Giáo án môn học Vật lí 6 - Tiết 3: Đo thể tích

Giáo án môn học Vật lí 6 - Tiết 3: Đo thể tích

1. Kiến thưc:

- Biết một số dụng cụ đo thể tích chất lỏng.

- Biết cách xác định thể tích của chất lỏng bằng dụng cụ đo thích hợp

2. Kĩ năng: Biết sử dụng dụng cụ đo thể tích chất lỏng.

3. Thái đô: Rèn luyện tính t rung thực, tỉ mỉ, thận trọng khi đo thể tích chất lỏng và báo cáo kết quả đo thể tích chất lỏng.

II. Chẩn bi:

1. Giáo viên:

- Một xô đựng nước

- Mỗi nhóm hs:

* Bình 1 đựng đầy nước chưa biết dung tích

* Bình 2 đựng một ít nước

* 1 bình chia độ

* Một vài ca đong.

 

doc 4 trang Người đăng levilevi Lượt xem 860Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn học Vật lí 6 - Tiết 3: Đo thể tích", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Kiểm tra ngày  tháng  năm 2008
Ngày giảng:  /./2008
Tiết: 3
Đo thể tích
Mục tiêu:
Kiến thưc:
Biết một số dụng cụ đo thể tích chất lỏng.
Biết cách xác định thể tích của chất lỏng bằng dụng cụ đo thích hợp
Kĩ năng: Biết sử dụng dụng cụ đo thể tích chất lỏng.
Thái đô: Rèn luyện tính t rung thực, tỉ mỉ, thận trọng khi đo thể tích chất lỏng và báo cáo kết quả đo thể tích chất lỏng.
Chẩn bi:
Giáo viên:
Một xô đựng nước
Mỗi nhóm hs:
Bình 1 đựng đầy nước chưa biết dung tích
Bình 2 đựng một ít nước
1 bình chia độ
Một vài ca đong.
Học sinh: Đọc trước bài 3: Đo thể tích
Tiến trình tổ chức dạy và học
ổn đinh tổ chức lớp (1phút): Tổng số:  Vắng: 
Kiểm tra bài cũ(5 phút):
Câu hỏi: 
GHĐ và ĐCNN của thước là gì? tại sao khi đo độ dài em thường ước lượng rồi mới chọn thước?
Trả lời:
GHĐ của thước là độ dài lớn nhất ghi trên thước; ĐCNN của thước là độ dài giữa hai vạch chia liên tiếp của thước. ước lượng để chọn thước phủ hợp.
Bài mới:
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung
Hoạt động 1(5phút): Tổ chức tình huống học tập
GV: yêu cầu 1 hs đọc trước lớp phần mở bài và lần lượt 3 hs nêu phương án trả lời câu hỏi đó.
HS đọc phần mở bài và nêu phương án trả lơi.
Hoạt động 2 (5phút): Đơn vị đo thể tích.
Gv yêu cầu hs đọc phần 1 và trả lời câu hỏi: Đơn vị thể tích là gì? đơn vị đo thể tích thườg dùng là gì?
Hs đọc và trả lời câu hỏi (làm việc cá nhân). điền vào C1
GV: Nhận xét và chuẩn hoá kiến thức.
Hoạt động 3(5phút): Tìm hiều dụng cụ đo thể tích.
GV: giới thiệu bình chia độ giống hoặc gần giống với h3.2. Gọi hs trả lời C2. C3. C4, C5. mỗi câu 2 em trả lời, các em khác nhận xét.
HS: làm việc cá nhân với câu C2. C3. C4, C5.
GV: Điều chỉnh để hs ghi vào vở
HS ghi vào vở phần trả lời câu hỏi
