Giáo án môn Ngữ văn 6 - Tuần số 26

Giáo án môn Ngữ văn 6 - Tuần số 26

Tuần 26

Tiết * ÔN TẬP VĂN HỌC

I. Mục tiêu cần đạt:

Giúp HS:

- Hình thành được những hiểu biết sơ lược về thể truyện, thơ có nhiều yếu tố tự sự.

- Nhớ được nội dung cơ bản và những nét đặc sắc nghệ thuật của các tác phẩm truyện hiện đại đã học.

- Rèn luyện kĩ năng nhận biết được các thể loại này trong các loại hình tự sự.

- GDHS ý thức học tập và biết vận dụng kiến thức một cách sáng tạo.

II. Chuẩn bị:

- GV: Bảng phụ ghi hệ thống tác giả, tác phẩm.

- HS: Soạn bài theo hướng dẫn của GV

III. Tiến trình bài dạy:

1. Kiểm tra bài cũ: Kiểm tra phần chuẩn bị của HS

2. Giới thiệu bài mới: GV nêu nội dung của tiết ôn tập

3. Các hoạt động dạy - học:

* Hoạt động 1: Ôn tập nội dung cơ bản của các truyện đã học:

 

doc 8 trang Người đăng thu10 Lượt xem 615Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Ngữ văn 6 - Tuần số 26", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 26
Tiết * ÔN TẬP VĂN HỌC
I. Mục tiêu cần đạt:
Giúp HS:
- Hình thành được những hiểu biết sơ lược về thể truyện, thơ có nhiều yếu tố tự sự.
- Nhớ được nội dung cơ bản và những nét đặc sắc nghệ thuật của các tác phẩm truyện hiện đại đã học.
- Rèn luyện kĩ năng nhận biết được các thể loại này trong các loại hình tự sự.
- GDHS ý thức học tập và biết vận dụng kiến thức một cách sáng tạo.
II. Chuẩn bị:
- GV: Bảng phụ ghi hệ thống tác giả, tác phẩm.
- HS: Soạn bài theo hướng dẫn của GV
III. Tiến trình bài dạy:
1. Kiểm tra bài cũ: Kiểm tra phần chuẩn bị của HS
2. Giới thiệu bài mới: GV nêu nội dung của tiết ôn tập
3. Các hoạt động dạy - học:
* Hoạt động 1: Ôn tập nội dung cơ bản của các truyện đã học:
TT
Tên tác phẩm(hoặc đoạn trích)
Tác giả
Thể loại
Tóm tắt nội dung (đại ý)
Nghệ thuật
1
Bài học đường đời đầu tiên (Trích Dế Mèn phiêu lưu kí)
Tô Hoài
Truyện
(đoạn trích)
 Dế Mèn có vẻ đẹp cường tráng của một chàng dế thanh niên, nhưng tính tình xốc nổi, kiêu căng. Trò đùa ngỗ nghịch của Dế Mèn đã gây ra cái chết thảm thương cho Dế Choắt và Dế Mèn đã rút ra được bài học đường đời đầu tiên cho mình.
 Miêu tả loài vật sinh động, cách kể chuyện theo ngôi thứ nhất tự nhiên, hấp dẫn, ngôn ngứ chính xác, giàu tính tạo hình.
2
Sông nước Cà Mau
(Trích: Đất rừng Phương Nam)
Đoàn Giỏi
Truyện ngắn
(đoạn trích)
 Cảnh quan độc đáo của vùng Cà Mau với sông ngòi, kênh rạch bủa giăng chi chít như mạng nhện, rừng đước trùng điệp hai bên bờ và cảnh chợ Năm Căn tấp nập, trù phú ngay trên mặt sông.
 Cảnh được miêu tả vừa cụ thể vừa bao quát thông qua sự cảm nhận trực tiếp và vốn hiểu biết phong phú của tác giả
3
Bức tranh của em gái tôi
Tạ Duy Anh
Truyện ngắn
tài năng hội hoạ, tâm hồn trong sáng và lòng nhân hậu ở cô em gái đã giúp cho người anh vượt lên được lòng tự ái và sự tự ti của mình.
