Giáo án môn Hoạt động ngoài giờ lên lớp 6 - Tháng 9: Chủ điểm: “Truyền thống nhà trường”

Giáo án môn Hoạt động ngoài giờ lên lớp 6 - Tháng 9: Chủ điểm: “Truyền thống nhà trường”

1, Kiến thức:

- HS hiểu được ý nghĩa của việc học tập và rèn luyện KNS trong giờ HĐ GDNGLL.

- HS hiểu được nội dung một số KNS cần thiết của người HS THCS.

- Trình bày lợi ích của các KNS đối với bản thân trong học tập, rèn luyện ở nhà trường và trong cuộc sống của gia đình, cộng đồng xã hội.

- Giúp HS hiểu biết truyền thống tốt đẹp của nhà trường làm cho học sinh có tình cảm yêu quý nhà trường, tự hào là học sinh của trường; có ý thức phát huy truyền thống của nhà trường.

 

doc 38 trang Người đăng levilevi Lượt xem 4305Lượt tải 2 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án môn Hoạt động ngoài giờ lên lớp 6 - Tháng 9: Chủ điểm: “Truyền thống nhà trường”", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
THÁNG 9
CHỦ ĐIỂM: “TRUYỀN THỐNG NHÀ TRƯỜNG”.
Mục tiêu chung:
1, Kiến thức: 
- HS hiểu được ý nghĩa của việc học tập và rèn luyện KNS trong giờ HĐ GDNGLL.
- HS hiểu được nội dung một số KNS cần thiết của người HS THCS.
- Trình bày lợi ích của các KNS đối với bản thân trong học tập, rèn luyện ở nhà trường và trong cuộc sống của gia đình, cộng đồng xã hội. 
- Giúp HS hiểu biết truyền thống tốt đẹp của nhà trường làm cho học sinh có tình cảm yêu quý nhà trường, tự hào là học sinh của trường; có ý thức phát huy truyền thống của nhà trường.
2, Kĩ năng:
- HS biết cách rèn luyện các KNS qua việc tham gia các HĐGD NGLL của lớp, của nhà trường.
- Biết thực hành các KNS trong giao tiếp ứng xử tích cực với bản thân, với người khác, với các tình huống trong HĐ GDNGLL và trong cuộc sống ở nhà trường, gia đình và cộng đồng.
3, Thái độ:
- Có ý thức và thái độ tích cực tham gia các HĐ GDNGLL một cách chủ động sáng tạo.
- Có ý thức rèn luyện các kĩ năng sống trong các hoạt động cụ thể của HĐ GDNGLL.
Rèn cho HS có thói quen thực hiện nghiêm túc những qui định về nề nếp, học tập, ý thức kỉ luật, biết thực hiện những yêu cầu cơ bản của người HS.
Tuần 1:
	Ngày hoạt động:  / 09/2010
Tiết 1+2. 
THẢO LUẬN NỘI QUI VÀ NHIỆM VỤ NĂM HỌC MỚI.
I, Mục tiêu:
1, Kiến thức:
- HS biết được những qui định, nội qui của nhà trường và nhiệm vụ năm học mới.
- HS hiểu được những qui định, nội qui của nhà trường giúp cho môi trường học tập ngày một tốt đẹp hơn.
2, Kĩ năng:
 - HS biết cách rèn luyện các KNS qua việc tham gia thảo luận nội quy của lớp, của nhà trường; thảo luận nhiệm vụ năm học.
- Biết thực hành các KNS trong giao tiếp ứng xử tích cực với bản thân, với bạn bè cùng lớp, với các tình huống nảy sinh trong quá trình thảo luận.
3, Thái độ:
- HS có ý thức tôn trọng nội qui nhà trường, nội quy lớp học và nhiệm vụ năm học.
- Tích cực rèn luyện, thực hiện tốt nội qui và nhiệm vụ năm học.
- Tích cực thảo luận các vấn đề được nêu ra và phát sinh trong hoạt động.
II, Các KNS cơ bản được giáo dục trong hoạt động.
