Giáo án môn Công nghệ lớp 8 - Tiết 1 đến tiết 53

Giáo án môn Công nghệ lớp 8 - Tiết 1 đến tiết 53

MỤC TIÊU:

1. Kiến thức: Biết được vai trò của bản vẽ kĩ thuật đối với sản xuất và đời sống

2. Kĩ năng: Nhận biết được một số bản vẽ kĩ thuật

3. Thái độ: Có nhận thức đúng với môn vẽ kĩ thuật

II. CHUẨN BỊ:

1. GV: SGK, SGV, GA, Hình ảnh SGK phóng to

2. HS: SGK, vở ghi,

III. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC:

1. Ổn định tổ chức lớp( 1’)

2. Giới thiệu chương trình công nghệ 8( 8’)

 

doc 101 trang Người đăng levilevi Lượt xem 1033Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án môn Công nghệ lớp 8 - Tiết 1 đến tiết 53", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
. Ngày soạn:..../ ..../20...
Ngày dạy: ..../...../20...
Phần I: VẼ KĨ THUẬT
Chương I: BẢN VẼ CÁC KHỐI HÌNH HỌC
Tiết 1: VAI TRÒ CỦA BẢN VẼ KĨ THUẬT TRONG SẢN XUẤT VÀ ĐỜI SỐNG
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức: Biết được vai trò của bản vẽ kĩ thuật đối với sản xuất và đời sống
2. Kĩ năng: Nhận biết được một số bản vẽ kĩ thuật
3. Thái độ: Có nhận thức đúng với môn vẽ kĩ thuật
II. CHUẨN BỊ:
1. GV: SGK, SGV, GA, Hình ảnh SGK phóng to
2. HS: SGK, vở ghi, 
III. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC:
1. Ổn định tổ chức lớp( 1’)
2. Giới thiệu chương trình công nghệ 8( 8’)
3. Tổ chức học tập
Hoạt động của GV, HS
Nội dung ghi bài
HĐ1: TH vtrò của BVKT đối với sx( 16’)
- GV: cho HS qs SGK và trả lời câu hỏi
? Trong giao tiếp hàng ngày con người thường dùng những phương tiện gì
-HS: Con người thường giao tiếp bằng ngôn ngữ nói, viết, hình ảnh, cử chỉ
- GV: Nhấn mạnh vai trò của hình ảnh, cho HS quan sát h1.2 và trả lời
? Các sản phẩm, công trình muốn chế tạo hoặc thi công theo đúng ý muốn, người tiết kế phải thể hiện nó bằng gì
- HS: thể hiện bằng bản vẽ
- GV: Người công nhân muốn chế tạo sản phẩm phải dựa vào cái gì?
- HS: Bản vẽ
- GV: Chốt lại và khẳng định bản vẽ kĩ thuật có vai trò quan trọng trong sản xuất 
I. Vai trò của BVKT trong sản xuất
- Bản vẽ kĩ thuật bao gồm các nội dung cần thiêt đễác dịnh hìn dáng, kết cấu, kích thước , yêu cầu kĩ thuật, vật liệu chế tạo ....
- Bản vẽ kĩ thuậy được trình bày theo các quy tắc thống nhất.
- Bản vẽ kĩ thuật là ngôn ngữ chung dùng trong kĩ thuật
- Trong sản xuất người ta cứ vào bản vẽ để chế tạo, sửa chữa, lắp ráp sản phẩm
HĐ 2: TH vtrò của BVKT đối với đs(10’)
- GV:Muốn sd hq và an toàn các đồ dùng trong gia đình phải dựa vào cái gì?
- HS: Bản vẽ
- GV: Vậy BV có vai trò gì trong đời sống?
- HS: Giúp con người sử dụng hiệu quả và an toàn hơn về sản phẩm.
II. Vai trò của BVKT đôi với đời sống
Bản vẽ kĩ thuật là tài liệu cần thiết kèm theo sản phẩm để ngươi tiêu dùng sử dụng một cách hiệu quả và an toàn
