Giáo án môn Ngữ văn 6 - Tiết 1 đến tiết 139

Giáo án môn Ngữ văn 6 - Tiết 1 đến tiết 139

Tuần: 1 Ngày soạn: 10/08/2010

Tiết: 1

Văn bản: CON RỒNG CHÁU TIÊN

 (Truyền thuyết)

I.Mục tiêu: Giúp HS

1.Kiến thức: - Hiểu được định nghĩa sơ lược về truyền thuyết

 - Hiểu nội dung, ý nghĩa của truyện và ý nghĩa của những chi tiết tưởng tượng kỳ ảo .

2.Kĩ năng: Kể được truyện .

 3.Thái độ: Ý thức tự hào về truyền thống dân tộc,đoàn kết ,yêu thương nhau.

 II.Chuẩn bị:

 1.Giáo viên: Tích hợp với Tiếng Việt “ Từ và cấu tạo của từ Tiếng Việt” với Tập làm văn “ Giao tiếp, văn bản và phương thức biểu đạt”

 2. Học sinh: Đọc kỹ văn bản và sọan bài theo câu hỏi gợi ý .

III.Tiến trình bài dạy:

1.Ổn định lớp: Kiểm diện sỉ số

 2.Kiểm tra bài cũ: Kiểm tra sự chuẩn bị bài ở nhà của HS

 3.Bài mới:

* Giới thiệu bài : Truyền thuyết là một thể lọai văn học dân gian được nhân dân ta từ bao đời ưa thích. Một trong những truyền thuyết tiêu biểu, mở đầu cho chuỗi truyền thuyết về thời đại các Vua Hùng đó là truyện “ Con Rồng, cháu Tiên “ . Vậy nội dung ý nghĩa của truyện là gì ? Tiết học hôm nay sẽ giúp các em hiểu điều ấy ?

 

