Giáo án lớp 8 môn Ngữ văn - Tuần 8 - Tiết 36, 37: Kiều ở lầu Ngưng Bích

Giáo án lớp 8 môn Ngữ văn - Tuần 8 - Tiết 36, 37: Kiều ở lầu Ngưng Bích

Kiến thức

 - Nỗi bẽ bàng, buồn tủi, cô đơn của Thúy Kiều khi bị giam lỏng ở lầu Ngưng Bích và tấm lòng thủy chung, hiếu thảo của nàng.

 - Ngôn ngữ độc thoại và nghệ thuật tả cảnh ngụ tình đặc sắc của Nguyễn Du

2. Kĩ năng

 - Bổ sung kiến thức đọc-hiểu văn bản truyện thơ trung đại.

 - Nhận ra và thấy được tác dụng của ngôn ngữ độc thoại , cảu nghệ thuật tả cảnh ngụ tình.

 - Phân tích tâm trạng nhân vật qua một đoạn trích trong tác phẩm Truyện Kiều.

 - Cảm nhận được sự cảm thông sâu sắc của Nguyễn Du đối với nhân vật trong truyện

 

doc 13 trang Người đăng levilevi Lượt xem 2044Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án lớp 8 môn Ngữ văn - Tuần 8 - Tiết 36, 37: Kiều ở lầu Ngưng Bích", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 08
Tiết 36,37
Ngày soạn: 09/10/2011
Ngày dạy: 10/10/2011 
 KIỀU Ở LẦU NGƯNG BÍCH
 ( Trích Truyện Kiều của Nguyễn Du)
 A.	MỤC TIÊU CẦN ĐẠT:
1. Kiến thức
	- Nỗi bẽ bàng, buồn tủi, cô đơn của Thúy Kiều khi bị giam lỏng ở lầu Ngưng Bích và tấm lòng thủy chung, hiếu thảo của nàng.
 - Ngôn ngữ độc thoại và nghệ thuật tả cảnh ngụ tình đặc sắc của Nguyễn Du
2. Kĩ năng
	- Bổ sung kiến thức đọc-hiểu văn bản truyện thơ trung đại.
 - Nhận ra và thấy được tác dụng của ngôn ngữ độc thoại , cảu nghệ thuật tả cảnh ngụ tình.
 - Phân tích tâm trạng nhân vật qua một đoạn trích trong tác phẩm Truyện Kiều.
 - Cảm nhận được sự cảm thông sâu sắc của Nguyễn Du đối với nhân vật trong truyện.
B. CHUẨN BỊ CỦA THẦY VÀ TRÒ.
*Thầy: Nghiên cứu TLTK.
 -Tìm hiểu nghĩa các điển tích 
 -In phóng bức tranh sgk
*Trò: Học bài cũ, chuẩn bị bài mới.
C.	CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC:
	1. Ổn định tổ chức:
	2. Kiểm tra bài cũ: ( 5 phút)
Đọc thuộc lòng đoạn trích “Cảnh ngày xuân”. Phân tích cảnh ngày xuân trong đoạn trích này .
* Đáp án : 
Câu 1. Phân tích cảnh ngày xuân :
- “con én đưa thoi”
- “ngoài sáu mươi”
--> Vừa nói thời gian vừa gợi không gian.
- “Cỏ non”--> Mới mẻ, tinh khôi, giàu sức sống.
- “Xanh tận chân trời” --> Khoáng đạt, trong trẻo.
- “Trắng điểm một vài bông hoa”--> Nhẹ nhàng, thanh khiết.
- “Điểm” : cảnh vật sinh động.
=> Gợi tả khung cảnh thiên nhiên với vẻ đẹp riêng của mùa xuân. 
	3. Bài mới:
Hoạt động 1: Giới thiệu bài
Mục tiêu: Tạo tâm thế, định hướng chú ý cho HS.
Phương pháp: Thuyết trình.
Thời gian: 3 phút.
