Giáo án môn học Số học lớp 6 - Tiết 33: BàI 8: Bội chung nhỏ nhất

Giáo án môn học Số học lớp 6 - Tiết 33: BàI 8: Bội chung nhỏ nhất

1. Kiến thức:

- HS hiểu được thế nào là BCNN của nhiều số.

- HS biết tìm BCNN của hai hay nhiều số bằng cách phân tích các số đó ra thừa số nguyên tố. Từ đó biết cách tìm bội chung của hai hay nhiều số. HS biết so sánh cách tìm ƯCLN và BCNN.

2. Kỹ năng:

- HS vận dụng kiến thức giải thành thạo các bài tập.

3. Thái độ:

- HS cẩn thận trong tính toán và liên hệ được các bài toán trong thực tế.

 

doc 3 trang Người đăng levilevi Lượt xem 1208Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn học Số học lớp 6 - Tiết 33: BàI 8: Bội chung nhỏ nhất", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết 33: §18. BỘI CHUNG NHỎ NHẤT
=======================
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức:
- HS hiểu được thế nào là BCNN của nhiều số. 
- HS biết tìm BCNN của hai hay nhiều số bằng cách phân tích các số đó ra thừa số nguyên tố. Từ đó biết cách tìm bội chung của hai hay nhiều số. HS biết so sánh cách tìm ƯCLN và BCNN.
2. Kỹ năng:
- HS vận dụng kiến thức giải thành thạo các bài tập.
3. Thái độ:
- HS cẩn thận trong tính toán và liên hệ được các bài toán trong thực tế.
II. CHUẨN BỊ:
	GV: Phấn màu, SGK, SBT, bảng phụ.
	HS: Nghiên cứu bài.
III. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP:
	1. Ổn định lớp(1’):
2. Kiểm tra bài cũ: (3’)
	HS: a/ Tìm B(4) ; B(6) ; BC(4, 6)
	 b/ Em hãy cho biết số nhỏ nhất khác 0 trong tập hợp các bội chung của 4 và 6 là số nào?
	3. Bài mới:
	a) Đặt vấn đề: (1’)
- Để tìm bội chung của 4 và 6, ta phải tìm tập hợp các bội của 4, của 6 rồi chọn ra các phần tử chung của hai tập hợp đó, ta được tập hợp các bội chung của 4 và 6. Vậy có cách nào tìm bội chung của hai hay nhiều số mà không cần liệt kê các bội của mỗi số hay không? Ta học qua bài “Bội chung nhỏ nhất”.
b) Triển khai bài:
Hoạt động của Thầy và trò
Tg
Nội dung
 Hoạt động 1: 
GV: Từ câu b của HS3, giới thiệu: 12 là số nhỏ nhất khác 0 trong tập hợp các bội chung của 4 và 6. Ta nói 12 là bội chung nhỏ nhất.
Ký hiệu: BCNN(4,6) = 12
GV: Viết các tập hợp B(2), BC(2; 4; 6)
HS: B(2) = {0; 2; 4; 6; 8; 10; 12; 14; 16; 18...}
BC(2; 4; 6) = {0; 12; 24; 36...}
GV: Tìm số nhỏ nhất khác 0 trong tập hợp bội chung của 2; 4; 6?
HS: 12
GV: BCNN(2; 4; 6) = 12
Hỏi: Thế nào là bội chung nhỏ nhất của 2 hay nhiều số?
HS: Đọc phần in đậm / 57 SGK
GV: Các bội chung (0; 12; 24; 36...) và BCNN(là 12) của 4 và 6 có quan hệ gì với 12?
HS: Tất cả các bội chung của 4 và 6 (là 0; 12; 24; 36...) đều là bội của BCNN(là 12)
GV: Dẫn đến nhận xét SGK
Em hãy tìm BCNN(8; 1); BCNN(4; 6; 1)?
HS: BCNN(8; 1) = 8
BCNN(4; 6; 1) = 12 = BC(4, 6)
GV: Dẫn đến chú ý và tổng quát như SGK
BCNN(a, 1) = a; BCNN(a, b, 1) = BCNN(a, b)
GV: Hãy nêu các bước tìm BCNN của 4 và 6 ở ví dụ 1?
HS: Trả lời
Hoạt động 2: (20ph)
GV: Ngoài cách tìm BCNN của 4 và 6 như trên, ta còn cách tìm khác.
- Giới thiệu mục 2 SGK
GV: Nêu ví dụ 2 SGK và hướng dẫn cụ thể cho HS
HS: Theo dõi. 
GV: Em hãy nêu quy tắc tìm BCNN?
HS: Phát biểu qui tắc SGK,
GV:- Tìm BCNN(4; 6)
HS: - Làm ?
GV: Từ việc tìm BCNN(5; 7; 8) = 23 . 5 . 7 = 280. Hỏi:
Em cho biết các cặp số 5 và 7; 7 và 8; 5 và 8 là các cặp số như thế nào?
HS: Là các cặp số nguyên tố cùng nhau.
GV: BCNN(5; 7; 8) bằng tích 5. 7. 8 
=> Chú ý a SGK
GV: Từ việc tìm BCNN(12; 16; 48) = 48
Hỏi: 48 có quan hệ gì với 12; 16?
HS: 48 là bội của 12; 16.
GV: BCNN(12; 16; 48) = 48
=> Chú ý b SGK
14’
20’
1. Bội chung nhỏ nhất:
Ví dụ 1: SGK
B(4) = {0; 4; 8; 12; 16; 20; 24; 28; 32; 36... }
B(6) = {0; 6; 12; 18; 24; 30; 36...}
BC(4,6) = {0; 12; 24; 36...}
Ký hiệu BCNN(4,6) = 12
Học phần in đậm đóng khung /
57 SGK
+ Nhận xét: SGK
+ Chú ý: SGK
BCNN(a, 1) = a
BCNN(a, b, 1) = BCNN()a, b
2. Tìm BCNN bằng cách phân tích các số ra thừa số nguyên tố:
Ví dụ 2: SGK
+ Bước 1: Phân tích các số 8; 18; 30 ra TSNT
8 = 23
18 = 2. 32 
30 = 2. 3. 5
+ Bước 2: Chọn ra các TSNT chung và riêng là 2; 3; 5
+ Bước 3: Lấy tích các thừa số đã chọn ở B2 với mỗi số lây s số mũ lớn nhất => Tích đó là:
 BCNN(8; 18; 30) 
= 23 . 32 . 5 = 360
Quy tắc: SGK
- Làm ?
+ Chú ý: SGK
4. Củng cố: (4’)
	GV: Cho HS làm bài tập: 
- Điền vào chỗ trống thích hợp và so sánh hai quy tắc sau:
Muốn tìm BCNN của hai hay nhiều số ..... ta làm như sau:
+ Phân tích mỗi số ....
+ Chọn ra các thừa số ....
+ Lập .... mỗi thừa số lấy với số mũ .... 
Muốn tìm ƯCLN của hai hay nhiều số..... ta làm như sau:
+ Phân tích mỗi số ....
+ Chọn ra các thừa số .....
+ Lập ..... mỗi thừa số lấy với số mũ ....
- Làm bài 149/59 SGK
5. Dặn dò: (2’)
	- Học thuộc qui tắc tìm BCNN
	- Làm bài 150; 151; 152; 153; 154; 155/59, 60 SGK
	- Làm bài 188; 189; 190; 191/25 SBT
- Xem trước mục 3 cách tìm bội chung thông qua tìm BCBN.
- Tiết sau luyện tập1. 

Tài liệu đính kèm:

  • docTiết 33.doc