Giáo án môn Hoạt động ngoài giờ lên lớp 6 - Chủ điểm tháng 8: Truyền thống nhà trường: Hoạt động bầu cán bộ lớp thi văn nghệ về thầy cô và mái trường

Giáo án môn Hoạt động ngoài giờ lên lớp 6 - Chủ điểm tháng 8: Truyền thống nhà trường: Hoạt động bầu cán bộ lớp thi văn nghệ về thầy cô và mái trường

1/ Mục tiu: Giúp học sinh

KT: -Hiểu cơ cấu tổ chức và chức năng, nhiệm vụ của đội ngũ cán bộ lớp

 -Hoạt động thi hát các bài hát truyền thống nhằm giáo dục học sinh:Biết thưởng thức biết hát các bài hát truyền thoongsca ngợi trường lớp, thầy cơ, bạ b.

KN: -Rèn luyện kĩ năng nhận nhiệm vụ và kĩ năng tham gia các hoạt động chung của tập thể

 -Kĩ năng trình by bi ht trước tập thể

TĐ: -Bước đầu có ý thức xây dựng tập thể lớp, có thái độ tôn trọng đội ngũ cán bộ lớp

 -Yêu thích văn nghệ, phấn khởi, lạc quan, yêu mến, gắn bó với trường lớp, quý trọng thầy cô, đon kết thn i với bạn b, tự tin v quyết tm học tập tốt.

2/ Nội dung , hình thức v phương pháp hoạt động

 