Kĩ năng tự nhận thức về giá trị bản thân khi thực hiện nội quy và nhiệm vụ năm học.
Kĩ năng tự tin để thực hiện tốt nội quy, nhiệm vụ năm học.
Kĩ năng lắng nghe, phản hồi tích cực ý kiến người khác về nội quy, nhiệm vụ năm học.
Kĩ năng trình bày suy nghĩ, ý tưởng về việc thực hiện nội quy và nhiệm vụ năm học.
III, Các phương pháp, kĩ thuật dạy học tích cực được sử dụng:
Thảo luận.
Tranh luận.
Hỏi và trả lời.
IV, Tài liệu và phương tiện:
Nội quy trường THCS Núi Đèo.
Nội quy lớp 6A3.
V, Tiến trình hoạt động:
1, Khám phá:
Cả lớp hát bài: Lớp chúng ta kết đoàn
Để thực hiện tốt nề nếp học tập và rèn luyện đạo đức chúng ta cần xây dựng nội qui của lớp, của trường.
Giới thiệu chương trình hoạt động.
2, Kết nối:
Hoạt động 1:
- GVCN giới thiệu nội quy trường THCS Núi Đèo: Đọc bản nội quy.
Hoạt động 2:
GVCN giới thiệu nội qui lớp 6A3.
3, Thực hành, luyện tập:
Hoạt động 3: Thảo luận
Em Trang – Lớp trưởng giới thiệu câu hỏi để lớp thảo luận.
? Để chi đội 6A3 vững mạnh, trở thành chi đội tự quản tốt chúng ta cần phải làm gì?
? Hãy nêu các nề nếp cần được giữ vững ?
? Để có kết quả học tập tốt các bạn cần phải làm gì ? Tập thể lớp cần phải làm gì ?
Hoạt động 4:
- Lớp trưởng gọi các bạn đứng tại chỗ nêu ý kiến thảo luận, góp ý cho bản nội quy của trường, lớp.
- GVCN đánh giá, bổ sung thêm vào nội qui những phần còn thiếu.
- Động viên, tuyên dương những nhóm làm tốt.
4, Vận dụng:
Nhắc nhở HS việc thực hiện nề nếp và nhiệm vụ năm học.
GVCN tổng kết, nêu nhiệm vụ năm học mới.
HS vui văn nghệ ( Vũ Phương Thảo điều hành)
VI, Tư liệu:
NỘI QUI HỌC SINH LỚP 6A3
Đi học đúng giờ , có mặt trước giờ học 15 phút. Thực hiện tốt truy trao bài đầu giờ. Trên đường đi không la cà nô đùa , chấp hành luật lệ giao thông. Nếu nghỉ học hoặc nghỉ các hoạt động tập thể phải có giấy xin phép của bố mẹ , trường hợp không gửi được giấy phép phải gọi điện cho GVCN để xin phép .
Khi đến trường ăn mặc gọn gàng , sạch đẹp, trang phục đúng qui định , mặc đồng phục vào thứ 2 , 4, 6 ( không mặc quần cộc , áo mỏng , áo đen , áo không cánh cổ) . Đi giầy hoặc dép quai hậu. Không nhuộm tóc , ép tóc , cắt tóc trọc , sơn móng chân , móng tay, đánh phấn , bôi son . Không đeo đồ trang sức đắt tiền đến trường. Vệ sinh cá nhân sạch sẽ.
Chuẩn bị bài chu đáo , có đầy đủ đồ dùng học tập khi đến trường. Trong giờ học chú ý nghe giảng, hăng hái phát biểu , ghi chép bài đầy đủ, tham gia các hoạt động theo sự hướng dẫn của các thầy cô.
Tham gia đầy đủ các hoạt động của nhà trường , Đoàn , Đội phát động . Xếp hàng vào lớp , tập TDGG với ý thức tốt. Tham gia hát tập thể đầu tiết 1 và tiết 3 nghiêm túc. Không ăn quà vặt, không sử dụng túi bóng đựng đồ ăn, giữ gìn vệ sinh chung, vứt rác đúng nơi qui định đặc biệt là kẹo cao su.