 Truyện miêu tả tâm lí tinh tế của nhân vật qua cách kể theo ngôi thứ nhất.
4
Vượt thác (trích: Quê nội)
Võ Quảng
Truyện
(đoạn trích)
Hành trình ngược sông Thu Bồn vượt thác của con thuyền do dượng Hương Thư chỉ huy. Cảnh sông nước, sức mạnh và vẻ đẹp của con người trong cuộc vượt thác.
 Nghệ thuật tả cảnh, tả người từ điểm nhìn trên con thuyền theo hành trình vượt thác rất tự nhiên, sinh động.
5
Buổi học cuối cùng
An-Phông xơ Đô đê(Pháp)
Truyện ngắn
Buổi học tiếng pháp cuối cùng của lớp học ở trường làng An- dát bị Phổ chiếm đóng và hình ảnh thầy giáo Ha- men qua cái nhìn tâm trạng của chú bé Phrăng.
- Kể chuyện ngôi thứ nhất.
- Miêu tả nhân vật: Ý nghĩ, tâm trạng, ngoại hình, cử chỉ, lời nói, hành động.
6
Đêm nay Bác không ngủ
Minh Huệ
Thơ
Qua câu chuyện về một đêm không ngủ của Bác Hồ trên đường đi chiến dịch, bài thơ đã thể hiện tấm lòng yêu thương sâu sắc, rộng lớn của Bác với bộ đội và nhân dân, đồng thời thể hiện tình cảm yêu kính, cảm phục của người chiến sĩ đối với lãnh tụ.
 Sử dụng thể thơ 5 chữ, có nhều vần liền thích hợp với lối kể chuyện, kết hợp miêu tả, kể với biểu cảm, có nhiều chi tiết giản dị, chân thực và cảm động.
* Hoạt động 2: Nêu những cảm nhận sâu sắc và hiểu biết mới của em về đất nước, con người qua các truyện đã học.
- GV cho HS phát biểu, trao đổi. Khuyến khích những ý kiến riêng, những cảm nhận thực.
- GV tổng hợp lại các ý kiến, nêu tóm tắt những cảm nhận thu hoạch chung của HS: 
 Các truyện đã học giúp cho chúng ta hình dung, cảm nhận được nhiều cảnh sắc thiên nhiên đất nước và cuộc sống con người ở nhiều vùng, miền, từ cảnh sông nước bao la, chằng chịt trên vùng Cà Mau cực nam của Tổ quốc, đến sông Thu Bồn ở miền trung êm ả và lắm thác ghềnh.
 Cùng với cảnh thiên nhiên, đất nước là hình ảnh con người và cuộc sống của họ, trước hết là người lao động. Một số truyện đã đề cập đến vấn đề gần gũi, quan trọng trong đời sống tình cảm, tư tưởng và các mối quan hệ của con người.
* Hoạt động 3: Củng cố - dặn dò
- GV nhắc lại nội dung và nghệ thuật chính của các tác phẩm
- Nhắc HS về ôn tập chuẩn bị kiểm tra 1 tiết.
 ------------------------------------------------------------------------
Tuần 26
Tiết 97	KIỂM TRA VĂN HỌC
I. Mục tiêu bài học:
- Đánh giá mức độ nắm kiến thức đã học trong học kì 2 ( phân môn văn học, bài 18- 23 )
- Rèn kĩ năng làm bài kiểm tra hình thức trắc nghiệm kết hợp tự luận.
- Giáo dục thái độ làm bài nghiêm túc, trung thực.
II. Chuẩn bị:
- GV: Đề - đáp (câu hỏi tự luận, trắc nghiệm)
- HS: Ôn tập các bài văn học từ đầu học kì II đến nay
III. Tiến trình lên lớp:
1. Kiểm tra bài cũ: Kiểm tra phần chuẩn bị của HS
2. Bài mới: GV nêu yêu cầu tiết kiểm tra và phát đề cho HS