 Sau khi biết mình bị bán lầu xanh, Kiều đã tự tử, nhưng không chết. Biết Kiều tính tình khảng khái, cứng rắn, Tú Bà cho Kiều ở riêng trong lầu Ngưng Bích để thực hiện một âm mưu mới. Đây là đoạn văn miêu tả tình cảm của Kiều trong những ngày Kiều mới hồi phục trở lại nhưng hết sức cô dơn. Đây là đoạn thơ hay , nổi tiếng của Truyện Kiều cực tả nỗi lòng cô đơn, buồn thảm, bi thảm, bi đát của nàng Kiều.
Hoạt động 2: Tìm hiểu chung về văn bản
Mục tiêu: HS nắm được những nét chính về tác giả, tác phẩm.
Phương pháp: Vấn đáp tái hiện, thuyết trình.
Thời gian: 12 phút.
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Nội dung
I/ Tìm hiểu chung
1- Đọc-Chú thích-Vị trí đoạn trích
-Vị trí đoạn trích :
Nằm ở phần thứ hai (gia biến và lưu lạc).
- Ngôn ngữ độc thoại thường là lời nói thầm bên trong, nhân vật tự nói với chính mình. Ngôn ngữ đối thoại là lời nhân vật được bộc lộ ra bên ngoài, đói thoại với nhân vật khác.
- Nghệ thuật tả cảnh ngụ tình là mượn cảnh vật để gửi gắm ( ngụ ) tâm trạng. Cảnh không đơn thuần là bức tranh thiên nhiên mà còn là bức tranh tâm trạng. Cảnh ở đây là phương tiện miêu tả còn tâm trạng là mục đích miêu tả.
GV đọc mẫu và yêu cầu HS đọc.
Đọc với giọng nhẹ nhàng, sâu lắng diễn tả nỗi buồn thương nhung nhớ của Thuý Kiều
HS đọc.
Đoạn trích thuộc phần nào trong tác phẩm Truyện Kiều?
Sau khi bò Maõ giaùm Sinh löøa gaït, laøm nhuïc, bò Tuù Baø maéng nhieác, Kieàu nhaát quyeát khoâng chòu tieáp khaùch laøng chôi, khoâng chòu chaáp nhaän cuoäc soáng laàu xanh. Ñau ñôùn, tuûi nhuïc, phaãn uaát, naøng ñònh töï vaãn. Tuù Baø sôï maát voán beøn löïa lôøi khuyeân giaûi, döï doã Kieàu. Tuù Baø ñöa Kieàu ra soáng rieâng ôû laàu Ngöng Bích, thöïc chaát laø giam loûng naøng ñeå thöïc hieän aâm möu môùi ñeâ tieän hôn, taøn baïo hôn.
Dựa vào chú thích, em hãy nêu hiểu biết của em về văn bản Kiều ở lầu Ngưng Bích?
Diễn tả tâm tư của Kiều trong những ngày bị giam lỏng ở lầu Ngưng Bích.
Văn bản có bố cục gồm mấy phần? Giới hạn và nội dung của các phần?
Bố cục: ba phần.
1. Sáu dòng thơ đầu: khung cảnh lầu Ngưng Bích.
2. Tám dòng tiếp: lòng nhớ thương của Kiều.
3. Tám dòng cuối: Nỗi buồn của Kiều.
3. Bố cục đoạn trích.
Bố cục: ba phần.
Phương thức biểu đạt: Biểu cảm.
Trong văn bản, nhân vật Thuý Kiều được miêu tả trên phương diện nào?
Nội tâm.( tâm trạng)
Phương thức biểu đạt chính của văn bản?
Biểu cảm.
 Hoạt động 3: Tìm hiểu chi tiết 
Mục tiêu: HS hiểu, cảm thụ được giá trị nội dung và nghệ thuật tác phẩm.
Phương pháp: Vấn đáp tìm tòi; thuyết trình; đọc sáng tạo tái hiện hình tượng.
Thời gian: 60 phút.
II/ Tìm hiểu văn bản
1- Khung cảnh lầu Ngưng Bích
Cảnh thiên nhiên lầu Ngưng Bích: Cao rộng, hoang sơ, lạnh lẽo, thiếu vắng sự sống.
Thân phận Kiều thật nhỏ bé, đơn độc, bơ vơ giữa một thế giới lạnh lẽo và hoang vắng.
