Giáo án lớp 9 môn Hóa học - Tiết 1: Ôn tập

Giáo án lớp 9 môn Hóa học - Tiết 1: Ôn tập

1. Kiến thức:

- Giúp học sinh hệ thống lại kiến thức ở lớp 8 làm cở sở để tiếp thu những kiến thức mới ở chương trình lớp 9

2. Kỹ năng:

- Rèn luyện kỹ năng viết PTHH

- Rèn luyện kỹ năng tính toán theo PTHH

3. Thái độ:

- Rèn luyện lòng yêu thích say mê môn học

 

doc 161 trang Người đăng levilevi Lượt xem 1501Lượt tải 3 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án lớp 9 môn Hóa học - Tiết 1: Ôn tập", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Giáo án giảng dạy
Môn : hóa học lớp 9
Tiết:1 Ngày tháng năm 2007
ôn tập
I. Mục tiêu:
Kiến thức:
- Giúp học sinh hệ thống lại kiến thức ở lớp 8 làm cở sở để tiếp thu những kiến thức mới ở chương trình lớp 9
Kỹ năng:
- Rèn luyện kỹ năng viết PTHH
- Rèn luyện kỹ năng tính toán theo PTHH
Thái độ:
- Rèn luyện lòng yêu thích say mê môn học
II. Chuẩn bị:
- GV: Hệ thống chương trình lớp 8
- HS: Các kiến thức đã học ở chương trình lớp 8
III. Định hướng phương pháp:
- Sử dụng phương pháp đàm thoại, hoạt động nhóm
IV. Tiến trình dạy học:
Kiểm tra bài cũ: 
Bài mới:
Hoạt động 1: Ôn tập một số nội dung , khái niệm hóa học ở lớp 8:
GV: Tổ chức cho học sinh chơi trò chơi ô chữ. Chia lớp thành 4 nhóm. Thông báo luật chơi: Ô chữ gồm 8 hàng ngang là các khái niệm hóa học. Đoán được từ hàng ngang được 10 điểm. Mỗi từ hàng ngang có 1 đến 2 chữ trong từ chìa khóa. Đoán được từ chìa khóa được 20 điểm
* Hàng ngang 1: Có 13 chữ cái: Đây là khái niệm: Chất có những tính chất vật lý và hóa học nhất định
Chữ trong từ chìa khóa: C,H 
* Hàng ngang 2 : Có 7 chữ cái: : Đây là khái niệm : Là những chất được tạo nên từ 2 NTHH trở lên.
Chữ trong từ chìa khóa: H,H 
* Hàng ngang 3: Có 6 chữ cái: : Đây là khái niệm . Là hạt đại diện cho chất. Gồm một số nguyên tử liên kết với nhau và có đầy đủ tính chất hóa học của chất
Chữ trong từ chìa khóa: P 
* Hàng ngang 4: Có 8 chữ cái: : Đây là khái niệm :Là hạt vô cùng nhỏ và trung hòa về điện
Chữ trong từ chìa khóa: N,Ư 
* Hàng ngang 5: Có 14 chữ cái: Là tập hợp các nguyên tử cùng loại có cùng số p trong hạt nhân
Chữ trong từ chìa khóa: A 
* Hàng ngang 6: Có 6 chữ cái: Là con số biểu thị khả năng liên kết của nguyên tử hoặc nhóm nguyên tử
Chữ trong từ chìa khóa: O
* Hàng ngang 7: Có 14 chữ cái: Hiện tượng chất biến đổi mà vẫn giữ nguyên là chất ban đầu
Chữ trong từ chìa khóa: N,G
* Hàng ngang 8 : Có 14 chữ cái: Dùng để biểu diễn chất gồm 1,2 hay 3 KHHH và chỉ số ở mỗi chân ký hiệu. 