I. Trắc nghiệm ( 3 đ )
Đọc kĩ các câu và khoanh tròn vào chữ cái trước câu trả lời đúng ( Mỗi câu đúng 0,25 đ )
Câu 1: Trước cái chết của Dế Choắt, Dế Mèn đã có thái độ ra sao ?
Thương và ăn năn hối hận, rút ra bài học ở đời.
Buồn rầu, sợ hãi.
Than thở, buồn phiền.
Câu 2: Ở vùng sông nước Cà Mau người ta gọi tên đất tên sông theo cách nào ?
Theo những danh từ mĩ lệ
Theo những đặc điểm riêng biệt của đất, của sông
Theo thói quen trong đời sống.
Câu 3: Vì sao người anh thấy xấu hổ khi xem bức tranh em gái vẽ mình ?
Em gái vẽ mình xấu quá
Em gái vẽ mình đẹp hơn bình thường
Em gái vẽ mình bằng tâm hồn trong sáng và lòng nhân hậu.
Câu 4: Đối tượng nào được tập trung miêu tả trong đoạn trích Vượt Thác ?
Dòng sông Thu Bồn
Dượng Hương Thư
Dượng Hương Thư và chú Hai.
 Câu 5: Diễn biến tâm trạng của chú bé Phrăng trong buổi học cuối cùng
Hồi hộp chờ đón và rất xúc động.
Vô tư không lo nghĩ gì, thờ ơ.
Lúc đầu ham chơi định trốn học, sau đó ân hận và xúc động.
 Câu 6: Tại sao trong đêm ấy Bác không ngủ ?
Bác lo lắng cho chiến sĩ ở chiến trường
Bác lo lắng cho bộ đội, chiến sĩ, dân công, và lo cho chiến dịch.
Bác lo cho chiến dịch.
 Câu 7: Gạch dưới những thông tin không đúng về tác giả Minh Huệ trong đoạn sau ( 0,5 đ )
 Minh Huệ tên khai sinh là Nguyễn Huệ, sinh năm 1927, quê ở tỉnh Nghệ An, làm thơ từ thời kháng chiến chống đế quốc Mỹ. “ Đêm nay Bác không ngủ “ là bài thơ nổi tiếng nhất của ông.
Câu 8: Kết nối các ý ở cột A với cột B để được đáp án đúng ? ( 1 đ )
A
B
Kết nối
1.Bức tranh em gái tôi
a. Vẻ đẹp hùng vĩ đầy sức sống hoang dã của thiên nhiên
a + 2
2.Sông nước Cà Mau
b. Vẻ đẹp thiên nhiên hùng vĩ, rộng lớn, sức mạnh con người lao động trên nền cảnh thiên nhiên.
b + 4
3.Đêm nay Bác không ngủ
c. Tình yêu tiếng nói dân tộc là một biểu hiện của lòng yêu nước
c+ 5
4. Vượt thác
d. Tấm lòng yêu thương sâu sắc của Bác đối với bộ đội, nhân dân
d + 3
5.Buổi học cuối cùng
6.Bài học đường đời đầu tiên
 II. Tự luận ( 7 đ )
 Câu 9: Em có nhận xét gì về nhân vật cô em gái trong văn bản “ Bức tranh em gái tôi “ ? Điều gì khiến em cảm mến nhất ở nhân vật này ? ( 2 đ )
 Câu 10: Nêu những nét nghệ thuật tiêu biểu trong văn bản “ Buổi học cuối cùng “ ? ( 2 đ )
Câu 11: Hãy viết một đoạn văn ngắn ( 5- 7 câu ) nêu cảm nhận của em về quê hương Cà Mau sau khi học xong văn bản “ Sông nước Cà Mau “ ? ( 3 đ ).
 MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA MÔN VĂN 6
NỘI DUNG
NHẬN BIẾT
THÔNG HIỂU
VẬN DỤNG
Bài học đường đời đầu tiên
Câu 1 ( 0,25đ ) TN
Sông nước Cà Mau
Câu 2 ( 0,25 đ ) TN
Câu 8 ( 0,25 đ ) TN
Câu 11( 3 đ ) TL
Bức tranh em gái tôi
Câu 3( 0,25đ ) TN 
Câu 9 ( 2 đ ) TL
Vượt thác
Câu 4 ( 0,25 đ ) TN
Câu 8 ( 0,25 đ ) TN
Buổi học cuối cùng
