Giáo án môn Hoạt động ngoài giờ lên lớp 6 - Chủ điểm: Tôn sư trọng đạo - Tên hoạt động: Thi văn nghệ, kéo co chào mừng ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11

Giáo án môn Hoạt động ngoài giờ lên lớp 6 - Chủ điểm: Tôn sư trọng đạo - Tên hoạt động: Thi văn nghệ, kéo co chào mừng ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11

. Kiến thức:

- Thông qua cuộc thi, học sinh có thêm những hiểu biết về các ca khúc viết về Đảng, Bác Hồ, về thầy cô và mái trường, về quê hương đất nước.

- Hiểu thêm về trò chơi truyền thống của dân tộc, thấy được cái hay, cái đẹp, niềm vui sự hứng thú trong các trò chơi dân gian.

2. Kĩ năng:

- Rèn luyện kĩ năng hoạt động tập thể, từ đó có ý thức tích cực tham gia các hoạt động tập thể với tinh thần trách nhiệm cao.

- Phát triển năng khiếu của cá nhân HS, giúp các em tự tin hơn, tạo cho các em biết thưởng thức cái hay, cái đẹp trong nghệ thuật âm nhạc; phát huy phong trào văn hóa văn nghệ trong nhà trường, tạo môi trường gần gũi thân thiện giữa học sinh và nhà trường.

 

