Giáo án môn Hoạt động ngoài giờ lên lớp 6 - Tuần 25 - Tiết 1: Chủ điểm tháng 3: Tiến bước lên đoàn - Hoạt động 1 : Thi tìm hiểu về truyền thống của đoàn

Giáo án môn Hoạt động ngoài giờ lên lớp 6 - Tuần 25 - Tiết 1: Chủ điểm tháng 3: Tiến bước lên đoàn - Hoạt động 1 : Thi tìm hiểu về truyền thống của đoàn

Học sinh nhận thức được ý nghĩa ngày thành lập Đoàn 26 – 3. Những mốc lịch sử lớn của tổ chức Đoàn TNCS HCM, những tấm gương Đoàn viên tiêu biểu.

- Học sinh tự hào và tin tưởng ở tổ chức Đoàn.

- Học sinh có ý thức học tập, rèn luyện theo tinh thần tiên phong của Đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh.

2. Nội dung, hình thức, phương pháp:

a. Nội dung:

- Lịch sử ngày thành lập Đoàn 26 – 3 – 1931

- Các sự kiện lịch sử của Đoàn.

 

doc 12 trang Người đăng levilevi Lượt xem 1492Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Hoạt động ngoài giờ lên lớp 6 - Tuần 25 - Tiết 1: Chủ điểm tháng 3: Tiến bước lên đoàn - Hoạt động 1 : Thi tìm hiểu về truyền thống của đoàn", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần :25 Ngày soạn : 20/02/2011
Tiết : 01 Ngày dạy : /./2011
Chủ điểm tháng 3
TIẾN BƯỚC LÊN ĐOÀN
HOẠT ĐỘNG 1 :Thi tìm hiểu về truyền thống của Đoàn
1. Yêu cầu giáo dục:
- Học sinh nhận thức được ý nghĩa ngày thành lập Đoàn 26 – 3. Những mốc lịch sử lớn của tổ chức Đoàn TNCS HCM, những tấm gương Đoàn viên tiêu biểu.
- Học sinh tự hào và tin tưởng ở tổ chức Đoàn.
- Học sinh có ý thức học tập, rèn luyện theo tinh thần tiên phong của Đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh.
Nội dung, hình thức, phương pháp:
Nội dung:
Lịch sử ngày thành lập Đoàn 26 – 3 – 1931 
Các sự kiện lịch sử của Đoàn.
Những tấm gương Đoàn viên tiêu biểu.
Các bài hát, bài thơ, truyện kể về Đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh.
Hình thức hoạt động:
Thi tìm hiểu về truyền thống của Đoàn TNCS HCM giữa các đội (Mỗi tổ cử 1 đội thi gồm 3 bạn).
Văn nghệ.
Chuẩn bị hoạt động:
Phương tiện hoạt động:
Các tư liệu, tranh ảnh, câu đố, câu hỏi về tổ chức Đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh.
Các câu hỏi tìm hiểu về tổ chức Đoàn và đáp án.
Các bài hát ca ngợi Đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh.
Chuông.
Phần thưởng.
b. Về tổ chức:
 Giáo viên:
Nêu nội dung, yêu cầu của hoạt động; hướng dẫn học sinh sưu tầm các tư liệu về Đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh.
Thống nhất chương trình cùng cán bộ lớp.
Soạn ra nội dung, các câu hỏi, câu đố tham gia cuộc thi.
Mời cô giáo bí thư chi đoàn tham dự cuộc thi.
Học sinh:
Từng tổ phân công người tham gia cuộc thi.
Phân công người điều khiển chương trình: lớp trưởng; Thư ký: lớp phó.
Phân công tổ 1 trang trí lớp, kẻ tiêu đề, kê dọn bàn ghế.
Ban văn nghệ chuẩn bị các tiết mục văn nghệ.
Cử ban giám khảo: mời cô bí thư chi đoàn làm cố vấn.
Tiến hành hoạt động:
Khởi động:
- Quản ca bắt nhịp bài hát tập thể: “Cùng nhau ta đi lên” nhạc sĩ: Phong Nhã.
