Giáo án môn Hoạt động ngoài giờ lên lớp 6 - Chủ điểm tháng 9 : Truyền thống nhà trường - Hoạt động 1: Thảo luận nội quy và nhiệm vụ năm học mới (tiếp)

Giáo án môn Hoạt động ngoài giờ lên lớp 6 - Chủ điểm tháng 9 : Truyền thống nhà trường - Hoạt động 1: Thảo luận nội quy và nhiệm vụ năm học mới (tiếp)

1. Yêu cầu giáo dục: Giúp HS:

a. Mục tiêu:

- Nắm được nội quy và nhiệm vụ năm học mới 2010- 2011.

- Xác định trách nhiệm của HS lớp 6 trong việc thực hiện nội quy, nhiệm vụ.

b. Kĩ năng: Nhận thức về vai trò của cá nhân.

c. Thái độ: Có ý thức trong việc thực hiện nội quy.

 2. Nội dung và hình thức hoạt động:

a. Nội dung: Bảng nội quy và nhiệm vụ năm học mới 2010- 2011 của trường.

b. Hình thức hoạt động:

- Trình bày bằng lời.

- Trao đổi, thảo luận.

3. Chuẩn bị hoạt động:

 

doc 13 trang Người đăng levilevi Lượt xem 1088Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Hoạt động ngoài giờ lên lớp 6 - Chủ điểm tháng 9 : Truyền thống nhà trường - Hoạt động 1: Thảo luận nội quy và nhiệm vụ năm học mới (tiếp)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn : 01 / 09 /2010 
TÊN CHỦ ĐIỂM THÁNG 9 : TRUYỀN THỐNG NHÀ TRƯỜNG 
Tên hoạt động 1: THẢO LUẬN NỘI QUY VÀ NHIỆM VỤ NĂM HỌC MỚI
1. Yêu cầu giáo dục: Giúp HS: 
Mục tiêu: 
- Nắm được nội quy và nhiệm vụ năm học mới 2010- 2011.
- Xác định trách nhiệm của HS lớp 6 trong việc thực hiện nội quy, nhiệm vụ.
b. Kĩ năng: Nhận thức về vai trò của cá nhân.
c. Thái độ: Có ý thức trong việc thực hiện nội quy.
 2. Nội dung và hình thức hoạt động:
Nội dung: Bảng nội quy và nhiệm vụ năm học mới 2010- 2011 của trường.
Hình thức hoạt động:
- Trình bày bằng lời.
- Trao đổi, thảo luận.
3. Chuẩn bị hoạt động:
Về phương tiện hoạt động: Lớp mời GV giám thị của trường để giới thiệu về nội quy nhà trường.
Về tổ chức:
- Mời TPT Đội.
- Mặc khác, giao cho HS tự tìm hiểu về nội quy năm học trước của nhà trường.
- HS chuẩn bị một số câu hỏi để thảo luận. Chuẩn bị một số bài hát đã học ở tiểu học.
4. Tiến hành hoạt động: 
Người thực hiện
Nội dung hoạt động
Thời lượng
DCT
GVCN
GVGT
GVCN
HS
GVGT
LPVT
DCT
GVCN
I.Khởi động: 
Hát tập thể: Đi học (Bùi Đình Thảo)
Tuyên bố lí do: Để giúp cho các em hiểu sâu hơn và thực hiện cho đúng nội qui của nhà trường và nhiệm vụ của người học sinh lớp 6 trong năm học mới 2010 - 2011. 
II.Tiến hành hoạt động: 
- Nghe giới thiệu nội qui và nhiệm vụ năm học mới:
- Giới thiệu nội qui nhà trường để các em hiểu được nhiệm của mình.
 Thảo luận nhóm: 
 - Chia lớp làm 4 nhóm
 - Đưa câu hỏi cho các em thảo luận 
Câu 1: Em hãy giải thích rõ hơn về những hành vi cấm đối với học sinh?
Câu 2: Hãy cho biết học sinh trung học cơ sở có những nhiệm vụ gì?
Câu 3: Hãy cho biết học sinh trung học cơ sở có những quyền gì?