doc 210 trang Người đăng thu10 Lượt xem 667Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án môn Ngữ văn 6 - Tiết 1 đến tiết 139", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần: 1 Ngày soạn: 10/08/2010
Tiết: 1
Văn bản: CON RỒNG CHÁU TIÊN
 (Truyền thuyết)
I.Mục tiêu: Giúp HS
1.Kiến thức: - Hiểu được định nghĩa sơ lược về truyền thuyết 
 - Hiểu nội dung, ý nghĩa của truyện và ý nghĩa của những chi tiết tưởng tượng kỳ ảo . 
2.Kĩ năng: Kể được truyện . 
 3.Thái độ: Ý thức tự hào về truyền thống dân tộc,đoàn kết ,yêu thương nhau.
 II.Chuẩn bị:
 1.Giáo viên: Tích hợp với Tiếng Việt “ Từ và cấu tạo của từ Tiếng Việt” với Tập làm văn “ Giao tiếp, văn bản và phương thức biểu đạt”
 2. Học sinh: Đọc kỹ văn bản và sọan bài theo câu hỏi gợi ý .
III.Tiến trình bài dạy:
1.Ổn định lớp: Kiểm diện sỉ số
 2.Kiểm tra bài cũ: Kiểm tra sự chuẩn bị bài ở nhà của HS
 3.Bài mới: 
* Giới thiệu bài : Truyền thuyết là một thể lọai văn học dân gian được nhân dân ta từ bao đời ưa thích. Một trong những truyền thuyết tiêu biểu, mở đầu cho chuỗi truyền thuyết về thời đại các Vua Hùng đó là truyện “ Con Rồng, cháu Tiên “ . Vậy nội dung ý nghĩa của truyện là gì ? Tiết học hôm nay sẽ giúp các em hiểu điều ấy ? 
Hoạt động của GV & HS
Nội dung kiến thức
I.Hoạt động I: GV hướng dẫn HS tìm hiểu chung 
- HS :đọc định nghĩa truyền thuyết phần dấu sao trang 7 . 
- GV :giới thiệu khái quát về định nghĩa, về các truyền thuyết gắn liền với lịch sử đất nước ta . 
+ Văn bản thuộc thể loại nào?
- HS trả lời, GV nhận xét
II.Hoạt động II: GV hướng dẫn HS Đọc – Tìm hiểu văn bản
GV : hướng dẫn HS tìm hiểu phần chú thích giải nghĩa các từ khó .
- Văn bản “ Con Rồng, cháu Tiên “ là một truyền thuyết dân gian được liên kết bởi ba đọan : 
+ Đọan 1 : Từ đầu  “ Long Trang “ 
+ Đọan 2 : Tiếp  “ lên đường “ .. 
+ Đọan 3 : Còn lại 
- Giáo viên đọc đọan 1, Học sinh đọc đọan 2, 3 . 
 + Truyện gồm những nhân vật nào?Nhân vật chính là ai ?Lạc Long Quân và Âu Cơ xuất thân từ đâu ?Hình dáng của họ như thế nào ?
(HS :thảo luận trả lời 
GV :chốt ý :Vẻ đẹp của LLQ và ÂC là vẻ đẹp:
-> Vẻ đẹp cao quý của bậc anh hùng . 
-> Vẻ đẹp cao quý của người phụ nữ . 
 Lạc Long Quân kết duyên cùng Âu Cơ có nghĩa là những vẻ đẹp cao quý của thần tiên được hòa hợp) 
+ Theo em mối tình duyên này, người xưa muốn ta nghĩ gì về nòi giống dân tộc ? (GV :chốt ý)
+ Chuyện Âu Cơ sinh con có gì lạ ? Theo em, chi tiết mẹ Âu Cơ sinh ra bọc trăm trứng nở thành trăm người con khỏe đẹp có ý nghĩa gì ? 
(GV: Giải thích mọi người chúng ta đều là anh em ruột thịt cùng một cha mẹ sinh ra ) 
+ Lạc Long Quân và Âu Cơ chia con như thế nào ? Vì sao cha mẹ lại chia con thành hai hướng lên rừng, xuống biển ? 
(HS : Rừng là quê mẹ, biển là quê cha -> đặc điểm địa lý nước ta rộng lớn : nhiều rừng và biển )
+ Qua sự việc Cha Lạc Long Quân, mẹ Âu Cơ mang con lên rừng, xuống biển, người xưa muốn thể hiện ý nguyện gì ? 