Câu 5 ( 0,25đ ) TN
Câu 10 ( 2 đ ) TL
Câu 8 ( 0,25 đ ) TN
Đêm nay Bác không ngủ
Câu 7 ( 0,5 đ ) TN
Câu 6( 0,25đ ) TN
Câu 8 ( 0,25 đ ) TN
ĐÁP ÁN ĐỀ KIỂM TRA VĂN 6
I. Trắc nghiệm
Câu 1: A câu 2: B câu 3: C câu 4: B ( mỗi đáp án đúng 0,25đ ).
Câu 5: C Câu 6: B Câu 7 : Nguyễn Huệ, đế quốc Mỹ Câu 8: a2- b4- c5- d3
II. Tự luận 
Câu 9 : KP là một cô bé có tâm hồn trong sáng, giàu lòng vị tha, hồn nhiên, đáng yêu.
 KP đã không giận anh mà còn vẽ anh bằng tình cảm và lòng yêu thương sâu sắc.
 KP là cô bé tốt, giúp anh nhận ra hạn chế của mình. ( 2 đ )
Câu 10: 
 - Ngôn ngữ trong sáng, dễ hiểu, gần gũi 
 - Miêu tả nhân vật qua ngoại hình, cử chỉ, lời nói
 - Miêu tả rất xúc động diễn biến tâm trạng nhân vật ( 2 đ )
Câu 11: 
Quê hương Cà Mau có nét đẹp trù phú, độc đáo
Tự hào về những địa danh sông nước, kênh rạch
Yêu mến, gắn bó với quê hương
Ra sức học tập để góp phần xây dựng quê hương CM ngày càng giàu đẹp.( 3 đ )
IV. Hướng dẫn học ở nhà:
Về nhà xem lại bài làm
Chuẩn bị bài: Trả bài tập làm văn số 5 ( Văn tả cảnh)
 -------------------------------------------------------------
Tuần 26 
Tiết 98 TRẢ BÀI TẬP LÀM VĂN SỐ 5
(VĂN TẢ CẢNH)
I. Mục tiêu bài học:
- Giúp HS nhận ra ưu khuyết điểm trong bài viết của mình, biết cách khắc phục lỗi.
- Có ý thức tránh lặp lại các lỗi sai trong bài viết lần sau.
- Rèn kĩ năng làm bài văn miêu tả có bố cục hoàn chỉnh.
II. Chuẩn bị:
GV: Đề bài, dàn bài, bài viết của HS.
HS: Xem lại bài viết số 4.
III. Tiến trình lên lớp
1. Bài cũ
2. Bài mới
 Hoạt động thầy- trò
 Nội dung
Hoạt động 1: xác định yêu cầu của đề
GV: Gọi HS xác định yêu cầu đề ra.
HS: Nêu yêu cầu đề...
Hoạt động 2: xây dựng dàn bài
GV: Gọi 2HS lên bảng lập dàn bài.
HS: Xây dựng dàn bài..
GV: Nhận xét...
HS: Ghi vào vỡ...
Hoạt động 3: nhận xét chung
GV: Nêu ưu – nhược điểm bài viết...
- Ưu điểm:
+ Biết cách làm bài văn miêu tả 
+ Xác định được yêu cầu đề ra.
+ Điểm số tương đối ...
- Nhược điểm:
+ Sai chính tả nhiều, viết hoa tùy tiện
+ Diễn đạt yếu, dùng từ chưa hợp lý.
Hoạt động 4: phát hiện lỗi, sửa lỗi.
1. Đề: Hãy tả lại quang cảnh giờ ra chơi ở trường em..
2. Dàn bài:
a. MB: Giới thiệu chung về giờ ra chơi.
b. TB:
- Tiếng trống báo hiệu giờ ra chơi...
- Cảnh các bạn tập thể dục...
- Tả về các hoạt động trong giờ ra chơi
- Quang cảnh sân trường...
- Suy nghĩ của em về giờ ra chơi...
c. Kết bài: Nêu suy nghĩ về giờ ra chơi đối với bản thân và các bạn.
3. Nhận xét:
- Ưu điểm
- Khuyết điểm
Đoạn văn lỗi
Lỗi sai
Khắc phục
Sau khi nghe tiếng trống báo hiệu giờ ra chơi đã về các lớp 6 & 7 chạy ra tập thể dục giữa giờ như ông đã vỡ tổ. khi đã xong rồi thì các bạn đi ăn uốn, có bạn thì đi dặt đều, đá cầu tứ tung
Diễn đạt chưa tốt, dùng từ chư phù hợp.
Sai chính tả, đầu câu không viết hoa.