Chữ trong từ chìa khóa: O,A
Gợi ý từ chìa khóa: Quá trình làm biến đổi từ chất này thành chất khác
 Ô chữ
C
H
Â
T
T
I
N
H
K
H
I
Ê
T
H
Ơ
P
C
H
Â
T
P
H
Â
N
T
Ư
N
G
U
Y
Ê
N
T
Ư
N
G
U
Y
Ê
N
T
Ô
H
O
A
T
R
I
H
I
Ê
N
T
Ư
Ơ
N
G
V
Â
T
L
Y
C
Ô
N
G
T
H
Ư
C
H
O
A
H
O
C
ô chìa khóa: phản ứng hóa học
Hoạt động 1: Ôn luyện viết PTHH, các khái niệm oxit, axit, bazơ, muối:
Ghép nối thông tin cột A với cột B sao cho phù hợp
HS làm việc cá nhân
GV: Gọi một HS lên bảng làm , sửa sai nếu có
Hoàn thành PTHH sau viết các PT trên thuộc loại phản ứng nào?
CaO + 2HCl CaCl2 + H2O
Fe2O3 + H2 Fe + H2O
Na2O + H2O 2NaOH
Al(OH)3 t Al2O3 + H2O
Tên hợp chất
Ghép
Loại hợp chất
1. axit
a. SO2; CO2; P2O5
2. muối
b. Cu(OH)2; Ca(OH)2
3. bazơ
c. H2SO4; HCl
4. oxit axit
d. NaCl ; BaSO4
5. oxit bazơ
2.CaO + 2HCl CaCl2 + H2O ( P/ư thế)
Fe2O3 + H2 Fe + H2O( P/ư oxi hóa)
Na2O + H2O 2NaOH( P/ư hóa hợp)
Al(OH)3 t Al2O3 + H2O( P/ư phân hủy)
Hoạt động 3: Bài tập
GV: Yêu cầu HS tóm tắt đề:
? Đề bài yêu cầu tính gì?
HS làm việc cá nhân 
Gọi một học sinh làm bài
Gv Chấm bài của một số học sinh
Hòa tan 8,4 g Fe bằng dung dịch HCl 10,95%(vừa đủ)
Tính thể tích khí thu được ở (ĐKTC)
Tính khối lượng axit cần dung
Tính nồng độ % của dd sau phản ứng
Giải:
nFe = 8,4/ 56 = 0,15 mol
PTHH
Fe(r) + 2HCl (dd) FeCl2 (dd) + H2 (dd)
nH2 = nFeCl2 = nFe = 0,15 mol
nHCl = 2.nH2 = 0,15 .2 = 0,03 mol
a. VH2 (ĐKTC) = 0,15 . 22,4 = 3,36,l
b. m HCl = 0,3 . 36,4 = 10,95 g
 10,95 .100
mdd = = 100 g
 10,95
c. dd sau phản ứng có FeCl2
m FeCl2 = 0,15 .127 = 19,05g
mH2 = 0,15 .2 = 0,3g
mdd sau phản ứng= 8,4 + 100 -0,3 = 108,1g 
 19,05
C% FeCl2 = .100% = 17,6%
 108,1
C.Củng cố - luyện tập:
- Xem lại định nghĩa , 1số oxit đã học
Chương I: Các loại hợp chất vô cơ
Tiết 2: Ngày tháng năm 2007
Tính chất hóa học của oxit
Khái niệm về sự phân loại oxit
I. Mục tiêu:
1.Kiến thức:
- HS biết được những tính chất hóa học của oxit axit, oxit bazơ, và dẫn ra dược những tính chất hóa học tương ứngvới mỗi tính chất.
- Học sinh hiểu được cơ sở phân loại các hợp chất oxit axit và oxit bazơ, là dựa vào tính chất hóa học của chúng.
2.Kỹ năng:
- Rèn luyện kỹ năng viết PTHH
- Rèn luyện kỹ năng tính toán theo PTHH
3.Thái độ:
- Giáo dục lòng yêu thích say mê môn học
II. Chuẩn bị:
- Dụng cụ : 
Cốc thủy tinh, ống nghiệm,thiết bị điều chế CO2, P2O5
Hóa chất: CuO , CO2, P2O5 , H2O , CaCO3 , P đỏ
HS : CaO, Kiến thức đã học ở lớp 8
III. Định hướng phương pháp:
- Sử dụng phương pháp đàm thoại, hoạt động nhóm
IV. Tiến trình dạy học:
A.Kiểm tra bài cũ: 
B. Bài mới:
Hoạt động 1:Tính chất hóa học của oxit
? Em hãy nhớ lại TN khi cho CaO tác dụng với nước ( Hiện tượng và kết luận)
? Hãy viết PTHH 
GV: Cho một ít CuO t/d với H2O em hãy quan sát và nhận xét hiện tượng?