HĐ 3: Tìm hiểu bản vẽ kĩ thuật trong các lĩnh vực kĩ thuật khác (5’) 
- GV: Cho HS quan sát h1.4 SGK, Nêu các lĩnh vực kĩ thuật mà em biết?
- HS: Xây dựng, cơ khí, công nghiệp, giao thông...
- GV: Các lĩnh vực đó có cần bản vẽ kĩ thuật không?
 - HS: Mỗi ngành có một loại bản vẽ riêng 
III. Bản vẽ dùng trong các lĩnh vực vĩ thuật khác
- Mỗi lĩnh vực khoa học kĩ thuật đều có loại bản vẽ riêng của ngành mình.
- Bản vẽ được vẽ bằng tay, bằng dụng cụ vẽ hoặc bằng máy tính điện tử...
IV. CỦNG CỐ (4’) : 
- GV: Bản vẽ kĩ thuật là gì, có vai trò gì trong sản xuất, đời sống?
- HS: HĐ cá nhân
- GV: yêu cầu học sinh trả lời câu 1,2,3 SGK
- HS: Làm vào vở
V. HƯỚNG DẪN VỀ NHÀ( 1’)
- GV: Về nhà đọc trước bài 2. HC, TH các loại phép chiếu, hình chiếu, MP chiếu
 -------------------------------
Ngày soạn:..../..../20..
Ngày dạy: ..../..../20...
Tiết 2: HÌNH CHIẾU
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức: 
- Hiểu đục các phép chiếu , các hình chiếu vuông góc và vị trí các hình chiếu .
- Biết được sự tương quan giữa các hướng chiếu với các hình chiếu.
2 .Kĩ năng: Nhận biết , phân tích các hình chiếu trên bản vẽ kĩ thuật
3. Thái độ: Ham thích tìm hiểu về hình chiếu
II. CHUẨN BỊ :
1. GV: SGK, SGV, GA
2. HS: SGK, Vở ghi
III. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC:
1. Ổn định tổ chức lớp(1’)
2. Kiểm tra bài cũ(3’)
Bản vẽ kĩ thuật có vai trò gi trong đời sống và sản xuất? Tại sao phải học bộ môn vẽ kĩ thuật?
3. Giới thiệu bài mới(1’)
Hình chiếu là gì vẽ như thế nào? Chúng ta cùng nghiên cứu bài
Hoạt động của GV, HS
Nội dung ghi bài
HĐ 1:Tìm hiểu về hình chiếu(5’)
- GV: Cho HS qs h 2.1SGK cho biết Hình chiếu là gì?
- HS: Thảo luận và trả lời
- GV: Giải thích về các yếu tố có trong một phép chiếu.
- HS: nghe và ghi vở
I. Khái niệm về hình chiếu
* HC là hình diễn tả hd các mặt của vật thể theo các hướng chiếu khác nhau.
* Các yếu tố của một phép chiếu:
 + Tia chiếu
 + Vật thể
 + Mặt phẳng chiếu
 + Hình chiếu
Hoạt động 2: Tìm hiểu về các phép chiếu(5’)
- GV: Cho HS quan sát SGK, cho biết có những phép chiếu nào? Đặc điểm của các tia chiếu trong phép chiếu đó?
- HS: Hoạt động cá nhân, NX
- GV: Chốt lại yêu cầu HS ghi vở
II. Các phép chiếu:
 + Phép chiếu xuyên tâm: Các tia chiếu cắt nhau tại một điểm
 + Phép chiếu song song: Các tia chiếu song song với nhau.
 + Phép chiếu vuông góc: Các tia chiếu vuông góc với mặt phẳng chiếu
Hoạt động 3: Tìm hiểu về các hình chiếu vuông góc( 20’)
- GV: Đưa mô hình hc cho HS qs. Em hãy cho biết có những mặt phẳng chiếu nào? Đặc điểm của các mặt phẳng chiếu đó?
- HS: Có 3 mặt phẳng chiếu: mp chiếu đứng, mp chiếu bằng, mp chiếu cạnh
- GV: Thống nhất lại YC HS ghi vở