Bức tranh lầu Ngưng Bích phản chiếu tâm trạng, suy nghĩ của nhân vật khi bị Tú bà giam lỏng , cảnh vật hiện ra bao la, hoang vắng,xa lạ và cách biệt.
GVyêu cầu HS đọc 6 dòng thơ đầu.
HS đọc 6 dòng thơ đầu.
Dựa vào chú thích, em hãy giải nghĩa 4 dòng thơ đầu của văn bản?
Kiều bị giam ở lầu Ngưng Bích. Trên lầu cao, Kiều thấy dãy núi xa và mảnh trăng như cùng một vòm trời, phía xa là cồn cát vàng và nẻo đường bốc bụi mờ.
Tác giả đã dùng biện pháp nghệ thuật nào để diễn tả cảnh thiên nhiên lầu Ngưng Bích?
Dùng từ láy và các từ gợi tả gợi cảm.
Lời thơ trên gợi cho em liên tưởng cảnh tượng đó như thế nào?
Thiên nhiên cao rộng, hoang sơ, lạnh lẽo, thiếu vắng sự sống của con người.
Cảnh tượng đó được hiện lên qua cái nhìn của ai?
Cảnh tượng này được cảm nhận trong con mắt của Kiều.
Từ cái nhìn đầy tâm trạng như vậy, em hiểu gì về thân phận Kiều lúc này?
Thân phận Kiều thật nhỏ bé, đơn độc, bơ vơ giữa một thế giới lạnh lẽo và hoang vắng.
Trong cảnh ấy, cuộc sống của Kiều như thế nào?
“ Bẽ bàngtấm lòng”
Câu thơ gợi cho em suy nghĩ gì về cuộc sống đó?
Sáng làm bạn với mây, khuya làm bạn với đèn-> tâm tư buồn bã, lạc lõng, bơ vơ; cuộc sống chán chường.
Em cảm nhận được gì về cảnh thiên nhiên nơi giam giữ Kiều, thân phận nàng?
Thiên nhiên nơi đây thật hoang lạnh, xa lạ gợi bao nỗi sợ hãi, âu lo cho người bị giam trong chốn này khiến ta không khỏi xót thương trước thân phận cô độc, bé nhỏ của Kiều
Gv yêu cầu HS đọc 8 dòng thơ tiếp theo.
HS đọc.
2. Lòng thương nhớ của Kiều:
a. Nhớ kỉ niệm về chàng Kim.
Đoạn thơ diễn tả lại điều gì?
Tiếng lòng của Kiều khi nhớ về kỉ niệm xưa và những người thân.
Kỉ niệm về ai đã hiện về trong nỗi nhớ thương của Kiều?
Nhớ về Kim Trọng và thương nhớ cha mẹ.
Dựa vào chú thích5,6,7, em hãy trình bày hiểu biết của mình về tâm trạng của nàng?
HS tự trình bày.
Như vậy, có mấy đối tượng được nhắc tới trong tình yêu của Kiều?
Hai đối tượng:
- Kim Trọng- người yêu Kiều.
- Chính nàng Kiều- người yêu Kim Trọng.
Nhận xét gì về cách dùng từ khi diễn tả nỗi nhớ của Kiều?
Dùng từ “ tưởng”- tưởng tượng do nhớ tớià từ có sức gợi khiến cho ta cảm nhận được nỗi lòng của đôi lứa yêu nhau trong xa cách.
Đau đớn, xót xa nhớ về
 Kim Trọng.
Theo em ,vì sao khi nhớ về tình yêu, Kiều vẫn cảm nhận tấm lòng son của mình cho dù lúc này nàng vẫn bơ vơ? 
Dù không đền đáp được tình yêu với Kim Trọng nhưng nàng vẫn nặng lòng với chàng.
Nhớ thương trong cảnh ngộ bản thân đang bất hạnh, Kiều đã bộc lộ phẩm chất gì?
Thuỷ chung, sâu sắc, tha thiết với hạnh phúc lứa đôi
Em cảm nhận thêm gì về thái độ và tình cảm của tác giả đối với Kiều qua việc diễn tả tình cảm của nàng với chàng Kim?