(GV: ý nguyện phát triển dân tộc : làm ăn, mở rộng và giữ vững đất đai ; ý nguyện đoàn kết , thống nhất dân tộc, mọi người trên đất nước đều có chung nguồn gốc, ý chí và sức mạnh ) 
GV: Truyện còn kể rằng, các con của Lạc Long Quân và Âu Cơ nối nhau làm vua ở đất Phong Châu, đặt tên nước là Văn Lang, lấy danh hiệu Hùng Vương . 
+ Em hiểu thế nào là chi tiết tưởng tượng kỳ ảo ? Em thấy những chi tiết kỳ ảo nào trong văn bản ? Các chi tiết kỳ ảo đó có vai trò gì trong truyện ? 
(HS phát hiện trả lời)
-GV: Tô đậm tính chất lớn lao, đẹp đẽ của nhânvật. Thần kỳ hóa nguồn gốc, giống nòi để chúng ta thêm tự hào, tôn vinh tổ tiên . 
Truyền thuyết Con Rồng, Cháu Tiên phản ánh sự thật lịch sử -> Thời đại các Vua Hùng, đền thờ Vua Hùng ở Phú Thọ. 
III.Hoạt động III: Tổng kết
HS đọc mục ghi nhớ . 
IV. Hoạt động IV: Luyện tập 
- HS kể diễn cảm truyện .
I.Giới thiểu chung:
1. Định nghĩa truyền thuyết :
( Chú thích phần dấu sao trang 7 ) 
2.Tác phẩm:
 Thể loại: Tự sự
II. Đọc – Hiểu văn bản:
1.Đọc- Từ khó:
2.Bố cục: 3 phần
+ Đọan 1 : Từ đầu -> “Long Trang”
 + Đọan 2 : Tiếp -> “ lên đường”
 + Đọan 3 : Còn lại 
3.Phân tích:
a. Nguồn gốc và hình dạng của Lạc Long Quân và Âu Cơ . 
- Lạc Long Quân : là con thần biển, có nhiều phép lạ, sức mạnh vô địch, diệt yêu quái giúp dân . 
- Âu Cơ : là con thần nông, xinh đẹp tuyệt trần, yêu thiên nhiên cây cỏ. 
 => Lòng tôn kính, tự hào về nòi giống con Rồng, cháu Tiên . 
b. Câu chuyện về Lạc Long Quân và Âu Cơ . 
- Âu Cơ sinh ra bọc trăm trứng nở thành trăm người con khỏe đẹp . 
- Họ chia con đi cai quản các phương . 
- Khi có việc gì thì luôn giúp đỡ nhau . 
- Người con trưởng lên làm Vua, lấy hiệu là Hùng Vương . 
=> Dân tộc ta có truyền thống đoàn kết , thống nhất và bền vững . 
c. Những chi tiết tưởng tượng kỳ ảo . 
- Là các chi tiết tưởng tượng không có thật , rất phi thường . 
- Làm tăng thêm sức hấp dẫn của truyện . 
III .Tổng kết ( ghi nhớ ) 
 IV. Luyện tập 
Kể diễn cảm truyện .
 4.Củng cố: Kể truyện – Học bài 
 5. Dặn dò: Sọan : + Bánh chưng, bánh giầy ( sọan kỹ câu hỏi hướng dẫn ) 
 + Từ và cấu tạo của từ Tiếng Việt 
Tuần: 1 Ngày soạn: 16/08/20110
Tiết: 2
Văn bản: BÁNH CHƯNG BÁNH GIẦY
 (Hướng dẫn đọc thêm)
I.Mục tiêu: Giúp HS
1.Kiến thức: Hiểu được nội dung ý nghĩa của truyện .
2.Kĩ năng: Kể được truyện . 
 3.Thái độ: Xây dựng lòng tự hào về trí tuệ và vốn văn hóa của dân tộc.
 II.Chuẩn bị:
 1.Giáo viên: Tích hợp : Tiếng Việt bài “Từ và cấu tạo của từ Tiếng Việt” ,với Tập làm văn bài : “Giao tiếp văn bản và phương thức biểu đạt”.
 2. Học sinh: Đọc kỹ văn bản và sọan bài theo câu hỏi gợi ý .
III.Tiến trình bài dạy:
1.Ổn định lớp: Kiểm diện sỉ số
 2.Kiểm tra bài cũ: - Em hiểu truyền thuyết là gì?. 
 -Ý nghĩa của truyện “ Con Rồng, cháu Tiên “ ?
3.Bài mới: 
Hoạt động của GV & HS
Nội dung kiến thức
I.Hoạt động I: GV hướng dẫn HS tìm hiểu chung 
- HS :đọc định nghĩa truyền thuyết phần dấu sao trang 7 . 
- GV :giới thiệu khái quát về định nghĩa, về các truyền thuyết gắn liền với lịch sử đất nước ta . 
+ Văn bản thuộc thể loại nào?
- HS trả lời, GV nhận xét