Câu 4: Em hãy nêu những trường hợp học sinh bị xếp loại hạnh kiểm yếu?
- Trình bày lại ý kiến của nhóm mình.
- Tổng kết nội dung chủ yếu của nội quy học sinh 
- Hỏi thêm: Là HS lớp 6 mới bước vào trường, để thực hiện tốt nội quy, nhiệm vụ năm học, em có kế hoạch học tập và rèn luyện như thế nào?
- Sinh hoạt văn nghệ:
- GV cho HS sinh hoạt văn nghệ tại chỗ.
- HS sinh hoạt theo các tiết mục văn nghệ đã chuẩn bị trước ở nhà.
III. Kết thúc hoạt động:
- GVCN nhận xét tiết sinh hoạt .
5 phút
25 phút
10 phút
3 phút
5. Hướng dẫn về nhà:(2 phút)
- Về nhà ghi nhớ lại nội quy nhà trường. Xây dựng kế hoạch rèn luyện cá nhân trong năm học này.
- Chuẩn bị hoạt động sau (chọn, giới thiệu đội ngũ cán bộ lớp): Tổ chức đội ngũ cán bộ lớp.
----------------------------------------
Ngày soạn : 12 / 09 /2010
TÊN CHỦ ĐIỂM THÁNG 9 : TRUYỀN THỐNG NHÀ TRƯỜNG 
Tên hoạt động 2 : TỔ CHỨC ĐỘI NGŨ CÁN BỘ LỚP
 1. Yêu cầu giáo dục: 
 a. Mục tiêu: Giúp HS hiểu cơ cấu và chức năng, nhiệm vụ của đội ngũ cán bộ lớp. 
 b. Thái độ: Bước đầu có ý thức xây dựng tập thể lớp, có thái độ tôn trọng đội ngũ cán bộ lớp.
	 c. Kĩ năng : Rèn kĩ năng nhận nhiệm vụ và kĩ năng tham gia các hoạt động chung của tập thể
2. Nội dung và hình thức hoạt động:
Nội dung:
- Thành lập các tổ, nhóm trong lớp
- Cử hoặc bầu đội ngũ cán bộ lớp: lớp trưởng, các lớp phó, tổ trưởng, tổ phó, các cán sự chức năng, cán sự môn học.
- Xác định chức năng, nhiệm vụ của từng cán bộ lớp
- Về cách thức làm việc của đội ngũ cán bộ lớp
Hình thức hoạt động:
- Học sinh giới thiệu đội ngũ cán bộ lớp và cho lớp lựa chọn rồi GVCN quyết định.
- Trao nhiệm vụ cho đội ngũ cán bộ lớp trước tập thể lớp.
 - Văn nghệ
3. Chuẩn bị hoạt động:
Về phương tiện hoạt động:
- Bảng sơ đồ cơ cấu tổ chức lớp.
- Bảng ghi nhiệm vụ của cán bộ lớp.
- Các loại sổ ghi chép của cán bộ lớp.
- Một số bài hát, câu chuyện
Về tổ chức: GVCN chuẩn bị sơ đồ cơ cấu tổ chức lớp:
 - GV nêu yêu cầu, kế hoạch học tập những qui định, nội qui của nhà trường . Chuẩn bị một vài câu hỏi có liên quan để hướng dẫn học sinh thảo luận
 - Chuẩn bị một số bài hát – câu chuyện để tạo bầu không khí vui tươi, phấn khởi.
 - GVCN dự kiến sẵn về nhân sự và viết một bảng về nhiệm vụ của cán bộ lớp.
+ Lớp trưởng: Phụ trách chung và phụ trách nề nếp của lớp.
+ Lớp phó học tập: Theo dõi kết quả học tập của từng tổ và phụ trách các cán sự môn học, có kế hoạch cho các cán sự hoạt động.
+ Lớp phó văn thể: Phụ trách hoạt động văn nghệ, viu chơi, thể dục thể thao, hoạt động lao động của lớp.
+ Lớp phó Lao động – Kỉ luật: Theo dõi, phụ trách lao động, nề nếp, tác phong,... của HS trong lớp.
+ Tổ trưởng: Phụ trách chung về tình hình học tập, kỉ luật của tổ.
+ Tổ phó: Phụ giúp tổ trưởng, phân công trực nhật.