Có ý thức bảo vệ của công. Không leo trèo lên bàn ghế. Không vẽ , viết bậy lên bàn ghế, bảng tường. Không bẻ cành, bứt hoa, phá cây. Đóng cửa, cửa sổ , tắt điện khi cả lớp ra khỏi lớp hoặc trước khi về . HS nào làm hư hỏng hoặc mất mát tài sản của nhà trưòng , của lớp phải bồi thường.
Với thầy cô , cán bộ , nhân viên nhà trường phải kính trọng lễ phép . Tôn trọng khách đến trường và người lớn tuổi. Với bạn bè phải đoàn kết , hoà nhã , giúp đỡ bạn khi bạn gặp khó khăn , nói năng văn minh lịch sự . Tuyệt đối không nói tục chửi bậy , gây gổ đánh nhau.
Không tụ tập chơi bời làm ảnh hưởng tới sinh hoạt của ngưòi khác , đặc biệt không tụ tập gây ách tắc ở cổng trường . Không đánh bạc dưới mọi hình thức , không tàng trữ và sử dụng các chất ma tuý . 
Nghiêm cấm HS bỏ học chơi điện tử , xem phim ảnh , sách báo có nội dung đồi truỵ. Không đọc truyện tranh chữ nhỏ , khó xem.
Thật thà trung thực . Không lấy cắp đồ dùng tư trang của người khác . Cấm bao che cho những hành vi xấu
Không nhiệm vụ không được vào phòng của các thầy cô và văn phòng . Nếu có việc phải xin phép.
NỘI QUY HỌC SINH TRƯỜNG THCS NÚI ĐÈO
(Đính kèm giáo án)THÁNG 10.
CHỦ ĐIỂM: “CHĂM NGOAN – HỌC GIỎI”.
Mục tiêu chung.
1, Kiến thức: 
- HS hiểu được ý nghĩa của việc học tập và rèn luyện KNS trong giờ HĐ GDNGLL.
- HS hiểu được nội dung một số KNS cần thiết của người HS THCS.
- Trình bày lợi ích của các KNS đối với bản thân trong học tập, rèn luyện ở nhà trường và trong cuộc sống của gia đình, cộng đồng xã hội. 
HS hiểu nội dung, ý nghĩa lời dạy của Bác Hồ trong Thư gửi các học sinh nhân ngày khai trường đầu tiên của nước VN DCCH tháng 9 năm 1945 và thư gửi ngành giáo dục 16.10.1968.
2, Kĩ năng:
- HS biết cách rèn luyện các KNS qua việc tham gia các HĐGD NGLL của lớp, của nhà trường.
- Biết thực hành các KNS trong giao tiếp ứng xử tích cực với bản thân, với người khác, với các tình huống trong HĐ GDNGLL và trong cuộc sống ở nhà trường, gia đình và cộng đồng.
Biết học tập có kế hoạch, có phương pháp học tập tốt, biết đoàn kết giúp nhau trong học tập theo lời dạy của Bác Hồ.
3, Thái độ:
- Có ý thức và thái độ tích cực tham gia các HĐ GDNGLL một cách chủ động sáng tạo.
- Có ý thức rèn luyện các kĩ năng sống trong các hoạt động cụ thể của HĐ GDNGLL.
Học sinh có thái độ đúng đắn và có trách nhiệm trong học tập.
Tuần 1.
	Ngày hoạt động: ..../10/2010
Tiết 1. 
NGHE GIỚI THIỆU THƯ BÁC HỒ GỬI HỌC SINH 
VÀ GỬI NGÀNH GIÁO DỤC.
I, Mục tiêu.
1, Kiến thức:
Giúp học sinh hiểu được sự quan tâm , chăm lo của Bác đối với thế hệ trẻ.
Nắm được nội dung, ý nghĩa lời dạy của Bác trong thư gửi học sinh cả nước nhân ngày khai giảng năm học đầu tiên của nước VNDCCH(9/1945) và thư gửi ngành giáo dục (16/10/1968).