- GV: Ứng với các mp chiếu đó có những hc nào? Đặc điểm các hình chiếu đó?
- HS: NC SGK và trả lời
- GV: lấy vd mimh họa
III. Các hình chiếu vuông góc
1. Các mặt phẳng chiếu:
- Mặt phẳng chiếu đứng: Mặt chính diện
- Mặt phẳng chiếu bằng: Mặt nằm ngang
- MP chiếu cạnh: Mặt cạnh bên phải
 2. Các hình chiếu:
- HC đứng: Có hướng chiếu từ trước tới
- HC bằng: Có hướng chiếu từ trên xuóng
- HC cạnh: Có hướng chiếu từ trái sang
Hoạt động 4: Tìm hiểu vị trí các hình chiếu(5’)
- GV: Quay mô hình hc cho HS quan sát. Em hãy cho biết vị trí các hình chiếu?
- HS: HC bằng nằm dưới hc đưng, hc cạnh nằm bên phải hình chiếu đứng
- GV: NX về các nét vẽ trong hình chiếu?
- HS: Có nét đứt, nét liền trên hình chiếu
- GV: Kết luận, cho HS ghi vở
IV. Vị trí các hình chiếu:
1.HC bằng nằm dưới hình chiếu đứng, hình chiếu cạnh nằm phải hình chiếu đứng
2. Chú ý: 
 - Không vẽ đường bao của các mp chiếu
 - Cạnh thấy của vật thể được vẽ bằng nét liền đậm
 - Cạnh khuất của vật thể được vẽ bằng nét đứt.
IV. CỦNG CỐ( 4’):
- GV: Yêu cầu HS đọc ghi nhớ SGK
- HS: làm theo yêu cầu của GV
- GV: Yêu cầu HS trả lời câu hỏi SGK
- HS: HĐ cá nhân
-GV: Chốt lại yêu cầu HS hoàn thành vào vở
- GV: Hướng dẫn HS làm bài tập SGK
V. HƯỚNG DẪN VỀ NHÀ( 1’):
- GV: Về nhà đọc trước bài 4 trả lời câu hỏi: Thế nào là khối da diện, Hình chiếu của các khối đa diện thường gặp
Ngày soan:.../.../20...
Ngày dạy: .../..../20...
Tiết3: BÀI TẬP THỰC HÀNH
HÌNH CHIẾU CỦA VẬT THỂ
I. MỤC TIÊU: 
1. Kiến thức: 
- Biết được các hình chiếu trên bản vẽ và biểu diễn nó trên các mặt phẳng chiếu.
- Vận dụng vào bài tập thực hành để củng cố kiến thức
2. Kĩ năng: 
- Biết cách bố trí các hình chiếu trên bản vẽ
- Đọc được bản vẽ các hình chiếu trên vật thể
3. Thái độ:
Rèn luyện tính cẩn thận, trí tưởng tượng không gian
II. CHUẨN BỊ:
1.GV: SGK, tài liệu tham khảo, bảng 3.1, 5.1 SGK
2. HS: SGK, giấy A4, bút chì, thước......
III. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC:
1. Ổn định tổ chức lớp(1’)
2. Kiểm tra bài cũ(2’) :
? Thế nào là hình chiếu của vật thể nêu tên gọi các hình chiếu trên bản vẽ.
3. Giới thiệu bài(1’):
Bài hôm nay chúng ta cùng làm bài tập về hình chiếu
Hoạt động của GV, HS
Nội dung ghi bài
HĐ 1: Chuẩn bị bài thực hành(5’)
 - GV: Chia nhóm và chỉ định nhóm trưởng của mỗi nhóm.
 - HS: Ổn định tổ chức theo nhóm được pc.
 - GV: Nêu mục tiêu và yc, nq của bài TH.
 - GV: Nêu tiêu chí đánh giá tiết thực hành
I. Chuẩn bị: 
 - Dụng cụ: Thước, gấy A4, bút chì, compa
 - SGK, vở bài tập
HĐ 2: Tìm hiểu ND thực hành ( 5’)
- GV: YC HS đọc SGK Nêu ND bài TH
 - HS: HĐ cá nhân
 - GV : Kết luận lại 
II. Nội dung thực hành:
1. XĐ mối tương quan giữa vật thể và hc
2. Vẽ lại hc 1,2,3 ở hình3.1 SGK đúng vị trí
HĐ 3: Tiến hành thực hành (30’)