GV: Chỉ một số oxit Na2O ; BaO  t/d được với H2O ( oxit tương ứng với bazơ tan)
? Hãy viết PTHH một số oxit t/d với nước
GV: Hướng dẫn làm thí nghiệm 
Cho một ít CuO vào ống nghiệm 
? Hãy quan sát trạng thái màu sắc của CuO
Cho tiếp 1-2 ml dd HCl vào ống nghiệm, lắc nhẹ
? Quan sát hiện tượng ?
? Nêu nhận xét ? Viết PTHH? 
? GV một số oxit khác như CaO , Fe2O3 cũng xảy ra phản ứng tương tự( trừ oxit của kim loại kiềm)
GV: Mô tả lại thí nghiệm CaO ; BaO ; tác dụng với CO2 tạo thành muối
? Hãy viết PTHH 
GV: Một số oxit bazơ tác dụng oxit axit tạo thành muối. Đó là oxit bazơ tương ứng bazơ tan.
GV: làm lại thí nghiệm P2O5 tác dụng với nước 
? Quan sát hiện tượng ? Viết PTHH?
GV: Một số oxit khác SO2 ; SO3  tác dụng với nước cũng thu được axit tương ứng.
GV: kết luận :
GV: Điều chế trước CO2 
HS: Làm thí nghiệm theo nhóm:
Mởp nút bình rót khoảng 10 -15 ml Ca(OH)2 trong suốt . Đậy nhanh , lắc nhẹ
? Quan sát hiện tượng ? Viết PTHH?
GV: Một số oxit khác SO2 ; SO3, P2O5 cũng có phản ứng tương tự
GV: Từ tính chất của oxit bazơ em có kết luận gì?
? Hãy viết các PTHH minh họa?
? BT : Hãy điền tiếp nội dung vào ô trống
Oxit bazơ
Oxit axit
 +H2O + Bazơ + H2O + Axit
GV: Khái quát lại tính chất của oxit axit và oxit bazơ
Oxit bazơ có những tính chất hóa học nào?
Tác dụng với nước:
CaO(r) + H2O(l) Ca(OH)2 (dd)
Một số oxit bazơ tác dụng với nước tạo thành dd kiềm
Tác dụng với axit:
CuO (r) + 2HCl(dd) CuCl2 (dd) + H2O(l)
Oxit bazơ tác dụng với axit tạo thành muối và nước
Tác dụng với oxit axit :
CaO(r) + CO2 (k) CaCO3(r)
BaO(r) + SO2 (k) BaSO3(r)
 Một số bazơ ( tương ứng với bazơ tan ) tác dụng với axit tạo thành muối 
oxit axit có những tính chất nào:
Tác dụng với nước:
P2O5 (r) + 3H2O (l) 2 H3PO4 (dd) 
Một số oxit axit tác dụng với nước tạo thành axit ( Trừ SiO2)
Tác dụng với bazơ: 
CO2(k) + Ca(OH)2 (dd) CaCO3(r) +H2O(l)
Oxit axit tác dụng với bazơ tạo thành muối và nước
Tác dụng với oxit bazơ: 
 SO2 (k) + BaO(r) BaSO3(r)
Hoạt động 2: Khái quát về sự phân loại axit:
GV: Yêu cầu HS tham khảo SGK 
? Vậy căn cứ vào đâu để người ta phân loại axit?
Lấy VD về một số oxit axit , một số oxit bazơ
GV: Lấy VD về oxit lưỡng tính
ZnO + HCl ZnCl2 + H2O
ZnO+2NaOH+H2O Na2(Zn(OH)2)4
* CO, NO là oxit không tạo muối ( oxit trung tính) không có tính chất của oxit axit cũng không có tính chất của oxit bazơ
- Oxit axit
- Oxit bazơ
- Oxit lưỡng tính
-Oxit trung tính 
C.Củng cố - luyện tập:
1 .Làm BT số 3 tại lớp
2. Về nhà làm BT số 1,2,4,5,6.
Tiết 3: Ngày tháng năm 2007
Một số oxit quan trọng
I. Mục tiêu:
1.Kiến thức:
- Học sinh biết được những tính chất của CaO và viết đúng PTHH cho mỗi phản ứng
- Biết được những ứng dụng của CaO trong đời sống và trong sản xuất, cũng biết được những tác hại của chúng với môi trường và sức khỏe con người
- Biết được phương pháp điều chế CaO trong PTN và trong công nghiệp và những phản ứng hóa học làm cơ sở cho phương pháp điều chế.