2, Kĩ năng:
- HS biết cách rèn luyện các KNS qua việc tham gia nghe đọc thư của Bác và phản hồi các ý kiến .
- Biết thực hành các KNS trong giao tiếp ứng xử tích cực với bản thân, với người khác, với các tình huống trong HĐ GDNGLL và trong cuộc sống ở nhà trường, gia đình và cộng đồng.
Biết học tập có kế hoạch, có phương pháp học tập tốt, biết đoàn kết giúp nhau trong học tập theo lời dạy của Bác Hồ.
3, Thái độ:
Giúp học sinh có thái độ học tập đúng đắn, quyết tâm học tập tốt, rèn luyện tốt theo lời dạy của Bác Hồ kính yêu.
II, Các KNS cơ bản được giáo dục trong hoạt động.
Kĩ năng nghe, phản hồi tích cực về giới thiệu thư Bác Hồ.
Kĩ năng trình bày ý tưởng về thực hiện lời dạy của Bác.
III, Các phương pháp, kĩ thuật dạy học tích cực được sử dụng:
Thảo luận.
Tìm kiếm xử lí thông tin.
Đặt câu hỏi tích cực.
Trình bày trước tập thể.
IV, Tài liệu và phương tiện:
Thư Bác Hồ gửi học sinh nhân ngày khai trường 5/9/1945 ( trích).
Thư Bác Hồ gửi ngành Giáo dục 15/10/1968 ( trích).
V, Tiến trình hoạt động:
1, Khám phá:
Cả lớp hát bài: Ai yêu nhi đồng bằng Bác Hồ Chí Minh
Nghe giới thiệu thư Bác.
Trao đổi, thảo luận các nội dung chính và ý nghĩa của thư Bác.
Giới thiệu chương trình hoạt động.
Chuẩn bị câu hỏi thảo luận:
1. Bác khuyên học sinh phải làm gì ?
2. Những câu nào trong thư Bác theo em cần chú ý nhất ? Vì sao ?
3. Nêu suy nghĩ của em về nhiệm vụ học tập của bản thân ?
2, Kết nối:
Hoạt động 1:
- GVCN đọc Thư Bác Hồ gửi các cháu HS nhân ngày khai trường đầu tiên của nước Việt Nam dân chủ cộng hoà.
Hoạt động 2:
- GVCN đọc Thư Bác Hồ gửi các cán bộ, cô giáo, thầy giáo, công nhân viên, học sinh, sinh viên nhân dịp bắt đầu năm học mới.
3, Thực hành, luyện tập:
Hoạt động 3: Thảo luận 
- Lớp trưởng hướng dẫn các bạn trao đổi nội dung, ý nghĩa của thư Bác.
- Trao đổi nội dung và ý nghĩa thư Bác với một số câu hỏi sau: 
Câu 1. Lá thư của Bác viết vào dịp nào ?
Câu 2. Bác khuyên học sinh phải làm gì? 
Câu 3. Những câu nào trong thư cần chú ý nhất? Vì sao?
Câu 4. Em có suy nghĩ gì về nhiệm vụ học tập của mình 
Hoạt động 4: Trình bày ý tưởng
- Lớp trưởng hướng dẫn các bạn trình bày ý tưởng về việc thực hiện lời dạy của Bác.
- HS cả lớp trao đổi về ý tưởng cá nhân
4, Vận dụng:
- GVCN nhắc nhở và tổng kết buổi thảo luận.
- Trình bày một số bài hát về Bác.(Thảo điều khiển chương trình)
VI, Tư liệu:
THƯ GỬI CÁC HỌC SINH
Các em học sinh, 
Ngày hôm nay là ngày khai trường đầu tiên ở nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà. Tôi đã tưởng tượng thấy trước mắt cái cảnh nhộn nhịp tưng bừng của ngày tựu trường ở khắp các nơi. Các em hết thảy đều vui vẻ vì sau mấy tháng giời nghỉ học, sau bao nhiêu cuộc chuyển biến khác thường, các em lại được gặp thầy gặp bạn. Nhưng sung sướng hơn nữa, từ giờ phút này giở đi các em bắt đầu được nhận một nền giáo dục hoàn toàn Việt Nam. Trước đây cha anh các em, và mới năm ngoái cả các em nữa, đã phải chịu nhận một nền học vấn nô lệ, nghĩa là nó chỉ đào tạo nên những kẻ làm tay sai, làm tôi tớ cho  ...  Mục tiêu.