doc 11 trang Người đăng levilevi Lượt xem 1103Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Hoạt động ngoài giờ lên lớp 6 - Chủ điểm tháng 8: Truyền thống nhà trường: Hoạt động bầu cán bộ lớp thi văn nghệ về thầy cô và mái trường", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 10/8/2009
Ngày hoạt động: 13/8/2009
CHỦ ĐIỂM THÁNG 8
TRUYỀN THỐNG NHÀ TRƯỜNG
Hoạt động
BẦU CÁN BỘ LỚP 
THI VĂN NGHỆ VỀ THẦY CƠ VÀ MÁI TRƯỜNG
1/ Mục tiêu: Giúp học sinh 
KT: -Hiểu cơ cấu tổ chức và chức năng, nhiệm vụ của đội ngũ cán bộ lớp
 -Hoạt động thi hát các bài hát truyền thống nhằm giáo dục học sinh:Biết thưởng thức biết hát các bài hát truyền thoongsca ngợi trường lớp, thầy cơ, bạ bè...
KN: -Rèn luyện kĩ năng nhận nhiệm vụ và kĩ năng tham gia các hoạt động chung của tập thể 
 -Kĩ năng trình bày bài hát trước tập thể
TĐ: -Bước đầu có ý thức xây dựng tập thể lớp, có thái độ tôn trọng đội ngũ cán bộ lớp
 -Yêu thích văn nghệ, phấn khởi, lạc quan, yêu mến, gắn bĩ với trường lớp, quý trọng thầy cơ, đồn kết thân ái với bạn bè, tự tin và quyết tâm học tập tốt.
2/ Nội dung , hình thức và phương pháp hoạt động
a) Nội dụng
-Thành lập các tổ, nhóm trong lớp.
-Cử (hoặc bầu) đội ngũ cán bộ lớp :Lớp trưởng, các lớp phó, tổ trưởng, cán sự chức năng, cán sự bộ môn.
-Xác định chức năng, nhiệm vụ của từng cán bộ lớp và cách thức làm việc của đội ngũ cán bộ lớp.
b) Hình thức hoạt động
-Có thể chỉ định đội ngũ cán bộ lớp trên cơ sở nghiên cứu hồ sơ HS hoặc qua các biểu hiện, các đặc điểm cá nhân mà GVCN quan sát thấy được hàng ngày (về hình dáng, cử chỉ, cách nói năng, quan hệ với bạn bè ) 
-Có thể để HS giới thiệu và cho lớp lựa chọn, rồi GVCN quyết định.
-Trao nhiệm vụ cho đội ngũ cán bộ lớp trước tập thể lớp.
c) Phương pháp: Tìm hiểu lựa chọn
3/ Chuẩn bị hoạt động
a) Về phương tiện hoạt động:
*Giáo viên:
-Bảng sơ đồ cơ cấu tổ chức lớp.
-Bảng ghi nhiệm vụ của cán bộ lớp.
-Các bài hát truyền thống do nhà trường quy định
*Học sinh:
-Các loại sổ sách ghi chép của cán bộ lớp.
-Các bài hát quen thuộc trong các hoạt động tập thể của trường, của lớp, của đội, các bài hát trong sgk âm nhạc 
b) Về tổ chức
-GVCN chuẩn bị bảng sơ đồ co cấu tổ chức lớp trên bảng phụ có nội dung như sau :
LỚP PHÓ HỌC TẬP
LỚP TRƯỞNG
LỚP PHÓ VĂN THỂ
CÁC CÁN SỰ CHỨC NĂNG 
(n
CÁC CÁN SỰ MÔN HỌC
TỔ TRƯỞNG
-GVCN dự kiến sẵn về nhân sự và viết một bảng về nhiệm vụ của cán bộ lớp. Theo sơ đồ trên thì: 
+Lớp trưởng: Phụ trách chung và phụ trách nề nếp của lớp.
+Lớp phó học tập: Theo dõi kết quả học tập của từng tổ và phụ trách cán sự môn học, có kế hoạch cho cán sự môn học hoạt động
+Lớp phó văn thể: Phụ trách hoạt động văn nghệ, vui chơi, TDTT, hoạt động lao động của lớp.
+Tổ trưởng : Phụ trách chung về tình hình kỉ luận và nề nếp của tổ.
+Cán sự môn học : Phụ trách môn của mình và xây dựng kế hoạch bồi dưỡng các bạn học yếu.
+Cán sự chức năng gồm: Ban báo tường, cán sự văn nghệ, cán sự thể thao, cán sự lao động  có nhiệm vụ giúp đỡ lớp phó văn thể thực hiện các yêu cầu hoạt động do GVCN và tập thể lớp đề ra.
-Hướng dẫn HS chuẩn bị ý kiến để lựa chọn đội ngũ cán bộ lớp có đủ khả năng điều hành hoạt động chung.