+ Cán sự môn học: Phụ trách môn của mình và xây dựng kế hoạch và bồi dưỡng các bạn học yếu: Toán, Văn, Anh.
+ Cờ đỏ: Giúp TPT Đội theo dõi thi đua giữa các lớp và báo cáo những vi phạm của lớp mình để GVCN kịp thời chấn chỉnh.
Hướng dẫn HS chuẩn bị ý kiến để lựa chọn đội ngũ cán bộ lớp có đủ khả năng điều hành hoạt động chung.
Lớp phó học tập
Cán sự môn học
Lớp phó văn thể
Cờ đỏ
Lớp trưởng
Tổ trưởng
Tổ phó
4. Tiến hành hoạt động: 
Người thực hiện
Nội dung hoạt động
Thời lượng
LPVT
DCT 
DCT: 
Mời GVCN 
 DCT 
 DCT giới thiệu lớp trưởng.
DCT
LPVT
DCT mời GVCN nhận xét.
I. Khởi động:
- Hát tập thể: Lớp chúng mình rất vui.
- Tuyên bố lí do: Để giúp cho các em hiểu được chức năng và nhiệm vụ của đội ngũ cán bộ lớp trong lớp học. Đồng thời, thực hiện theo sự điều hành của đội ngũ này đạt hiệu quả cao, chúng ta sẽ đi vào tổ chức đội ngũ cán bộ lớp.
II. Tiến hành hoạt động:
- Nêu mục đích yêu cầu tổ chức lớp tự quản.
- Giới thiệu sơ đồ cơ cấu tổ chức lớp và các quan hệ hoạt động trong đó. Nêu nhiệm vụ của đội ngũ cán bộ lớp.
- Giới thiệu các bạn có năng lực làm ứng cử viên.
- Lấy biểu quyết ( xung phong) để đưa ra được danh sách đội ngũ cán bộ lớp.
- Tổ chức trao nhiệm vụ cho đội ngũ cán bộ lớp vừa được bầu.
- Đại diện đội ngũ cán bộ lớp bày tỏ quyết tâm thực hiện tốt nhiệm vụ mà lớp và GVCN đã giao cho.
- Đại diện HS chúc mừng đội ngũ cán bộ lớp mới.
- Điều khiển lớp sinh hoạt văn nghệ.
III. Kết thúc hoạt động:
- Nhận xét tinh thần, thái độ tham gia của HS.
- Động viên đội ngũ cán bộ lớp cố gắng làm tốt nhiệm vụ được giao.
10 phút
28 phút
5 phút
5.Hướng dẫn về nhà ( 2 phút): Chuẩn bị hoạt động sau: Nghe giới thiệu về truyền thống nhà trường.
Ngày soạn : 20 / 09 /2010 
TÊN CHỦ ĐIỂM THÁNG 9 : TRUYỀN THỐNG NHÀ TRƯỜNG 
Tên hoạt động 3: NGHE GIỚI THIỆU
 VỀ TRUYỀN THỐNG NHÀ TRƯỜNG 
1. Yêu cầu giáo dục: Giúp HS: 
Mục tiêu: 
- Nắm được truyền thống cơ bản của nhà trường và ý nghĩa của truyền thống đó. 
- Xác định trách nhiệm của HS lớp 6 trong việc phát huy truyền thống nhà trường. 
b. Kĩ năng: Xây dựng kế hoạch học tập và hoạt động của cá nhân và lớp 
c. Thái độ: Có ý thức trong việc thực hiện và phát huy truyền thống nhà trường.
 2. Nội dung và hình thức hoạt động:
Nội dung:
- Vài nét về lịch sử hình thành và phát triển của trường.
- Truyền thống của trường về học tập, rèn luyện đạo đức và các thành tích khác.
Hình thức hoạt động:
- Trình bày bằng lời, bằng sơ đồ, bảng biểu, tranh, băng hình (nếu có)
- Trao đổi, thảo luận.
3. Chuẩn bị hoạt động:
Về phương tiện hoạt động: Lớp mời một GV có thâm niên của trường lên báo cáo, giới thiệu về truyền thống nhà trường.
Về tổ chức:
- Nếu không có khách mời thì GV chuẩn bị như sau:
Giới thiệu cơ cấu nhà trường, quá trình phát triển, những thành tích đạt được trong học tập và rèn luyện, đội ngũ học sinh giỏi và đội ngũ giáo viên dạy giỏi. Mặc khác, giao cho HS tự tìm hiểu về truyền thống của nhà trường.
