổ nhục nhã cho kẻ nào chà đạp lên tình yêu thương đó. 
H5. Em hiểu gì về người cha từ những lời khuyên này? 
b. Những lời nhắn nhủ của người cha.
1- Dù có khôn lớn khoẻ mạnh thế nào đi chăn ... ơi đẹp. 
- Phong cảnh Huế mang vẻ đẹp êm dịu, trong sạch, hiền hoà.
- Lời nhắn nhủ chào mời thể hiện tình yêu và niềm tự hào dành cho xứ Huế tươi đẹp, hấp dẫn
- 1 HS đọc diễn cảm bài ca 3 
4. Bài ca 4:
- Ngôn từ, nhiệp điệu của dòng sau lặp và đảo lại dòng lời trước, tạo hai vế đối xứng. 
+ Gợi hình: Tạo không gian rộng lớn của cánh đồng lúa xanh tốt 
+ Gợi cảm: biểu hiện cảm xúc phấn chấn,yêu đời của người nông dân
- Gợi tả vẻ đẹp và sức sống thanh xuân đầy hứa hẹn của người thôn nữ
+ Vẻ đẹp cánh đồng quê 
+Vẻ đẹp con người nơi quê. 
- Yêu quý, tự hào về vẻ đẹp, sức sống của quê hương và con người. Tin tưởng vào cuộc sống tốt đẹp của làng quê. 
- Không bó hẹp . Vì bài ca mở rộng thêm tình yêu quê hương đất nước, con người ở mọi người, mọi quê hương. 
-Phép đảo, lặp và đối xứng ở hai dòng đầu gợi tả không gian rộng lớn của cánh đồng, biểu hiện cảm xuc hân hoan của lòng người. Hình ảnh so sánh gợi tả sức sống đầy hứa hẹn của người thôn nữ.
 -Biểu hiện tình cảm yêu quý, tự hào, lòng tin vào cuộc sống tốt đẹp nơi quê hương.
- 1 HS đọc diễn cảm bài ca 4
III. Tổng kết (Ghi nhớ: SGK)
- HS chọn một bài đã biét rồi trình bày.
IV- Luyện Tập
-Hs đọc diễn cảm
-BT1:Thể thơ lục bát, dễ biểu lộ cảm xúc 
nhất .
-Bài tập 2:Tình yêu quê hương, lòng tự hào phong cảnh quê hương , đất nước.
4. Củng cố:
	- Đọc 4 bài ca dao 
	- Tìm những bài ca dao cùng loại
5. Dặn dò:
	- Xem lại bài học 
	- Soạn bài “Từ láy” 
******
Tuần 	NGÀY SOẠN 
Tiết 	 	NGÀY DẠY
TỪ LÁY
I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT:
 	1- Kiến thức:- Giúp học sinh nắm được cấu tạo của hai loại từ láy: từ láy toàn bộ và từ láy bộ phận. Hiểu được cơ chế tạo nghĩa của từ láy Tiếng Việt.
	2 -Kỹ năng:- Biết vận dụng những hiểu biết về cấu tạo và cơ chế tạo nghĩa của từ láy để sử dụng tốt từ láy.
 3-Thái độ:-Có ý thức trong việc sử dụng từ láy.
II.TIẾN TRÌNH
 	1. Ổn định:
 	2. Kiểm tra: 
 	- Đọc và phân tích bài ca dao em tâm đắc về chủ đề “Tình yêu quê hương, đất nước, con người”	 	3. Bài mới: 
HOẠT ĐỘNG GV- HS
NỘI DUNG
BS
Hoạt động 1: Khởi động
( Kiểm tra bài cũ và giới thiệu bài mới)
Hoạt động 2: Hình thành kiến thức mới
H- Ở lớp 6, học sinh đã biết từ láy là một loại từ phức có sự láy lại về âm thanh. Có thể láy toàn bộ, có thể láy bộ phận. Hãy tìm ví dụ về hai loại từ láy đó?
- Đọc ví dụ SGK tr41
H- Từ in đậm nào là láy toàn bộ, láy bộ phận.Hãy phân tích?
H- Vì sao các từ “bật bật” , “thẳm thẳm” lại được viết là “bần bật”,“thăm thẳm”. 
