Giáo án môn Ngữ văn 6 - Tiết 79 đến tiết 83

Giáo án môn Ngữ văn 6 - Tiết 79 đến tiết 83

Tiết 79: QUAN SÁT, TƯỞNG TƯỢNG, SO SÁNH VÀ NHẬN XÉT TRONG VĂN MIÊU TẢ .

A.Mục tiêu cần đạt: Giúp HS:

1.Kiến thức:

- Thấy được vai trò và tác dụng của quan sát , tưởng tượng , so sánh và nhận xét trong văn miêu tả.

2.Kĩ năng :

- Bước đầu hình thành cho HS kỹ năng quan sát, tưởng tượng , so sánh và nhận xét khi miêu tả .

- Nhận diện và vận dụng được những thao tác cơ bản trên trong khi đọc và viết bài văn miêu tả .

3.Thái độ:Biết nhận diện và vận dụng những thao tác cơ bản

B. Chuẩn bị:

- GV: SGK, SGV, STK, giáo án.

- HS: SGK, SGV,soạn bài.

C. Tiến trình dạy học:

 

doc 12 trang Người đăng thu10 Lượt xem 537Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Ngữ văn 6 - Tiết 79 đến tiết 83", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Giáo án: Ngữ Văn 6 ----- Trường THCS Phú Lạc ----- Giáo viên: Phạm Thị Kim Loan 
Ngày soạn: 14/01/2010
Tiết 79: QUAN SÁT, TƯỞNG TƯỢNG, SO SÁNH VÀ NHẬN XÉT 	TRONG VĂN MIÊU TẢ .
A.Mục tiêu cần đạt: Giúp HS:
1.Kiến thức:
- Thấy được vai trò và tác dụng của quan sát , tưởng tượng , so sánh và nhận xét trong văn miêu tả.
2.Kĩ năng :
- Bước đầu hình thành cho HS kỹ năng quan sát, tưởng tượng , so sánh và nhận xét khi miêu tả .
- Nhận diện và vận dụng được những thao tác cơ bản trên trong khi đọc và viết bài văn miêu tả .
3.Thái độ:Biết nhận diện và vận dụng những thao tác cơ bản
B. Chuẩn bị:
- GV: SGK, SGV, STK, giáo án.
- HS: SGK, SGV,soạn bài.
C. Tiến trình dạy học:
HOẠT ĐỘNG 1: Khởi động:
1.Ổn định :
2.Bài cũ: 
[?]:Thế nào là văn miêu tả ? Mục đích của văn miêu tả là gì ?
3.Giới thiệu bài mới: Để viết một bài văn miêu tả hay , người viết cần có một số năng lực rất quan trọng. Đó là năng lực quan sát , tưởng tượng, so sánh và nhận xét .
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ
NỘI DUNG GHI BẢNG
HOẠT ĐỘNG 2: Hình thành kiến thức mới :
* Giáo viên cho học sinh lần lượt đọc qua 3 đoạn văn 
GV chia lớp thành 4 nhóm và yêu cầu các nhóm lần luợt trả lời các câu hỏi ở sgk/28 
* GV hướng dẫn các nhóm thảo luận tại lớp (10 phút )
[?] Mỗi đoạn văn trên giúp các em hình dung ra những đặc điểm nổi bật gì của sự vật & phong cảnh được miêu tả
[?] Những đặc điểm nổi bật đó được thể hiện qua những từ ngữ và hình ảnh nào
[?] Để viết được những đoạn văn trên người viết cần có những năng lực gì
[?] Hãy tìm những câu văn có sự liên tưởng, so sánh trong mỗi đoạn
[?] Sự liên tưởng, so sánh đó có gì độc đáo 
+Nhóm 1:Làm đoạn 1.
+Nhóm 2:Làm đoạn 2.
+Nhóm 3:Làm đoạn 3.
Đại diện các nhóm lên trình bày, các nhóm khác nhận xét bổ sung. 
Đoạn 1:Miêu tả hình ảnh ốm yếu, tội nghiệp của Dế Choắt