- HS chuẩn bị một số câu hỏi để thảo luận. Chuẩn bị một số bài hát đã học ở tiểu học.
4. Tiến hành hoạt động: 
Người thực hiện
Nội dung hoạt động
Thời lượng
GVCN
GVCN
DCT
GVCN
DCT
LPVT
DCT
GVCN
Học sinh
I. Khởi động: Tuyên bố lí do:
Nhà trường ta có bề dày về truyền thống. Để giúp các em biết được những truyền thống đó và noi gương theo những tấm gương tốt. Hôm nay, các em sẽ được nghe giới thiệu một vài đặc điểm về truyền thống của nhà trường.
II. Tiến hành hoạt động: 
Giới thiệu cơ cấu tổ chức của nhà trường:
- Để giúp cho HS hiểu cơ cấu tổ chức của nhà trường GV giới thiệu ngắn gọn cho HS nghe.
- HS có thể vừa theo dõi có thể vừa ghi chép
- GV giới thiệu một vài GV tiêu biểu của trường.
- GV yêu cầu HS trình bày kết quả sưu tầm được về truyền thống của trường.
Yêu cầu học sinh trao đổi, thảo luận xung quanh vấn đề mà GV và HS đã trình bày
GV chia lớp làm 4 nhóm:
- Nhóm 1: Qua những truyền thống của trường em học tập được những gì?
- Nhóm 2: Em suy nghĩ gì về hướng phấn đấu của mình để phát huy truyền thống đó?
- Nhóm 3: Nêu sơ lược về kế hoạch hành động của mình trong năm học mới.
- Nhóm 4: Để phát huy truyền thống của nhà trường trách nhiệm của HS lớp 6 là gì?
 HS thảo luận có ghi biên bản.
- GV nêu tóm tắt những ý kiến của HS đã trình bày và yêu cầu các thành viên trong lớp cùng thi đua để xây dựng lớp.
- Sinh hoạt văn nghệ:
- GV cho HS sinh hoạt văn nghệ tại chỗ.
- HS sinh hoạt theo các tiết mục văn nghệ đã chuẩn bị trước ở nhà.
III. Kết thúc hoạt động:
- GVCN nhận xét tiết sinh hoạt .
- Cho HS về nhà sưu tầm các bài hát :
1. Bài ca đi học ( Phan Trần Bảng)
2. Chào người bạn mới đến ( Lương Bằng Vinh)
3. Cánh chim tuổi thơ ( Phan Long)
1 phút
10 phút
15 phút
15 phút
2 phút
5. Hướng dẫn về nhà:(2 phút)
- Về nhà tìm, sưu tầm những điểm thuộc truyền thống nhà trường như:
+ Số lớp học của trường, của từng khối lớp.
+ Số GVCN trong trường của các lớp.
+ Tổng phụ trách đội là ai?
+ Ban giám hiệu nhà trường gồm những thầy (cô) nào?
- Suy nghĩ qua truyền thống đó em có kế hoạch gì trong năm học này. 
- Chuẩn bị hoạt động sau (tháng 10) (Tìm đọc thư Bác Hồ gởi cho học sinh nhân ngày khai trường đầu tiên 9/ 1945): Nghe giới thiệu thư Bác Hồ.
----------------------------------------
Tư liệu:
Bài giới thiệu về truyền thống trường THCS Gia Huynh