H-Nó thuộc loại từ láy nào?
Điểm chốt: 
H- Từ láy được chia làm mấy loại? Là những loại nào? Thế nào là từ láy toàn bộ? Thế nào là từ láy bộ phận?
H- Tìm một số từ láy toàn bộ có sự biến đổi phụ âm cuối, thanh điệu?
H- Tìm một số từ láy bộ phận? 
H- Nghĩa của từ láy “ha hả”, “oa oa”, “tích tắc”, “gâu gâu” được tạo thành do đặc điểm gì về âm thanh? 
H- Nghĩa của từ láy đo đỏ, khe khẽ, ầm ầm, thăm thẳm như thế nào so với tiếng gốc? 
H- So sánh nghĩa của từ láy bộ phận và nghĩa của tiếng gốc:
 Mếu và mếu máo
 Xiêu và liêu xiêu
H- Nghĩa của từ láy so với nghĩa của tiếng gốc như thế nào?
Điểm chốt: 
H- Hãy cho biết nghĩa của từ láy? 
H- Các từ phức sau có phải là từ láy không? Vì sao? 
 Máu mủ, râu ria, tốt tươi, dẻo dai 
*Ap dụng làm BT
1-BT1
2-Điền từ 
3-Điền từ 
4-Đặt câu với mỗi tữ: nhỏ nhắn, nhã nhặn, nhỏ nhẹ, nhỏ nhen, nhỏ nhoi.
I- Các loại từ láy:
 Ví dụ về từ láy
- Láy toàn bộ: xanh xanh, đo đỏ, tim tím  
- Láy bộ phận: nhỏ nhẹ, xinh xắn, li ti 
 Ví dụ1 SGK tr41 
- Láy toàn bộ : đăm đăm
- Đăm đăm: các tiếng lặp lại hoàn toàn.=> Láy toàn bộ. 
- Láy bộ phận : mếu máo, liêu xiêu
Mếu máo: các tiếng lặp lại phụ âm đầu.
- Liêu xiêu: các tiếng lặp lại phần vần.
=>Láy bộ phận
- Đọc VD 3 tr 41
- “Bật bật” được viết thành “bần bật” 
- “Thẳm thẳm” được chuyển thành “thăm thẳm”
=> Tạo sự hài hoà về thanh về điệu.
-“Bần bật”, “thăm thẳm” là từ láy toàn bộ có sự biến đổi về thanh điệu hoặc phụ âm cuối.
* Ghi nhớ 1: 
SGK tr 42 
-Thanh điệu: đo đỏ, tim tím,trăng trắng
- Phụ âm cuối: khang khác, chênh chếch.
- Bộ phận : lác đác, lờ mờ.
II- Nghĩa của từ láy:
- Nghĩa của từ láy: ha hả, oa oa, tích tắc, gâu gâu được tạo thành nhờ đặc điểm âm thanh và sự hoà phối âm thanh giữa các tiếng. 
+ Có khi từ láy giảm nhẹ nghĩa của tiếng gốc. Ví dụ: đo đỏ, khe khẽ.
+ Có khi từ láy làm tăng nghĩa tiếng gốc. Ví dụ: thăm thẳm, ầm ầm. 
- Mếu: khuôn mặt khác bình thường
 - Mếu máo: vừa mếu vừa khóc vừa nói không nên lời.
- Xiêu: dáng nghiêng về 1 bên, đứng không thẳng nữa.
- Liêu xiêu: dáng ngả nghiêng, không vững lúc bước đi. 
- Nghĩa của từ láy bộ phận so với nghĩa tiếng gốc thì đã có sắc thái riêng không hoàn toàn như nghĩa tiếng gốc. 
- Nội dung ghi nhớ 2: SGK tr42 
- Các từ :máu mủ, râu ria, tốt tươi là từ ghép đẳng lập vì nó gồm 2 tiếng có nghĩa ghép lại. (Mặc dầu chúng có phần vần hoặc phụ âm đầu giống nhau)
III- Luyện tập
- Học sinh trả lời.
Bài tập 1: Tr 43 
 -Từ láy có trong đoạn văn:
- Từ láy toàn bộ : bần bật, thăm thẳm, rón rén, chiêm chiếp.