-Gvcn Nêu nội dung, yêu cầu của hoạt động thi hát và đề nghị các tổ chọn bài hát tập luyện để tham gia.
-Mời giáo viên mơn âm nhạc làm cố vấn (nếu cĩ)
4/ Tiến hành hoạt động:
*Mở đầu:
GVCN định hướng cho tập thể lớp về :
+Mục đích, yêu cầu tổ chức lớp tự quản theo một cơ cấu chặt chẽ nhằm thu hút được nhiều HS tham gia vào hoạt động tập thể.
+Giới thiệu sơ đồ tổ chức lớp và các hoạt động trong đó 
+Nêu nhiệm vụ của đội ngũ cán bộ lớp.
*Đi vào hoạt động:
-Lấy tinh thần xung phong hoặc để HS giới thiệu. GVCN ghi lên bảng tên những HS được lớp đề cử 
-Tiến hành bầu cử bằng hình thức phổ thông đầu phiếu.
-GVCN ghi tên những HS ứng cử và đưa ra được danh sách đội ngũ cán bộ lớp.
-Tổ chức trao nhiệm vụ cho đội ngũ cán bộ lớp.
-Đại diện đội ngũ cán bộ lớp bày tỏ quyết tâm thực hiện tốt nhiệm vụ mà lớp và GVCN đã giao cho.
-Đại diện HS chúc mừng đội ngũ cán bộ lớp mới.
-Cả lớp hát bài : Lớp chúng ta kết đoàn của nhạc sĩ Mộng Lân.
Các tổ chức lần lượt trình bày tiết mục dự thi của mình (mỗi tổ 2 tiết mục)
-Các tổ trình diễn
-Ban giám khảo chấm điểm
* Kết thúc hoạt động: 
-GV nhận xét về tinh thần, thái độ tham gia của HS trong việc sáng suốt lựa chọn đội ngũ cán bộ lớp và yêu cầu các thành viên trong lớp tích cực ủng hộ giúp đỡ các bạn hoàn thành nhiệm vụ. 
-Động viên đội ngũ cán bộ lớp cố gắng làm tốt nhiệm vụ được giao.
Đánh giá kết quả hoạt động 
Câu 1: Qua các hoạt động:Bầu cán bộ lớp, thi văn nghệ về thầy cơ và mái trường các em thu hoạch được gì ?
Câu 2: Tham gia các hoạt động trong tháng em tự dánh giá mình ở mức độ nào?
 Tốt Khá Trung bình Yếu 
Tổ đánh giá xếp loại:
 Tốt Khá Trung bình Yếu 
GVCN đánh giá xếp loại:
 Tốt Khá Trung bình Yếu 
Ngày soạn: 1/9/2009
Ngày hoạt động: 7/9/2009
CHỦ ĐIỂM THÁNG 9
TRUYỀN THỐNG NHÀ TRƯỜNG
Hoạt động
THẢO LUẬN NỘI QUY, NHIỆM VỤ NĂM HỌC MỚI
TẬP CÁC BÀI HÁT MÚA THEO QUY ĐỊNH
1/ Mục tiêu: Giúp học sinh:
KT:-Hiểu được nội quy của nhà trường và nhiệm vụ năm học mới.
 -Hiểu được sự cần thiết phải thuộc và nhớ các bài hát quy định cho lứa tuổi học sinh THCS 
KN:-Rèn luyện, thực hiện tốt nội quy và nhiệm vụ năm học mới.
 -Biết cách học và luyện tập các bài hát quy định
TĐ:-Có ý thức tôn trọng nội quy và nhiệm vụ năm học mới
 -Hào hứng phấn khởi và có trách nhiệm học các bài hát quy định 
2/ Nội dung ,hình thức, phương pháp hoạt động
a) Nội dung:
- Nội quy của nhà trường.
-Những nhiệm vụ chủ yếu của năm học mới mà HS cần biết
-Những bài hát đã được nhà trường quy định mỗi học sinh THSC phải thuộc để có thể sử dụng trong các hoạt động chung của lớp, của trường
b) Hình thức hoạt động :
-Nghe giới thiệu về nội quy và nhiệm vụ năm học mới.
-Trao đổi, thảo luận trong lớp
-Văn nghệ.
-Học hát
-Giới thiệu bài hát bằng cách hát mẫu hoặc nghe băng nhạc. 
b) Phương phá : nghe, thảo luận
3/ Chuẩn bị hoạt động
a) Về phương tiện hoạt động:
*Giáo viên:
-Một bảng nôïi quy của nhà trường
-Một bảng ghi những nhiệm vụ chủ yếu của năm học.
-Băng nhạc về các bài hát quy định; Máy cassette.
*Học sinh:
-Tìm hiểu trước nội quy.quy định của nhà trường.
-Các bài hát quy định.