          Trường THCS Gia Huynh đặt ở vị trí trung tâm của xã, trường được thành lập từ năm 2001 tách ra từ  trường PTCS Gia Huynh có 2 phân hiệu Gia huynh , Suối kiết những ngày đầu thành lập trường gặp không ít khó khăn như : Cơ sở vật chất thiếu thốn , tạm bợ , đội ngũ giáo viên chưa đồng bộ ,học sinh đến trường còn ít . Đến năm học 2003 -2004 được sự quan tâm của lãnh đạo ngành, UBND huyện, chính quyền địa phương đã xây một ngôi trường mới nhìn vẻ bên ngoài khá khang trang với 10 phòng một lầu , một trệt .Trong đó có 7 phòng học và 3 phòng chức năng . Có được cơ sở vật chất khá đủ đó là niểm mơ ước của bao thế hệ người dân xã nhà nay trường đã ra trường, lớp đã ra lớp không còn cảnh dột nát ,tạm bợ như những năm về trước .Hòa chung với niềm vui đó dưới sự lãnh đạo của BGH hiệ ... nghe, phản hồi tích cực về giới thiệu thư Bác Hồ.
Kĩ năng trình bày ý tưởng về thực hiện lời dạy của Bác.
III. Các phương pháp, kĩ thuật dạy học tích cực có thể sử dụng:
Thảo luận.
Tìm kiếm xử lí thông tin.
Đặt câu hỏi tích cực.
Trình bày trước tập thể.
IV. Tài liệu và phương tiện:
Thư Bác Hồ gửi học sinh nhân ngày khai trường 5/9/1945 ( trích).
Thư Bác Hồ gửi ngành Giáo dục 15/10/1968 ( trích).
V. Tiến trình hoạt động:
1. Khám phá:
Cả lớp hát bài: Ai yêu nhi đồng bằng Bác Hồ Chí Minh
Nghe giới thiệu thư Bác.
Trao đổi, thảo luận các nội dung chính và ý nghĩa của thư Bác.
Giới thiệu chương trình hoạt động.
Chuẩn bị câu hỏi thảo luận:
1. Bác khuyên học sinh phải làm gì ?
2. Những câu nào trong thư Bác theo em cần chú ý nhất ? Vì sao ?
3. Nêu suy nghĩ của em về nhiệm vụ học tập của bản thân ?
2. Kết nối:
Hoạt động 1:
- GVCN đọc Thư Bác Hồ gửi các cháu HS nhân ngày khai trường đầu tiên của nước Việt Nam dân chủ cộng hoà.
Hoạt động 2:
- GVCN đọc Thư Bác Hồ gửi các cán bộ, cô giáo, thầy giáo, công nhân viên, học sinh, sinh viên nhân dịp bắt đầu năm học mới.
3. Thực hành/ luyện tập:
Hoạt động 3: Thảo luận 
- Lớp trưởng hướng dẫn các bạn trao đổi nội dung, ý nghĩa của thư Bác.
- Trao đổi nội dung và ý nghĩa thư Bác với một số câu hỏi sau: 
Câu 1. Lá thư của Bác viết vào dịp nào ?
Câu 2. Bác khuyên học sinh phải làm gì? 
Câu 3. Những câu nào trong thư cần chú ý nhất? Vì sao?
Câu 4. Em có suy nghĩ gì về nhiệm vụ học tập của mình 
Hoạt động 4: Trình bày ý tưởng
- Lớp trưởng hướng dẫn các bạn trình bày ý tưởng về việc thực hiện lời dạy của Bác.
- HS cả lớp trao đổi về ý tưởng cá nhân
4. Vận dụng:
- GVCN nhắc nhở và tổng kết buổi thảo luận.
- Trình bày một số bài hát về Bác.(Trâm - LPVT- điều khiển chương trình)
VI. Tư liệu:
THƯ GỬI CÁC HỌC SINH
Các em học sinh, 
Ngày hôm nay là ngày khai trường đầu tiên ở nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà. Tôi đã tưởng tượng thấy trước mắt cái cảnh nhộn nhịp tưng bừng của ngày tựu trường ở khắp các nơi. Các em hết thảy đều vui vẻ vì sau mấy tháng giời nghỉ học, sau bao nhiêu cuộc chuyển biến khác thường, các em lại được gặp thầy gặp bạn. Nhưng sung sướng hơn nữa, từ giờ phút này giở đi các em bắt đầu được nhận một nền giáo dục hoàn toàn Việt Nam. Trước đây cha anh các em, và mới năm ngoái cả các em nữa, đã phải chịu nhận một nền học vấn nô lệ, nghĩa là nó chỉ đào tạo nên những kẻ làm tay sai, làm tôi tớ cho một bọn thực dân người Pháp. Ngày nay các em được cái may mắn hơn cha anh là được hấp thụ một nền giáo dục của một nước độc lập, một nền giáo dục nó sẽ đào tạo các em nên những người công dân hữu ích cho nước Việt Nam, một nền giáo dục làm phát triển hoàn toàn những năng lực sẵn có của các em. 