Cảm thông sâu sắc với người phụ nữ, mong muốn họ được hưởng hạnh phúc gia đình-> Đề cao tình yêu đôi lứa => Tư tưởng tiến bộ của ND.
Cùng với nỗi nhớ người yêu, Kiều còn nhớ về ai nữa?
Nhớ về cha mẹ.
b. Nhớ cha mẹ.
Day dứt nhớ thương gia
 đình.
Trong tình cảnh đáng thương, nỗi nhớ của Thúy Kiều đi liến với tình thương-một biểu hiện của đức hi sinh, lòng vị tha, chung thủy rất đáng ca ngợi ở nhân vật
 này.
Tác giả đã dùng từ ngữ nào làm nổi bật lên nỗi nhớ cha mẹ của Kiều?
“ Xót ngườihôm mai”.
Em suy nghĩ gì trước tình cảm của nàng đối với cha mẹ?
Tình cảm ơn sâu nghĩa nặng với mẹ cha.
Qua đó, em hiểu Kiều là một người con như thế nào?
Hiếu thảo bền chặt.
Từ nỗi nhớ thương của nàng, em cảm nhận gì về nét đẹp trong tâm hồn Kiều?
Với người yêu Kiều chung thuỷ sắt son, với mẹ cha nàng là con hiếu thảonàng thật giàu lòng vị tha
GVbình : Trong cảnh ngộ ở lầu Ngưng Bích, Kiều là người đáng thương nhất, nhưng nàng đã quên cảnh ngộ của bản thân để nghĩ đến người khác.
Vì sao Thúy Kiều nhớ người yêu trước nhớ cha mẹ, điều này hợp lý không?
Trả lời
Gv yêu cầu HS đọc 8 dòng cuối.
HS đọc
3- Tâm trạng của Kiều.
Bức tranh thiên nhiên phản chiếu tâm trạng nhân vật trớ về với thực tại phũ phàng, nỗi buồn của Thúy Kiều không thể vơi, cảnh nào cũng buồn, cũng gợi thân phận con người trong cuộc đời vô
 định.
Đoạn thơ miêu tả cảnh gì?
Cảnh thiên nhiên
Tác giả dùng bút pháp nghệ thuật nào để diễn tả tâm trạng của Kiều? 
Tả cảnh ngụ tình.
Những cảnh nào hiện lên qua đoạn thơ?
Cảnh cánh buồm, cánh hoa trôi, bãi cỏ, sóng và gió biển.
Khi miêu tả cảnh thiên nhiên, tác giả đã dùng yếu tố nghệ thuật nào?
Dùng nhiều từ láy gợi tả và gợi cảmđặc biệt nghệ thuật đọc thoại nôị tâm.
Bằng các yếu tố đó, những nét cảnh được hiện lên ra sao?
Cánh buồm thấp thoáng rồi mất hút nơi cửa bể buổi chiều; hoa trôi vô định; cỏ úa héo không có sức sống; sóng và gió ầm ầm như báo hiệu cơn giông tố sắp nổi lên
Theo em, tác giả dùng điệp ngữ “Buồn trông” với dụng ý gì?
Diễn tả nỗi buồn kéo dài, gợi day dứt về nỗi bất hạnh trong tâm hồn con người; tạo thành ca khúc nội tâm có sức vang vọng trong lòng người đọc.
Em cảm nhận được nỗi đau nào trong tâm hồn và sô phận của Kiều?
Một tâm hồn trong sáng bị hành hạ- một số phận bơ vơ bị đe doạ
Nguyễn Du dùng điệp ngữ và từ tượng thanh với dụng ý gì?
Tả cảnh ngụ tình và dự báo về số phận của Kiều
Cảnh từ xa đến gần, màu sắc từ nhạt đến đậm, âm thanh từ tĩnh đến động , nỗi buồn từ man mác , mông lung đến lo âu , kinh sợ.
Hoạt động 4: Tổng kết
Mục tiêu: HS khái quát giá trị nội dung, nghệ thuật của tác phẩm.
Phương pháp: Tổng kết, khái quát. 