b) Về tổ chức
-GVCN nêu yêu cầu, kế hoạch học tập những quy định, nội quy của nhà trường và nhiệm vụ năm học mới. Chuẩn bị một vài câu hỏi có liên quan đến hướng dẫn học sinh thảo luận.
-Cung cấp cho HS bảng nội quy của trường để HS tìm hiểu trước khi thảo luận.
-Chuẩn bị một số bài hát, câu chuyện để tạo bầu không khí vui tươi, phấn khởi.
GV yêu cầu HS thảo luận theo tổ:Tổ1:nhóm1 ;Tổ 2:nhóm 2;Tổ 3:nhóm3;Tổ4:nhóm 4.
-Giao cho lớp phó văn thể mỹ và cán sự văn nghệ giúp GV hướng dẫn lớp tập hát. 
4/ Tiến hành hoạt động:
*Mở đầu:
-Hát tập thể bài:Vui đến trường
*Đi vào hoạt động:
Nghe giới thiệu nội quy và nhiệm vụ năm học mới
GV giới thiệu nội quy của nhà trường để các em hiểu được nhiệm vụ của mình
Thảo luận nhóm: Chia lớp 4 nhóm-4 tổ
Mỗi nhóm cử một nhóm trưởng và một thư kí. Phát cho mỗi nhóm1 tờ giấy và 1 cây bút để thư kí ghi lại ý kiến thảo luận của nhóm. GV giao cho mỗi nhóm một câu hỏi để các em thảo luận.
Sau đó, đại diện từng nhóm lên trình bày ý kiến của nhóm mình. Toàn lớp cùng nghe và chuẩn bị bổ sung ý kiến.
Thảo luận xong, GV tổng kết lại những ý kiến cơ bản của nội quy HS, nêu nhiệm vụ năm học học mới.
*GVCN nhận xét buổi thảo luận,nhắc HS thực hiện tốt nội quy.
-GV nêu lí do vì sao cần phải học thuộc những bài hát quy định. 
-Cho một vài HS phát biểu suy nghĩ của mình
-Lớp phó văn thể mỹ giới thiệu danh sách những bài hát quy định mà HS cần phải thuộc
-Sau đó GV mở máy cassette cho HS hát theo.
-Mời lần lượt từng cá nhân HS, nhóm, tổ trình bày những bài hát quy định đó.
-Những bài hát nào chưa thuộc, yêu cầu HS tự ôn luyện cá nhân hoặc theo nhóm để có thể hát vào những buổi hoạt động tiếp theo
*.Kết thúc hoạt động: 
-Người điều khiển nhận xét hoạt động.
-GV dặn dò,nhắc nhỡ học sinh thực hiện đúng nội quy nhà trường.
-Động viên HS tích cực học thuộc lòng các bài hát quy định
Đánh giá hoạt động:
Câu 1: Qua các hoạt động :Thảo luận nội quy , nhiệm vụ năm học mới và tập các bài hát theo quy định em thu hoạch được gì để có phương hướng học tập và rèn luyện tốt hơn? ( Viết ngắn gọn ).
Câu 2: Tham gia các hoạt động trong tháng em tự đánh giá mình ở mức độ nào?
 Tốt Khá Trung bình Yếu 
Tổ đánh giá xếp loại:
 Tốt Khá Trung bình Yếu 
GVCN đánh giá xếp loại:
 Tốt Khá Trung bình Yếu 
Ngày soạn: 1/10/2009
Ngày hoạt động: 5/10/2009
CHỦ ĐIỂM THÁNG 10
CHĂM NGOAN HỌC GIỎI
Hoạt động
NGHE GIỚI THIỆU THƯ BÁC HỒ
PHÁT ĐỘNG LỄ GIAO ƯỚC THI ĐUA HỌC TẬP
1/ Mục tiêu: Giúp học sinh : 
KT:-Hiểu được sự quan tâm, chăm lo của Bác Hồ đối với thế hệ trẻ và nội dung, ý nghĩa lời dạy của Bác trong thư gửi HS cả nước nhân ngày khai giảng năm học đầu tiên của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà tháng 9 – 1945 và thư gửi cho ngành giáo dục ngày 16 – 10 – 1968 
-Tự xác định mục đích-Hiểu ý nghĩa, tác dụng của việc thi đua và nắm vững nội dung, chỉ tiêu thi đua “Chăm ngoan, học giỏi” theo lời Bác dạy.
KN:-Biết tự quản, đoàn kết, giúp đỡ lẫn nhau để học tập tốt theo chỉ tiêu đã đề ra.
TĐ:-Có thái độ học tập đúng đắn, quyết tâm học tập tốt, rèn luyện tốt theo lời dạy của Bác Hồ kính yêu.