Các em được hưởng sự may mắn đó là nhờ sự hy sinh của biết bao nhiêu đồng bào các em. Vậy các em nghĩ sao? Các em phải làm thế nào để đền bù lại công lao của người khác đã không tiếc thân và tiếc của để chiếm lại nền độc lập cho nước nhà. 
Các em hãy nghe lời tôi, lời của một người anh lớn lúc nào cũng ân cần mong mỏi cho các em được giỏi giang. Trong năm học tới đây, các em hãy cố gắng, siêng năng học tập, ngoan ngoãn, nghe thầy, yêu bạn. Sau 80 năm giời nô lệ làm cho nước nhà bị yếu hèn, ngày nay chúng ta cần phải xây dựng lại cơ đồ mà tổ tiên đã để lại cho chúng ta, làm sao cho chúng ta theo kịp các nước khác trên hoàn cầu. Trong công cuộc kiến thiết đó, nước nhà trông mong chờ đợi ở các em rất nhiều. Non sông Việt Nam có trở nên tươi đẹp hay không, dân tộc Việt Nam có bước tới đài vinh quang để sánh vai với các cường quốc năm châu được hay không, chính là nhờ một phần lớn ở công học tập của các em. 
Đối riêng với các em lớn, tôi khuyên thêm một điều này: chúng ta đã đánh đuổi bọn thực dân, chúng ta đã giành được độc lập. Nhưng giặc Pháp còn lăm le quay lại. Chúng ỷ vào kẻ khác mạnh hơn mà gây sự với ta. Tất nhiên chúng sẽ bị bại, vì tất cả quốc dân ta đoàn kết chặt chẽ và một lòng chiến đấu cho giang sơn Tổ quốc. Phải sẵn sàng mà chống quân giặc cướp nước, đấy là bổn phận của mỗi công dân. Các em lớn chưa hẳn đến tuổi phải gánh công việc nặng nhọc ấy, nhưng các em cũng nên, ngoài giờ học ở trường, tham gia vào các Hội cứu quốc để tập luyện thêm cho quen với đời sống chiến sĩ và để giúp đỡ một vài việc nhẹ nhàng trong cuộc phòng thủ đất nước. 
Tôi đã thành thực khuyên nhủ các em. Mong rằng những lời của tôi được các em luôn luôn ghi nhớ. 
Ngày hôm nay, nhân buổi tựu trường của các em, tôi chỉ biết chúc các em một năm đầy vui vẻ và đầy kết quả tốt đẹp.
Chào các em thân yêu 
HỒ CHÍ MINH
Viết khoảng tháng 9-1945. 
Tài liệu lưu tại Phòng lưu trữ 
Văn phòng Hội đồng Chính phủ. 
Thư gửi các cán bộ, cô giáo, thầy giáo, công nhân viên, học sinh, sinh viên nhân dịp bắt đầu năm học mới (16-10-1968) của Chủ tịch Hồ Chí Minh 
Các cô các chú và các cháu thân mến, 
Nhân dịp đầu nǎm học thứ tư chống Mỹ, cứu nước, Bác thân ái gửi lời thǎm hỏi tất cả các cô, các chú và các cháu. 
Trong hoàn cảnh cả nước có chiến tranh, sự nghiệp giáo dục của chúng ta vẫn phát triển nhanh, mạnh hơn bao giờ hết. 