Thời gian: 5 phút
Nêu một số nét nghệ thuật trong văn bản?
III- Tổng kết.
1- Nghệ thuật.
- Nghệ thuật miêu tả nội tâm nhân vật: diễn biến tâm trạng được thể hiện qua ngôn ngữ độc thoại và tả cảnh ngụ tình đặc sắc.
- Lựa chọn từ ngữ, sử dụng các biện pháp tu từ.
Ý nghĩa của văn bản là gì?
2- Ý nghĩa văn bản.
Đoạn trích thể hiện tâm trạng cô đơn, buồn tủi và tấm lòng thủy chung, hiếu thảo của Thúy Kiều.
Hoạt động 5: Hướng dẫn tự học 
Mục tiêu: HS khái quát và khắc sâu kiến thức vừa được học.
Phương pháp: Vấn đáp tái hiện, thuyết trình.
Thời gian: 5 phút.
a. Bài vừa học: - Học thuộc lòng đoạn trích.
 - Phân tích, cảm thụ những đoạn thơ hay, đặc sắc trong văn bản.
 - Sưu tầm những câu thơ, đoạn thơ khác trong Truyện Kiều có sử dụng nghệ thuật miêu tả nội tâm nhân vật thông qua ngôn ngữ độc thoại hoặc tả cảnh ngụ tình.
b. Bài sắp học: 
 TỔNG KẾT TỪ VỰNG (Từ đồng âm,...,Trường từ vựng)
Tiết 38
Ngày soạn: 09/10/2011
Ngày dạy: 11/10/2011 
 TỔNG KẾT TỪ VỰNG 
 (Từ đồng âm,...,Trường từ vựng)
A.	MỤC TIÊU CẦN ĐẠT:
1. Kiến thức
Một số khái niệm liên quan đến từ vựng.
2. Kĩ năng
Cách sử dụng hiệu quả trong nói, viết, đọc-hiểu văn bản và tạo lập văn bản.
B.	CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC:
	1. Ổn định tổ chức:
 2. Kiểm tra bài cũ: 
Kiểm tra phần bài tập của học sinh.
Hoạt động 1: Giới thiệu bài mới.
Mục tiêu: Tạo tâm thế và định hướng chú ý cho HS.
Phương pháp: Thuyết trình.
Thời gian: 2 phút.
Hoạt động 2:Từ đồng âm
Mục tiêu: HS - Nhận diện được từ đồng âm theo yêu cầu.
 - Phân biệt được từ nhiều nghĩa với từ đồng âm.
Phương pháp: Vấn đáp giải thích, minh hoạ; phân tích cắt nghĩa, thảo luận nhóm.
Thời gian: 9 phút.
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Nội dung
Cho HS ôn lại khái niệm từ đồng âm, phân biệt hiện tượng từ nhiều nghĩa và hiện tượng từ đồng âm.
- Đồng âm: Phát âm giống nhau nhưng nghĩa khác nhau.
- Từ nhiều nghĩa: một từ chứa nhiều nét nghĩa khác nhau.
VD: chín: cơm chín; chín: quả chín; chín: tài năng đã chín.
V- Từ đồng âm
Hướng dẫn HS làm bài tập 2 mục V.
a) Có hiện tượng từ nhiều nghĩa, vì nghĩa của từ lá trong lá phổi : kết quả chuyển nghĩa cuả từ lá trong lá xa cành.
b) Có hiện tượng từ đồng âm vì hai từ có vỏ ngữ âm giống nhau nhưng nghĩa không có một mối liên hệ nào với nhau: đường ra trận , ngọt như đường. 
Hoạt động 3:Từ đồng nghĩa
Mục tiêu: HS - Nhận diện được từ đồng nghĩa theo yêu cầu.
 - Tìm từ đồng nghĩa theo yêu cầu. Giải thích và đặt câu với các từ đó.
Phương pháp: Vấn đáp giải thích, minh hoạ; phân tích cắt nghĩa, thảo luận nhóm.
Thời gian: 9 phút.
VI. Töø ñoàng nghóa 
Hướng dẫn HS hệ thống hoá về từ đồng nghĩa