II.Hoạt động II: GV hướng dẫn HS Đọc – Tìm hiểu văn bản
GV : hướng dẫn HS tìm hiểu phần chú thích giải nghĩa các từ khó .
Giáo viên chia đoạn : giáo viên đọc đoạn 1 , Học sinh đọc đoạn 2, 3 
+ Đoạn 1 : Từ đầu ->. “ chứng giám “ 
+ Đoạn 2 : Tiếp -> “ hình tròn “ 
+ Đoạn 3 : Còn lại 
- Giáo viên hướng dẫn học sinh tìm hiểu ý nghĩa của các từ khó ở mục chú thích . 
*Giáo viên chia nhóm :
+ Học sinh thảo luận các câu hỏi . Đại diện nhóm trả lời 
+ Học sinh nhận xét bổ sung
- Các nhóm thảo luận câu 1 ( trang 12 ) . Vua Hùng chọn người nối ngôi trong hoàn cảnh nào , với ý định ra sao và bằng hình thức gì ? 
-GV: Vua Hùng rất anh minh, sáng suốt, biết chọn người có tài đức để nối ngôi để lo cho dân, cho nước . Người nối ngôi phải nối được chí vua không nhất thiết phải là con trưởng . 
- Các nhóm thảo luận câu 2 và 3 . 
+ Vì sao trong các con Vua, chỉ có lang Liêu được thần giúp đỡ . 
+ Vì sao hai thứ bánh của Lang Liêu được Vua cha chọn để tế trời , đất, Tiên Vương và Lang liêu được chọn nối ngôi Vua ? (Thần ở đây chính là nhân dân. Họ rất quý trọng cái nuôi sống mình, cái mình làm ra) 
- Các nhóm thảo luận câu 4 . 
+ Hãy nêu ý nghĩa của truyền thuyết : “ Bánh chưng, bánh giầy “ . 
 (Qua truyền thuyết “ Bánh chưng, bánh giầy “ Nhân dân ta nhằm giải thích nguồn gốc của bánh chưng, bánh giầy trong ngày Tết cổ truyền và đề cao lao động , đề cao nghề nông ) 
III.Hoạt động III: Tổng kết
Học sinh đọc mục ghi nhớ ? 
IV. Hoạt động IV: Luyện tập 
- Hoc sinh làm bài tập 1 – Trả lời – Gv nhận xét
I.Giới thiểu chung:
1.Tác giả:
2.Tác phẩm:
 Thể loại: Tự sự
II. Đọc – Hiểu văn bản:
1.Đọc- Từ khó:
2.Bố cục: 3 phần
+ Đọan 1 : Từ đầu -> “Long Trang”
 + Đọan 2 : Tiếp -> “ lên đường”
 + Đọan 3 : Còn lại 
3.Phân tích:
a. Hoàn cảnh, ý định và cách thức của Vua Hùng chọn người nối ngôi . 
- Hoàn cảnh : Giặc đã yên, Vua đã già.
- ý định: Người nối ngôi phải nối được chí Vua. 
- Cách thức : bằng 1 câu đố để thử tài 
b. Lang Liêu được thần giúp đỡ : 
- là người thiệt thòi nhất . 
- Chăm lo việc đồng áng . 
- Thông minh, tháo vát lấy gạo làm bánh . 
c. Lang Liêu được chọn nối ngôi Vua . 
 - Bánh hình tròn -> bánh giầy . 
- Bánh hình vuông -> bánh chưng . 
III .Tổng kết ( ghi nhớ ) 
.
 4.Củng cố: Kể lại truyện . Học bài . 
 5. Dặn dò: - Làm bài tập 2 ( Phần luyện tập ) 
 - Soạn bài : “Giao tiếp, văn bản và phương thức biểu đạt” ( soạn kỹ câu hỏi hướng dẫn )
Tuần: 1 Ngày soạn:
Tiết: 3
Tiếng Việt: TỪ VÀ CẤU TẠO TỪ TIẾNG VIỆT
I.Mục tiêu: Giúp HS
1.Kiến thức: Hiểu được thế nào là từ và đặc điểm cấu tạo từ Tiếng Việt.
2.Kĩ năng: Luyện tập biết cách dùng từ đặt câu 
3.Thái độ: Thấy được sự phong phú của tiếng Việt
II.Chuẩn bị:
1.Giáo viên: Tích hợp với bài “Con Rồng, cháu Tiên”, “Bánh chưng, bánh giầy” với Tập làm văn “Giao tiếp, văn bản và phương thức biểu đạt” .
2. Học sinh:. Soạn bài 
III.Tiến trình bài dạy:
1.Ổn định lớp: Kiểm diện sỉ số
2.Kiểm tra bài cũ: Kiểm tra sự chuẩn bị bài của HS
3.Bài mới: 
Hoạt động của GV & HS
Nội dung kiến thức