- Đoạn 2:Tả quang cảnh vừa thơ mộng, vừa mênh mông, hùng vĩ của sông nước Cà Mau.
- Đoạn 3: Hình ảnh đầy sức sống của cây gạo vào mùa xuân.
[?]:Từ BT trên , em hãy cho biết muốn miêu tả người viết phải có những năng lực gì ?
- Quan sát, nhân xét, liên tưởng, tưởng tượng, so sánh, ví von
GV chốt lại những ý đúng .
* Giáo viên cho hhọc sinh đọc đoạn 3* của Đoàn Giỏi
[?] Hãy so sánh đoạn nguyên văn ở trên mục (1-2) để chỉ ra đoạn này lượt đi những chữ gì
[?] Những chữ đó có ảnh hưởng đến đoạn văn miêu tả như thế nào
 [?] Qua đó hãy cho biết tác dụng của những năng lực quan sát, nhân xét, so sánhlà giúp chúng ta miêu tả sự vật ntn
-Nổi bật lên những đặc điểm tiêu biểu của sự vật 
GV chốt lại ghi nhớ SGK/28.
HOẠT ĐỘNG 3 : LUYỆN TẬP
Hãy tìm những đoạn văn miêu tả trong 2 văn bản đã học: Bài học đường đời đầu tiên – Sông nước Cà Mau 
- Học sinh tự tìm – giáo viên nhận xét
HOẠT ĐỘNG 4 : Củng cố- Dặn dò:
* Củng cố: Giáo viên thông qua đó đánh giá kết quả học tập của học sinh:
[?] Muốn miếu tả tốt trước hết chúng ta cần phải có năng lực
A.So sánh
B. Tưởng tượng, nhận xét
C. Quan sát
D. Tất cả các ý trên
[?] Tác dụng của các năng lực trên là
A.Làm bài văn dễ miêu tả
B.Làm bài văn bình thường
C. Làm bài văn khúc chiết
D. Làm bài văn sinh động, nổi bật được đặc điểm sự vật.
* Dặn dò: 
-Về nhà học bài, soạn bài 
- Trả lời các câu hỏi & làm phần bài tập sgk/29,30
A.Tìm hiểu bài:
I.Quan sát, tưởng tượng, so sánh và nhận xét trong văn miêu tả.
- Đoạn 1:Miêu tả hình ảnh ốm yếu, tội nghiệp của Dế Choắt
- Hình ảnh: gầy gò, lêu nghêu, ngắn củn,ngẩn ngẩn ngơ ngơ.
- Đoạn 2:Tả quang cảnh vừa thơ mộng, vừa mênh mông, hùng vĩ của sông nước Cà Mau.
- Hình ảnh: bủa giang chi chít, ầm âm,rì rào,mênh mông, cao ngất, đen trũi.
- Đoạn 3: Hình ảnh đầy sức sống của cây gạo vào mùa xuân.
- Hình ảnh: ríu rít, sừng sững, khổng lồ
- Đoạn 3*/28: Những chỗ bị bỏ đều là những hình ảnh so sánh, liên tưởng thú vị. Không có những hình ảnh đó, đoạn văn mất đi sự sinh động, không gợi trí tưởng tượng trong người đọc
II.Ghi nhớ : SGK/28
Giáo án: Ngữ Văn 6 ----- Trường THCS Phú Lạc ----- Giáo viên: Phạm Thị Kim Loan 
Ngày soạn: 14/01/2010
Tiết 80: QUAN SÁT, TƯỞNG TƯỢNG, SO SÁNH VÀ NHẬN XÉT 	TRONG VĂN MIÊU TẢ (TT) .
A.Mục tiêu cần đạt: Giúp HS:
1.Kiến thức:
- Thấy được vai trò và tác dụng của quan sát , tưởng tượng , so sánh và nhận xét trong văn miêu tả.
2.Kĩ năng :
- Bước đầu hình thành cho HS kỹ năng quan sát, tưởng tượng , so sánh và nhận xét khi miêu tả .- Nhận diện và vận dụng được những thao tác cơ bản trên trong khi đọc và viết bài văn miêu tả .
3.Thái độ:
B. Chuẩn bị:
- GV: SGK, SGV, STK, giáo án.
- HS: SGK, SGV,soạn bài.
C. Tiến trình dạy học:
HOẠT ĐỘNG 1: Khởi động:
1.Ổn định :
2.Bài cũ: 