- Giúp HS hiểu ý nghĩa ngày thành lập Đoàn 26/3 và những nét lớn về chặng đường lịch sử vẻ vang của Đoàn.
- Tự hào về truyền thống của Đoàn ta, tôn trọng và có ý thức phấn đấu lên Đoàn.
II. Nội dung.
- Lịch sử ngày thành lập Đoàn.
- Truyền thống vẻ vang của Đoàn, một số gương Đoàn viên tiêu biểu.
III, Hình thức:
- Nghe báo cáo viên nói chuyện, hỏi đáp, vui văn nghệ.
IV, Chuẩn bị:
a,Phương tiện:
- Bản tư liệu về Đoàn của Báo cáo viên.
- Một số tiết mục văn nghệ tập thể về Đoàn.
- Bài hát: 
1,Tiến lên Đoàn viên.(Phạm Tuyên) 
2,Lên đàng(Lưu Hữu Phước)
b,Tổ chức.
- GVCN nêu mục đích yêu cầu của buổi nghe nói chuyện.
- Hướng dẫn HS chuẩn bị giấy, bút dạ, ghi nhanh những thông tin cần thiết để viết thu hoạch.
- Phân công: 
+ Điều khiển chung: My.
+ Báo cáo viên: Hương Giang.
- Cả lớp: Các tiết mục văn nghệ.
V. Tiến hành hoạt động.
a,Khởi động.
- Hát tập thể Tiến lên Đoàn viên.
- Tuyên bố lí do: Yêu cầu cảu hoạt động.
- Giới thiệu BCV lên nói chuyện về lịch sử của Đoàn.
b,Nghe báo cáo viên nói chuyện, hỏi đáp.
- Dẫn chương trình My mời Giang lên nói chuyện về lịch sử Đoàn.(Sử dụng tư liệu.)
- Trong quá trình nghe HS có thể đưa ra câu hỏi đồng thời tóm tắt ghi lại nhữmh ý kiến quan trọng để chuẩn bị viết thu hoạch.
c, Văn nghệ.
- Bạn Mai hương bắt nhịp cho các bạn hát một số bài:
1, Tiến lên Đoàn viên.
2, Lên Đàng.
3, Cùng nhau ta đi lên.
- Một số tiết mục đơn ca.
VI. Kết thúc hoạt động.
GVCN hướng dẫn HS viết thu hoạch.
HS trả lời các câu hỏi:
Đoàn TNCS HCM ra đời vào ngày/ tháng/ năm nào?
Kể tên một số tên gọi của Đoàn từ khi thành lập đến nay?
Kể tên một số Đoàn viên tiêu biểu của dân tộc ta?
Kể tên một số phong trào thanh niên? Hai phong trào lớn hiện nay là gì?
Em hãy nêu một số suy nghĩ cảu mình về tổ chức Đoàn? Hướng phấn đấu trong học tập và rèn luyện?
Tuần 4: Tiết......
	Ngày chuẩn bị: / / 2007.
	Ngày hoạt động: / / 2007.
Thảo luận kế hoạch dựng trại.
I, Mục tiêu.
- Giúp HS hiểu nội dung, ý nghĩa của hội trại 26/3 do nhà trường tổ chức.
- HS có ý thức ủng hộ hoạt động hội trại, có tinh thần trách nhiệm, sẵn sàng tham gia các hoạt động.
- Tích cực thảo luận, bàn bạc kế hoạch chuẩ bị hội trại.
II, Nội dung và hình thức hoạt động.
1,Nội dung.
- Các nội dung, nhiệm vụ của lớp được nhà trường giao để tham gia hội trại.
+ Hình thức dựng trại.