2.Kỹ năng:
- Rèn luyện kỹ năng viết PTHH
- Vận dụng những kiến thức về CaO để làm BT tính toán theo PTHH
Thái độ:
- Rèn luyện lòng yêu thích say mê môn học
II. Chuẩn bị:
- Hóa chất: CaO; HCl ; H2SO4 ; CaCO3 ; Na2CO3 ; S ; Ca(OH)2 ; H2O 
- Dụng cụ:ống nghiệm , cốc thủy tinh, dụng cụ điều chế SO2 từ Na2SO3 ; H2SO4 ; đèn cồn
- Tranh ảnh , sơ đồ nung vôi công nghiệp và thủ công
III. Định hướng phương pháp:
- Sử dụng phương pháp đàm thoại, hoạt động nhóm
IV. Tiến trình dạy học:
A.Kiểm tra bài cũ: 
1. Hãy nêu tính chất hóa học của oxit bazơ ? Viết PTHH?
2. Hãy nêu tính chất hóa học của oxit axit ? Viết PTHH?
B. Bài mới: Can xi oxit
? Hãy cho biết CTHH của caxioxit 
? Can xi oxit thuộc loại hợp chất nào?
Hoạt động 1: Can xi oxit có những tính chất hóa học nào?
? Hãy nêu tính chất vật lý của Canxi oxit?
? Nhắc lại những tính chất hóa học của oxit bazơ?
GV: Hướng dẫn HS làm thí nghiệm:
Cho CaO Tác dụng với nước
? Quan sát hiện tượng và nêu nhận xét?
? Hãy viết các PTHH?
GV: CaO có tính hút ẩm ? vậy dùng CaO làm gì?
GV: Hướng đẫn làm thí nghiệm CaO tác dụng với HCl
? Quan sát hiện tượng , rút ra kết luận và viết PTHH?
? nhờ tính chất này CaO được làm gì trong cuộc sống?
GV: dể CaO lâu ngày trong không khí CaO hấp thu CO2 tạo thành CaCO3 
? Hãy viết PTHH
GV: Nếu để lâu trong không khí CaO sẽ giảm chất lượng.
Kết luận: Caxi oxit là oxit bazơ 
là chất rắn màu trắng , nóng chảy ở 25850C
Mang đầy đủ tính chất hóa học của một oxit bazơ.
Tác dụng với nước:
CaO(r) + H2O(l) Ca(OH)2 (dd)
 Ca(OH)2 ít tan , phần tan tạo thành dd bazơ
Tác dụng với axit:
CaO(r) + 2HCl (dd) CaCl2 (dd0 + H2O(l)
c.Tác dụng với oxit axit 
CaO(r) + CO2(k) CaCO3(r)
Hoạt động 2: Can xi oxit có những ứng dụng gì:
? Dựa vào tính chất hóa học của Can xi oxit hãy nêu ứng dụng của CaO?
Dùng trong công nghiệp luyện kim, công nghiệp hóa học
- Dùng khử chua đất trồng, xử lý nước thải sinh hoạt, nước thái công nghiệp, sát trùng
Hoạt động 3: Sản xuất Caxioxxit như thế nào?
? Nêu nguyên liệu của sản xuất vôi
HS: Quan sát H1.4 ; H1.5
? Nêu qui trình sản xuất CaO bằng lò CN
? Nêu những ưu nhược điểm của lò nung vôi thủ công và lò nung vôi công nghiệp.
GV: Thông báo các phản ứng xảy ra trong quá trình nung vôi
Than cháy sinh ra CO2
Nhiệt phân hủy CaCO3
? Hãy viết các PTHH
? ở địa phương em sản xuất vôi bằng phương pháp nào?
Nguyên liệu : CaCO3
Các phản ứng xảy ra trong quá trình nung vôi:
 C(r) + O2 (k) t CO2 (k)
CaCO3 (r) CaO(r) + CO2 (k)
Củng cố - luyện tập:
1.Hoàn thành các phương trình hóa học sau:
 CaO + .. CaSO4 + H2O
..+ CO2 CaCO3
CaO + H2O . 
