Giáo án Mĩ thuật 7 - Tiết 14, Bài 14: Thường thức mĩ thuật Mĩ thuật Việt Nam từ cuối thế kỉ XIX đến năm 1954 - Năm học 2009-2010

Giáo án Mĩ thuật 7 - Tiết 14, Bài 14: Thường thức mĩ thuật Mĩ thuật Việt Nam từ cuối thế kỉ XIX đến năm 1954 - Năm học 2009-2010

I. Mục tiêu:

 * Kiến thức: Hs được củng cố thêm về kiến thức lịch sử, thấy được những cống hiến của giới văn nghệ sĩ nói chung, giới mĩ thuật nói riêng với kho tàng văn hoá dân tộc.

* Kĩ Năng: Hs nhận biết một số tác phẩm thuộc thời kỳ, biết phân tích nội dung đề

 tài trong tranh.

* Thái độ: Nhận thức đúng đắn và càng thêm yêu quý các tác phẩm phản ánh về

 đề tài chiến tranh cách mạng.

II/ Chuẩn bị:

1. Đồ dùng dạy học:

1.1. Đối với giáo viên:

- Sưu tầm một số tác phẩm mĩ thuật của các hoạ sĩ trong giai đoạn.

1.2. Đối với học sinh.

- Đọc trước sgk.

2. Phương pháp:

 - Trực quan, vấn đáp gợi mở, thảo luận, hoạt động nhóm

 