2/ Nội dung , hình thức và phương pháp hoạt động
a) Nội dung
-Thư Bác Hồ gửi HS cả nước nhân ngày khai giảng năm học đầu tiên của nướ ... t tËp thĨ bài: ThÇy c« mến yêu
- Tuyªn bè lý do: Kính thưa quý thầy cô và các bạn thân mến! Hàng năm cứ đến ngày 20-11, toàn xã hội lại có dịp nhìn lại, ghi nhận vai trò, công lao to lớn của các thầy cô giáo trong sự nghiệp giáo dục và đào tạo, những người ngày đêm chăm lo việc học tập, rèn luyện, tu dưỡng của mỗi học sinh. Ơû trường ta, toàn thể học sinh đang tích cực học tập, rèn luyện, tu dưỡng để xứng đáng với sự tin cậy, mong muốn của thầy cô giáo. Trong học tập, lớp ta đã có nhiều hoạt động thể hiện “Tôn sư trọng đạo” theo truyền thống tốt đẹp của dân tộc. Hôm nay, lớp ta tổ chức lễ kỉ niệm Ngày Nhà giáo Việt Nam 20-11 để bày tỏ tình cảm kính trọng, biết ơn đối với thầy cô giáo của mình. Đó là lí do của buổi sinh hoạt hôm nay.
- Giới thiệu đại biểu : Tham dự tiết sinh hoạt hôm nay xin trân trọng kính giới thiệu:
Thầy:.và thầy chủ nhiệm cùng tồn thể học sinh lớp 6B cũng cĩ mặt trong buổi sinh hoạt hơm nay
- Giới thiệu chương trình hoạt động: Chương hoạt hôm nay có hai phần chính sau:
+ Chúc mừng thầy cô giáo
+PhÇn giao lưu t©m tư t×nh c¶m gi÷a thÇy vµ trß
+ Văn nghệ chào mừng 20-11
b)Đi vào hoạt động:
+ Chúc mừng thầy cô giáo
Kính thưa quý thầy cô cùng các bạn thân mến! Tôn sư trọng đạo là truyền thống tốt đẹp của dân tộc Việt Nam từ xưa đến nay: Muốn sang thì bắc cầu kiều ; Muốn con hay chữ thì yêu lấy thầy hay Nhất tự vi sư, bán tự vi sư (Một chữ cũng thầy, nửa chữ cũng thầy). Mở đầu tiết sinh hoạt hôm nay, xin mời bạn lớp trưởng đại diện cho lớp lên đọc lời chúc mừng các thầy cô giáo nhân ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11.
(Lớp trưởng đọc lời chúc mừng)
Tiếp theo, mời đại diện các tổ lên tặng hoa cho các thầy cô giáo.
(Các tổ tặng hoa thầy cơ giáo)
+ PhÇn giao lưu t©m tư t×nh c¶m gi÷a thÇy vµ trß
Vừa rồi chúng ta đã được nghe đại diện lớp phát biểu chúc mừng các thầy cô giáo. Tiếp theo chương trình, nhân ngày Nhà giáo Việt Nam chúng em xin kính mời quý thầy cô giáo có mặt trong buổi lễ kỉ niệm hôm của lớp phát biểu về tâm tư, tình cảm của mình đối với nghề dạy học và đối với học sinh.
+Văn nghệ
- Các bạn thân mến! Thầy cô và mái trường là nguồn cảm hứng để các nhà thơ. Nhạc sĩ sáng tác nên những tác phẩm mến thương, đầy nghĩa tình thầy trò và có tính nhân văn sâu sắc, mở đầu chương trình văn nghệ hôm nay, mời các bạn nghe tam ca của lớp trình bày bài hát Mái trường mến yêu sáng tác của nhạc sĩ Lê Quốc Thắng.
- Tiếp theo chương trình, là tiết mục đơn ca với bài hát Bụi phấn sáng tác của Vũ Hoàng và Lê Văn Lộc.
- Song ca nữ với bài hát Em vẫn nhớ trường xưa
- Tiếp theo là tiết mục ngâm thơ với bài thơ: Thầy ơi
- Đơn ca nữ với bài hát Khi tóc thầy bạc trắng sáng tác của nhạc sĩ Trần Đức.