2.Hướng dẫn làm bài tập
BT1: a – Cho tác dụng với nước
Thử bằng CO2
b. Khí làm đục Ca(OH)2 là CO2
BT2 Chất phản ứng mạnh với nư ... thiệu thành phần nguyên tố chủ yếu của protein
Thành phần nguyên tố:
Gồm C,H,O,N và một lượng nhỏ S
Cấu tạo phân tử ?
Protein được cấu tạo bởi các amianoxit
Hoạt động 3: Tính chất:
GV: Giới thiệu khi đun nóng protein trong dd axir hoặc bazơ protein bị phân hủy sinh ra các aminoaxit
? Hãy viết PTHH
GV: hướng dẫn làm thí nghiệm đốt cháy tóc hoặc sừng
Phản ứng phân hủy:
Protein + nước hh các aminoaxit
sự phân hủy bởi nhiệt:
Khi đun nóng mạnh hoặc không có nước protein bị phân hủy tạo thàh những chất bay hơi có mùi khét
Sự đông tụ:
Một số protein tan trong nước tạo thành dd keo, khi đun nóng hoặc thêm hóa chất các dd này thường xảy ra kết tủa . Gọi là sự đông tụ
Hoạt động 5: ứng dụng:
? Hãy nêu ứng dụng của protein
- làm thức ăn, có các ứng dụng khác trong công nghiệp như dệt, da mĩ nghệ.
C. Củng cố - luyện tập:
1. Em hãy nêu hiện tượng xảy ra khi vắt chanh vào sữa bò hoặc sữa đậu nành
2. BTVN: 1,2,3,4
Tiết 65: Ngày1 tháng 5 năm 2006
polime
I. Mục tiêu:
1.Kiến thức:
- Nắm đựợc định nghĩa, cấu tạo, cách phân loại, tính chất chung của polime
- Nắm được khái niệm chất dẻo,tơ, sợi, cao su và những ứng dụng chủ yếu của các loại vật liệu này trong cuộc sống
2. Kỹ năng:
- Viết CTCT của một số polime viết CTTQ và ngược lại
3.Thái độ:
- Giáo dục tính cẩn thận , trình bày khoa học.
II. Chuẩn bị:
Bảng phụ , bảng nhóm, bút dạ.
Dụng cụ : Mẫu polime : túi PE, cao su, vỏ dây điện, mẩu săm lốp
Hình vẽ: các loại dạng mạch polime
III. Định hướng phương pháp:
- Hoạt động nhóm, thực hành thí nghiệm
IV. Tiến trình dạy học:
A.Kiểm tra bài cũ: 
1. Viết CTPt của tinh bột, xenlulozơ, protein. SS với CTCT của rượu etylic
B. Bài mới:
Hoạt động 1: Khái niệm chung
GV: Yêu cầu Hs đọc thông tin trong SGK 
GV: Dẫn dắt và yêu cầu Hs rút ra kêt luận về polime
HS đọc định nghĩa
Định nghĩa: Polime là những chất có phân tử khối rất lớn do nhiều mắt xích liên kết với nhau
Theo nguồn gốc chia 2 loại:
 Polime thiên nhiên và polime tổng hợp 
Hoạt động 2: Cấu tạo và tính chất
GV: Yêu cầu HS đọc SGK
GV: Giới thiệu về tính tan của cá polime
a.Cấu tạo:
Polime là những phân tử có phân tử khối rất lớn gồm nhiều mắt xích liên kết với nhau tạo thành mạch thẳng , mạch nhánh hoặc mạng không gian
b.Tính chất: 
- Là chhát rắn không bay hơi
- Hầu hết các polime không tan trong nước hoặc ác dung môi thông thường
Hoạt động 3: ứng dụng:
? Hãy nêu ứng dụng của protein
- làm thức ăn, có các ứng dụng khác trong công nghiệp như dệt, da mĩ nghệ.