- Các năng lực thường được sử dụng trong văn miêu tả là gì?
- Tác dụng của nó?
3.Giới thiệu bài mới: Hôm trước chúng ta đã tìm hiểu những năng lực thường được sử dụng trong văn miêu tả để cho bài viết hay, sinh động và nổi bất những sự vật cần tả.Hôm nay chúng ta sẽ cùng tìm hiểu cách viết bài của xcàc tác giả về văn miêu tả và tập thực hành miêu tả.
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN & HỌC SINH
PHẦN GHI BẢNG
HOẠT ĐỘNG 2 : Giáo viên củng cố lại kiến thức cho học sinh qua việc kiểm tra bài cũ
HOẠT ĐỘNG 3 : Luyện tập : 
HS lần lượt đọc các bài tập SGK/28,29
GV hướng dẫn cách làm và HS lên bảng thực hiện .
BT1/28: Điền từ thích hợp vào chỗ trống :
1.Gương bầu dục.	4.Cổ kính.
2.Uốn cong cong.	5.Xanh um.
3.Lấp ló.
=>Tác giả đã quan sát và lựa chọn những hình ảnh đặc sắc , tiêu biểu :
- Mặt hồ sáng long lanh.
- Cầu Thê Húc màu son cong cong
- Đền Ngọc Sơn.
- Tháp Rùa xây trên mặt đất giữa hồ .
BT2/29: Những hình ảnh đặc sắc tiêu biểu làm nổi bật tính ương bướng , kiêu căng của Dế Mèn :
- Rất bướng ( đầu)
- Lấy làm hãnh diện với bà con
-Trịnh trọng và khoan thai đưa 2 chân vuốt râu . 
* BT3,4 HS làm theo nhóm .
BT3: Hãy nêu đậc điểm ngôi nhà hoặc căn phòng em đang sống
- Học sinh lên bảng làm
- Lớp nhận xét và sửa chữa
BT 4 /29: HS quan sát và viết vào vở .
Học sinh tưởng tượng và tập so sánh các sự vật
BT5/29: HS làm ở nhà .
HOẠT ĐỘNG 4: Củng cố, dặn dò :
1.Củng cố:
-Thế nào là quan sát tưởng tượng ,so sánh và nhận xét trong văn miêu tả ? Mục đích chính là gì ?
2.Dặn dò :
- Học bài và làm BT còn lại .
- Soạn bài : “Bức tranh của em gái tôi” 
+ Đọc, tìm hiểu tác giả, tác phẩm .
+ Tìm bố cục của bài .
+ Cho biết nhân vật chính của tác phẩm ?
+ Tâm trang của người anh trong truyện trải qua những giai đoạn nào?
+ Nội dung của tâm trạng trong từng giai đoạn?
B.Luyện tập
BT1/28:
 Điền từ thích hợp vào chỗ trống: 
1.Gương bầu dục.	
2.cong cong. 
3.Lấp ló.
4.Cổ kính.	
5.Xanh um.
=>Tác giả đã quan sát và lựa chọn những hình ảnh đặc sắ , tiêu biểu :
- Mặt hồ sáng long lanh.
- Cầu Thê Húc màu son cong cong
- Đền Ngọc Sơn.
- Tháp Rùa xây trên mặt đất giữa hồ .
BT2/29: 
Những hình ảnh đặc sắc tiêu biểu làm nổi bật tính ương bướng , kiêu căng của Dế Mèn :
- Rất bướng ( đầu)
- Lấy làm hãnh diện với bà con
- Trịnh trọng và khoan thai đưa 2 chân vuốt râu .
BT3/29:
- Nhà lầu (trệt)
- Màu sắc
- Sân
- Cửa trong nhà
- Đặc điểm nội bật: Cây phượng, me trước nhà
- Cổng nhà theo kiểu cổ xư
BT4/29: So sánh các sự vật
- Mặt trời :
 + như lòng đỏ trứng gà
 + như một quả cầu lửa
- Bầu trời:
 + một đại dương ở trên cao
 + một dải lụa vắt ngang khổng lồ
- Những hàng cây: 
 + những người lính đang hành quân
- Núi(đồi) : như những cái bát úp khổng lồ
