Giáo án môn Giáo dục công dân 6 - Tiết 28 - Bài 16: Quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng, thân thể, sức khoẻ, danh dự và nhân phẩm

Giáo án môn Giáo dục công dân 6 - Tiết 28 - Bài 16: Quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng, thân thể, sức khoẻ, danh dự và nhân phẩm

. Mục tiêu bài học:

1. Kiến thức: Nêu được nội dung cơ bản của quyền bất khả xâm phạm về thân thể và quyền được pháp luật bảo hộ tính mạng, sức khoẻ, danh dự và nhân phẩm của công dân.

2. Kĩ năng: HS biết xử lí các tình huống phù hợp với quy định của pháp luật về quyền đảm bảo an toàn về tính mạng, thân thể, sức khoẻ, danh dự và nhân phẩm

Biết bảo vệ sức khoẻ, thân thể, danh dự và nhân phẩm của mình.

3. Thái độ: HS tôn trọng sức khoẻ, danh dự và nhân phẩm của người khác; phản đối những hành vi xâm phạm thân thể, tính mạng, sức khoẻ, danh dự, nhân phẩm của công dân.

 

doc 3 trang Người đăng levilevi Lượt xem 1306Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Giáo dục công dân 6 - Tiết 28 - Bài 16: Quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng, thân thể, sức khoẻ, danh dự và nhân phẩm", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TIẾT 28:	
Ngày soạn: 18/3/2012
Ngày dạy: 19/3/2012
BÀI 16: QUYỀN ĐƯỢC PHÁP LUẬT BẢO HỘ VỀ TÍNH MẠNG, THÂN THỂ, SỨC KHOẺ, DANH DỰ VÀ NHÂN PHẨM(T1)
I. Mục tiêu bài học:
1. Kiến thức: Nêu được nội dung cơ bản của quyền bất khả xâm phạm về thân thể và quyền được pháp luật bảo hộ tính mạng, sức khoẻ, danh dự và nhân phẩm của công dân.
2. Kĩ năng: HS biết xử lí các tình huống phù hợp với quy định của pháp luật về quyền đảm bảo an toàn về tính mạng, thân thể, sức khoẻ, danh dự và nhân phẩm
Biết bảo vệ sức khoẻ, thân thể, danh dự và nhân phẩm của mình.
3. Thái độ: HS tôn trọng sức khoẻ, danh dự và nhân phẩm của người khác; phản đối những hành vi xâm phạm thân thể, tính mạng, sức khoẻ, danh dự, nhân phẩm của công dân.
II. Các KNS cơ bản cần được giáo dục.
KN ra quyết định và giải quyết vấn đề.
KN tư duy phê phán.
KN ứng phó trong những tình huống bị xâm hại.
III. Phương pháp/ KTDHTC:
Động não; thảo luận nhóm; xử lí tình huống...
IV. Phương tiện dạy học
	SGK, SGV, SCKTKN, luật hình sự 2009; những tình huống pháp luật 6
V.Tiến trình dạy học.
	1. Ổn định: ( 2 phút).
	2. Kiểm tra bài cũ: ( 5 phút)
- Trả bài, nhận xét, rút kinh nghiệm bài kiểm tra.( đa số HS 6A chưa biết vận dụng kiến thức đã học để làm bài và xử lí các tình huống; khả năng nhận thức trình bày bài làm của HS còn quá kém. Lớp 6A, tiếp thu bài tốt, đa số biết vận dụng kiến thức để làm bài.
3 Bài mới.
	a. Khám phá (1 phút): Theo các em trong các yếu tố sau, yếu tố nào quan trọng nhất đối với con người: ( 1. Tiền bạc; 2. Tính mạng, sức khoẻ; 3. sắc đẹp, địa vị xã hội) HS tranh luận, GV dãn dát vào bài.
	b. Kết nối:
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung kiến thức cơ bản
* HĐ 1: (12 phút) thảo luận, phân tích truyện đọc sgk.
Gv: Gọi hs đọc truyện: MỘT BÀI HỌC gsk/42
Hs thảo luận theo nội dung các câu hỏi sau:
1. Vì sao ông Hùng gây nên cái chết cho ông Nỡ? Hành vi của ông Hùng cố ý hay vô ý?
2. Việc ông Hùng bị khởi tố chứng tỏ điều gì?
3. Theo em với mỗi người thì cái gì quý giá nhất? Vì sao?
4. Khi thân thể, tính mạng, sức khoẻ, danh dự, nhân phẩm bị người khác xâm phạm thì em phải làm gì và làm ntn?