+ Các hoạt động văn hoá, văn n ghệ, thể thao.
Kế hoạch chuẩn bị của lớp:
(GVCN phân công cụ thể theo tình hình của lớp)
2,Hình thức.
Thảo luận trong lớp, trong tổ.
III, Chuẩn bị hoạt động.
1,Phương tiện.
- kế hoạch chuẩn bị hội trại của trường.
- kế hoạch của lớp(theo các nội dung qui định cuả trường)
2,Tổ chức.
- GVCN thông báo những nội dung cần tham gia.
- CBL cùng GVCN dưj thảo bản kế hoạch chuẩn bị đưa ra lớp cùng thảo luận.
- Chi đội trưởng Vũ điều khiển tố thảo luận.
IV. Tiến hành hoạt động.
Chi đội trưởng nêu kế hoạch dự thảo.
HS tham gia thảo luận về các nội dung cơ bản sau:
+ hình thức dựng trại.
+ dụng cụ dựng trại.
+ trang trí trại.
+ các hoạt động thể thao văn nghệ.
Thảo luận nội dung đi đến nhất trí về kế hoạch, biện pháp.
Phân công các tổ chuẩn bị phân việc của mình.
V. Kết thúc hoạt động.
- GVCN nhận xét việc thảo luận của các cá nhân, các tổ.
- Thống nhất ý kiến đưa ra kế hoạch chuẩn bị hội trại, thông qua lớp.
- Nhắc nhớ các tổ thực hiện nghiêm túc.
Tháng 4
Chủ điểm: HOÀ BÌNH – HỮU NGHỊ.
Mục tiêu chung
Giúp HS hiểu hoà bình, hữu nghị là 1 vấn đề cần thiết cho nhân loại hiện nay nhằm phát triển 1 xã hội bền vững.
Tôn trọng và lịch sự khi giao tiếp, thể hiện cách ứng xử có văn hoá trong đời sống hằng ngày, có bầu không khí hoà bình và thân thiết trân trọng những giá trị văn hoá của dân tộc mình cũng như của nhân loại.
Rèn các kĩ năng ứng xử và giao tiếp có văn hoá trong đời sống hằng ngày.
Tuần 1- Tiết:.....
	Ngày chuẩn bị: / / 2007.
	Ngày hoạt động: / / 2007.
HỌC HÁT THEO CHỦ ĐIỂM.
I.Mục tiêu:
- Giúp HS phát huy khả năng văn nghệ, củng cố cho HS sự hiểu biết về Đội, về Hải Phòng thông qua những bài hát.
- Khích lệ lòng yêu quê hương, tự hào về trang sử Đội, động viên HS phấn khởi , lạc quan học tập tốt, rèn luyện tốt.
II. Nội dung và hình thức hoạt động.
1.Nội dung
- Những bài hát theo chủ điểm ca ngợi Đội, ca ngợi Hải Phòng, gương sáng đội viên 
2. Hình thức: Học hát
III. Chuẩn bị
Phương tiện:
Các bài hát về Đội, về Hải phòng, gương sáng đội viên
Tổ chức:
Bạn Huyền nêu yêu cầu hoạt động, kế hoạch và thời gian tiến hành.
- Bạn Phương hướng dẫn các bạn học hát, đọc thơ về Đội, về Hải Phòng và một số gương sáng đội viên..
IV. Tiến hành hoạt động:
Tuyên bố lý do
Chép bài hát
Đội văn nghệ lớp hát mẫu, dạy từng câu cho các bạn hát.
Kết thúc hoạt động
Nhận xét ý thức, thái độ của học sinh khi tham gia hoạt động
Tuyên bố kết thúc hoạt động
Chuẩn bị các tiết mục để thi hát.
Tuần 2- Tiết:.....
	Ngày chuẩn bị: / / 2007.
	Ngày hoạt động: / / 2007.
Chủ đề: THIẾU NHI CÁC NƯỚC LÀ BẠN CỦA CHÚNG TA
I. Mục tiêu:
- Giúp học sinh hiểu một số đặc điểm về cuộc sống học tập vui chơi giải trí của thiếu nhi một số nước, đặc biệt là các nước trong khu vực.