- Những ngôi nhà : như những hình khối đầy màu sắc.
Giáo án: Ngữ Văn 6 ----- Trường THCS Phú Lạc ----- Giáo viên: Phạm Thị Kim Loan 
Ngày soạn: 15/01/2010
 Tiết 81: BỨC TRANH CỦA EM GÁI TÔI .
 	 	( Tạ Duy Anh )	
A.Mục tiêu cần đạt: Giúp HS:
1.Kiến thức:
- Hiểu được nội dung ý nghĩa của truyện : Tình cảm trong sáng và lòng nhân hậu của người em gái có tài năng đã giúp cho anh nhận ra phần hạn chế của mình và vượt lên lòng tự ái .Từ đó hình thành thái độ và cách ứng xử đúng đắn, biết thắng được sự ghen tị trước tài năng hay thành công của người khác
- Nắm được nghệ thuật kể chuyện và miêu tả tâm lí nhân vật trong tác phẩm .
2.Kĩ năng:Rèn kĩ năng kể laị truyện thật diễn cảm
3.Thái độ: Biết cách ứng xử trong mọi tình huống và luôn trau dồi kiến thức cho bản thân , không nên ích kỉ, ghen tị.
B. Chuẩn bị:
- GV: SGK, SGV, STK, giáo án.
- HS: SGK, SGV,soạn bài.
C. Tiến trình dạy học:
HOẠT ĐỘNG 1: Khởi động:
1.Ổn định :
2.Bài cũ: 
- Cảm nhận ban đầu của tác giả về thiên nhiên vùng Cà Mau ?
- Chợ Năm Căn được tác giả miêu tả như thế nào ? Chi tiết hình ảnh nào làm rõ điều đó ?
- Rừng đước và dòng sông Năm Căn được miêu tả ntn ?
3.Giới thiệu bài mới: Đã bao lần em thấy ân hận , ăn năn vì thái độ cư xử của mình đối với người thân trong gia đình chưa ? Đã bao lần em thấy mình rất tồi tệ và xấu xa , không xứng đáng với anh chị em của mình chưa ? Có những sự ân hận hối lỗi làm cho tâm hồn ta trong trẻo và nhẹ nhàng hơn. Câu chuyện “Bức tranh của em gái tôi” đã rất thành công trong việc thể hiện chủ đề này .
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ
NỘI DUNG GHI BẢNG
HOẠT ĐỘNG 2:
Đọc - hiểu văn bản . 
* GV gọi HS đọc chú thích * trong SGK/33,34.
[?]Hãy nêu những nét chính về TG- TP ?
GV hướng dẫn cách đọc sau đó đọc mẫu và gọi HS đọc tiếp .
- Đọc to, rõ và phân biệt giọng hội thoaị trong từng nhân vật
[?] Em hãy tóm tắt nội dung chính của văn bản ?
Các HS khác nhận xét bổ sung .
[?] Văn bản viết theo phương thức biểu đạt gì và kể về chuyện gì
- Tự sự, trần thuật lại cái nhìn đầy tâm trạng của người anh đối với em gái mình
[?] Nhân vật chính trong truyện là ai, vì sao
- 2 anh anh em nhưng nhân vật trọng tâm là người anh, toàn bộ câu truyện là cách thể hiện tâm trạng, tình cảm của người anh
[?] Truyện kể theo ngôi thứ mấy, theo lời kể của nhân vật nào
- Ngôi thứ nhất, theo lời kể của người anh
[?] Việc lựa chọn ngôi kể như vậy có tác dụng gì ?
* Giáo viên chốt:
(Cả hai. Truyện được kể theo lời của nhân vật người anh –ngôi thứ nhất àCó thể miêu tả tâm trạng của nhân vật một cách tự nhiên bằng lời của chính nhân vật ấy , đồng thời theo cách kể này còn giúp cho nhân vật kể có thể tự soi xét tình cảm suy nghĩ của mình .) :
[?] VB chia làm mấy phần , nội dung của từng phần đó ?