Kính thưa quý thầy cô giáo, quý vị đại biểu cùng các bạn thân mến! Buổi lễ kỉ niệm ngày Nhà gioá Việt Nam 20-11 của lớp 6B đến đây là kết thúc, với thời gian 90 phút của tiết sinh hoạt, giúp chúng ta hiểu đầy đủ hơn về ý nghĩa Ngày Nhà giáo Việt Nam 20-11, có thái độ, tình cảm yêu quý, biết ơn, vâng lời, thầy cô giáo và biết hành động làm theo lời dạy của thầy cô giáo trong học tập, sinh hoạt và giao tiếp. Thay mặt lớp xin chân thành cám ơn sự hiện diện của các thầy cô giáo, một lần nữa xin kính chúc đến các thầy cô giáo lời cúc sức khoẻ, hạnh phúc và thành đạt, chúc các bạn có nhiều cố gắng trong học tập và rèn luyện để trở thành con ngoan trò giỏi.
*Kết thúc hoạt động: 
- Người điều khiển nhận xét kết quả hoạt động rồi tuyên bố kết thúc.
- GVCN nhận xét, động viên để hoạt động sau thực hiện tốt.
 -Nhắc nhở các HS cĩ thái độ tơn sư trộng đạo 
Đánh giá hoạt động:
Câu 1: Qua các hoạt động :nghe nói chuyện về truyền thống tôn sư trọng đạo, trao đổi tâm tư của
thầy và trò em thu hoạch được gì ? 
Câu 2: Tham gia hoạt động trong tháng em tự đánh giá mình ở mức độ nào?
 Tốt Khá Trung bình Yếu 
Tổ đánh giá xếp loại:
 Tốt Khá Trung bình Yếu 
GVCN đánh giá xếp loại:
 Tốt Khá Trung bình Yếu 
Ngày soạn:4 /12/2009 
Ngày sinh hoạt: 7/12/2009 
CHỦ ĐIỂM THÁNG 12
UỐN NƯỚC NHỚ NGUỒN
Hoạt động 
TÌM HIỂU TRUYỀN THỐNG CÁCH MẠNG CỦA ĐỊA PHƯƠNG
TRUYỀN THỐNG ANH BỘ ĐỘI CỤ HỒ
1. Mục tiêu: Giúp học sinh : 
-KT: Hiểu những nét cơ bản về truyền thống CM, truyền thống bảo vệ và xây dựng quê hương mình
-KN: Rèn luyện kĩ năng trình bày văn nghệ
-TĐ: Có ý thức tự hào về quê hương, đất nước và thêm yêu tổ quốc
 Biết giũ gìn và phát huy những truyền thống tốt đẹp đó
2. Néi dung vµ h×nh thøc ho¹t ®éng
a) Nội dung
-Những truyền thống kiên cường, bất khuất trong đấu tranh CM chống ngoại xâm, bảo vệ quê hương
-Những thành tựu trong xây dựng, đổi mới quê hương em hiện nay
-Những bài báo, bài ca, bài thơ . viết về quê hương
b) Hình thức hoạt động
Sưu tầm, tìm hiểu và trình bày kết quả sưu tầm, tìm hiểu về “truyền thống CM quê hương em”
3. ChuÈn bÞ ho¹t ®éng
a) Về phương tiện hoạt động
 -Những tư liệu sưu tầm được (như sách báo, thơ ca, tranh ảnh  ) về truyền thống cách mạng ở quê hương
-Một số tiết mục văn nghệ
b) Về tổ chức
 -GVCN nêu nội dung, yêu cầu của hoạt động, hướng dẫn HS sưu tầm, tìm hiểu sách báo, tranh ảnh, thơ ca về truyền thống quê hương qua nhiều nguồn
-Phân công các tổ trưởng đôn đốc, nhắc nhở và tập hợp tư liệu sưu tầm, tìm hiểu từ các viên 
-Các tổ tập hợp tư liệu, phân loại, phân công các tổ viên trình bày các kết quả từng mặt về thành tựu, truyền thống cách mạng quê hương mà tổ sưu tầm được
-Hội ý cán bộ lớp, cán bộ chi đội để xây dựng và thống nhất chương trình hoạt động
-Cử người điều khiển chương trình : Lê Thị Thanh Nga
-Phân công người chuẩn bị và điều khiển chương trình văn nghệ : Phạm Thị Lệ Khương 
-Phân công trang trí : Tổ 1
-Dự kiến mời đại biểu (nên mời đại biểu đại biểu địa phương) : Xã đội trưởng
4. TiÕn hµnh ho¹t ®éng
a) Khëi ®éng: 
-Hát tập thể bài: Màu áo chú bộ đội (nhạc và lời của Nguyễn Văn Tý)