Viết câu còn lủng cũng...
Chưa rõ bố cục
 Tiếng trống cuối tiết học thứ hai vang lên báo hiệu giờ ra chơi đã đến. Chúng em ùa ra sân như đàn ong vỡ tổ. Chúng em xếp hàng ngay ngắn để tập thể dục giữa giờ..Có bạn đi về phía căn tin ăn uống, có bạn đến thư viện đọc sách
Viết lại bài với bố cục ba phần rõ ràng.
Kí duyệt 01/3/2010
IV. Hướng dẫn về nhà:
- Về nhà xem lại bài viết, bổ sung hoàn chỉnh hơn.
- Xem và soạn bài tiếp theo " Lượm- HDDT Mưa" 
( đọc, nắm nội dung, ý nghĩa ).
 ----------------------------------------------------------
 của Dế Choắt.(1đ)
- Qua cái chết của Dế Choắt, Dế Mèn ân hận lắm và rút ra cho mình bài học đường đời đầu tiên:
" Ở đời mà có thói hung hăng bậy bạ có óc mà không biết nghĩ thì sớm muộn gì cũng mang vạ vào mình đấy".(1đ)
	Câu2:(4đ)
	 HS có nhiều cách viết về tâm trạng của người anh trai khi đứng trước bức tranh" anh trai tôi" được giải nhất của cô em gái. nhưng cần thể hiện được các ý sau:
	- Ngỡ ngàng(1đ)
	- Hãnh diện(2đ)
	- Xấu hổ(1đ)
	Câu3:(4đ) 
	 Hs chép đúng 4 khổ thơ đầu bài thơ đêm nay Bác không ngủ (2đ). đúng mỗi khổ được (0,5đ) chép sai 4 từ trừ (0,5đ)
	 Hs nêu được giá trị nội dung và nghệ thuật được (2đ.)
+ Về nội dung: 
- Bài thơ thể hiện tấm lòng yêu thương sâu sắc, rộng lớn của Bác đối với bộ đội và nhân dân.(0,5đ) 
- Tình cảm kính yêu, cảm phục của người chiến sĩ đối với Bác.(0,5đ)
+ Về nghệ thuật:
- Thể thơ 5 chữ, có nhiều vần liền thích hợp với lối kể chuyện (0,5đ)
- Kết hợp miêu tả, biểu cảm, nhiều chi tiết giản dị, chân thực và cảm động.(0,5đ).
	_________________________________________________________
Ngày soạn:
Ngày trả bài:
Tiết 98	TRẢ BÀI KIỂM TRA
	 (Văn tả cảnh)
A/ Mục tiêu cần đạt: Giúp hs
- Hiểu được nội dung cần đạt (đáp án của đề bài)
- Nhận ra ưu khuyết điểm của bài viết.
- Có ý thức sửa lỗi dùng từ, đặt câu.
- Rèn kĩ năng viết văn tả cảnh.
B/ Các bước lên lớp
	- Ổn định lớp học
	- Kiểm tra bài cũ: 
	- Tiến trình trả bài
Hđ1: Gv cho hs nhắc lại đề bài- gv ghi lên bảng (tiết 88)
Hđ2: Gv yêu cầu hs xác định đề, tìm ý.
 Gv nêu đáp án (tiết 88)
Hđ3: Gv nhận xét bài làm kiểm tra của hs
+ Về ưu điểm: Đa số các em nắm được đề bài và xác định đúng thể loại văn miêu tả.
	Phần lớn các em có lối diễn đạt rõ ràng, từ miêu tả sâu sắc.
	Trình bày sạch sẽ, có cách hành văn tốt.
+ Về khuyết điểm: 
	- Một số bài ở lớp 6B diễn đạt còn lủng củng. thiếu lô gíc
	- Sử dụng từ ngữ miêu tả còn tuỳ tiện.
	- Viết sai lỗi chính tả nhiều (lỗi dùng từ, lỗi đặt câu)
Hđ4: Gv đọc ba bài (tốt- trung bình- yếu) 
 Cho hs sửa lỗi bài viết ( lỗi câu, lỗi từ)
Hđ5: Gv phát bài cho hs và ghi điểm vào sổ.
C/ Dặn dò: Gv dặn hs đọc và sửa lỗi bài viết của mình và chuẩn bị bài Lượm

Tài liệu đính kèm:

  • docTUẦN 26.doc