C. Củng cố - luyện tập:
1. Hãy chỉ ra mắt xích trong phân tử của mỗi polime sau: PVC,poliprppilen
2. Viết công thức chung của polime tổng hợp từ mỗi chất sau: C8H8
Tiết 66: Ngày 5 tháng 5 năm 2006
Polime (tiếp)
I. Mục tiêu:
1.Kiến thức:
- Nắm đựợc định nghĩa, cấu tạo, cách phân loại, tính chất chung của polime
- Nắm được khái niệm chất dẻo,tơ, sợi, cao su và những ứng dụng chủ yếu của các loại vật liệu này trong cuộc sống
2. Kỹ năng:
- Viết CTCT của một số polime viết CTTQ và ngược lại
3.Thái độ:
- Giáo dục tính cẩn thận , trình bày khoa học.
II. Chuẩn bị:
Bảng phụ , bảng nhóm, bút dạ.
Dụng cụ : Mẫu polime : túi PE, cao su, vỏ dây điện, mẩu săm lốp
Hình vẽ: các loại dạng mạch polime
III. Định hướng phương pháp:
- Hoạt động nhóm, thực hành thí nghiệm
IV. Tiến trình dạy học:
A.Kiểm tra bài cũ: 
1. làm bài tập 4
B. Bài mới: ứng dụng của Polime
Hoạt động 1: Chất dẻo là gì?
GV: Gọi HS đọc SGK
GV: Gọi HS trả lời câu hỏi 1 trong phiếu học tập:
- Chất dẻo, tính dẻo.
- Thành phần chất dẻo
- Ưu điểm của chất dẻo
Do nhóm sưu tầm được
Gv liên hệ các vận dụng được chế tạo từ chất dẻo để nêu được ưu điểm và nhược điểm của chất dẻo với các vật dụng bằng gỗ và kim loại 
a.Chất dẻo là những vật liệu có tính dẻo được chế tạo từ polime
b.Thành phần: polime, chất hóa dẻo, chất độn, chất phụ gia 
c.Ưu điểm: nhẹ, bền, cách điện, cách nhiệt, dễ gia công.
d.Nhược điểm: kém bền về nhiệt
Hoạt động2: Tơ là gì?
GV: Gọi HS đọc SGK
GV cho HS xem sơ đồ
? nêu những vật dụng được sản xuất từ tơ mà em biết? Việt Nam có những địa phương nào sản xuất tơ nổi tiếng
GV lưu ý khi sử dụng các vật dụng bằng tơ: không giặt bằng nước nóng, tránh phơi nắng, là ở nhiệt độ cao
a.Tơ là những polime( tự nhiên hay tổng hợp có cấu tạo mạch thảng hoặc có thể kéo dài thành sợi
b.Phân loại: Tơ tự nhiên và tơ hóa học (trong đó có tơ nhân tạo và tơ tổng hợp)
Hoạt động 3: Cao su là gì?
? cao su là gì?
GV thuyết trình về cao su
? Như thế nào gọi là tính đàn hồi
? Phân loại cao su như thế nào?
? Những ưu và nhược điểm của các vật dụng được chế tạo từ cao su
a.Cao su: là vật liệu polime có tính đàn hồi
b.Phân loại: cao su tự nhiên và cao su tổng hợp
c.Ưu điểm: đàn hồi, không thấm nước, không thấm khí, chịu mài mòn, cách điện
C. Củng cố - luyện tập:
1. So sánh chất dẻo, tơ, cao su về thành phần, ưu điểm
2. BTVN: 5 SGK
Tiết 67: Ngày 10 tháng5 năm 2006
Thực hành: tính chất của gluxit
I. Mục tiêu:
1.Kiến thức:
- Củng cố các kiến thức về phản ứng đặc trưng của Glucozơ, saccarozơ, tinh bột
 2. Kỹ năng:
- Tiếp tục rèn luyện kỹ nang thực hành thí nghiệm, rèn luyện ý thức cẩn thận, kiên trì trong học tập và thực hành hóa học
3.Thái độ:
- Giáo dục tính cẩn thận , trình bày khoa học.
II. Chuẩn bị:
Bảng phụ , bảng nhóm, bút dạ.
Dụng cụ : ống nghiệm, giá đựng ống nghiệm, đèn cồn
Hóa chất: dd glucozơ, NaOH, AgNO3, NH3
III. Định hướng phương pháp:
- Hoạt động nhóm, thực hành thí nghiệm
IV. Tiến trình dạy học:
A.Kiểm tra bài cũ: 
1. Nêu tính chất hóa học của Glucozơ
B. Bài mới: 
Hoạt động 1: Tiến hành thí nhgiệm
Thí nghiệm 1: Tác dụng của glucozơ với bạc nitơrat trong dd amoniac
GV hướng dẫn làm thí nghiệm
- Cho vài giọt dd bạc nitơrat và dd amoniac, lắc nhẹ
- Cho tiếp 1ml dd glucozơ, đun nhẹ trên ngọn lửa đèn cồn.