-Tuyên bố lí do: Để có được độc lập, tự do, hòa bình như ngày hôm nay, dân tộc ta đã trải qua nhiều cuộc kháng chiến chông ngoại xâm. Trong các cuộc kháng chiến đó, dân tộc ta đã giàng được những chiến công vang dội, có biết bao anh hùng, liệt sĩ đã ngã xuống, hy sinh tuổi thanh xuân của mình, có biết bao bà mẹ tiễn con ra trận người con không trở về, có biết bao người thương binh đã để lại một phần máu thịt của mình nơi chiến trường...Những chiến công thầm lặng ấy là của những người con trên khắp mọi miền Tổ quốc. Hôm nay trong buổi hoạt động này, chúng ta sẽ ôn lại truyền thống chống giặc ngoại xâm của dân tộc ta qua các thời kì, kể lại và hát cho nhau nghe về những con người thầm lặng đó.
-Giới thiệu khách mời.
-Giới thiệu chương trình hoạt động.
+Tìm hiểu truyền thống cách mạng.
+Đố vui
+Văn nghệ
b)Đi vào hoạt động:
* Báo cáo kết quả tìm hiểu truyền thống cách mạng quê hương em
-Người dẫn chương trình lần lượt mời các tổ (hoặc xung phong) lên trình bày
-Đại diện tổ trình bày khái quát kết quả sưu tầm, tìm hiểu được (về số lượng tư liệu, tranh ảnh và nội dung). Sau đó các tổ viên trình bày cụ thể từng vấn đề 
-Khi một vấn đề được trình bày, báo cáo, người dẫn chương trình khéo léo gợi mở, động viên các HS khác trong lớp có ý kiến bổ sung, phát triển thêm.
-Các tổ khác lên trình bày; tránh nhắc lại các tư liệu mà bạn đã nêu, chỉ nên bổ sung những gì còn thiếu
-Sau khi các tổ báo cáo xong, người dẫn chương trình có thể tóm tắt khái quát”Truyền thống cách mạng quê hương” và mời đại biểu phát biểu ý kiến
* Đố vui:Nêu câu hỏi
Trả lời
1-Người được lưu truyền là người đầu tiên đánh giặc cứu nước là ai?
TL: Thánh Gióng
2-Người anh hùng gắn liền với sự tích Hồ Gươm là ai?
TL: Lê Lợi
3-Ai là người có công lớn lãnh đạo nhân dân ta 3 lần chống quân Mông- Nguyên?
TL: Trần Hưng Đạo
4-Dòng chữ ghi trên lá cờ của Trần Quốc Toản là gì?
TL: Phá cường địch, báo hoàng ân.
5-Ngô Quyền đánh tan quân Nam Hán trên dòng sông nào? Vào thời gian nào?
TL:Sông Bạch Đằng, năm 938.
6-Ai được phong là anh hùng áo vải, cờ đào?
TL: Quang Trung – Nguyễn Huệ
7-Thực dân Pháp xâm lược nước ta vào thời gian nào?
TL:Năm 1858
8-Ai ôm bom ba càng xông vào xe giặc Pháp được phong là anh hùng? Quê ở đâu?
TL: Anh hùng Ngô Mây, quê ở Phù Cát- Bình Định.
9-Kể tên vài anh hùng nhỏ tuổi đã tham gia kháng chiến bảo vệ đất nước.
TL: Vừ A Dính, Lê Văn Tám, Kim Đồng, Kơ- pa- kơ- lơn,Võ Thị Sáu
10-Trong kháng chiến chống Mỹ, Nguyễn Viết Xuân đã nói câu gì mà trở thành câu hành động của thanh niên Việt Nam trong thời kì này?
TL: Nhằm thẳng quân thù mà bắn.
* Chương trình văn nghệ
Trình bày các bài hát:
-Kim Đồng
-Lời anh vọng mãi ngàn năm.
-Ca ngợi chị Võ Thị Sáu
-Màu áo chú bộ đội
Người điều khiển văn nghệ giới thiệu một số tiết mục văn nghệ của lớp :đơn ca, tốp ca, ngâm thơ 
*Kết thúc hoạt động: 
- Người điều khiển nhận xét kết quả hoạt động rồi tuyên bố kết thúc.
- GVCN nhận xét, động viên để hoạt động sau thực hiện tốt.
 -Nhắc nhở các HS cĩ thái độ tơn sư trộng đạo 
Đánh giá hoạt động:
Câu 1: Qua các hoạt động : Tìm hiểu truyền thống cách mạng của địa phương, truyền thống anh bộ đội cụ Hồ em thu hoạch được gì ? 
Câu 2: Tham gia hoạt động trong tháng em tự đánh giá mình ở mức độ nào?
 Tốt Khá Trung bình Yếu 
Tổ đánh giá xếp loại:
 Tốt Khá Trung bình Yếu 
GVCN đánh giá xếp loại:
 Tốt Khá Trung bình Yếu 

Tài liệu đính kèm:

  • docHDNGLL6(4).doc