- Thông cảm tôn trọng và đoàn kết với thiếu nhi quốc tế
- Tích cực tham gia các hoạt động quốc tế của lớp, của trường, của địa phương.
II. Nội dung hoạt động
Nội dung:
- ý nghĩa của chủ đề trên.
- Vài nét về cuộc sống học tập vui chơi sinh hoạt của thiếu nhi một số nước trong khu vực.
2. Hình thức hoạt động
- Thi tìm hiểu về cuộc sống của thiếu nhi các nước hoặc tổ chức theo hình thức của cuộc thi hành trình văn hoá
- Văn nghệ xen kẽ
III. Chuẩn bị
Phương tiện
Tranh ảnh, tư liệu về cuộc sống của thiếu nhi một số nước trong khu vực.
Một số bài hát, câu chuyện, điệu múa
Tổ chức:
- GVCN nêu chủ đề, yêu cầu nội dung cũng như hình thức hoạt động để giúp HS định hướng và chuẩn bị tâm thế tham gia hoạt động
- Hướng dẫn HS sưu tầm các tư liệu bài viết, tranh ảnh về cuộc sống học tập và sinh hoạt của thiếu nhi một số nước trong khu vực.
- Từng tổ tập hợp kết quả sưu tầm
- Hướng dẫn cán bộ lớp đôn đốc, kiểm tra và nhắc nhở các bạn chuẩn bị. Có quy định thời gian sưu tầm và kiểm tra công việc chuẩn bị.
- Phân công người điều khiển: My
- Cử Ban Giám khảo: 
- Trang trí: tổ 2
- Văn nghệ: Thuỳ Dương
IV. Tiến hành hoạt động
Lớp hát tập thể bài” Thiếu nhi thế giới liên hoan”
My tuyên bố lí do, giới thiệu đại biểu.
Giới thiệu chương trình sinh hoạt và mời ban GK lên làm việc.
My mời đại diện từng tổ trình bày kết quả sưu tầm của tổ mình.
Xen giữa báo cáo của các tổ là văn nghệ.
BGK nêu câu hỏi để các tổ trả lời thêm
GVCN phát biểu ý kiến nêu rõ đây là hoạt động bổ ích giúp các em có thêm hiểu biết về thiếu nhi các nước
Hát tập thể bài” trẻ am là thế giới ngày mai”
BGK công bố kết quả cuộc thi
V. Kết thúc hoạt động
- HS đánh giá kết quả về tinh thần, ý thức thái độ tham gia các lớp, lựa chọn các nhân, tổ có nhiều cố gắng nhất trong hoạt động.
Tuần 3	Ngày chuẩn bị: / / 2007
Tiết 31	Ngày dạy: / / 2007
Tổ chức hội vui học tập.
I,Mục tiêu:
- Giúp HS củng cố và khắc sâu kiến thức bài học, đồng thời mở rộng thêm hiểu biết, nhằm bổ sung cho bài học, tạo cơ hội để học sinh trao đổi kinhnghiệm học tập; thiết thực phục vụ cho ôn tập và thi cử.
- HS có hứng thú học tập: Học mà vui, vui mà học.
- Rèn cho Hs kĩ năng mạnh dạn trình bày ý kiến trước tập thể.
II, Nội dung và hình thức hoạt động.
1,Nội dung.
- Những kiến thức bài học mà GV yêu cầu ôn tập để chuẩn bị thi HKII.
- Những kinh nghiệm học tậpu có kết quả tốt.
- Vận dụng kiến thức đã học để giải các bài toán vui các câu đố khoa học, các sự kiến lịch sử, các địa danh địa lí..
2, Hình thức.
- Tổ chức thi hái ho adân chủ hoặc bốc thăm câu hỏi.
- Vui văn nghệ.
III, Chuẩn bị hoạt động.
1,Phương tiện.
- Các bông hoa xanh, đỏ, tím, vàng có ghi các câu hỏi: toán, văn, sử, địa....