- Tuyên bố lý do: Lớp trưởng nêu lý do cuộc họp và giới thiệu đại biểu
a. Giao lưu:
Lớp trưởng mời các đội thi ra mắt khán giả và nêu thể lệ cuộc thi.
Từng đội tự giới thiệu về đội của mình.
Lớp trưởng lần lượt nêu các câu hỏi.
Thời gian suy nghĩ là 10 giây, đội nào có câu trả lời thì lắc chuông xin trả lời; đội nào nhanh tay lắc chuông trước sẽ giành quyền trả lời câu hỏi; nếu không đội nào trả lời đúng thì cổ động viên có thể tham gia trả lời; nếu không ai biết thì ban cố vấn sẽ giúp.
Ban giám khảo nhận xét đánh giá và cho điểm sau mỗi câu hỏi.
Thư ký ghi điểm lên bảng
Cô Yến công bố đội thắng cuộc và trao phần thưởng cho các bạn.
Ban văn nghệ dưới sự điều khiển của bạn quản ca giới thiệu các bài hát ca ngợi Đoàn.
5. Kết thúc hoạt động:
Giáo viên chủ nhiệm nhận xét thái độ tham gia hoạt động của từng tổ.
Động viên học sinh cố gắng vươn lên trong học tập và cố gắng phấn đấu trở thành người đoàn viên.
Khen thưởng
 Ký Duyệt
 Ngày tháng năm 2011
Hữu Chung
 - Tuyên dương những cá nhân học sinh có công sưu tầm được các tư liệu quý giá.
Tuần :27 Ngày soạn : 06/3/2011
Tiết : 02 Ngày dạy : /./2011
Chủ điểm tháng 3
TIẾN BƯỚC LÊN ĐOÀN
HOẠT ĐỘNG 2 :“Sinh hoạt văn nghệ mừng ngày 8/3 và 26/3”
Mục đích hoạt động:
Học sinh biết thêm các bài hát về mẹ và cô giáo nhân kỷ niệm ngày 8 – 3.
Học sinh tự hào về truyền thống phụ nữ Việt Nam, biết ơn mẹ và cô giáo.
Rèn luyện kỹ năng ca hát, tư duy sáng tạo trong hoạt động văn nghệ của học sinh.
Nội dung, hình thức, phương pháp:
Nội dung:
Các bài hát về mẹ, cô giáo và về người phụ nữ Việt Nam.
Các bài thơ, câu chuyện liên quan đến chủ đề hoạt động. 
Hình thức:
Thi văn nghệ.
Trò chơi.
Chuẩn bị hoạt động:
Phương tiện chuẩn bị:
Sưu tầm các bài hát về mẹ, cô giáo và về người phụ nữ Việt Nam.
Các câu hỏi theo chủ đề hoạt động và đáp án.
Trang phục biểu diễn.
Phần thưởng.
Về tổ chức:
Giáo viên:
Nêu chủ đề và yêu cầu của cuộc thi.
Cử ban tổ chức cuộc thi: Lớp trưởng, cán sự bộ môn Nhạc, bạn lớp phó phụ trách học tập.
Thống nhất chương trình cùng cán bộ lớp.
Học sinh:
Các tổ chuẩn bị các tiết mục dự thi của tổ mình.
Phân công người điều khiển chương trình: lớp phó văn thể; Thư ký: thủ quỹ.
Cử ban giám khảo.
Ban lễ tân viết giấy mời và mời các cô giáo dạy trong lớp mình.
Phân công tổ 2 trang trí lớp, kẻ tiêu đề, kê dọn bàn ghế.
Tiến hành hoạt động:
a. Khởi động:
Quản ca bắt nhịp bài hát tập thể: “Em yêu trường em” của nhạc sĩ: Hoàng Vân.
 - Tuyên bố lý do ; Lớp phó văn thể nêu lý do cuộc họp và giới thiệu đại biểu: cô chủ nhiệm cùng các cô giáo dạy bộ môn của lớp tham gia cuộc họp.
b. Cuộc thi:
Giao lưu:
Các tổ về vị trí dự thi: đại diện các tổ tự giới thiệu về đội chơi của tổ mình.
Lớp phó văn thể lần lượt nêu các câu hỏi, các yêu cầu.
Tổ nào có tín hiệu sẽ trả lời trước.
Ban giám khảo nhận xét, đánh giá và cho điểm.
Thủ quỹ ghi điểm lên bảng.
Lớp phó văn thể công bố đội thắng cuộc.
