Giáo án môn Hình học lớp 6 - Tuần 3 - Tiết 3 - Bài 3: Đường thẳng đi qua hai điểm

Giáo án môn Hình học lớp 6 - Tuần 3 - Tiết 3 - Bài 3: Đường thẳng đi qua hai điểm

- Nắm được kiến thức cơ bản: Có một và chỉ một đường thẳng đi qua hai điểm phân biệt

- Biết vẽ đường thẳng đi qua hai điểm.

- Biết vị trí tương đối của hai đường thẳng trên mặt phẳng: Trùng nhau, phân biệt (song song, cắt nhau).

- Vẽ cẩn thận và chính xác đường thẳng đi qua hai điểm.

I. CHUẨN BỊ:

- GV: Giáo án, SGK, thước, phấn màu.

- HS: Thước kẻ, soạn trước bài.

 

doc 3 trang Người đăng levilevi Lượt xem 969Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Hình học lớp 6 - Tuần 3 - Tiết 3 - Bài 3: Đường thẳng đi qua hai điểm", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 3 Ngày soạn: 05..11. 2008
Tiết 3 Ngày dạy: 14. 11. 2008
§3.: ĐƯỜNG THẲNG ĐI QUA HAI ĐIỂM
MỤC TIÊU:
Nắm được kiến thức cơ bản: Có một và chỉ một đường thẳng đi qua hai điểm phân biệt
Biết vẽ đường thẳng đi qua hai điểm.
Biết vị trí tương đối của hai đường thẳng trên mặt phẳng: Trùng nhau, phân biệt (song song, cắt nhau).
Vẽ cẩn thận và chính xác đường thẳng đi qua hai điểm.
CHUẨN BỊ:
GV: Giáo án, SGK, thước, phấn màu.
HS: Thước kẻ, soạn trước bài.
TIẾN TRÌNH LÊN LỚP:
Ổn định:
KTBC: Kiểm tra trong quá trình dạy bài mới.
Bài mới: 
ĐVĐ: ? Cho điểm A. Hãy vẽ đường thẳng đi qua A? Vẽ được mấy đường thẳng đi qua A? (Vô số)
- Nếu ta cho thêm một điểm B (không trùng với A) thì có thể vẽ được bao nhiêu đường thẳng đi qua hia điểm A, B ? Bài học ngày hôm nay sẽ trả lời câu hỏi này.
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Vẽ đường thẳng:
? Muốn vẽ đường thẳng đi qua hai điểm A, B phân biệt ta làm như thế nào?
? Hãy vẽ đường thẳng đi qua hai điểm A, B như đã cho? (GV cho trên bảng)
? Có bao nhiêu đường thẳng đi qua hai điểm A và B?
- Yêu cầu HS làm bài 15 SGK/109
- SGK/107
- Môt HS lên bảng thực hiện, HS cả lớp tự cho điểm vào vở và làm tương tự.
Nhận xét: Có một và chỉ một đường thẳng đi qua hai điểm A và B.
Bài 15/109(SGK)
a) Dúng b) Đúng
2. Tên đường thẳng:
? Nêu cách đặt tên đường thẳng mà em đã học?
? Một đường thẳng xác định bởi mấy điểm?
- Do đó ta còn có thể lấy tên hai điểm đó để đặt tên cho đường thẳng.
- Ta còn đặt tên cho đường thẳng bằng 2 chữ cái thường.
? Nếu đường thẳng chứa 3 điểm A, B, C thì gọi tên đường thẳng đó như thế nào?
- Như vậy 1 đường thẳng ta có thể có nhiều cách gọi tên khác nhau.
- Ta đặt tên đường thẳng bằng 1 chữ cái thường.
- Hai điểm.
 Đường thẳng AB (BA)
 Đường thẳng xy(yx)
Gọi tên: Đường thẳng AB, AC, BC, BA, CA, CB.
3. Đường thẳng trùng nhau, cắt nhau, song song:
- Ở ? trên ta có đường thẳng AB cũng chính là đường thẳng BC. Hay ta gọi AB và BC là hai đường thẳng trùng nhau.
- GV vẽ hình 19, 20 và giới thiệu cho HS đau là hai đường thẳng cắt nhau, hai đường thẳng song song.
? Vậy thế nào là hai đường thẳng cắt nhau, hai đường thẳng song song?
? Hai đường thẳng trùng nhau có ít nhất mấy điểm chung?
- GV giới thiệu: Hai đường thẳng không trùng nhau còn được gọi là hai đường thẳng phân biệt. 
? Như vậy hai đường thẳng phân biệt có thể có những vị trí tương đối nào?
- Đó chính là nội dung của chú ý SGK/109
? Các cặp đường thẳng ở hình a, b có vị trí tương đối như thế nào?
 a) b)
- HS lắng nghe
- Hai đường thẳng chỉ có 1 điểm chung là hai đường thẳng cắt nhau.
- Hai đường thẳng không có điểm chung nào là hai đường thẳng song song.
- Hai đường thẳng trùng nhau có ít nhất hai điểm chung.
- Hai đường thẳng phân biệt có thể cắt nhau (có 1 điểm chung) hoặc song song (không có điểm chung nào)
+ Ở hình a) đường thẳng x và đường thẳng y là hai đường thẳng cắt nhau.
+ Ở hình b) thì hai đường thẳng a và b là hai đường thẳng song song.
Cũng cố:
? Tại sao không nói “Hai điểm thẳng hàng”?
- Yêu cầu HS làm vào phiếu học tập bài 19 SGK/109
Bài 16 (SGK/109)
Không nói “Hai điểm thẳng hàng” vì bao giời cũng có đường thẳng đi qua hai điểm cho trước
Bài 19: (SGK/109)
Vẽ đường thẳng XY cắt d1 tại Z và cắt d2 tại T
5. Hướng dẫn về nhà:
Học thuộc nội dung lý thuyết của bài.
Làm các bài tập: 17, 18, 20, 21 SGK/ 109+120
Chuẩn bị mỗi nhóm 3 cọc tiêu 1,5m (có thể bằng tre 1 đầu vót nhọn), 1 sợi dây dọi.
Tiết sau chúng ta thực hành: Trồng cây thẳng hàng

Tài liệu đính kèm:

  • docTIET 4.doc