doc 4 trang Người đăng thanhmai123 Lượt xem 1379Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Mĩ thuật 7 - Tiết 14, Bài 14: Thường thức mĩ thuật Mĩ thuật Việt Nam từ cuối thế kỉ XIX đến năm 1954 - Năm học 2009-2010", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 Ngày soạn: /11/09
 Ngày giảng: /11/09
Tiết 14 Bài 14: Thường thức mĩ thuật
mĩ thuật vn từ cuối tk xix đến năm 1954
I. Mục tiêu:
 * Kiến thức: Hs được củng cố thêm về kiến thức lịch sử, thấy được những cống hiến của giới văn nghệ sĩ nói chung, giới mĩ thuật nói riêng với kho tàng văn hoá dân tộc.
* Kĩ Năng: Hs nhận biết một số tác phẩm thuộc thời kỳ, biết phân tích nội dung đề 
 tài trong tranh.
* Thái độ: Nhận thức đúng đắn và càng thêm yêu quý các tác phẩm phản ánh về 
 đề tài chiến tranh cách mạng.
II/ Chuẩn bị:
1. Đồ dùng dạy học:
1.1. Đối với giáo viên:
- Sưu tầm một số tác phẩm mĩ thuật của các hoạ sĩ trong giai đoạn...
1.2. Đối với học sinh.
- Đọc trước sgk.
2. Phương pháp:
	- Trực quan, vấn đáp gợi mở, thảo luận, hoạt động nhóm
III/ Tiến trình dạy – học:
Nội dung
Hoạt động của Gv
T/g
Hoạt động của Hs
Bài 14:
 Thường thức mĩ thuật
Mĩ thuật vn từ cuối tk XIX đến năm 1954
I. Vài nét về bối cảnh xã hội
II. Một số hoạt động
Từ cuối thế kỉ XIX đến 1930
.
Từ năm 1930 – 1945
Từ 1945-1954
- Kiểm tra sĩ số
- Kiểm tra bài cũ:
+ Em hãy cho biết tác dụng của chữ trang trí và cách sử dụng?
- Nhận xét cho điểm
Hoạt động 1: Giới thiệu bài
 Tiếp theo nền mĩ thuật nhà Trần thì hôm nay chúng ta sẽ tìm hiểu nền mĩ thuật VN từ cuối tk XIX đến năm 1954.
- Gv ghi đầu bài 
- Qua môn học lịch sử các em cũng đã biết, thời kì này đất nước ta cũng đang rất khó khăn,nhưng với tinh thần lạc quan, nền mĩ thuật vn giai đoạn này cũng có những thành tựu đáng kể. Đó là những thành tựu nào? các em sẽ tìm hiểu thông qua thảo luận nhóm.
* Chia lớp thành 4 nhóm:
+ Nhóm 1: Tìm hiểu về bối cảnh xã hội.
+ Nhóm 2: Tìm hiểu về giai đoạn từ cuối thế kỉ Xĩ đến năm 1930
+ Nhóm 3: Tìm hiểu về giai đoạn 1930 – 1945
+ Nhóm 4: tìm hiểu giai đoạn 1945 – 1954
* Các nhóm thảo luận, trình bày phần kiến thức, có thể đặt câu hỏi cho các nhóm khác bàn luận thêm.
Hoạt động 2:
Tìm hiểu vài nét bối cảnh xã hội VN từ cuối tk XIX đến 1954.
- Gv gọi nhóm 1 trả lời.
- Gv gọi các nhóm khác bổ sung ý kiến cho nhóm 1.
- Gv kết luận:
Từ năm 1883 - 1954 nước ta bị thực dân Pháp đô hộ,nhân dân sống dưới 2 tầng áp bức là thực dân Pháp và phong kiến , với chính sách nô dịch về văn hóa, thực dân pháp khai thác triệt để truyền thống mĩ nghệ của dân tộc ta để phục vụ cho chính quốc. Với truyền thống hiếu học, các hoạ sĩ VN đã nhanh chóng tiếp thu được kỹ thuật hội hoạ phương Tây để làm giàu thêm cho nền nghệ thuật dân tộc.
Hoạt động 3:
 Tìm hiểu một số hoạt động mĩ thuật.
- Gv gọi đại diện nhóm 2 trình bày phần thảo luận của nhóm mình.
- Gv gọi các nhóm bạn bổ sung cho phần trả lời của nhóm 2.
- Gv bổ sung:
- Trường CĐ MTĐD đã có công trong việc đào tạo một thế hệ hoạ sĩ vừa tiếp thu khoa học cơ bản ,vừa chuyển hoá nhuần nhuyễn nghệ thuật dân tộc. Đặc biệt bên cạnh chất liệu sơn dầu, lụa , khắc gỗ các hoạ sĩ VN đã tìm cách thể hiện chất liệu sơn mài trong sáng tác hội hoạ.
- Gv gọi nhóm 3 trả lời câu hỏi :Trình bày một số hoạt động MTVN từ 1930 – 1945?
- Gv bổ sung:
Tháng 10 - 1945 chính phủ nước VN dân chủ cộng hoà đã ký nghị định mở lại trường CĐMTĐD.
Các hoạ sĩ và các nhà điêu khắc đã tích cực chuẩn bị cho triển lãm MT đầu tiên của chế độ mới để chào mừng Quốc Khánh 2-9-1945..
- Gv gọi nhóm 4 trả lời câu hỏi: Trình bày một số hoạt động MTVN từ 1945- 1954?
 - Gv bổ sung:
Kháng chiến bùng nổ ,các hoạ sĩ lại nhập cuộc thành các nhóm có mặt tại các chiến khu trên toàn quốc :
+ Nhóm văn nghệ việt bắc
+ Nhóm văn nghệ liên khu III..
+ Nhóm văn nghệ liên khu IV..
+ Nhóm văn nghệ liên khu V..
+ Nhóm Nam Bộ.
- Sau khi đã trình bày ,phân tích 1 số hoạt động mĩ thuật ,Gv đặt câu hỏi để kiểm tra kiến thức của hs.
- Gv kết luận:
Các hoạ sĩ đã chút bỏ quan điểm cũ để đến với cách mạng bằng cả trái tim và khối óc của mình 
Hình ảnh con người mới ,con người cách mạng trong các tác phẩm không những nói lên lòng quyết tâm giữ nước của nhân dân mà còn nói lên vẻ đẹp hồi sinh của tâm hồn người nghệ sĩ.
- Xu hướng hiện thực trong quá trình đi lên đã có những dóng góp nhất dịnh cho nền MT CM và tồn tại với thời gian. 
- Dặn dò:
Trả lời các câu hỏi cuối sgk.
Mang đầy đủ đò dùng học tập cho giờ sau.
2’
10’
30’
- Lớp báo cáo
- 1 Hs trả lời, 2 Hs nhận xét.
- Hs ghi đầu bài.
- Hs chia nhóm thảo luận và đề cử nhóm trưởng .	
- Nhóm 1 thảo luận về vài nét bối cảnh xã hội VN từ cuối tk XIX đến 1954.
- Có những nét gì tiêu biểu? đáng chú ý khác với các giai đoạn khác.
- Đại diện nhóm 1 trả lời phần thảo luận của nhóm mình.
- Các nhóm khác bổ sung, đóng góp ý kiến cho nhóm 1.
- Nhóm 2 thảo luận câu hỏi:
- Trình bày một số hoạt động của mĩ thuật VN từ XIX đến năm 1930.
- Đại diện nhóm 2 trả lời phần thảo luận của nhóm mình.
- Các nhóm khác bổ sung, đóng góp ý kiến cho nhóm 2.
- Nhóm 3 thảo luận câu hỏi:
Trình bày một số hoạt động MTVN từ 1930 – 1945?
- Đại diện nhóm 3 trả lời phần thảo luận của nhóm mình.
- Các nhóm khác bổ sung, đóng góp ý kiến cho nhóm 3.
- Nhóm 4 thảo luận câu hỏi:
: Trình bày một số hoạt động MTVN từ 1945- 1954?
- Đại diện nhóm 4 trả lời phần thảo luận của nhóm mình.
- Các nhóm khác bổ sung, đóng góp ý kiến cho nhóm 4.
- Hs trả lời.

Tài liệu đính kèm:

  • doctiet 14.doc