GV: tổ chức cho HS thảo luận có thể theo nhóm.
HS trình bày, nhận xét, bổ sung.
Gv: kết luận.
( Đối với mỗi người thì tính mạng, thân thể, sức khoẻ, danh dự, nhân phẩm là thứ quý giá nhất. Đó là quyền cơ bản của CD, được PL bảo hộ. Mọi việc xâm phạm đến tính mạng, thân thể của người khác đều là vi phạm PL và bị xử lí theo quy định của PL) 
Gv: Quyền bất khả xâm phạm về thân thể của Cd là gì?
Gv: Những ai thì có quyền bắt giữ giam người? Và chỉ được bắt giữ trong những trường hợp nào?.(TAND, VKSND, Trưởng công an Huyện trở lên, Chủ tịch UBND xã...)
c«ng d©n cã quyÒn bÊt kh¶ x©m ph¹m vÒ th©n thÓ, nh­ng t¹i sao ph¸p luËt l¹i quy ®Þnh nh÷ng tr­êng hîp b¾t gi÷, giam ng­êi điÒu nµy cã mâu thuẫn không?
Gv: Hãy nêu ví dụ về việc xâm phạm đến tính mạng, thân thể, sức khoẻ của người dân địa phương và xử lí của pl?
* HĐ2: (13 phút) Tìm hiểu những qui định của PL về quyền được bảo hộ tính mạng, sức khoẻ, danh dự và nhân phẩm của công dân.
Gv: yêu cầu HS đọc hợp tác nội dung điều 71, HP1992( phần tltk ở sgk/43) 
Gv: giới thiệu chương XII bộ luật hình sự 2009( điều 93 – 122); Điều 8 luật bảo vệ, chăm sóc và GD của trẻ em VN; Điều 32, 33, 613, 614,615 bộ luật dân sự; điều 21 luật hôn nhân và gia đình)
Gv: Qua những điều khoản trên, em hãy cho biết Pl nước ta quy định những gì về quyền được bảo hộ tính mạng, thân thể, sức khoẻ, danh dự và nhân phẩm của CD?
Gv: Em hãy kể những việc không được làm thể hiện sự tôn trọng tính mạng, sức khoẻ, danh dự, nhân phẩm của người khác?
( Không ai được đánh người.
- Không được uy hiếp, đe doạ người khác.
- Không ai được làm nhục, vu khống làm thiệt hại đến danh dự và uy tín của người khác.
- Nghiêm cấm mọi hành vi truy bức, nhục hình, tra tấn người.
- Khi phát hiện người bị tai nạn, bệnh tật phải kịp thời cứu giúp).
Gv: Giới thiệu các điều: 93,104, 121, 122,123 của bộ luật hình sự 2009.
1. Quyền bất khả xâm phạm về thân thể và quyền được PL bảo hộ về tính mạng, sức khoẻ, danh dự và nhân phẩm của công dân.
 a. Quyền bất khả xâm phạm về thân thể của CD.
CD có quyền bất khả xâm phạm về thân thể. Không ai được xâm phạm tới thân thể của người khác. Việc bắt giữ giam người phải theo đúng qui định của PL.
b. Quyền được Pl bảo hộ về tính mạng, sức khoẻ, danh dự và nhân phẩm.
- CD có quyền được PL bảo hộ về tính mạng, sức khoẻ, danh dự và nhân phẩm.
- Mọi người phải tôn trọng tính mạng sức khoẻ, danh dự và nhân phẩm của người khác. Nếu vi phạm sẽ bị xử lí theo quy định của PL.
c. Thực hành/ Luyện tập
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung kiến thức cơ bản
HĐ3:( 10 phút) Luyện tập.
Gv: Tổ chức cho HS thực hiện trò chơi “ Hỏi đáp”
Gv: HD học sinh làm các bài tập 1,2 KTPL/159.
Gv: HD học sinh làm các bài tập ở sách bài tập tình huống 6/49,50.
d. Vận dụng ( 2 phút) 
Trong lúc ăn sáng ở quán, cho là Trường nhìn đểu mình nên tan học, Quân đã rủ một số bạn đón đường đánh trường làm Trường bị thương ở trán phải khâu 5 mũi.
Theo em, hành vi của Quân đã vi phạm điều gì? Trong trường hợp này trường nên ứng xử thế nào?
4. Hướng dẫn về nhà:	
- Học bài, làm các bài tập còn lại.
- Tìm đọc chương XII luật hình sự VN 2009.
- Nhận xét việt thực hiện chuẩn mực PL vừa học của HS và người dân ở địa phương.
VI. Rút kinh nghiệm tiết dạy.

Tài liệu đính kèm:

  • docTIET 28 BAI 16 QUYEN DUOC pl BAO HO VE TINH MANG.doc