I.Hoạt động I: GV hướng dẫn HS tìm hiểu Từ là gì ?
- Học sinh đọc ví dụ trong SGK /13. 
* Lập danh sách các từ . 
+ Câu văn gồm có bao nhiêu từ? Dựa vào dấu hiệu nào em biết?
(HS :xác định
GV: phân tích thêm)
+ Các đơn vị được gọi là tiếng và từ có gì khác nhau ? 
? Vậy từ là gì ? 
(GV:chốt ý
- Học sinh đọc mục ghi nhớ .)
II.Hoạt động II: GV hướng dẫn HS Phân loại từ
- GV kẻ bảng – Hs điền từ vào bảng . Phân lọai từ đơn và từ phức . 
+ Thế nào là từ đơn ? Thế nào là từ phức ? 
+ Cấu tạo của từ ghép và từ láy có gì giống nhau và có gì khác nhau ? 
(HS trình bày-GV phân tích )
*Học sinh đọc mục ghi nhớ 
III.Hoạt động III:
Học sinh thảo luận : 
Bài 1 : Đại diện nhóm lên bảng làm . GV nhận xét . 
 Ÿ Bài 2: Học sinh làm nhanh- đứng dậy trả lời – GV nhận xét . 
 Ÿ Bài 3 : Học sinh thảo luận nhóm . Đại diện nhóm lên bảng làm – Giáo viên nhận xét . 
 Ÿ Bài 5 : Thi tìm nhanh – Gv chấm điểm 2 học sinh làm nhanh nhất .
I. Từ là gì ? 
1.Ví dụ : Thần / dạy / dân / cách / trồng trọt / chăn nuôi / và / cách / ăn ở .
->Câu văn gồm -> 9 từ 
 ->12 tiếng
- Tiếng dùng để tạo từ . 
- Từ dùng để tạo câu . 
- Khi một tiếng có thể dùng để tạo câu, tiếng ấy trở thành từ . 
2.Ghi nhớ ( SGK )
 II. Phân loại từ
1.Ví dụ SGK: 
* Từ đơn
(Từ, đấy, nước, ta, chăm, nghề, và )
->Từ chỉ có một tiếng
* Từ phức ->Từ gồm 2 tiếng trở lên
* Từ ghép ->Chăn nuôi, bánh chưng, bánh giầy 
* Từ láy ->Trồng trọt 
2. Ghi nhớ ( SGK/14 )
 III. Luyện tập . 
Bài 1 : 
A/ Từ ghép 
B/ Cội nguồn, gốc gác
C/ cậu mợ, cô dì, chú cháu 
Bài 2 : 
- Theo giới tính, anh chị, ông ... Củng cố: Phân loại ẩn dụ và hoán dụ?
 5.Dặn dò: Nắm phần kiến thức đã học. Chuẩn bị thi học kì II.
IV.Rút kinh nghiệm:	
***************************************
Tuần: 34 Ngày soạn: 15/ 04/2010
Tiết: 135 Ngày dạy: 
CHƯƠNG TRÌNH NGỮ VĂN ĐỊA PHƯƠNG
I.Mục tiêu:Giúp HS
 1.Kiến thức: Biết được một số danh lam thắng cảnh, các di tích lịch sử hay chương trình bảo vệ môi trường nơi địa phương đang sống.
 2.Kĩ năng: Biết liên hệ phần văn bản nhật dụng đã học trong Ngữ văn 6 - Tập 2 để làm phong phú thêm nhận thức của mình về chủ đề đã học.
 3.Thái độ: Bồi dưỡng tình yêu và niềm đam mê đối với môn Văn học.
II.Chuẩn bị:
 1.Giáo viên: Soạn bài. Tìm đọc tài liệu liên quan. 
 2. Học sinh: Thảo luận.Soạn và chuẩn bị bài ở nhà. Soạn bài theo câu hỏi SGK. Sưu tầm tranh ảnh về môi trường.
III.Tiến trình bài dạy:
 1.Ổn định lớp: Kiểm diện sĩ số
 2.Kiểm tra bài cũ: Gv kiểm tra sự chuẩn bị của HS 
 3. Bài mới:* Giới thiệu bài: 
Hoạt động của GV & HS
Nội dung kiến thức
I.Hoạt động I: 
? Chương trình Ngữ văn 6 đã học, có những từ loại nào?
II.Hoạt độngII: 
Hoạt động nhóm: Trao đổi nội dung đã chuẩn bị ở nhà: đại diện học sinh trả lời, lớp nhận xét, giáo viên đánh giá lại.
( Vì ở Đạ Long – Đam Rông – Lâm Đồng có rất ít di tích lịch sử và danh lam thắng cảnh nên GV cho HS tìm hiểu ở tỉnh Quảng Trị > Chuẩn bị ở nhà)
Ở quê hương Quảng Trị có những danh lam thắng cảnh nào, di tích lịch sử nào? Ghi lại và giới thiệu cho cả lớp cùng biết?