- GV: Lưu ý cách vẽ hình: vẽ mờ sau khi vẽ xong thì tô đậm kiểm tra các đường vẽ trước khi tô đậm
 - HS: Kẻ b3.1 và đánh dấu x vào ô đã chọn
 - HS: Vẽ hc đúng vị trí vào giấy A4
 - GV: Treo bảng HS đã vẽ đúng lên bảng để HS đối chiếu
 - HS: Hoàn thành vào vở
III. Các bước tiến hành thực hành hình chiếu
 B1 : Đọc kĩ nội dung bài thực hành
 B2: Làm bài trên khổ khổ giấy A4
 B3: Kẻ khung vẽ, khung tên
 B4: Vẽ lại 3 hình chiếu 1,2,3 theo đúng vị trí
IV. HƯỚNG DẪN VỀ NHÀ(1’): 
GV:Yêu cầu HS về nhà đọc trước bài 4 cho biết thế nào là khối đa diện, có những khối da diện nào?
 --------------------------------------
Ngày soạn: ..../.../20...
Ngày dạy: ..../..../20...
Tiết 4: BẢN VẼ CÁC KHỐI ĐA DIỆN
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức: 
- Nhận biết được các khối đa diện thường gặp: HHCN, h lăng trụ đều, hình chóp đều
- Hiểu được tương quan giữa hinh chiếu và vật thể
2.Kĩ năng: Biểu diễn được hình chiếu của các khối đa diện trên hình vẽ
3. Thái độ: Luyện tập trí tưởng tượng, TH về hình không gian và các hc của vật
II. CHUẨN BỊ: 
1. GV: SGK, SGV, GA , các khối đa diện
2. HS: SGK, vở ghi, bút chì, thước kẻ, tẩy, compa...
III. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC:
1. Ổn định tổ chức lớp(1’)
2. Kiểm tra bài cũ(3’):
Em hãy cho biết thế nào là hinh chiêu, có những mặt phẳng chiếu, hình chiếu nào? Đặc điểm của các mp, hc đó?
3. Giới thiệu bài(1’): Khối đa diện là gì? Đặc điểm như thế nào chúng ta cùng nghiên cứu bài
Hoạt động của GV, HS
Nội dung ghi bài
HĐ 1: Tìm hiểu về khối đa diện( 5’)
- GV: Cho HS NCSGK cho biết thế nào là khối đa diện?
- HS: Làm việc cá nhân
- GV: Chốt lại cho HS ghi vở.
I. Khối đa diện
 * Khối đa diện là khối hình học được bao bởi các hình da giác phẳng
HĐ 2: TH về hình hộp chữ nhật(10’)
- GV: Cho HS quan sát mẫu vật cùng h4.3 SGK hướng dẫn HS cùng tìm hiểu về hình dạng, kích thươc, hình chiếu của hcn.
- HS: Quan sát mẫu vật và tìm hiểu hình dạng, kích thước, hình chiếu
-GV:HD HS ht theo các nd của b4. 1
- HS: Làm việc cá nhân hoàn hành bảng 4.1
II. Hình hộp chữ nhật
Thế nào là hình hộp chữ nhật
* Hình hộp chữ nhật được bao bởi 6 mặt là hình chữ nhật
Hình chiếu
- Cả ba hc của HHCN đều là hình chữ nhật
- Các kích thước của hình hộp chữ nhật là dài, rộng, cao
HĐ 3: Tìm hiểu về hình lăng trụ đều(10’)
- GV: Cho HS qs mẫu vật và TH hình dạng kích thước, hình chiếu của hình lăng trụ?
- HS: Hoạt động cá nhân
- GV: HD HS hoàn thành bảng 4.2 SGK
- HS: Hoàn thành bảng 4.2 SGK
- GV: Chốt lại và yêu cầu HS ghi vào vở
III. Hình lăng trụ đều
1.Thế nào là hình lăng trụ đều
 H lăng trụ đều là hình được bao bọc 2 mặt đáy là đa giác đều bằng nhau, các mặt bên là các hcn bằng nhau
2. Hình chiếu
- Hai hc của hình lăng trụ đều là hcn, hình chiếu còn lại là hình đa giác đều
