Giáo án Mĩ thuật 8 - Tiết 10, Bài 10: Thường thức mĩ thuật Sơ lược về mỹ thuật Việt Nam giai đoạn 1954-1975 - Năm học 2009-2010

Giáo án Mĩ thuật 8 - Tiết 10, Bài 10: Thường thức mĩ thuật Sơ lược về mỹ thuật Việt Nam giai đoạn 1954-1975 - Năm học 2009-2010

I/ Mục tiêu:

* Kiến thức:

 - Hs biết thêm về những cống hiến của giới văn nghệ sĩ

 - Nhận ra vẻ đẹp của một số tác phẩm về đề tài chiến tranh

* Kĩ năng:

 - Quan sát nhận xét, phân tích tổng hợp.

* Thái độ:

 - Hs biết chân trọng bộ môn mĩ thuật hơn. Yêu thích môn học

II/ Chuẩn bị:

1. Đồ dùng dạy học:

1.1. Đối với giáo viên:

 -Sưu tầm tài liệu về một số tác giả , tác phẩm giai đoạn 1954-1975

 -Bộ ĐDDH Mĩ thuật 8

1.2. Đối với học sinh:

 Sưu tầm tranh ảnh, bài viết trên báo về các hoạ sĩ và các tác phẩm

2. Phương pháp:

 - Trực quan, vấn đáp luyện tập, thảo luận nhóm

 