Chú ý: Danh lam thắng cảnh hoặc di tích lịch sử đó ở đâu? Có từ bao giờ, được phát hiện khi nào? Do ai, nhân tạo hay cảnh tự nhiên?
I. Chuẩn bị ở nhà:
Làm theo hướng dẫn ở Sgk.
Bài tập 1, 2.
II. Hoạt động trên lớp:
1. Văn bản nhật dụng đã học.
- Động Phong Nha: danh lam thắng cảnh.
- Bức thư của thủ lĩnh da đỏ: bảo vệ, giữ gìn môi trường.
- Cầu Long Biên - chứng nhân lịch sử: di tích lịch sử.
2. Danh lam thắng cảnh, di tích lịch sử của quê hương Quảng Trị.
- Danh lam thắng cảnh:
- Di tích lịch sử: địa đạo Vĩnh Mốc, Thành Cổ Quảng Trị, Nghĩa trang liệt sĩ, Trường Sơn, Cầu Hiền Lương.
Vẻ đẹp và sức hấp dẫn.
- Ý nghĩa lịch sử.
- Giá trị kinh tế.
 4.Củng cố: Cảm nghĩ của em về di tích lịch sử hoặc danh lam thắng cảnh quê hương
 5.Dặn dò: Sưu tầm tài liệu về các danh lam thắng cảnh và di tích lịch sử ở quê hương em. Chuẩn bị phần còn lại.
IV.Rút kinh nghiệm:	
Tuần: 34 Ngày soạn: 15/ 04/2010
Tiết: 136 Ngày dạy: 
CHƯƠNG TRÌNH NGỮ VĂN ĐỊA PHƯƠNG (tt)
III.Tiến trình bài dạy:
 1.Ổn định lớp: Kiểm diện sĩ số
 2.Kiểm tra bài cũ: Gv kiểm tra sự chuẩn bị của HS 
 3. Bài mới:* Giới thiệu bài: 
Hoạt động của GV & HS
Nội dung kiến thức
II.Hoạt độngII: 
Hoạt động nhóm:
? Môi trường xung quanh em có xanh, sạch, đẹp hay không? (ao, hồ, sông,suối, rừng cây, nước, không khí).
- Có những yếu tố nào về môi trường đang vi phạm?
- Địa phương và trường em có những chủ trương, chính sách gì để giữ gìn, bảo vệ môi trường xanh, sạch, đẹp?
II. Hoạt động trên lớp:
* Bài tập 3: Tìm hiểu vấn đề môi trường và bảo vệ, giữ gìn môi trường ở quê hương em.
* Bài tập 4: Giới thiệu bằng miệng văn bản đã sưu tầm hay viết thành bài văn miêu tả cảnh đẹp hoặc danh lam thắng cảnh ở quê hương em.
 4.Củng cố: Em phải làm gì để giữ gìn, bảo vệ môi trường ở nơi em đang sống?
 5.Dặn dò: Sưu tầm 1 số tài liệu về vấn đề môi trường.
IV.Rút kinh nghiệm:	
***************************************
Tuần: 35 Ngày soạn: 01/05/2010
Tiết: 137 Ngày dạy: 
ÔN TẬP TỔNG HỢP
I.Mục tiêu:Giúp HS
 1.Kiến thức: Bài tập làm văn số 8 là bài kiểm tra tổng hợp cuối năm nhằm đánh giá học sinh ở các phương diện sau:
	+ Sự vận dụng linh hoạt theo hướng tích hợp các kiến thức và kĩ năng của môn học Ngữ văn.
	+ Năng lực vận dụng tổng hợp các phương thức biểu đạt (kể và miêu tả) trong 1 bài viết và các kĩ năng viết bài nói chung.
 2.Kĩ năng: Biết liên hệ phần văn bản nhật dụng đã học trong Ngữ văn 6 - Tập 2 để làm phong phú thêm nhận thức của mình về chủ đề đã học.
 3.Thái độ: Bồi dưỡng tình yêu và niềm đam mê đối với môn Văn học.
II.Chuẩn bị:
 1.Giáo viên: Soạn bài. Tìm đọc tài liệu liên quan. 
 2. Học sinh: Thảo luận.Soạn và chuẩn bị bài ở nhà. Soạn bài theo câu hỏi SGK. Sưu tầm tranh ảnh về môi trường.
III.Tiến trình bài dạy:
 1.Ổn định lớp: Kiểm diện sĩ số
 2.Kiểm tra bài cũ: Gv kiểm tra sự chuẩn bị của HS 
 3. Bài mới:* Giới thiệu bài: 
Hoạt động của GV & HS
Nội dung kiến thức
I.Hoạt động I: 
- Yêu cầu học sinh nắm chắc các đặc điểm thể loại đã học.