- Các kích thước: Chiều dài cạnh đáy, chiều cao đáy, chiều cao lăng trụ
Hoạt động 4: TH về hình chóp đều( 10’) 
- GV: Cho HS qs mẫu vật thật và hd HS cùng tìm hiểu về hd, kt, hc của h chóp đều
- HS: Nghe và cùng tìm hiểu
- GV: YC HS hoàn thành bảng 4.3 SGK
- HS: Làm việc cá nhân
- GV: Chốt lại và lưu ý khi vẽ hình chiếu của hình hộp chữ nhậ ... 
 - Phân biệt và biết sd các thiết cầu chì và attomat
3. Thái độ:
- Nghiêm túc, có thái độ chịu khó học hỏi
II. CHUẨN BỊ: 
1. GV: SGK, SGV, GA, 
2. HS: SGK, Vở ghi,
III. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC
1. Ổn định tổ chức lớp(1’)
2. Kiể tra bài cũ( 3’)
Nêu cấu tạo và nguyên lí, ứng dụng của thiết bị đóng cắt của mạng điện trong nhà?
3. Giới thiệu bài(1’)
- Thiết bị bảo vệ là một trong những bộ phận không thể thiếu dược trong mạng điện gia đình? Vậy cấu tạo và nguyên lí làm việc, công dụng của chúng như thế nào chúng ta cùng tìm hiểu bài hôm nay.
Hoạt động của GV, HS
Nội dung ghi bài
HĐ1: TH về cầu chì( 22’). 
- GV: Giới thiệu cho HS về cầu chì. Cho biết cầu chì dùng để làm gì?
- HS: Dùng để bảo vệ an toàn cho đồ dùng điện và mạng điện khi xảy ra hiện tượng đoản mạch.
- GV: QS cầu chì và chỉ rõ cấu tạo của nó??
- HS: HĐ cá nhân
- GV: Cầu chì có nhữg loại nào?
- HS: HĐ cá nhân
- GV: Giới thiệu và chỉ rõ nguyên lí làm việc của cầu chì ?
- HS: Nghe và tìm hiểu bảng 53.1 SGK.
- GV: Tịa sao khi dây chì bị nổ thì không được phép thay dây chỷ mới bằng dây đồng có cùng đường kính?
- HS: Vì nhiệt độ nóng chảy của đồng cao hơn của chì khi xảy ra sự cố dây đồng chưa nóng chảy thì các thiết bị đã bị hỏng hết rồi.
- GV: KL 
- HS: Ghi vào vở
I.Cầu chì: 
1. Công công dụng
- Công chì là loại thiết bị dùng để bảo vệ an toàn cho đồ dùng và mạch điện khi có hiện tượng đoản mạch hay quá tải xảy ra.
2. Cấu tạo và phân loại
a. Cấu tạo
- Gồm vỏ, các cực giữ dây chảy vvaf dây dẫn điện, dây chảy
 + Vỏ được làm băng sứ, thủy tinh, nhựa bên ngoài ghi điện áp và dòng điện định mức.
 + Các cực giữ dây chảy và dây chảy được làm băng đồng
 + Dây chảy được làm bằng chì
c. Phân loại
- Có nhiều loại cầu chì hộp, cầu chì ống, cầu chì nút...
3. Nguyên lí làm việc 
- Khi dòng điện tăng lên quá giá trị định mức dây chảy nóng chảy và bị đứt làm mạch bị hở và bảo vệ mạch điện và đồ dùng điện không bị hỏng
HĐ 2: Tìm hiểuvề aptomat (12’)
- GV: Chỉ rõ vị trí của aptomat trong mạch điện: Aptomat có nhiệm vụ gì trong mạch điện trong nhà?
- HS: Bảo vệ đồ dùng và mạch điện
- GV: Quan sát và cho biết cấu tạo của aptomat?
- HS: HĐ cá nhân.NX câu trả lời của bạn
- GV: Nêu nguyên lí làm việc của aptomat? 
- HS: HĐ cá nhân
- GV: KL 
- HS: Ghi vào vở
 II. Aptomat
1. Công dụng:
