Giáo án môn học Hình học lớp 6 - Tuần 9 - Tiết 9 - Bài 8: Khi nào thì am + mb = ab

Giáo án môn học Hình học lớp 6 - Tuần 9 - Tiết 9 - Bài 8: Khi nào thì am + mb = ab

- Nắm được nếu điểm M nằm giữa hai điểm A, B thì AM + MB = AB và ngược lại

- Nhận biết được một điểm nằm giữa hay không nằm giữa hai điểm khác.

- Rèn tính cẩn thận khi đo các đoạn thẳng và cộng các độ dài.

I. CHUẨN BỊ:

- GV: Compa, thước cuộn, thước thẳng, bảng phụ

- HS: Compa, thước kẻ, soạn trước bài.

 

doc 3 trang Người đăng levilevi Lượt xem 1092Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn học Hình học lớp 6 - Tuần 9 - Tiết 9 - Bài 8: Khi nào thì am + mb = ab", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 9 Tiết 9 
NS: 8/10/2010
ND :21/10/2010
 §8. KHI NÀO THÌ AM + MB = AB?
MỤC TIÊU:
Nắm được nếu điểm M nằm giữa hai điểm A, B thì AM + MB = AB và ngược lại
Nhận biết được một điểm nằm giữa hay không nằm giữa hai điểm khác.
Rèn tính cẩn thận khi đo các đoạn thẳng và cộng các độ dài.
CHUẨN BỊ:
GV: Compa, thước cuộn, thước thẳng, bảng phụ
HS: Compa, thước kẻ, soạn trước bài.
TIẾN TRÌNH LÊN LỚP:
Ổn định:
Bài cũ:
HS1: Nêu cách đo độ dài đoạn thẳng AB?
 Hãy đo độ dài các đoạn AM, MB, AB ở hình sau: 
- GV kiểm tra và nhận xét.
HS lên bảng nêu cách đo như SGK/177
Kquả đo: AM = 1,5cm
MB = 2,5cm
AB = 4cm
Bài mới: 
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Khi nào thì AM + MB = AB?
- GV để lại phần kiểm tra bài cũ.
? So sánh tổng độ dài hai đoạn thẳng AM và BM với đoạn thẳng AB?
? Vẽ 1 đoạn thẳng A1B1 bất kỳ, lấy điểm M1 thuộc đoạn A1B1. Đo và so sánh A1M1 + M1B1 với A1B1? 
? Trong ba điểm A, M, B điểm nào nằm giữa hai điểm còn lại?
? Trong 3 điểm A1, B1, M1 điểm nào nằm giữa hai điểm còn lại?
? Vẽ đoạn MB, lấy điểm A thuộc đoạn MB, đo và so sánh AM + MB với AB?
? Trong trường hợp này điểm M có nằm giữa hai điểm A, B không?
? Vậy khi nào AM + MB = AB? 
- GV giới thiệu chiều ngược lại.
? Cho điểm M nằm giữa hai điểm A, B. Biết AB = 7cm, AM = 5cm. Tính độ dài đoạn thẳng MB?
- Yêu cầu HS hoạt động theo nhóm làm bài 46/121 SGK 
- GV treo bảng phụ bài 50, yêu cầu cá nhân HS đứng tại chổ trả lời.
AM + MB = 1,5 + 2,5 = 4cm
Vậy AM + MB = AB (= 4cm)
- HS hoạt động cá nhân, 1 HS lên bảng vẽ, đo, so sánh. 
A1M1 + M1B1 = A1B1
- Điểm M nằm giữa 2 điểm A, B
- Điểm M1 nằm giữa 2 điểm A1, B1
AM + MB AB
- Trong trường hợp này điểm M không nằm giữa hai điểm A, B
* Nhận xét: (SGK/120)
VD: 
Vì M nằm giữa hai điểm A, B nên: 
AM + MB = AB
* Bài 46: (SGK/121)
Vì N là 1 điểm của đoạn thẳng IK nên N nằm giữa 2 điểm I, K
* Bài 50: (SGK/121)
a) Điểm V nằm giữa 2 điểm T, A
b) Điểm T nằm giữa hai điểm V, A
2. Một vài dụng cụ đo khoảng cách giữa hai điểm trên mặt đất:
? Để đo khoảng cách giữa hai điểm trên mặt đất ta làm như thế nào?
? Nếu khoảng cách giữ hai điểm cần đo lớn hơn độ dài của thước thì sao? 
? Ta thường sử dụng những loại thước nào để đo khoảng cách giữa 2 điểm trên mặt đất?
- HS thảo luận theo nhóm nhỏ (2 em) để trả lời các câu hỏi của GV dựa vào SGK/120+121
- Chủ yếu là thước cuộn (bằng vải hoặc kim loại). Đôi khi còn dùng thước chữ A
HƯỚNG DẪN VỀ NHÀ:
Học kỹ lý thuyết.
Làm các bài tập: 47, 48, 49, 51, 52 SGK/121+122
Hướng dẫn bài 49: 
Ta tính AM và BN
AN = AM + MN AM = ?
BM = BN + NM BN = ?
Mà AN = BM từ đó ?
Xem trước các bài tập phần luyện tập
Ngày 16/10/2010
TT

Tài liệu đính kèm:

  • docTIET 9.doc