Xen kẽ các tiết mục văn nghệ.
Kết thúc hoạt động:
Cô giáo chủ nhiệm trao phần thưởng cho các bạn thắng cuộc.
Giáo viên chủ nhiệm nhận xét thái độ tham gia hoạt động của từng tổ.
Động viên học sinh cố gắng vươn lên trong học tập.
 Ký Duyệt
 Ngày tháng năm 2011
Hữu Chung
Tuyên dương những cá nhân học sinh tham gia nhiệt tình và đạt hiệu quả.
Tuần :29 Ngày soạn : 13/3/2011
Tiết : 02 Ngày dạy : /./2011
CHỦ ĐIỂM THÁNG 4
HOÀ BÌNH VÀ HỮU NGHỊ
HOẠT ĐỘNG 1 :Hoạt động chủ đề tình đoàn kết hữu nghị
1. Mục đích hoạt động:
- Hiểu được tình đoàn kết hữu nghị giữa các dân tộc trên thế giới sẽ tạo nên sức mạnh, sẽ duy trì phát triển được nền hòa bình trên thế giới từ đó nhận ra trách nhiệm của mội người phải vun đắp cho tình đoàn kết hữu nghị
- Tôn trọng tình đoàn kết hữu nghị, có ý thức tôn trọng lẫn nhau
- Rèn luyện kĩ năng giao tiếp, xây dựng mói quan hệ thân thiện giữa các nước trên thế giới.
Nội dung, hình thức, phương pháp:
Nội dung:
Hiểu được tình đoàn kết hữu nghị là gì?
Tình đoàn kết hữu nghị sẽ duy trì và phát triển hòa bình như thế nào?
Vì sao phải có tình đoàn kết hữu nghị
Làm thế nào để xây dựng tình đoàn kết hữu nghị
Hình thức hoạt động
Hái hoa dân chủ
Thảo luận
Văn nghệ
Chuẩn bị hoạt động:
Phương tiện chuẩn bị:
Tranh ảnh, bài hát, bài thơ ,câu chuyện ca ngợi tình đoàn kết hữu nghị
Một số câu hỏi dành cho hoạt động hái hoa dân chủ
Về tổ chức:
Giáo viên:
GVCN + GV ngữ văn soạn câu hỏi cho hoạt động
Các tổ sưu tầm câu chuyện liên quan đến hoạt động.
Cử người điều khiển, ban giám khảo
Trang trí lớp
Tiến hành hoạt động:
Xếp bàn theo hình chữ U, trang trí hoa
Người điều khiển nêu yêu cầu thảo luận
Người điều khiển mời đại diện của tổ lên hái hoa, mỗi bông hoa là một câu hỏi
Toàn lớp thảo luận, trao đổi bổ sung cho câu trả lời của từng tổ
Xen kẽ một số câu chuyện có liên quan
Xen kẽ văn nghệ
Công bố kết quả
Kết thúc hoạt động:
- Lớp trưởng công bố kết quả cả cuộc thi và mời cô chủ nhiệm lên trao quà cho các bạn.
- Giáo viên chủ nhiệm nhận xét thái độ tham gia hoạt động của từng tổ.
- Rút kinh nghiệm về khâu chuẩn bị và về cách điều khiển của cán bộ lớp trong hoạt động tập thể.
 Ký Duyệt
 Ngày tháng năm 2011
Hữu Chung
- Tuyên dương những cá nhân học sinh có công sưu tầm được các tư liệu quý giá.
Tuần : 31 Ngày soạn : 27/3/2011
Tiết : 02 Ngày dạy : /./2011
CHỦ ĐIỂM THÁNG 4
HOÀ BÌNH VÀ HỮU NGHỊ
HOẠT ĐỘNG 2 : Hội vui học tập
1. Mục đích hoạt động:
- Ôn luyện những kiến thức của các môn học, chuẩn bị tốt các kỳ thi cuối năm học, đồng thời là điều kiện để các em cùng trao đổi kinh nghiệm học tập tốt.
- Rèn luyện kỹ năn năng hoạt động cá nhân
- Có thái độ hứng thú trong các hoạt động học tập
Nội dung, hình thức hoạt động
Nội dung:
Kiến thức các môn học, nhất là những môn mà lớp thấy chưa chắc chắn, cần phải cố gắng
Phương pháp học tập các môn chuẩn bị cho kỳ thi cuối năm
Hình thức hoạt động
Thi trả lời nhanh
Văn nghệ
Chuẩn bị hoạt động:
Phương tiện chuẩn bị:
Phiếu các câu hỏi của các môn học khác nhau
Phần thưởng
b. Về tổ chức:
Giáo viên:
Giao nhiệm vụ cho cán bộ lớp tổ chức hoạt động
Liên hệ các giáo viên bộ môn tham gia
Định hướng cho học sinh nội dung ôn tập môn học này
Học sinh
Cán bộ lớp phân công việc cụ thề cho thành viên trong lớp
Cử người mời giáo viên bộ môn
Cử người điều khiển, ban giám khảo
Trang trí lớp
Tiến hành hoạt động:
Xếp bàn theo hình chữ U, trang trí hoa
Người điều khiển tuyên bố lý do, giới thiệu đại biểu
Hoạt động thi trả lời nhanh
+ Yêu cầu: Mỗi câu hỏi chỉ trả lời trong 2 phút, phải nói to, nói rõ
+ Nội dung thi: Là những nội dung ôn tập đã được định hướng chuẩn bị
+ cách thức thi : Người điều khiển rút một câu hỏi đọc to cho các đội điều nghe và xung phong trả lời
Ban giáo khảo theo đõi cho điểm các đội trả lời
Kết thúc cuộc thi BGK công bố điểm cho từng đội
Tuyên dương, phát thưởng nếu có
Kết thúc hoạt động:
- Lớp trưởng công bố kết quả cả cuộc thi và mời giáo viên chủ nhiệm lên trao quà cho các bạn.
- Giáo viên chủ nhiệm nhận xét thái độ tham gia hoạt động của các tổ
- Rút kinh nghiệm về khâu chuẩn bị và về cách điều khiển của cán bộ lớp trong hoạt động tập thể. Ký Duyệt
 Ngày tháng năm 2011
Hữu Chung
Tuần : 33 Ngày soạn : 03/4/2011
Tiết : 01 Ngày dạy : /./2011
CHỦ ĐIỂM THÁNG 5
BÁC HỒ KÍNH YÊU
HOẠT ĐỘNG 1 : “Tìm hiểu 5 điều Bác Hồ dạy thiếu nhi”
1. Mục đích hoạt động:
Học sinh hiểu rõ 5 điều Bác Hồ dạy thiếu nhi.
Học sinh có thái độ tích cực thực hiện tốt 5 điều Bác Hồ dạy thể hiện trong học tập và rèn luyện hàng ngày ở trường, gia đình và ngoài xã hội.
2. Nội dung, hình thức, phương pháp:
Nội dung:
5 điều Bác Hồ dạy thiếu nhi 
Những tấm gương học sinh trong trường thực hiện tốt 5 điều Bác Hồ dạy.
Hình thức:
Thi giữa 4 tổ
Văn nghệ
Chuẩn bị hoạt động:
Phương tiện chuẩn bị:
Pa nô 5 điều Bác Hồ dạy thiếu niên nhi đồng.
Phần thưởng.
b. Về tổ chức:
Giáo viên:
Thống nhất yêu cầu, nội dung và hình thức tổ chức hoạt động với đội ngũ cán bộ lớp, đồng thời gợi ý cho các em một vài vấn đề cần thảo luận.
Học sinh:
Phân công người điều khiển chương trình: lớp trưởng; Thư ký: lớp phó.
Phân công tổ 1 trang trí lớp, kẻ tiêu đề, kê dọn bàn ghế.
Phân công ban giám khảo
Chuẩn bị các tiết mục văn nghệ
Phân công từng tổ chuẩn bị ý kiến của tổ về 5 điều Bác Hồ dạy.
Tiến hành hoạt động:
a. Khởi động:
Quản ca bắt nhịp bài hát tập thể: “Ai yêu các nhi đồng” của nhạc sĩ: Phạm Tuyên.
Tuyên bố lý do:Lớp trưởng nêu lý do cuộc họp và giới thiệu đại biểu: cô chủ nhiệm tham gia cuộc họp.
Thảo luận
Đại diện các tổ lên trình bày ý kiến của mình về 5 điều Bác dạy, đồng thời giới thiệu những thành tích tổ đạt được trong năm học.
Ban giám khảo đánh giá nhận thức của học sinh và cho điểm
Cô giáo chủ nhiệm lên tóm tắt lại các ý chính và thống nhất biện pháp cùng thực hiện 5 điều Bác dạy.
Văn nghệ
Ban văn nghệ dưới sự điều khiển của bạn quản ca giới thiệu các bài hát theo chủ đề cuộc thi.