Bác vui lòng biết rằng mặc dù hoàn cảnh khó khǎn, hiện nay miền Bắc nước ta đã có một vạn hai nghìn trường phổ thông, mỗi xã đều có trường cấp I, nhiều xã đã có trường cấp II, các huyện đều có ít nhất một trường cấp III. Số người đi học đã hơn sáu triệu, trong đó có hơn một triệu cán bộ và công nông đang học bổ túc vǎn hoá. Số người vào học các trường đại học và trung học chuyên nghiệp tǎng gần gấp ba lần so với trước chiến tranh chống Mỹ. Hơn 30 trường đại học và 200 trường trung học chuyên nghiệp đã phối hợp chặt chẽ với các ngành và các địa phương, đẩy mạnh công tác đào tạo cán bộ, tập trung cũng như tại chức. 
Các trường đã có nhiều cố gắng trong việc thi đua dạy tốt và học tốt bảo đảm an toàn cho thầy và trò, làm cho đời sống vật chất và tinh thần ngày càng tiến bộ.
Mặc dù giặc Mỹ điên cuồng đánh phá miền Bắc ác liệt, chúng không những đã thất bại thảm hại trên mặt trận chính trị, quân sự, mà ta đã thắng chúng cả trên mặt trận giáo dục và đào tạo cán bộ. 
Làm được như vậy là nhờ Đảng ta có đường lối đúng đắn, quân đội và nhân dân ta rất anh hùng và cũng do các cô, các chú, các cháu trong các trường học đã cùng nhau vượt qua nhiều khó khǎn để hoàn thành tốt nhiệm vụ.
Nhân dịp này, Bác khen ngợi những cố gắng và thành tích mà các cô, các chú và các cháu đã đạt được. 
Nhưng đế quốc Mỹ và còn ngoan cố. Cách mạng nước ta còn phải khắc phục nhiều khó khǎn gian khổ để đạt thắng lợi hoàn toàn. Hiện nay, Đảng và nhân dân giao cho các cô, các chú, các cháu nhiệm vụ lớn hơn trước. Vì vậy, Bác nhắc các cô, các chú và các cháu mấy điều sau đây: 
- Thầy và trò phải luôn luôn nâng cao tinh thần yêu Tổ quốc, yêu chủ nghĩa xã hội, tǎng cường tình cảm cách mạng đối với công nông, tuyệt đốí trung thành với sự nghiệp cách mạng, triệt để tin tưởng vào sự lãnh đạo của Đảng, sẵn sàng nhận bất kỳ nhiệm vụ nào mà Đảng và nhân dân giao cho, luôn luôn cố gắng cho xứng đáng với đồng bào miền Nam anh hùng.
- Dù khó khǎn đến đâu cũng phải tiếp tục thi đua dạy tốt và học tốt. Trên nền tảng giáo dục chính trị và lãnh đạo tư tuởng tốt, phải phấn đấu nâng cao chất lượng vǎn hoá và chuyên môn nhằm thiết thực giải quyết các vấn đề do cách mạng nước ta đề ra và trong một thời gian không xa, đạt những đỉnh cao của khoa học và kỹ thuật. 
- Các cô các chú, các cháu phải cùng nhau tổ chức và quản lý đời sống vật chất và tinh thần ở các trường học ngày một tốt hơn, tǎng cường bảo đảm sức khoẻ và an toàn. 
Nhiệm vụ của cô giáo, thầy giáo là rất quan trọng và rất vẻ vang. 
Giáo dục là sự nghiệp của quần chúng. Cần phải phát huy đầy đủ dân chủ xã hội chủ nghĩa, xây dựng quan hệ thật tốt, đoàn kết thật chặt chẽ giữa thầy và thầy, giữa thầy và trò, giữa học trò với nhau, giữa cán bộ các cấp, giữa nhà trường và nhân dân để hoàn thành thắng lợi nhiệm vụ đó. 