- Nắm được nội dung cụ thể của các văn bản đã học: nhân vật, cốt truyện, một số chi tiết tiêu biểu, vẻ đẹp của các trang văn miêu tả, bút pháp miêu tả, kể chuyện của tác giả, cách dùng và tác dụng của các biện pháp tu từ và ý nghĩa của văn bản.
- Nắm được sự biểu hiện cụ thể của các đặc điểm, thể loại ở những văn bản đã học.
- Nắm nội dung và ý nghĩa 3 văn bản nhật dụng.
II.Hoạt độngII: 
? Phần tiếng Việt ở học kì II, cần chú ý những gì?
	- Phó từ.
	- Các vấn đề về câu: 
+ Các thành phần chính của câu.
+ Câu trần thuật đơn và các kiểu câu trần thuật đơn.
+ Chữa lỗi về chủ ngữ, vị ngữ.
- Các biện pháp tu từ: so sánh, nhân hoá, ẩn dụ, hoán dụ.
III. Hoạt độngIII:
Gv nhắc lại kiến thức về văn tự sự, miêu tả và đơn từ
I. Về phần đọc - hiểu văn bản
- Yêu cầu học sinh nắm chắc các đặc điểm thể loại đã học.
- Nắm được nội dung cụ thể của các văn bản đã học: nhân vật, cốt truyện, một số chi tiết tiêu biểu, vẻ đẹp của các trang văn miêu tả, bút pháp miêu tả, kể chuyện của tác giả, cách dùng và tác dụng của các biện pháp tu từ và ý nghĩa của văn bản.
* Thơ:
Đêm nay Bác không ngủ - Minh Huệ
Lượm – Tố Hữu
Mưa – Trần Đăng Khoa
*Nội dung và ý nghĩa 3 văn bản nhật dụng.
- Động Phong Nha: danh lam thắng cảnh.
- Bức thư của thủ lĩnh da đỏ: bảo vệ, giữ gìn môi trường.
- Cầu Long Biên - chứng nhân lịch sử: di tích lịch sử.
II. Phần Tiếng Việt:
- Phó từ.
- Các vấn đề về câu: 
+ Các thành phần chính của câu.
+ Câu trần thuật đơn và các kiểu câu trần thuật đơn.
+ Chữa lỗi về chủ ngữ, vị ngữ.
- Các biện pháp tu từ: so sánh, nhân hoá, ẩn dụ, hoán dụ.
III. Phần Tập Làm Văn
- Tự sự, miêu tả, đơn từ.
 4.Củng cố: Cho học sinh làm đề kiểm tra mẫu ở Sgk.
 5.Dặn dò: Nắm các kiến thức đã học ở 3 phân môn.
IV.Rút kinh nghiệm:	
***************************************
Tuần: 35 Ngày soạn: 01/05/2010
Tiết: 138 -139 Ngày dạy: 
KIỂM TRA HỌC KỲ II
I.Mục tiêu:Giúp HS
 1.Kiến thức: Hệ thống lại tất cả các kiến thức đã học ở học kỳ II ở 3 phân môn: Văn - Tiếng Việt và Tập làm văn
 2.Kĩ năng: Rèn cho HS kỹ năng phân tích, tìm hiểu và làm bài tự luận dưới dạng những câu hỏi nhỏ.
 3.Thái độ: Cẩn thận, sáng tạo, say mê đối với bộ môn
II.Chuẩn bị:
 1.Giáo viên: Xem thi
 2. Học sinh: Học tất cả kiến thức đã ôn tập theo đề cương
III.Tiến trình bài dạy:
 1.Ổn định lớp: Kiểm diện sĩ số
 2.Kiểm tra bài cũ: Gv kiểm tra sự chuẩn bị giấy, bút của HS 
 3. Bài mới: ĐỀ VÀ ĐÁP ÁN ( Theo Phòng Giáo Dục và Đào Tạo huyện Đam Rông)
 4.Củng cố: GV nhận xét và thu bài
 5.Dặn dò: Xem lại và nắm vững các kiến thức đã học trong năm
IV.Rút kinh nghiệm:	
***************************************
Tuần: 35 Ngày soạn: 01/05/2010
Tiết: 140 Ngày dạy: 
 TRẢ BÀI KIỂM TRA HỌC KỲ II
I.Mục tiêu:Giúp HS
 1.Kiến thức: Hệ thống lại tất cả các kiến thức đã học ở học kỳ II ở 3 phân môn: Văn - Tiếng Việt và Tập làm văn
 2.Kĩ năng: Rèn cho HS kỹ năng phân tích sửa lỗi trong bài làm của mình
 3.Thái độ: Nghiêm túc trong giờ trả bài.
II.Chuẩn bị:
 1.Giáo viên: Chấm và trả bài, vào điểm theo đáp án
 2. Học sinh: Xem lại tất cả kiến thức đã ôn tập 