doc 3 trang Người đăng thanhmai123 Lượt xem 3027Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Mĩ thuật 8 - Tiết 10, Bài 10: Thường thức mĩ thuật Sơ lược về mỹ thuật Việt Nam giai đoạn 1954-1975 - Năm học 2009-2010", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 26/10/09
Ngày giảng: 27/10/09
 Tiết: 10
Bài 10: Thường thức mĩ thuật
Sơ lược về mỹ thuật Việt Nam
Giai đoạn 1954 – 1975
I/ Mục tiêu:
* Kiến thức:
	- Hs biết thêm về những cống hiến của giới văn nghệ sĩ
	- Nhận ra vẻ đẹp của một số tác phẩm về đề tài chiến tranh
* Kĩ năng:
	- Quan sát nhận xét, phân tích tổng hợp.
* Thái độ:
	- Hs biết chân trọng bộ môn mĩ thuật hơn. Yêu thích môn học
II/ Chuẩn bị:
1. Đồ dùng dạy học:
1.1. Đối với giáo viên:
	-Sưu tầm tài liệu về một số tác giả , tác phẩm giai đoạn 1954-1975
	-Bộ ĐDDH Mĩ thuật 8
1.2. Đối với học sinh:
 Sưu tầm tranh ảnh, bài viết trên báo về các hoạ sĩ và các tác phẩm
2. Phương pháp:
 - Trực quan, vấn đáp luyện tập, thảo luận nhóm
III. Tiến trình dạy – học:
Nội dung
Hoạt động cua Gv
Tg
Hoạt động của Hs
Bài 10: Sơ lược về Mĩ thuật Việt Nam giai đoạn 1954-1975
I/Vài nét về bối cảnh lịch sử
- Đất nước tạm chia làm 2 miền: miền Bắc xd XHCN, miền Nam dưới chế độ Mĩ-Ngụy
II/ Một số thành tựu cơ bản của MTCM Việt Nam
.
- Nền mĩ thuật phát triển cả chiều sâu và chiều rộng hình thành đông đảo đội ngũ các họa sĩ.
- Các chất liệu và loại hình có trong giai đoạn này: Sơn mài, tranh lụa, tranh khắc gỗ, sơn dầu, bột màu, điêu khắc.
Một số tác phẩm tiêu biểu:
“Tát nước đồng chiêm” của họa sĩ Trần Văn Cẩn, “Trái tim và nòng súng” của Huỳnh Văn Gấm
“Được mùa” của Nguyễn Tiến Chung, “Về nông thôn sản xuất” của Ngô Minh Cầu, “Làng ven núi” của Nguyễn Thụ, “Bữa cơm thắng lợi” của Nguyễn Phan Chánh
*ổn định lớp: Kiểm tra sĩ số
*Kiểm tra bài cũ: Đề tài ngày nhà giáo Vn có những nội dung gì để vẽ?
Hoạt động 1: Giới thiệu bài
 Sau chiến thắng Điện Biên Phủ đất nước ta tạm bị chia cắt làm 2 miền=> Các hoạ sĩ đã tích cực tham gia vào mặt trận sản xuất và đấu tranh
 Hôm nay chúng ta sẽ tìm hiểu về các hoạ sĩ và các tác phẩm của thời kì này qua bài10:
Hoạt động 2:
 Vài nét về bối cảnh lịch sử 
- Em hãy nêu vài nét về bối cảnh lịch sử ? 
=>Củng cố: - Đất nước tạm chia làm 2 miền: miền Bắc xd XHCN, miền Nam dưới chế độ Mĩ-Ngụy. Cả nước hướng về miền Nam theo lời kêu gọi của HCM. Các hoạ sĩ là những chiến sĩ trên mặt trận VH-NT. Tháng 8-1964 Mĩ mở rộng chiến tranh ra miền Bắc đã có rất nhiều hoạ sĩ đã tới các vùng tuyến lửa ở Quảng Bình, Quảng Ninh, Hải Phòng Như các H/sĩ: Huỳnh Phương Đông,Thái Hà
Hoạt động 3: Một số thành tựu cơ bản của MTCM Việt Nam
- Em hãy nêu một số thành tựu của mĩ thuật Việt Nam trong giai đoạn này?
- Hãy nêu những loại hình và chất liệu sáng tác trong giai đoạn này?
* Chia lớp thành 4 nhóm:
- Nhóm 1: Tìm hiểu về chất liệu sơn mài, các tác phẩm tiêu biểu.
- Nhóm 2: Tranh lụa và tranh khắc gỗ.
- Nhóm 3: Sơn dầu
- Nhóm 4: Bột màu và điêu khắc
* Yêu cầu các nhóm cử nhóm trưởng, thư kí, hoạt động nhóm
- Yêu cầu các nhóm trình bày
- Sau mỗi nội dung giáo viên nhận xét bổ xung.
+ Sơn mài là chất liệu lấy từ cây sơn trồng nhiều ở vùng trung du phú thọ. Các tác phẩm tiêu biểu: Tát nước đồng chiêm của họa sĩ Trần Văn Cẩn, Trái tim và nòng súng của Huỳnh Văn Gấm
+ Tranh lụa là loại tranh vẽ các loại màu trên lụa đằm thắm và nhẹ nhàng. Các tác phẩm: Được mùa của Nguyễn Tiến Chung, Về nông thôn sản xuất của Ngô Minh Cầu 
- Em hãy quan sát bức tranh “Nhớ một chiều tây bắc” của họa sĩ Phan Kế An và giới thiệu về bức tranh đó?
- Em có nhận xét gì về tác phẩm “Nắm đất miền nam” Tượng thạch cao của Phạm Xuân Thi
Hoạt động 4: Đánh giá nhận xét
- Em hãy nêu vài nét bối cảnh giai đoạn 1954 – 1975?
- Giáo viên nhận xét bổ xung.
- Em hãy nêu tên một số tác phẩm và tác giả tiêu biểu trong giai đoạn này?
* GV tóm tắt nội dung chính của bài
- Yêu cầu học sinh về nhà học bài, đọc chuẩn bị trước bài 11
- Chuẩn bị giấy vẽ, màu, tẩy,bút chì
- Sưu tầm một số bìa sách
2’
3’
10’
30’
- Đất nươc tạm chia làm 2 miền: miền Bắc xd XHCN, miền Nam dưới chế độ Mĩ-Ngụy
- Các hoạ sĩ là những chiến sĩ trên mặt trận VH-NT
- Các cuộc triển lãm của các họa sĩ được diễn ra nhiều trong và ngoài nước khẳng định những thành tựu to lớn của nền mĩ thuật Việt Nam. Nền mĩ thuật phát triển cả chiều sâu và chiều rộng hình thành đông đảo đội ngũ các họa sĩ.
- Sơn mài, tranh lụa, tranh khắc gỗ, sơn dầu, bột màu, điêu khắc.
- Các nhóm hoạt động
- Từng nhóm trình bày
- Các bạn khác nhận xét
- Bức tranh được thể hiện bằng chất liệu sơn dầu thể hiện cảnh hùng vĩ của vùng núi tây bắc vào một buổi sáng với gam màu xanh đậm, ngoài việc thể hiện cảnh vật hùng vĩ của thiên nhiên họa sĩ còn thể hiện một buổi đi tuần của các chiến sĩ.
- Bức tượng thể hiện cảnh chia li của chiến sĩ, trước khi đi xa có cầm theo một túi đất để luôn nhớ về đất mẹ
- Học sinh trả lời
- Học sinh nhận xét
- Trả lời

Tài liệu đính kèm:

  • doctiet10.doc