? Nêu hiện tượng, nhận xét và viết phương trình phản ứng
Thí nghiệm 2: Phân biệt glucozơ, saccarozơ, tinh bột
Có 3 dd glucozơ, saccarozơ, tinh bột. Đựng trong 3 lọ mất nhãn, em hãy nêu cách phân biệt 3 dd trên
GV gọi HS trình bày cách làm
1. Thí nghiệm 1: Tác dụng của glucozơ với bạc nitơrat trong dd amoniac
Thí nghiệm 2: Phân biệt glucozơ, saccarozơ, tinh bột
+ Nhỏ 1đến 2 giọt dd iot và 3 dd trong 3 ống nghiệm
Nếu thấy màu xanh xuất hiện là hồ tinh bột
+ Nhỏ 1 đến 2 giọt dd AgNO3 trong NH3 vào 2 dd còn lại, đun nhẹ. Nếu thấy bạc kết tủa bám vào thành ống nghiêm là dd glucozơ
Lọ còn lại là saccarozơ
Hoạt động 2: Viết bản tường trình
STT
Tên thí nghiệm
Hiện tượng
Nhận xét
PTHH
1
2
C. Thu dọn phòng thực hành
Tiết 68: Ngày 15tháng 5 năm 2006
ôn tập cuối năm
Phần 1: Hóa học vô cơ
I. Mục tiêu:
1.Kiến thức:
- Học sinh lập được mối quan hệ giữa các loại hợp chất vô cơ: Kim loại, oxit, axit, bazơ, muối. được biểu diễn bằng các sơ đồ trong bài học
 2. Kỹ năng:
- Biết thiết lập mối quan hệ giữa các chất vô cơ
- Biết chọn chất cụ thể chứng minh cho mối liên hệ được thiết lập
_ Viết PTHH biểu diễn mối quan hệ giữa các chất
3.Thái độ:
- Giáo dục tính cẩn thận , trình bày khoa học.
II. Chuẩn bị:
Bảng phụ , bảng nhóm, bút dạ.
III. Định hướng phương pháp:
- Hoạt động nhóm, hoạt đọng cá nhân
IV. Tiến trình dạy học:
A.Kiểm tra bài cũ: 
B. Bài mới: 
Hoạt động 1: kiến thức cần nhớ:
GV: Chiếu lên sơ đồ 
Kim loại
Phi kim
 1 3 6 9
Oxit bazơ
Muối
Oxit axit
Bazơ
Axit
 2 5 8 10
GV: yêu cầu các nhóm thảo luận ? Viết PTHH minh họa cho mối quan hệ trên?
1. kim loại oxit bazơ
2Cu + O2 2CuO
CuO + H2 Cu + H2O
2. oxit bazơ bazơ
Na2O + H2 O 2 NaOH
2Fe(OH)2 FeO + H2O
3. Kim loại Muối 
Mg + Cl2 MgCl2
 CuSO4 + Fe FeSO4 + Cu
4. oxit bazơ Muối
Na2O + CO2 Na2CO3 
CaCO3 CaO + CO2
5. Bazơ muối
Fe(OH)2 + 2HCl FeCl2 + 2H2O
FeCl3 + 3NaOH Fe(OH)3 + 3NaCl
6. Muối phi kim
2KClO3 t 2KClO2 + O2
Fe + S t FeS
7. Muối oxit axit
K2SO3 + 2HCl 2KCl + H2O + SO2
SO3 + 2NaOH Na2SO4 + H2O
8. Muối axit
BaCl2 + H2SO4 BaSO4 + 2 HCl
2HCl + Cu(OH)2 CuCl2 + 2H2O
9. Phi kim oxit axit
4P + 5O2 2P2O5
10. Oxit axit Axit
P2O5 + 3H2O 2 H3PO4
Hoạt động 2: Bài tập:
Bài tập 1: Trình bày phương pháp nhận biết các chất rắn: CaCO3, Na2CO3, Na2SO4
HS làm việc cá nhân
Gọi một Hs lên bảng làm bài tập
Bài tập 2: Viết PTHH thực hiện chuỗi biến hóa:
FeCl3 1 Fe(OH)3 2 Fe2O3 3 