doc 3 trang Người đăng levilevi Lượt xem 1254Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Hoạt động ngoài giờ lên lớp 6 - Chủ điểm: Tôn sư trọng đạo - Tên hoạt động: Thi văn nghệ, kéo co chào mừng ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 13/11/2010 Ngày thực hiện: 16,17/11/2010
GIÁO ÁN HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC NGOÀI GIỜ LÊN LỚP
Chủ điểm: Tôn sư trọng đạo
Tên hoạt động: Thi văn nghệ, kéo co chào mừng ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11
I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT:
1. Kiến thức:
- Thông qua cuộc thi, học sinh có thêm những hiểu biết về các ca khúc viết về Đảng, Bác Hồ, về thầy cô và mái trường, về quê hương đất nước.
- Hiểu thêm về trò chơi truyền thống của dân tộc, thấy được cái hay, cái đẹp, niềm vui sự hứng thú trong các trò chơi dân gian.
2. Kĩ năng:
- Rèn luyện kĩ năng hoạt động tập thể, từ đó có ý thức tích cực tham gia các hoạt động tập thể với tinh thần trách nhiệm cao.
- Phát triển năng khiếu của cá nhân HS, giúp các em tự tin hơn, tạo cho các em biết thưởng thức cái hay, cái đẹp trong nghệ thuật âm nhạc; phát huy phong trào văn hóa văn nghệ trong nhà trường, tạo môi trường gần gũi thân thiện giữa học sinh và nhà trường.
3. Thái độ:
- Giáo dục tình cảm, lòng biết ơn của học sinh đối với thầy giáo, cô giáo.
- Yêu thích những trò chơi dân gian, giữ gìn và phát huy những trò chơi truyền thống của dân tộc.
- Phát huy tinh thần " Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực".
II. CÁC KĨ NĂNG CƠ BẢN ĐƯỢC GIÁO DỤC TRONG HOẠT ĐỘNG:
- Kĩ năng tư duy sáng tạo;
- Kĩ năng giải quyết vấn đề;
- Kĩ năng hợp tác; 
- Kĩ năng thể hiện sự tự tin,v.v.
III. CÁC PHƯƠNG PHÁP/ KĨ THUẬT DẠY HỌC TÍCH CỰC CÓ THỂ SỬ DỤNG:
- Phương pháp trò chơi;
- Phương pháp hoạt động nhóm;
- Phương pháp đóng vai.
- Kĩ thuật giao nhiệm vụ;
- Kĩ thuật "hoàn tất một nhiệm vụ";
IV. TÀI LIỆU VÀ PHƯƠNG TIỆN:
- Tư liệu về truyền thống văn nghệ, thể dục thể thao.
- Thể lệ thi văn nghệ và thi kéo co.
- Các vật dụng phục vụ cho cuộc thi: Dây, cờ, loa máy; biểu chấm thi văn nghệ, kéo co, đàn, trang trí phông chữ ( Hội thi văn nghệ, kéo co chào mừng ngày NGVN 20/11)
V. TIẾN TRÌNH HOẠT ĐỘNG:
1. Khám phá: Cho học sinh hiểu về thể lệ các cuộc thi kéo co, văn nghệ.
Hoạt động 1: - Thông báo thể lệ cuộc thi kéo co và văn nghệ, 
+ Kéo co: Mỗi lớp thành lập 1 đội tham gia dự thi ( trong đó có 5 em nam và 5 em nữ)
+ Văn nghệ: Mỗi Chi đội tham gia hai tiết mục dự thi ( Trong đó có 1 tiết mục đơn ca, đồng ca và một tiết mục múa)
Hoạt động 2: - Thông báo thời gian tổ chức thi:
+ Thi kéo co vào chiều 16/11.
+ Thi văn nghệ vào chiều 17/11 ( các tiết mục văn nghệ tham gia ghép nhạc vào chiều 16/11).
Hoạt động 3: - Giao nhiệm vụ cho các lớp và các GVCN:
+ Mỗi lớp tập 2 tiết mục văn nghệ dự thi ( theo qui định về thể loại)
+ Thành lập một đội kéo co ( theo qui định về số lượng nam, nữ) 
2. Kết nối:
Hoạt động 4:
- Các chi đội tham gia bốc thăm thứ tự thi đấu ( kéo co); thông báo thứ tự thi văn nghệ cho các chi đội: Bắt đầu từ 9A1 đến 6A4 hết lượt thì quay lại.
Hoạt động 5:
- Thành lập BGK cuộc thi kéo co và văn nghệ: 
+ Văn nghệ:
Đ/c Nguyễn Thị Châm - Trưởng ban
Đ/c Cao Xuân Thắng - Ban viên
Đ/c Phạm Thị Vân - Ban viên
+ Kéo co:
Đ/c Nguyễn Văn Tuấn - Trưởng ban
Đ/c Bùi Văn Nam - Ban viên
Đ/c Lưu Văn Kiên - Ban viên
Đ/c Nguyễn Hồng Cảnh - Ban viên
3. Thực hành/ luyện tập:
Hoạt động 6: Tổ chức thi kéo co, văn nghệ:
Đại diện BTC ( đ/c Nguyễn Xuân Hãnh) khai mạc hội thi
a/ Kéo co:
Trận 1: 9A1- 9A2; 6A1- 6A2 / Trận 2: 9A3 - 9A4;6A3- 6A4
Trận 3: 9A5- 9A1; 6A2- 6A3 / Trận 4: 9A2 - 9A3; 6A1- 6A4
Trận 5: 9A4 - 9A5; 6A2- 6A4 / Trận 6: 9A1- 9A3; 6A1- 6A3
Trận 7: 9A5 - 9A2; 7A1-7A2 / Trận 8: 9A4- 9A1; 7A2 -7A3
Trận 9: 9A 5- 9A3;7A3-7A1 / Trận 10: 9A2- 9A4;8A1- 8A2
Trận 11: 8A2 -8A3; 8A3 -8A1
b/ Thi văn nghệ: Các chi đội thi theo thứ tự từ 9A1- 6A4
+ Phần thứ nhất: thi đơn ca, đồng ca.
+ Phần thứ hai: thi múa.
+ Ban giám khảo chấm điểm, tổng hợp điểm và công bố kết quả ngay sau hội thi.
4. Vận dụng:
- Trưởng ban GK nhận xét tinh thần tham gia hội thi của các lớp và công bố kết quả đạt được qua hội thi.
- Dặn dò các đội thi rút kinh nghiệm những điểm còn hạn chế để đạt được kết quả tốt hơn trong các đợt thi sau.

Tài liệu đính kèm:

  • docGIAO AN HDCAO DIEM THANG 11Cham.doc