- Từ láy bộ phận : nức nở, tức tưởi, lặng lẽ, rực rỡ, ríu ran. 
Bài tập 2: Tr 43
 Điền từ :- Lấp ló, nho nhỏ, nhức nhối, khang khác, thâm thấp, chênh chếch, anh ách. 
Bài tập 3: Tr 43 
Điền từ :
a1. Nhẹ nhàng b1. Nhẹ nhõm 
a2. Xấu xa b2. Xấu xí 
a3. Tan tành b3. Tan tá 
Bài tập 4: Tr 43
Ví dụ: Hoa có dáng người nhỏ nhắn, rất ưa nhìn.
Bài tập 6: Tr 43
	- Chiền trong chùa chiền có nghĩa là chùa.
	- Nê trong no nê có nghĩa là đủ, đầy.
	- Rớt trong rơi rớt có nghĩa là rơi.
	- Hành trong học hành có nghĩa là thực hành, làm. 
	Vì vậy, các từ trên đều là từ ghép.
4. Củng cố:
H- Từ láy có mấy loại, là những loại nào?
H- Thế nào là từ láy toàn bộ, từ láy bộ phận? 
H- Nêu nghĩa của từng loại từ láy? 
 5. Dặn dò: 
	- Học bài,làm bài tập còn lại
	- Soạn bài “Quá trình tạo lập văn bản”
*****
Tuần 	NGÀY SOẠN
Tiết 	NGÀY DẠY
QUÁ TRÌNH TẠO LẬP VĂN BẢN
I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT:
	1 -Kiến thức: Làm cho học sinh nắm được các bước của một quá trình tạo lập văn bản, để có thể tập làm văn một cách có phương pháp và hiệu quả hơn.
	2- Kỹ năng: Củng cố lại những kiến thức kỹ năng đã được học về liên kết, về bố cục và mạch lạc trong văn bản. 
 3- Thái độ: Có ý thức trong việc tạo lập một văn bản 
II.TIẾN TRÌNH
 	 1. Ổn định: 
 	 2. Kiểm tra: 
	- Phân loại Từ láy? Mỗi loại Từ láy cho một ví dụ minh họa.	
 	 3. Bài mới:
HOẠT ĐỘNG GV- HS
NỘI DUNG
BS
Hoạt động 1: Khởi động
( Kiểm tra bài cũ và giới thiệu bài mới)
Hoạt động 2: Hình thành kiến thức mới
H- Em đã tạo lập văn bản, hãy cho biết lí do em tạo lập văn bản (lấy việc viết thư, viết nhật ký, viết bài tập làm văn). 
H- Do đâu có những tác phẩm văn học giá trị sống mãi với thời gian?
H- Học sinh trao đổi thảo luận những bước đi của quá trình tạo lập một văn bản. 
H- Xác định phần định hướng văn bản “Cuộc chia tay của những con búp bê”
H- Văn bản bao giờ cũng gồm nhiều ý, nhiều đoạn văn như vậy chúng ta phải làm gì? Vì sao phải xây dựng bố cục? Bố cục phải xây dựng như thế nào?
H- Xây dựng bố cục đã phải là công việc tạo lập văn bản chưa? Người tạo lập văn bản cần phải làm gì nữa?
H- Công việc ấy cần đạt những yêu cầu gì? 
H- Sau khi hoàn thành văn bản có cần kiểm tra không? Tại sao? 
H- Việc kiểm tra dựa vào những tiêu chuẩn nào?
H- Nêu lại các bước tạo lập văn bản?
H- Liên hệ với bản thân các em, khi làm văn các em có theo trình tự như trên không? Thường bỏ qua những việc làm nào?
Điểm chốt:
- Quá trình tạo lập văn bản cần qua những bước nào?