Hoạt động 4(5phút): Tìm hiểu cách đo thể tích của chất lỏng
GV: yêu cầu hs làm việc cá nhân đọc câu C6, C7, C8. Sau đó thảo luận nhóm thống nhất câu trả lời.
HS: cá nhân đọc các câu hỏi sau đó thảo luận nhóm thống n hất câu trả lời.
GV: gọi đại diện nhóm lên trình bày kết quả.
HS: trả lời và nêu lên vì sao lại trả lời như vậy.
GV: yêu cầu hs nghiên cứu và trả lời C9
HS: hoạt động cá nhân ng/c và trả lời C9
GV: yêu cầu hs đọc kết quả của mình
HS: trao đổi kết quả của bạn và có ý kiến.
Hoạt động 6(10phút): Thực hành đo thể tích của chất lỏng chứa trong binh
GV: hãy nêu phương án đo thể tích của nước trong ấm và trong bình.
HS: nêu ra các phương án của mình (có thể bằng ca có ghi sẵn dung tích, có thể đo bằng bình chia độ.
GV:
Phương án 1: Nếu giả sử đo bàng ca mà nước trong ấm còn lại ít thì kết quả đo là bao nhiêu?
Phương án 2: Đo bằng bình chia độ. So sánh kết quả đo bằng bình chia độ và bằng ca đong. Nhân xét.
HS: trả lời câu hỏi
Hoạt động nhóm:
Đọc phần đọc phần tiến hành đo bằng bình chia độ và ghi vào bảng kết quả.
Đo nước trong bình bằng ca. So sánh 2 kết quả. Nhân xét.
GV: Nhận xét và nhấn mạnh 2 phương án đo trên.
Đơn vị đo thể tích.
Tìm hiểu dụng cụ đo thể tích
Đơn vị thể tích thường dùng là m3 và lít(l)
1l = 1dm3; 1ml = 1cm3(1cc)
C1: 1m3 = 1000dm3 = 1000000cm3 
1m3 = 1000 l = 1000000ml = 1000000cc
Đo thể tích chất lỏng.
1.Tìm hiểu dụng cụ đo thể tích 
C2: 
Ca đong to có GHĐ 1 lít và ĐCNN là 0,5 lít
Ca đong nhỏ có GHĐ và ĐCNN 0,5 lít.
Can nhựa có HGĐ là 5 lít và ĐCNN là 1 lít.
C3: Chai ( hoặc lọ, ca, bình) đã biết sẵn dung tích: chai côcacôla 1 lít, chai lavi nửa lít hoặc 1 lít. Xô 10 lít, thùng xách nước 20 lít: bơm tiêm xi lanh.
C4: 
GHĐ
ĐCNN
Bình a
100ml
2ml
Bìn b
250ml
50ml
Bình c
300ml
50ml
C5: Chai, lọ, ca đong có ghi sẵn dung tích; các loại ca đong, xô, thùng đã biết trước dung tích; bình chia độ, bơm tiêm
Tìm hiểu cách đo thể tích của chât lỏng.
C6: b) đặt thẳng đứng.
C7: c) Đặt mắt nhìn ngang với mực chất lỏng giữa bình
C8: a) 70 cm3; b) 50 cm3; c) 40 cm3
 Rút ra kết luận:
C9: (1) – Thể tích; (2) – GHĐ;(3) - ĐCNN; (4) Thẳng đứng; (5) – ngang; (6) – gần nhất.
3. Thực hành:
Củng cố ( 7phút):
Bài học giúp chúng ta trả lời câu hỏi ban đầu của tiết học như thế nào?
Hai hs lần lượt trình bày ý kiến.
Yêu cầu hs làm bài tập 3.1; 3.2
Hs trao đổi nhóm bài 3.1
Hoạt động cá nhân 3.2
Hướng dẫn học ở nhà (2phút):
Làm lại các câu hỏi từ C1 đến C9;
Học phần ghi nhớ
Làm bài tập từ 3.3 đến 3.7
Đọc trước bài 4 “Đo thể tích vật rắn không thấm nước”

Tài liệu đính kèm:

  • docT3 do the tich.doc