Kết thúc hoạt động:
Giáo viên chủ nhiệm nhận xét thái độ tham gia hoạt động của từng tổ.
Động viên học sinh cố gắng vươn lên trong học tập.
Tuyên dương những cá nhân học sinh tham gia nhiệt tình và đạt hiệu quả.
 Ký Duyệt
 Ngày tháng năm 2011
Hữu Chung
Tuần : 35 Ngày soạn : 10/4/2011
Tiết : 01 Ngày dạy : /./2011
CHỦ ĐIỂM THÁNG 5
BÁC HỒ KÍNH YÊU
HOẠT ĐỘNG 2 :Thảo luận “Bác Hồ với thiếu nhi - thiếu nhi với Bác Hồ”
1. Mục yêu cầu giáo dục:
Học sinh có thêm hiểu biết về tình cảm của Bác Hồ dành cho thiếu nhi, và những quan tâm đặc biệt của Bác đối với thiếu nhi mặc dù Bác luôn bận trăm công nghìn việc.
Học sinh tôn trọng, kính yêu và biết ơn Bác Hồ.
Nội dung, hình thức, phương pháp:
Nội dung:
Tình cảm tha thiết của Bác dành cho các cháu thiếu nhi.
Những tấm gương thiếu nhi thực hiện tốt 5 điều Bác Hồ dạy.
Hình thứchoạt động:
Thảo luận.
Văn nghệ.
3. Chuẩn bị hoạt động:
Phương tiện chuẩn bị:
Các tư liệu, tranh ảnh, mẩu chuyện về Bác Hồ kính yêu.
Các bài hát về Bác kính yêu.
Ảnh Bác
b. Về tổ chức:
Giáo viên:
Nêu chủ đề của cuộc thi để mỗi học sinh có kế hoạch chuẩn bị, các em có thể lập thành từng nhóm nhỏ tham gia cuộc thi.
Xây dựng hệ thống các câu hỏi định hướng để học sinh chuẩn bị phát biểu trước lớp.
Thống nhất chương trình cùng cán bộ lớp.
Học sinh:
Học sinh suy nghĩ để thảo luận một vài vấn đề có liên quan đến chủ đề cuộc thảo luận.
Phân công người điều khiển chương trình: lớp trưởng; Thư ký: lớp phó.
Phân công tổ 2 trang trí lớp, kẻ tiêu đề, kê dọn bàn ghế.
Ban văn nghệ chuẩn bị các tiết mục văn nghệ.
4. Tiến hành hoạt động:
a. Khởi động:
Quản ca bắt nhịp bài hát tập thể: “Hoa thơm dâng Bác” nhạc sĩ: Hải Hà.
Tuyên bố lý do lớp trưởng nêu lý do cuộc họp và giới thiệu đại biểu
Thảo luận lớp trưởng lần lượt đưa ra các câu hỏi để các bạn cùng tham gia thảo luận
+	Bạn hãy nêu ý kiến của bạn về tình cảm và sự quan tâm của Bác Hồ dành cho thiếu nhi như thế nào?
+	Bạn có suy nghĩ gì về Bác?
Học sinh xung phong trả lời hoặc chỉ định trình bày quan điểm và nhận thức của mình về tình cảm và sự quan tâm của Bác Hồ dành cho thiếu nhi. Các bạn khác bổ xung ý kiến của riêng mình. 
Lớp trưởng tóm tắt ý chính của mỗi bản báo cáo và cuối cùng tổng kết lại thành một báo cáo chung của lớp.
Lớp trưởng hướng dẫn các bạn cùng tham gia phần thi “Ai trả lời hay nhất”.
Một bạn lên bốc thăm câu hỏi.
Lớp trưởng đọc to câu hỏi, cả lớp cùng suy nghĩ và tham gia trả lời.
Ai có câu trả lời hay nhất sẽ có phần thưởng.
Văn nghệ ban văn nghệ dưới sự điều khiển của bạn quản ca giới thiệu các bài hát theo chủ đề cuộc thi.
 5. Kết thúc hoạt động:
Giáo viên chủ nhiệm nhận xét thái độ tham gia hoạt động của từng tổ.
Động viên học sinh cố gắng vươn lên trong học tập sao cho xứng đáng với tình yêu Bác dành cho lớp măng non.
 Ký Duyệt
 Ngày tháng năm 2011
Hữu Chung
Tuyên dương những cá nhân học sinh có công sưu tầm được các tư liệu quý giá.

Tài liệu đính kèm:

  • docngll.doc