III.Tiến trình bài dạy:
 1.Ổn định lớp: Kiểm diện sĩ số
 2.Kiểm tra bài cũ: Gv kiểm tra sự chuẩn bị giấy, bút của HS 
 3. Bài mới: 
Hoạt động của GV & HS
Nội dung kiến thức
I.Hoạt động I: Phân tích và tìm hiểu đề bài kiểm tra Văn
- GV ghi đề bài lên bảng
- HS nêu yêu cầu chung của đề bài?
-> GV nhận xét, chỉnh sửa và ghi lên
 II.Hoạt động II: Nhận xét chung, đánh giá bài viết, sửa lỗi cụ thể cho HS 
+ GV nhận xét ưu - khuyết điểm trong bài viết của HS
+ GV thống kê những lỗi của HS ở những dạng khác nhau
- GV cho HS thảo luận nhóm 3 phút lập dàn ý cho đề bài trên
Phân tích và tìm hiểu đề bài Văn tả người
- GV hướng dẫn HS phân tích nguyên nhân mắc lỗi
, chỉ ra những lỗi về hình thức diễn đạt: Cách dùng từ, chính tả, viết câu
- GV đọc trước lớp bài khá nhất của bạn Lôi, Jiêng..) ,bài yếu (Túc, , Hút.. để các em khác rút kinh nghiệm cho bản thân 
- GV Trả bài - Ghi điểm
Trả bài cho học sinh tự xem.
2. Yêu cầu học sinh tự đổi bài cho nhau để nhận nhận xét.
3. Học sinh chữa bài làm của mình vào bên lề hoặc phía dưới bài làm với các lỗi về dùng từ, chính tả, đặt câu, diễn đạt, trình bày.	
I. Phân tích và tìm hiểu đề :
 Câu 1 và 2 nội dung kiến thức nằm trong phần Tiếng Việt : Phân tích cấu trúc ngữ pháp của câu và tìm biện pháp tu từ ẩn dụ - nêu tác dụng của nó trong đoạn thơ 
* Đề : Hãy tả một người thân( ông,bà ,bố ,mẹ, anh, chị, em ) của em. (6 điểm)
*Yêu cầu chung
Học sinh viết được bài văn miêu tả cảnh hòan chỉnh có bố cục rõ ràng, cân đối . 
Lời văn miêu tả có sáng tạo, bài viết có cảm xúc
Diễn đạt ý lưu lóat. Trình bày sạch đẹp . 
* Đáp án 
* Nhận xét chung, đánh giá bài viết của HS 
- Nhìn chung các em đã biết cách làm một bài thi dưới dạng câu tự luận nhỏ và Tập Làm Văn 
a.Ưu điểm: 
Câu 1 và 2 có một số bạn hiểu yêu cầu của đề bài. Một số bài viết biết chọn lựa chi tiết, hình ảnh miêu tả giàu cảm xúc.
b.Nhược điểm:
Tuy nhiên, bên cạnh đó vẫn còn một số em làm bài còn mang tính rập khuôn. Không hiểu đề yêu cầu gì và viết bài cẩu thả
àChữa lỗi cụ thể:
Câu 1 : nhiều HS phân tích chú thích của đề 
Tre xung phong vào xe tăng , đại bác. ( tre : VN, Xung phong : VN) -> Câu đúng : Tre : CN, xung phong vào xe tăng , đại bác: VN )
 - Nhiều HS làm Chẳng bao lâu là CN mà đúng ra phải là thành phần Trạng ngữ của câu 
- Câu 3 phần Tập làm văn : HS diễn đạt câu còn lủng củng, sai rất nhiều dấu câu đặc biệt là sau dấu chấm không viết hoa, tên riêng của người, địa lý không viết hoa
- Nhiều HS viết không ra chữ , chữ viết cẩu thả như bài của Túc, Hút, Su , Sung
- Lời văn chủ yếu là kể lại, thiếu cảm xúc với người thân
- Diễn đạt ý chưa lưu lóat. Trình bày không sạch đẹp . 
 BẢNG THỐNG KÊ ĐIỂM BÀI KIỂM TRA HỌC KỲ II
Lớp
SS
Điểm9-10
Điểm 7-8
Điểm 5-6
Điểm > TB
Điểm 3-4
Điểm 1-2
Điểm < TB
6A2
4.Củng cố: Gv củng cố nội dung ôn tập và nội dung đáp án đề thi
5.Dặn dò: Xem lại và nắm vững các kiến thức đã học trong năm
IV.Rút kinh nghiệm:	
***************************************

Tài liệu đính kèm:

  • docGIAO AN VAN 6 HOAN CHINH.doc