Giáo dục nhằm đào tạo những người kế tục sự nghiệp cách mạng to lớn của Đảng và nhân dân ta, do đó các ngành, các cấp đảng và chính quyền địa phương phải thật sự quan tâm hơn nữa đến sự nghiệp này, phải chǎm sóc nhà trường về mọi mặt, đẩy sự nghiệp giáo dục của ta lên những bước phát triển mới.
Bác mong chờ những thành tích mới của các cô, các chú và các cháu. 
Chào thân ái và quyết thắng
ngày 16-10-1968
Bác Hồ 
Ngày soạn : 06 / 10 /2010 
TÊN CHỦ ĐIỂM THÁNG 10 : CHĂM NGOAN HỌC GIỎI 
Tên hoạt động 2: LỄ GIAO ƯỚC THI ĐUA “CHĂM NGOAN HỌC GIỎI” GIỮA CÁC TỔ
I, Mục tiêu:
1. Kiến thức:
- Giúp HS hiểu được ý nghĩa, tác dụng của việc thi đua và nắm vững nội dung, chỉ tiêu thi đua chăm ngoan học giỏi theo lời Bác dạy.
- Biết tự quản, đoàn kết tốt giúp đỡ lẫn nhau để học tốt theo chỉ tiêu đề ra.
2. Kĩ năng:
- HS biết cách rèn luyện các KNS qua việc tham gia thảo luận các chỉ tiêu thi đua của tổ, của lớp. 
- Tự xác định mục đích , thái độ học tập đúng đắn và quyết tâm thi đua học tốt.
- Biết thực hành các KNS trong giao tiếp ứng xử tích cực với bản thân, với bạn bè cùng lớp, với các tình huống nảy sinh trong quá trình thảo luận.
3. Thái độ:
- HS có ý thức tôn trọng nghị quyết của tập thể khi đã thống nhất.
- HS có ý thức trong việc xác định mục đích , thái độ học tập đúng đắn và quyết tâm thi đua học tốt.
- Tích cực thảo luận các vấn đề được nêu ra và phát sinh trong hoạt động.
II. Các KNS cơ bản được giáo dục trong hoạt động.
Kĩ năng tự tin khi giao ước thi đua học tốt.
Kĩ năng lắng nghe, phản hồi tích cực các bản giao ước thi đua.
Kĩ năng trình bày ý tưởng về các chỉ tiêu thi đua.
Kĩ năng đặt mục tiêu, lập kế hoạch thực hiện các chi tiêu thi đua chăm ngoan, học giỏi.
III. Các phương pháp, kĩ thuật dạy học tích cực có thể sử dụng:
Thảo luận.
Biểu đạt sáng tạo.
IV. Tài liệu và phương tiện:
Chương trình hoạt động chăm ngoan – học giỏi.
Chỉ tiêu thi đua của tổ.
Một vài tiết mục văn nghệ.
V. Tiến trình hoạt động:
1. Khám phá:
Cả lớp hát bài: Lớp chúng ta kết đoàn
GVCN cùng BCS lớp thống nhất chương trình, kế hoạch hoạt động và phân công nhiệm vụ công việc cụ thể.
Cử người điều khiển chương trình: Lớp trưởng.
Phân công trang trí: Tổ 2.
Giới thiệu chương trình hoạt động.
2. Kết nối:
Hoạt động 1:
Bạn Nhung đại diện cho BCS lớp trình bày kế hoạch, chương trình, chỉ tiêu của chi đội.
Hoạt động 2:
- Lớp thảo luận đi đến nhất trí.
3. Thực hành, luyện tập:
Hoạt động 3:
- Tổ trưởng các tổ lên kí vào bản giao ước thi đua
Hoạt động 4:
- GVCN nhận xét đánh giá và biểu dương tinh thần tham gia tích cực của cá nhân, tổ, nhóm.
- Nhắc nhở các tổ, cá nhân thực hiện tốt giao ước thi đua.
4. Vận dụng:
VI. Tư liệu:

Tài liệu đính kèm:

  • docHDNGLL6 Thang 9mau cuHD12 thang 10mau moi.doc