- Dùng để bảo vệ đồ dùng , thiết bị, mạch điện trong nhà, aptomat dùng để thay thế cầu dao và cầu chì
2. Nguyên lí:
- Khi có hiện tượng quá tải hay ngắn mạch xảy ra aptomat sẽ tự động đóng ngắt mạch để bảo vệ mạng điện
- Sau khi đã sửa chữa xong aptomat ta gạt lại lấc mở là aptomat lại HĐ bình thường.
IV. CỦNG CỐ( 5’):
- GV: Yêu cầu HS đọc phần ghi nhớ SGK + Có thể em chưa biết SGK
- HS: HĐ cá nhân
- GV: Yêu cầu HS trả lời câu 1,2, 3 SGK
- HS: Làm việc cá nhân
- GV: Kết luận lại và củng cố toàn bài
V. HƯỚNG DẪN VỀ NHÀ(1’):
	- Đọc trước bài 55 tìm hiểu về sơ đồ điện
 ------------------------------------------------ 
Ngày soạn:.../..../20...
Ngày dạy: ..../..../20...
Tiết 50: SƠ ĐỒ ĐIỆN – THỰC HÀNH VẼ SƠ ĐỒ NGUYÊN LÍ MẠCH ĐIỆN
I.MỤC TIÊU:
1. Kiến thức:
- Hiểu được khái niệm về sđ, sđ nguyên lí, sđ lắp đặt của mạch điện
2. Kĩ năng:
- Đọc được một số sơ đồ điện cơ bản trong mạch điện trong nhà
- Vẽ sđ nguyên lí của mạch điện
3. Thái độ:
- Nghiêm túc, có thái độ chịu khó học hỏi
II. CHUẨN BỊ: 
1. GV: SGK, SGV, GA, 
2. HS: SGK, Vở ghi,
III. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC
1. Ổn định tổ chức lớp(1’)
2. Kiể tra bài cũ( 3’)
Nêu cấu tạo và nguyên lí, ứng dụng của cầu chì?
3. Giới thiệu bài(1’)
- Muốn lắp đat mạng điện cần đến sđ điện vạy sđ điện là gì? Có những loại sđ nào chúng ta cùng tìm hiểu bài hôm nay?
Hoạt động của GV, HS
Nội dung ghi bài
HĐ1: TH về sơ đồ điện( 7’). 
- GV: Vẽ một sđ điện đơn giản YC HS kể tên các đồ dùng thiết bị có trong mạch điện?
- HS: HĐ cá nhân
- GV: Dựa vào đâu để có thể nêu được các đồ dùng điện đó
- HS: Dựa vào các kí hiệu có trong sđ
- GV: Vậy sđ điện là gì?
- HS: HĐ cá nhân, NX câu trả lời của bạn
- GV: KL 
- HS: Ghi vở
- GV: Giới thiệu một số KH trong sđ điện có trong bảng 55.1 SGK
- HS: Quan sát và tìm hiểu
1. Sơ đồ điện
- Là hình biểu diễn quy ước của một mạch điện, mạng điện hoặc hệ thống điện.
2. Một số quy ước trong sơ đồ điện
( bảng 55.1 SGK)
HĐ 2: Tìm hiểu về phân loại sđ điện (7’)
- GV: NC SGK cho biết sđ nguyên lí, sđ lắp đặt là gì?
- HS: HĐ cá nhân.NX câu trả lời của bạn
- GV: So sánh 2 sđ? 
- HS: SĐ nguyên lí cho biết mói liên hệ điện của các phần tử điện và dùng để nghiên cứu nguyên lí làm việc. SĐ lắp đặt cho biết vị trí lắp đặt của các phần tử điện và dùng để dự trù đồ dùng, thiết bị điện
- GV: KL 
- HS: Ghi vào vở
- GV: Cho HS QS h 55.4 cho biết đâu là sđ nguyên lí, sđ lắp đặt
- HS: HĐ cá nhân
 3. Phân loại :
- Sơ đồ nguyên lí cho biết mối quan hệ về điện của các phần tử điện trong mạch, SD sđ nguyên lí để nghiên cứu nguyên lí làm việc và là cơ sở để xd sđ lắp đặt
- SĐ lắp đặt cho biết vị trí lắp đặt của các phần tử điện và để dự trù đồ dùng và thiết bị , vật liệu, lắp đặt và sửa chữa mạng điện