- 3 phần .
[?] Qua truyện em có cảm nhận như thế nào về cô em gái trong truyện
- Hồn nhiên, vui tính, thông minh, tài năng
[?] Tìm chi tiết trong truyện để làm rõ cảm nhận của em 
- Hình dáng, tính cách, tài năng, tấm lòng
[?] Theo em tài năng hay tấm lòng của người em đã cảm hóa được người anh 
- Tâm hồn
HOẠT ĐỘNG 3: Tổng kết:
Qua tìm hiểu về nhân vật Kiều Phương cho ta cảm nhận được đó là một cô bé hồn nhiên trong sáng ,nhân hậu chính phẩm chất này đã cảm hóa  ... sang phần 2 - người em.
[?]Ở phần đầu truyện, K.Phương có những nét tính cách nào đáng chú ý Hồn nhiên, vui vẻ
-Thích khám phá, thích vẽ, Quý trọng anh
[?] Khi được phát hiện có tài hội hoạ , Phương có thay đổi gì trong quan hệ với người anh và với mọi người ? 
- không 
HS phát hiện và trả lời, GV chốt bằng cách ghi bảng.
 [?] Em cảm nhận gì về cô em gái? Điều gì làm em cảm mến nhất ở con người này?
HS tự phát biểu những suy nghĩ của mình: Có tài hội hoạ, trong sáng, nhân hậu.
[?] Văn bản trên có ý nghĩa gì? 
[?] Rút ra bài học cho bản thân. 
* HS tự phát biểu những suy nghĩ của mình
* GV chốt: Trước thành công hay tài năng của người khác, mỗi người cần vượt qua lòng mặc cảm, tự ti để có được sự trân trọng và niềm vui thực sự chân thành. Lòng nhân hậu và sự độ lượng có thể giúp cho con người tự vượt lên bản thân.
HOẠT ĐỘNG 3: Tổng kết
[?] Nêu nội dung và nghệ thuật của truyện.
Truyện thể hiện t ình cảm trong sáng, hồn nhiên v à lòng nhân hậu của ng ời em g ái đ ã giúp ngươì anh nhận ra phần hạn chế ở chính mình
- Truyện đã miêu tả tinh tế tâm lí nhân vật qua cách kể theo ngôi thứ nhất
GV chốt bằng ghi nhớ SGK/35
* HS đọc ghi nhớ SGK/35
HOẠT ĐỘNG 4: Luyện tập
HOẠT ĐỘNG 5: Củng cố, dặn dò
1.Củng cố:
- Diễn biến tâm trạng của người anh diễn ra như thế nào?
- Nhận xét về người em
- Rút ra bài học cho bản thân.
2.Dặn dò:
- Học phần ghi nhớ và nội dung phần phân tích.
- Hoàn thành 2 BT
- Soạn bài “Luyện nói về ..trong văn miêu tả”
 + Mỗi tổ chuẩn bị một đề theo thứ tự trong SGK/35,36.
HS lần lượt đọc BT 1,2/35
GV hướng dẫn HS thực hiện ở nhà
II. Đọc - Hiểu văn bản:
1.Người anh:
a.Từ trước đến khi thấy em chế thuốc vẽ.
- Gọi em là Mèo, bí mật theo dõi việc làm của em.
- Thái độ coi thường, khó chịu
b.Khi tài năng của mèo được phát hiện
- Buồn, thất vọng
- Cảm thấy mình bị cả nhà lãng quên
- Gắt gỏng với em, không thân với em.
c.Khi đứng trước bức tranh đạt giải
Ngạc nhiên, hãnh diện, xấu hổ.
2.Người em
- Hồn nhiên, vui vẻ
- Thích khám phá, thích vẽ
- Quý trọng anh
àCó tài hội hoạ, trong sáng, nhân hậu.
IV.Tổng kết
 Ghi nhớ: SGK/35
B.Luyện tập
1/35. Viết đoạn văn thuật lại tâm trạng người anh
2/35. Tả thái độ của những người xung quanh.