- Phần thưởng.
2,Tổ chức.
- Thi trả lời các câu hỏi, câu đố có liên quan đến tri thức được học tập trên lớp kết hợp với vui văn nghệ.
- GVCN cùng GV bộ môn chuẩn bị câu hỏi, câu đố, bài toán....
- Chuẩn bị sẵn các hoạt động để vui văn nghệ.
- Phân công các HS khá, giỏi chuẩn bị trình bày kinh nghiệm và phương pháp học tập từng môn.
- Phân công HS làm BGK: Mỗi tổ cử 1 đại diện.
- Thư kí: Thu.
- mời đại biểu là các cô giáo phụ trách các môn để giải đáp những thắc mắc.
- Dẫn chương trình: Hà My
IV, Tiến hành hoạt động.
1,khởi động
- Hát tập thể.
- Tuyên bố lí do, giới thiệu đại biểu, chương trình.
- giới thiệu BGK, mời BGK lên làm việc.
2,Cuộc thi.
- Người dẫn chương trình nêu câu hỏi, câu đố
- HS xung phong lên hái 1 bông hoa, đọc câu hỏi lên và trả lời.
- BGK chấm điểm, thư kí ghi công khai lên bảng.
- Trong quá trình hoạt động, xen kẽ các tiết mục văn nghệ đã chuẩn bị.
- Những vấn đề HS không trr lời được hoặc có thắc mắc người dẫn chương trình chủ động mời thấy cô giáo giúp đỡ, giả đạp.
V,Kết thúc hoạt động.
- Thư kí công bố kết quả sau khi tổng hợp điểm của từng tổ và cá nhân.
- Mời GVCN lên trao phần thưởng và nhận xét thái độ tham gia hoạt động của lớp.
- Nhắc nhở công việc tuần sau.
Tuần 4	Ngày chuẩn bị: / / 2007.
Tiết 32 	Ngày hoạt động: / / 2007.
Sinh hoạt văn nghệ 
chào mừng ngày 30 - 4.
I, Mục tiêu.
- Giúp HS hiểu rõ khả năng văn nghệ của tổ, của lớp từ đó xây dựng phong trào của lớp.
- HS có thái độ yêu thích văn nghệ, tự tin, tôn trọng bạn bè khi họ biểu diễn văn nghệ.
- Biết khuyến khích động viên nhau tích cực tham gia các hoạt động văn nghệ của lớp của trường.
II, Nội dung và hình thức hoạt động.
1,Nội dung.
- Các bài hát, bài thơ, câu chuyện có nội dung phù hợp với lứa tuổi thiếu niên; bài hát về Đội; Hải Phòng, gương sáng Đội viên.
2.Hình thức.
- Thi văn nghệ giữa các tổ.
III, Chuẩn bị hoạt động.
1,Phương tiện.
- Văn nghệ: Tốp ca.
- Trang phục: Đồng phục theo qui định
2,Tổ chức.
- Phân công các tiết mục dự thi của tổ.
- Tập luyện và chuẩn bị trang phục.
- Cán bộ văn nghệ tập hợp các tiết mục đăng kí của các tổ, kết hợp cùng GVCN xây dựng chương trình thi.
- Cử BGK: Long, Huyền, Trang.
- Trang trí: Tổ 4.
- Mời đại biểu: Hương Gang.
IV, Tiến hành hoạt động.
Hát tập thể.
Tuyên bố lí do, giới thiệu đại biểu.
Nêu yêu cầu thi và cách chấm điểm.
Các tiết mục đăng kí.
BGK công bố kết quả, ghi lên bảng.
 Kết thúc cuộc thi, thư kí tổng hợp kết quả.
GVCN phát thưởng cho tổ và các nhân đạt kết quả cao nhất, biểu dương hoạt động
V, Kết thúc hoạt động.
Nhận xét, đánh giá về tinh thần chuẩn bị hoạt động, ý thức chấp hành kỉ luậnt.
Động viên cả lớp phát huy kết quả hoạt động văn nghệ của lớp.

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao an HDGDNGLL6 10-11.doc