HĐ 3: Thực hành vẽ sđ nguyên lí của mạch điện( 20’)
- GV: Hướng dãn HS vẽ sđ nguyên lí theo h 56.1
- HS: HĐ cá nhân, tìm hiểu các bước vẽ sđ
- GV: Chỉ rõ các bước và hướng dẫn HS vẽ sđ nguyên lish 56.2 a, b
- HS: HĐ cá nhân, đại diện hs lên bảng vẽ
- GV: Đưa ra đáp án đúng?
4. Thực hành vẽ sđ nguyên lí của mạch điện
a.
b. 
IV. CỦNG CỐ( 5’):
- GV: Yêu cầu HS đọc phần ghi nhớ SGK + Có thể em chưa biết SGK
- HS: HĐ cá nhân
- GV: Yêu cầu HS trả lời câu 1,2, 3 SGK
- HS: Làm việc cá nhân
- GV: Kết luận lại và củng cố toàn bài
V. HƯỚNG DẪN VỀ NHÀ(1’):
	- Đọc trước bài 58 tìm hiểu về các bước thiết kế mạch điện.
 ------------------------------------------------ 
Ngày soạn:.../..../20...
Ngày dạy: ..../..../20...
Tiết 51: THIẾT KẾ MẠCH ĐIỆN
I.MỤC TIÊU:
1. Kiến thức:
- Hiểu được các bước thiết kế mạch điện
- Thiết kế được mạch điện thắp sáng đơn giản.
2. Kĩ năng:
- Rèn kĩ năng thiết kế mạch điện.
3. Thái độ:
- Nghiêm túc, có thái độ chịu khó học hỏi
II. CHUẨN BỊ: 
1. GV: SGK, SGV, GA, 
2. HS: SGK, Vở ghi,
III. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC
1. Ổn định tổ chức lớp(1’)
2. Kiể tra bài cũ( 2’)
SĐ mạch điện là gì? Phân loại? Phân biệt 2 loại sđ đó?
3. Giới thiệu bài(1’)
- Muốn thiết kế mạch điện cần thực hiện các bước ntn? Chúng ta cùng tìm hiểu bài hôm nay?
Hoạt động của GV, HS
Nội dung ghi bài
HĐ1: TH về thiết kế mạch điện là gì/( 15’). 
- GV: NCSGK cho biêt s thiết kế mạch điện có những nội dung gì?
- HS: HĐ cá nhân, NX câu tả lời của bạn
- GV: KL lại. Tại sao phải xđ nhu cầu sd?
- HS: Mỗi gđ có nhu cầu sd khác nhau
- GV: Tại sao phải đưa ra phương án mạch điện? Và lựa chọn
- HS: Để có phương án tối ưu nhất phù hợp vói nhu cầu sd
- GV: KL 
- HS: Ghi vở
1.Thiết kế mạch điện
- Thiết kế mạch điện là các công việc cần làm trước khi lắp đạt mạch điện gồm ngững bước sau:
- XĐ nhu cầu sd mạch điện
- Đưa ra các phương án mạch điện và lựa chọn phương án
- XĐ những phần tử cần thiết để lắp đạt mạch điện
- Lắp thử và kiểm tra mạch điện làm có đúng yc không
HĐ 2: Tìm hiểu về phân loại sđ điện (20’)
- GV: NCSGK nêu trình tự thiết kế một mạch điện?
- HS: HĐ cá nhân.NX câu trả lời của bạn
- GV: Hướng dẫn và gt từng bước đưa ra vd SGK 
- HS: Tìm hiểu đặc điểm của mạng điện Nam cần mắc
- GV: Em hãy giúp bạn Nam lựa chọn các đồ dùng điện phù hợp? 
- HS: HĐ cá nhân
- GV: KL 
- HS: Ghi vở
2. Trình tự thiết kế mạch điện :
- B1: XĐ mạch điện dùng để làm gì?
- B2: Đưa ra các phương án thiết kế và lựa chọn phương án thích hợp
- B3: Chọn thiết bị và đồ dùng cho phù hợp
- B4: Lắp thử và kiểm tra xem mạch điện có làm việc theo đúng yc không
IV. CỦNG CỐ( 5’):
- GV: Yêu cầu HS đọc phần ghi nhớ SGK + Có thể em chưa biết SGK
- HS: HĐ cá nhân
- GV: Yêu cầu HS trả lời câu 1,2, 3 SGK