Giáo án: Ngữ Văn 6 ----- Trường THCS Phú Lạc ----- Giáo viên: Phạm Thị Kim Loan 
Ngày soạn: 16/01/2010
Tiết 84: LUYỆN NÓI VỀ QUAN SÁT, TƯỞNG TƯỢNG, SO SÁNH 
 VÀ NHẬN XÉT TRONG VĂN MIÊU TẢ .(TT)
A.Mục tiêu cần đạt: Giúp HS:
1.Kiến thức: Từ những nội dung luyện nói, nắm chắc hơn kiến thức đã học về quan sát, tưởng tượng, so sánh và nhận xét trong văn miêu tả.
2.Kĩ năng: Biết cách trình bày và diễn đạt một vấn đề bằng miệng trước tập thể.
3.Thái độ: Có thái độ học tập và luôn trao đổi với các thành viên trong tổ, trong nhóm để có thể nói tốt hơn
B. Chuẩn bị:
- GV: SGK, SGV, STK, giáo án.
- HS: SGK, SGV,soạn bài.
C. Tiến trình dạy học:
HOẠT ĐỘNG 1: Khởi động:
1.Ổn định :
2.Bài cũ: 
Kiểm tra sự chuẩn bị của HS.
3.Giới thiệu bài mới: 
Tiết học hôm nay nhằm giúp các em có được sự mạnh dạn trong nói năng trước tập thể.
HOẠT ĐỘNG 2: 
Hoạt động của thầy & trò
Phần ghi bảng
* Giáo viên tập cho học sinh lập dàn ý bài tập 3 
Tả đêm trăng sáng nơi em ở
[?] Đó là một đêm trăng như thế nào
-> Đẹp, êm dịu , yên bình
[?] Đêm trăng ấy có gì nổi bật
-> Sáng vằng vặc, êm dịu,
* Giáo viên hướng dẫn học sinh tập quan sát và tập miêu tả bằng cách đưa ra các hình ảnh : Bầu trời đêm trăng,
cây cối, nhà cửa vầng trăng, đường làng, ngõ phố, ánh trăng.
[?] Để miêu tả cho các bạn thấy một đêm trăng đẹp thì các em sẽ so sánh và tưởng tượng các hình ảnh trên như thế nào
- Học sinh tập tưởng tượng, so sánh
* Giáo viên treo bảng phụ về hình ảnh so sánh
- Học sinh đối chiếu tham khảo, rút kinh nghiệm
* Giáo viên cho học sinh lập dàn ý và luyện nói trước lớp BT4 
Tả quang cảnh một buổi sáng ( bình minh) trên biển.
[?] Khi miêu tả theo yêu cầu đề văn trên em sẽ miêu tả những đặc điểm gì
-> Học sinh dựa vào hiểu biết và quang sát tự tả 
[?] Em sẽ lựa chọn vị trí và trình tự miêu tả như thế nào
-> Đứng trên bãi cát nhìn từ xa-> gần
[?] Đặc điểm nổi bật của quang cảnh buổi sáng trên biển là gì
- Học sinh tự nêu 
[?] Em sẽ so sánh và liên tưởng các hình ảnh : Bầu trời, mặt biển, bãi cát những con thuyền với những hình ảnh gì
- Học sinh tự tưởng tượng và so sánh 
[?] Em có cảm xúc gì trước quang cảnh đó 
-Thanh bình, mát dịu, sảng khoái và yêu biển hơn
* Học sinh lên bảng lập dàn ý
-> Lớp nhận xét, sửa chữa
* Giáo viên chốt lại bằng dàn ý mẫu đã ghi trên bảng 
HOẠT ĐỘNG 3 :Luyện nói :
* Giáo viên cho học sinh lên tập nói trước lớp về BT4
* Yêu cầu: 
- Hình thức: Nói to, rõ ràng, tự tin, đĩnh đạc
- Nội dung : Nêu rõ nội dung, miêu tả sinh động, so sánh, tưởng tượng
* Lớp cùng giáo viên nhận xét, sửa chữa, uốn nắn.
* Đánh giá
[?] Khi nói trước lớp em cần phái chú ý gì về hình thức và nội dung
- Học sinh rút kinh nghiệm & trả lời
HOẠT ĐỘNG 4: Củng cố - Dặn dò:
* Củng cố:
[?] Qua việc tập quan sát, tưởng tượng, so sánh và nhận xét trong văn miêu tả em rút ra được bài học và kinh nghiệm gì trong nghệ thuật viết bài văn miêu tả
[?] Chi tiết nào sau đây không miêu tả cảnh mặt trời mọc
A.Mặt trời tròn như lòng đỏ một quả trứng gà
B.Phía đông chân trời đã ửng hồng
C.Bầu trời quang đãng, loáng thoáng một vài gợn mây phớt hồng
D. Ánh sáng mặt trời bắt đầu chói chang
* Dặn dò:
- Về nhà: 
-Xem lại cách lập dàn ý một bài văn 
- Làm bài tập 5 : lập dàn ý và tập nói
- Soạn - đọc bài: Vượt thác 
[?] Chia bố cục bài văn
[?] Nêu cảm nhận của em khi đọc qua văn bản miêu tả cảnh lao động của con người trước thiên nhiên 
A.Lập dàn ý:
BT3/36
Tả một đêm trăng sáng nơi em ở
Mở bài: Đêm trăng dưới cảm nhận của em : Đẹp, ấn tượng, nhớ mãi
Thân bài: Tả đêm trăng :
- Bầư trời: Trong xanh, êm dịu, như một dải lụa mềm
- Vầng trăng:
- Cây cố:
- Đường làng:
- Ngõ phố:
- Ánh trăng :
->Tưởng tượng, so sánh đối chiếu các sự vật.
Kết bài: Đêm trăng đẹp, ghi nhớ mãi trong lòng
BT 4/36 :
Mở bài: Giới thiệu cảnh biển vào buổi sáng : mát dịu, trong lành, thanh bình
Thân bài: Tả đặc điểm:
- Bầu trời: Trong xanh
- Mặt biển: Xanh nhẹ, mát dịu, sóng gợn lăn tăn
- Bãi cát:Trắng mịn
- Những con thuyền: mệt mỏi, uể oaỉ nằm gác đầu trên bãi cát
Kết bài :Yêu biển, thanh bình, thân thương
.
B.Luyện nói:
Đề :Tả quang cảnh một buổi sáng ( bình minh) trên biển.
Giáo án: Ngữ Văn 6 ----- Trường THCS Phú Lạc ----- Giáo viên: Phạm Thị Kim Loan 
Ngày soạn: 16/01/2010
Tiết 83: LUYỆN NÓI VỀ QUAN SÁT, TƯỞNG TƯỢNG, SO SÁNH 
 VÀ NHẬN XÉT TRONG VĂN MIÊU TẢ .
A.Mục tiêu cần đạt: Giúp HS:
1.Kiến thức: Từ những nội dung luyện nói, nắm chắc hơn kiến thức đã học về quan sát, tưởng tượng, so sánh và nhận xét trong văn miêu tả.
2.Kĩ năng: Biết cách trình bày và diễn đạt một vấn đề bằng miệng trước tập thể.
3.Thái độ: Có thái độ học tập và luôn trao đổi với các thành viên trong tổ, trong nhóm để có thể nói tốt hơn
B. Chuẩn bị:
- GV: SGK, SGV, STK, giáo án.
- HS: SGK, SGV,soạn bài.
C. Tiến trình dạy học:
HOẠT ĐỘNG 1: Khởi động:
1.Ổn định :
2.Bài cũ: 
Kiểm tra sự chuẩn bị của HS.
3.Giới thiệu bài mới: 
Tiết học hôm nay nhằm giúp các em có được sự mạnh dạn trong nói năng trước tập thể.
Hoạt động của thầy & trò
Phần ghi bảng
HOẠT ĐỘNG 2: 
*Giáo viên hướng dẫn học sinh làm bài tập 1/35
[?] Yêu cầu lập dàn ý
[?] Từ truyện: Bức tranh của em gái tôi hãy cho biết Kiều Phương là người như thế nào
-> Đáng yêu, hồn nhiên, nhân hậu, trong sáng & dễ gần gũi.
[?] Hãy miêu tả lại hình ảnh Kiều Phương theo tưởng tượng của em 
-> Hình dáng: tính tình, việc làm, hành động, lời nói, tài năng
[?] Em có suy nghĩ gì về Kiều Phương
-> Đó là một cô bé có tài năng và tâm hồn trong sáng, nhân hậu
[?] Hình ảnh người anh trai Kiều Phương được tả qua cách nhìn của ai