 Fe 4 FeCl2
Bài tập 3: Cho 2,11 g hỗn hợp Zn và ZnO vào dd CuSO4 dư. Sau khio phản ứng kết thúc, lọc lấy phần chất rắn không tan, rửa sạch rồi cho tác dụng với HCl dư còn lại 1,28g chất rắn không tan màu đỏ
a.Viết PTHH
b.Tính khối lượng mỗi chất trong hh A
BT 1: Đánh số thứ tự các lọ hóa chất
Cho nước vào các ống nghiệm lắc đều
Nếu thấy chất rắn không tan là CaCO3
Chất rắn tan là: Na2CO3, Na2SO4
Nhỏ dd HCl vào 2 muối còn lại nếu thấy sửi bọt là: Na2CO3
Na2CO3 + 2HCl 2 NaCl + H2O + CO2
Còn laị là Na2SO4
BT2:
1. FeCl3 +3NaOH Fe(OH)3 +3NaCl
2. 2Fe(OH)3 Fe2O3 + H2O
3. Fe2O3 + 3CO 2Fe + 3CO2
4. Fe + HCl FeCl2 + H2 
PTHH 
Zn + CuSO4 FeSO4 + Cu
Vì CuSO4 dư nên Zn phản ứng hết
ZnO + 2HCl ZnCl2 + H2
m Cu = 1,28 nCu = 1,28 : 64 = 0,02 mol
Theo PT 
n Zn = n Cu = 0,02 mol
mZn = 0,02 . 65 = 1,3 g
m ZnO = 2,11 – 1,3 = 0,81g 
C. Dặn dò
BTVN: 1,3,4,5
Tiết 69: Ngày 20 tháng 5năm 2006
ôn tập cuối năm
Phần 1: Hóa học hữu cơ
I. Mục tiêu:
1.Kiến thức:
- Học sinh lập được mối quan hệ giữa các loại hợp chất hữu cơ: được biểu diễn bằng các sơ đồ trong bài học
- Hìmh thành mối liên hệ giữa các chất
 2. Kỹ năng:
- Biết thiết lập mối quan hệ giữa các chất vô cơ
- Củng cố các kỹ năng ghiải bài tập , vận dụng các kiến thức vào thực tế
3.Thái độ:
- Giáo dục tính cẩn thận , trình bày khoa học.
II. Chuẩn bị:
Bảng phụ , bảng nhóm, bút dạ.
III. Định hướng phương pháp:
- Hoạt động nhóm, hoạt đọng cá nhân
IV. Tiến trình dạy học:
A.Kiểm tra bài cũ: 
B. Bài mới: 
Hoạt động 1: kiến thức cần nhớ:
GV phát phiếu học tập cho các nhóm
Hãy điền tiếp nội dung vào chỗ trống
Đặc điểm cấu tạo
Phản ứng đặc trưng
ứng dụng
Metan
Etilen
Axetilen
Ben zen
Rượu etylic
Axit Axetic
Hs các nhóm làm BT . GV chuẩn kiến thức
Hoạt động 2: Bài tập:
Bài tập 1: Trình bày phương pháp nhận biết :
a. các chất khí : CH4 ; C2H4; CO2
b. Các chất lỏng: C2H5OH; CH3COOH; C6H6
BT3: BT6 SGK
GV: Hướng dẫn học sinh làm bài tập
Gọi 1 HS lên bảng làm bài tập
GV xem và chấm 1 số bài nếu cần
BT 1: Đánh số thứ tự các lọ hóa chất
Lần lượt dẫn các chất khí vào dd nước vôi trong:
- Nếu thấy vẩn đục là CO2
CO2+ Ca(OH)2 CaCO3 + H2O
Dẫn 2 khí còn lại vào dd Br2 nếu dd Br2 bị mất màu là C2H4
 C2H4 + Br2 C2H4Br2
Lọ còn lại là CH4
b. Làm tương tự như câu a
C. Dặn dò
Chuẩn bị kiểm tra học kỳ

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao an hoa hoc 89 chuan.doc