*Áp dụng kiến thức để làm BT
Bài 1: 
 a) Khi tạo lập văn bản, điều mà em muốn nói là thật sự cần thiết như thế mới đi đúng trọng tâm, không sa đà vào những việc không cần thiết. 
 b) Quan tâm đến việc viết cho ai, kể cho ai để xưng hô phù hợp, dễ đi vào lòng người, thuyết phục người đọc gợi sự thông cảm với người viết. 
 c) Xây dựng bố cục ảnh hưởng đến tạo lập văn bản. Bố cục rõ ràng mạch lạc đúng định hướng ban đầu thì bài đạt chất lượng tốt; ngược lại, bài lủng củng bị điểm kém. 
 d) Sau khi hoàn thành việc kiểm tra lại làm cho văn bản hoàn hảo hơn về chính tả, dùng từ, đặt câu
I. Các bước tạo lập văn bản 
- Em đã từng tạo lập văn bản vì nhu cầu tình cảm (viết thư – nhật ký) cũng có khi do hoàn cảnh bắt buộc (bài viết, viết báo cáo). Nhưng yếu tố thành công là do tình cảm, cảm xúc dâng trào.
- Do nhu cầu bộc lộ cảm xúc vì muốn phản ánh cuộc sống, chiến đấu, lao động và học tập của con người trong một thời đại nên con người tạo lập được văn bản. 
- Học sinh thảo luận nhóm.
- Bước 1: Định hướng: Viết cho ai để xưng hô đúng. 
 + Viết cái gì: Viết vấn đề tập trung không lan man.
 + Viết để làm gì? Chọn chi tiết sự việc thể hiện mục đích 
 + Viết như thế nào: Các biện pháp nghệ thuật để văn bản hấp dẫn, lôi cuốn người đọc.
- Bước 2: Xây dựng bố cục
 + Việc làm cần thiết để thể hiện đúng định hướng nêu trên.
 + Xây dựng bố cục đảm bảo sự rành mạch, hợp lí.
 + Nếu không có bố cục bài văn sẽ rối, lủng củng, khó hiểu. 
- Bước 3: Diễn đạt 
 Đảm bảo các yêu cầu: SGK tr45 
 Trừ yêu cầu “kể chuyện hấp dẫn” là không bắt buộc đối với văn bản không phải là tự sự 
- Bước 4: Kiểm tra sản phẩm (đọc sữa chữa)
- Kiểm tra dựa vào các bước đã xác định ở trên. 
-Bước 1: Định hướng
+ Viết cho ai ? 
+ Để làm gì? 
+Viết cái gì?
+ Viết như thế nào?
 -Bước 2: Xây dựng bố cục rành mạch, hợp lý.
 -Bước 3: Diễn đạt thành văn bản. 
-Bước 4: Kiểm tra sản phẩm.
II- Ghi nhớ
- Nội dung ghi nhớ SGK tr46 
III- Luyện Tập
. 
 Bài 2: a) Bạn viết báo cáo như thế là sai chưa xác định rõ yêu cầu là viết cái gì. 
 b) Lời xưng hô sai - bạn chưa xác định được viết cho ai - thiếu phần đóng góp ý kiến vì mục đích viết để làm gì chưa xác định rõ.
 Bài 3: a) Dàn bài chỉ cần gạch các ý cơ bản, không cần viết câu hoàn chỉnh có liên kết 
 b) Các mục lớn nhỏ phân biệt bằng ký hiệu
 Mục lớn: I, II, III  
 Mục nhỏ: 1, 2, 3  
 Bài 4: Thay mặt En-ri-cô viết thư cho bố.
 * Định hướng: Văn bản viết về niềm ân hận của En-ri-cô đã trót nói lời thiếu lễ độ với mẹ kính yêu cho người bố để mong bố mẹ tha thứ. 
 * Bố cục: 
 Mở bài: Lời nhận lỗi 
 Thân bài: Trình bày niềm ân hận 
 Kết bài: Lời xin lỗi - hứa hẹn
 * Diễn đạt thành văn
 * Kiểm tra 
4. Củng cố:
	H- Hãy trình bày lại quá trình tạo lập văn bản. 
	H- Trong quá trình tạo lập văn bản, em thấy khâu nào là quan trọng nhất
 5. Dặn dò:
	- Học thuộc ghi nhớ SGK tr46
	- Làm bài tập còn lại 
	- Soạn bài : “Những câu hát than thân” 
 Bài viết số 1: (Làm ở nhà)
 Đề bài: Kể cho bố mẹ nghe một chuyện lí thú (hoặc cảm động, hoặc buồn cười .) mà em đã gặp ở trường.

Tài liệu đính kèm:

  • doctuan 13(2).doc