-> Chính người anh trai nhìn nhận lại bản thân mình
[?] Thông qua hình ảnh nào
->Tự thuật lại diễn biến tâm trạng của mình trước tài năng và thành công của em
[?] Anh của Kiều Phương là người như thế nào
- Ích kỉ, ghen tị trước tài năng của em gái 
[?] Hình ảnh người anh trong tranh và ngoaì đời có gì khác nhau không
- Khác rất nhiều
+ Ngòai đời: Ích kỉ, nhỏ nhen chưa hoàn thiện về mặt tính cách
+ Trong tranh người anh hồn nhiên, mơ mộng và trong sáng
* Giáo viên hướng dẫn bài tập 2:
[?] Đọc và cho biết yêu cầu bài tập 2
[?] Hãy trình bày cho các bạn nghe về anh, chị hoặc em mình trước lớp
[?] Hình dáng, tính cách có đặc điểm gì nổi bật
[?] Tình cảm của em đối với người được tả như thế nào 
* Học sinh thảo luận trong vòng 10 phút 
Lên bảng nói trướcl ớp
- Hoc sinh nhận xét và giáo viên sửa chữa 
HOẠT ĐỘNG 3:Luyện nói
- Giáo viên gọi từ 3 -5 học sinh nói trước lớp 
Đề :Hãy miêu tả về anh ( chị, em ) của mình.
* Giáo viên lưu ý:
 Khi nói cần phải:
- nói to, rõ ràng
- Đúng thể loại
- Trình bày sainh động
- Biết sử dụng các năng lực miêu tả
- Học sinh lên lớp nói
* Đánh giá: 
[?] Khi làm bài văn miêu tả thì các em phaỉ chú ý điều gì
HOẠT ĐỘNG 4: 
Củng cố: 
[?] Em phaỉ làm gì để tả được người, phong cảnh
[?] Để miêu tả làm nổi bật đặc điểm, tính chất của sự vật em phaỉ làm gì
[?] Yêu cầu nào sau đây không phù hợp với bài văn nói
A.Văn bản ngắn gọn, xúc tích
B. Ý tứ rõ ràng, mạch lạc
C.Ngôn ngữ trong sáng, dễ hiểu
D.Lời lẽ bónh bẩy, đưa đẩy
* Dặn dò:
- Xem lại bài cũ
- Luyện nói ỏ nhà 
Làm và chuẩn bị cho bài tập 3 -4 tiết sau
[?] Tìm ra những đặc điểm và các đặc điểm nổi bật
[?] So sánh, liên tưởng các đặc điểm ấy
* Tổ 1- 2 : Đề 3 : Miêu tả một đêm trăng 
* Tổ 3 - 4 : Đề 4 : Miêu tả một buổi sáng ( bình minh) trên biển
+ Lập dàn ý + Luyện nói
A.Lập dàn ý: 
BT1/35:
a) Kiều Phương:
- gầy, thanh mảnh
- mặt tròn, luôn lem luốc
- mắt sáng long lanh
- trán cao, thông minh
- răng khểnh, mũi cao
- miệng nhỏ, da trắng hồng
->Hồn nhiên, trong sáng, nhân hậu, tài năng
b) người anh trai:
- cao, gầy
- mặt tròn, mắt to đen
- mắt sáng, buồn
- da trắng, sáng sủa
->Ích kỉ, nhỏ nhen, ghen tị trước tài năng của em 
-> mặc cảm, ân hận và hối lỡi
* Hình ảnh người anh trong tranh suy tư, mơ mộng và trong sáng được thể hiện bằng tài năng, tâm hồn torng sáng và nhân hậu của người em.
Bài tập 2/36
ĐỀ:Tả anh ( chị,em ) mình trước lớp
- Giới thiệu người được tả
- Tả hình dáng, tínhtình, hành đông, cử chỉ, lời nói
- Tả đặc điểm nổi bật và năng lực
-> So sánh, tưởng tượng và nhận xét
- Nêu suy nghĩ và tình cảm của em đối với người đựợc tả.
B.Luyện nói:
ĐỀ:Hãy tả anh ( chị,em ) mình trước lớp.

Tài liệu đính kèm:

  • docVAN 6 - T22-23.doc