- HS: Làm việc cá nhân
- GV: Kết luận lại và củng cố toàn bài
V. HƯỚNG DẪN VỀ NHÀ(1’):
	- Làm đề cương chuẩn bị cho tiết 52 Ôn tập
 ------------------------------------------------ 
Ngày soạn:.../..../20...
Ngày dạy: ..../..../20...
Tiết 52: ÔN TẬP
I.MỤC TIÊU:
1. Kiến thức:
- Hệ thống hóa kiến thức đã học của chương VII, VIII
- Biết vận dụng kiến thức để giải bài tập.
2. Kĩ năng:
- Rèn kĩ năng vẽ bản đồ tư duy
3. Thái độ:
- Nghiêm túc, có thái độ chịu khó học hỏi
II. CHUẨN BỊ: 
1. GV: SGK, SGV, GA, 
2. HS: SGK, Vở ghi,
III. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC
1. Ổn định tổ chức lớp(1’)
2. Kiểm tra bài cũ( 3’)
Thiết kế mạch điện là gì? Nêu các bước thiế kế một mạch điện?
Hoạt động của GV, HS
Nội dung ghi bài
HĐ1: Tổng hợp kiến thức /( 20’). 
- GV: Vẽ sđ tư duy về kiến thứ của chương VII, VIII ?
- HS: HĐ cá nhân, NX câu tả lời của bạn
- GV: Hướng dẫn HS vẽ 
- HS: Đại diện HS trình bày trên bảng
- GV: Đưa ra đáp án đúng
- HS: Hoàn thiện vào vở
1.Kiến thức:
Chương VII:
1. Vật liệu KTĐ:
- Vật liệu dẫn điện
- Vật liệu cách điện
2. Đồ dùng điện:
- Đồ dùng điện – nhiệt: ĐN -> Nhiệt năng
- Đồ dùng điện quang: ĐN -> Quang năng
- Đò dùng điện cơ: ĐN -> Cơ năng
3. Máy biến áp một pha
- Cáu tạo: Lõi thép, cuộn sơ cấp, cuộn thứ cấp
- Nguyên lí: U1/ U2 = N1/ N2 = k
4. SD hợp lí điện năng
Chương VIII:
1. Đặc điểm, cấu tạo của mạng điện trong nhà:
- Đặc điểm: Có điện áp thấp, đồ dùng điện đa dạng, công suát khác nhau
- Cấu tạo: Mạch chính, mạch nhánh, đồ dùng điện, thiết bị đóng cắt và bảo vệ mạng điện, công tơ điện
2. Thiết bị đóng cắt và lấy điện:
- Thiết bị đóng cắt: Công tắc, cầu dao
- Thiết bị lấy điện: Ổ điện, phích cắm
3. Thiết bị bảo vệ:
- Cầu chì, aptomat
4. SĐ mạch điện: SĐ nguyên lí, sđ lắp đặt
5. Thiết kế mạch điện
HĐ 2: Bài tập(20’)
- GV: Vẽ sđ nguyên lí của một mạch điện thắp sáng đơn giản?
- HS: HĐ cá nhân.NX câu trả lời của bạn
- GV: Hướng dẫn và đưa ra đáp án đúng. Hãy thiết kế một mạch điện đơn giản theo sđ đó? 
- HS: HĐ cá nhân, đại diện HS lên bảng
- GV: KL 
- HS: Ghi vở
2. Bài tập :
IV. HƯỚNG DẪN VỀ NHÀ(1’):
	- ÔN tập tôt chuẩn bị giờ sau kt học kì
 ------------------------------------------------ 
Ngày soạn:.../..../20...
Ngày dạy: ..../..../20...
Tiết 53: KIỂM TRA CUỐI NĂM
I.MỤC TIÊU:
1. Kiến thức:
- Hệ thống kiến thức của kì II
- Đánh giá kết quả dạy và học của HS trong kì II.
2. Kĩ năng:
- Rèn kĩ năng trình bày và tính toán
3. Thái độ:
- Nghiêm túc, có thái độ chịu khó học hỏi, trung thực tự giác
II. CHUẨN BỊ: 
1. GV: SGK, SGV, GA, đề, đáp án
2. HS: SGK, Vở ghi,
III. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC
 Đề, đáp án của SỞ GD- ĐT TỈnh Bắc Ninh( Kẹp kèm theo) 

Tài liệu đính kèm:

  • docGIAO AN CONG NGHE 8 20122013.doc