Giáo án môn Giáo dục công dân 6 - Tiết 3 - Tiết 3 - Bài 2: Siêng năng - Kiên trì (tiếp)

Giáo án môn Giáo dục công dân 6 - Tiết 3 - Tiết 3 - Bài 2:  Siêng năng - Kiên trì (tiếp)

I/ MỤC TIÊU:

1/ Kiến thức: Giúp học sinh hiểu ý nghĩa của siêng năng, kiên trì và cách rèn luyện.

2/ Kỹ năng: Học sinh biết phân biệt đức tính siêng năng, kiên trì với lười biếng chóng chán; biết phê phán những biểu hiện lười biếng nản chí trong học tập, lao động.

3/ Thái độ: Học sinh biết tôn trọng sản phẩm lao động, kiên trì, vượt khó trong học tập.

II/ CÁC KỸ NĂNG SỐNG CƠ BẢN ĐƯỢC GIÁO DỤC:

- Kỹ năng tư duy phê phán

- Kỹ năng tự nhận thức

- Kỹ năng sáng tạo

- Kỹ năng đặt mục tiêu

 

doc 3 trang Người đăng levilevi Lượt xem 1827Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Giáo dục công dân 6 - Tiết 3 - Tiết 3 - Bài 2: Siêng năng - Kiên trì (tiếp)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 3 Ngày soạn: 10/ 09/ 2012
Tiết 3 Ngày dạy : 12/ 09/ 2012
BI 2: SIÊNG NĂNG - KIÊN TRÌ (Tiếp)
I/ MỤC TIÊU:
1/ Kiến thức: Giúp học sinh hiểu ý nghĩa của siêng năng, kiên trì và cách rèn luyện.
2/ Kỹ năng: Học sinh biết phân biệt đức tính siêng năng, kiên trì với lười biếng chóng chán; biết phê phán những biểu hiện lười biếng nản chí trong học tập, lao động.
3/ Thái độ: Học sinh biết tôn trọng sản phẩm lao động, kiên trì, vượt khó trong học tập.
II/ CÁC KỸ NĂNG SỐNG CƠ BẢN ĐƯỢC GIÁO DỤC:
- Kỹ năng tư duy phê phán
- Kỹ năng tự nhận thức
- Kỹ năng sáng tạo
- Kỹ năng đặt mục tiêu
III/ CÁC PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC TÍCH CỰC:
- Giải quyết vấn đề
- Động não
- Xử lí tình huống
- Liên hệ và tự lin hệ
- Thảo luận nhóm....
- Kích thích tư duy
IV/ PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC:
1/ Giáo viên chuẩn bị: SGK, SGV GDCD 6...
2/ HS chuẩn bị: Sưu tầm những tấm gương siêng năng, kiên trì trong học tập.
V/ TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:
1/ Ổn định: kiểm tra sỉ số
2/ Kiểm tra bài cũ:
- Thế nào là siêng năng, kiên trì? Cho ví dụ?.
3/ Bài mới:
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung kiến thức
HOẠT ĐỘNG 3 NỘI DUNG BÀI HỌC
Mục tiêu: Giúp HS hiểu ý nghĩa của siêng năng, kiên trì và cách rèn luyện.
Cách tiến hành
*Thảo luận nhóm.
GV chia HS thành 4 nhóm thảo luận theo 4 nội dung sau:
1. Kể tên những danh nhân mà nhờ có tính siêng năng, kiên trì đã thành công xuất sắc trong sự nghiệp? ( Nhà khoa học trẻ thành đạt trên các lĩnh vực: Nhà bác học Lê Quý Đôn, nhà nông học Lương Đình Của, nhà bác học Niu tơn...)
2. Kể một vài việc làm chứng tỏ em đã siêng năng, kiên trì.
3. Kể những tấm gương siêng năng, kiên trì trong học tập.
4. Khi nào thì cần phải siêng năng, kiên trì?.
HS thảo luận, đại diện nhóm trình bày, nhận xét, bổ sung sau đó GV chốt lại , rút ra kết luận về ý nghĩa của siêng năng, kiên trì.
HS: Ghi bài
GV: Tìm những câu ca dao, tục ngữ, danh ngôn nói về siêng năng, kiên trì.
Có công mài sắt, có ngày nên kim.
Miệng nói tay làm.
Kiến tha lâu cũng đầy tổ.
Cần cù bù khả năng.
Tay làm, hàm nhai.
Mưa lâu thấm đất
Gv: Theo em cần làm gì để trở thành người siêng năng, kiên trì?
HS: Trả lời
GV: Chốt lại và cho HS ghi
c. Ý nghĩa:
- Siêng năng, kiên trì giúp con người thành công trong mọi lĩnh vực của cuộc sống.
d. Cách rèn luyện:
- Phải cần cù tự giác làm việc không ngại khó ngại khổ, cụ thể:
+ Trong học tập: đi học chuyên cần, chăm chỉ học, làm bài, có kế hoạch học tập..
+ Trong lao động: Chăm làm việc nhà, không ngại khó miệt mài với công việc.
+ Trong các hoạt động khác: ( kiên trì luyện tập TDTT, đấu tranh phòng chống TNXH, bảo vệ môi trường...)
c)Thực hành, luyện tập: LUYỆN TẬP
Mục tiêu: : Học sinh biết phân biệt đức tính siêng năng, kiên trì với lười biếng,chóng chán. Biết phê phán những biểu hiện lười biếng,nản chí trong học tập, lao động.
Cách tiến hành
Bài tập b. Trong những câu tục ngữ, thành ngữ sau, câu nào nói về sự siêng năng, kiên trì.
a- Miệng nói tay làm
b- Năng nhặt, chặt bị
c- Đổ mồ hôi sôi nước mắt
d- Liệu cơm, gắp mắm
e- Làm ruộng ..., nuôi tằm ăn cơm đứng
g- Siêng làm thì có, siêng học thì hay
Bài tập c. Hãy kể lại những việc làm thể hiện tính siêng năng, kiên trì.
GV: Đưa ra BT cho HS làm:
Trong những câu tục ngữ, thành ngữ sau, câu nào nói về sự siêng năng, kiên trì ?
Khen nết hay làm, ai khen nết hay ăn.
Năng nhặt, chặt bị.
Đổ mồ hôi, sôi nước mắt.
Siêng làm thì có, siêng học thì hay.
Liệu cơm gắp mắm.
GV: Nhận xét, giải thích câu đúng, sai
3.Luyện tập
Bài tập b
Đáp án: a, b, d, e, g
Bài tập c
Câu tục ngữ đúng với siêng năng, kiên trì :1,2,3,4
4/ Củng cố:
- Vì sao phải siêng năng kiên trì? Cho ví dụ?.
- GV: Yêu cầu học sinh nhắc lại biểu hiện của tính siêng năng, kiên trì, ý nghĩa và những biểu hiện trái với tính siêng năng, kiên trì.
- GV: Em tự đánh giá mình đã siêng năng kiên trì hay chưa qua những biểu hiện sau:
+ Học bài cũ + Làm bài mới + Chuyên cần + Rèn luyện thân thể
5/ Dặn dò:
- Học bài
- Làm các bài tập d SGK/7
- Xem nội dung bài 3 " Tiết kiệm".
IV. RÚT KINH NGHIỆM:
....................................................................................................................................................................................................................................................................................
....................................................................................................................................................................................................................................................................................

Tài liệu đính kèm:

  • docTuan 3 GDCD 6 tiet 3.doc