HS thảo luận các câu hỏi trong SGK để nắm vững khái niệm và đặc điểm từ đồng nghĩa.
Là những từ có nghĩa giống nhau hoặc gần giống nhau.
-VD: máy bay- phi cơ
- Hi sinh- chết- bỏ mạng- mất.
Hướng dẫn HS làm bài tập 2 mục VI.
Chọn cách hiểu (d) ((Các từ đồng nghĩa với nhau có thể không thay thế được cho nhau trong nhiều trường hợp sử dụng).
Hướng dẫn HS làm bài tập 3 mục VI.
Xuân : chỉ một mùa trong năm, khoảng thời gian tương ứng với một tuổi, lấy bộ phận để thay thế cho toàn thể (phương thức hoán dụ).
Xuân : thể hiện tinh thần lạc quan của tác giả , tránh lặp từ tuổi tác.
Hoạt động 4: Từ trái nghĩa
Mục tiêu: HS Tìm từ trái nghĩa theo yêu cầu. Giải thích và đặt câu với các từ đó.
Phương pháp: Vấn đáp giải thích, minh hoạ; phân tích cắt nghĩa, thảo luận nhóm.
Thời gian: 9 phút.
Cho HS ôn lại khái niệm từ trái nghĩa, phải đặt nó trong quan hệ với một từ khác.
VII. Từ trái nghĩa
Hướng dẫn HS làm bài tập 2 và 3*ø mục VII.
+ Bài tập 2. Từ trái nghĩa : xấu – đẹp, xa – gần, rộng – hẹp.
+ Bài tập 3*. (Thảo luận nhóm)
	Cùng nhóm với sống – chết : chẵn – lẻ, chiến tranh – hòa bình : trái nghĩa lưỡng phân (khẳng định cái này thì phủ định cái kia; không có khả năng kết hợp với những từ chỉ mức độ : rất, hơi, quá, lắm).
	Cùng nhóm với già – trẻ : yêu – ghét, cao- thấp, nông – sâu, giàu – nghèo : trái nghĩa thang độ (khẳng định cái này không có nghĩa là phủ định cái kia; có khả năng kết hợp với những từ chỉ mức độ : rất, hơi, quá, lắm).
Hoạt động 5 : Cấp độ khái quát của nghĩa từ ngữ.
Mục tiêu: HS giải thích của những từ có mối liên quan về cấp độ khái quát nghĩa từ theo cách dùng từ nghĩa rộng để giải thích nghĩa hẹp
Phương pháp: Vấn đáp giải thích, minh hoạ; phân tích cắt nghĩa, thảo luận nhóm.
Thời gian: 9 phút.
Cho HS ôn lại cấp độ khái quát của nghĩa từ ngữ. (quan hệ nghĩa giữa các từ ngữ đồng nghĩa và trái nghĩa).
Bước 2. Hướng dẫn HS làm bài tập 2 mục VIII.
- Điền từ ngữ thích hợp vào các ô trống : (Kẽ trên bảng nhóm)
- Giải thích nghĩa của các từ ngữ trong sơ đồ bằng cách sử dụng từ ngữ nghĩa rộng để giải thích nghĩa của từ ngữ nghĩa hẹp.
Mẫu : Từ ghép là từ phức được tạo ra bằng ghép các tiếng có quan hệ với nhau về nghĩa.
VIII. Cấp độ khái quát cuả nghĩa từ ngữ :
Hoạt động 6 : Trường từ vựng.
Mục tiêu: HS Vận dụng kiến thức về trường từ vựng để phân tích sự độc đáo trong cách dùng từ ở một đoạn trích.
Phương pháp: Vấn đáp giải thích, minh hoạ; phân tích cắt nghĩa, thảo luận nhóm.
Thời gian: 9 phút.
Cho HS ôn lại khái niệm trường từ vựng. Tìm một số ví dụ .
IX. Trường từ vựng
Hướng dẫn HS làm bài tập 2 mục IX. 
Tác giả dùng những từ cùng trường từ vựng là tắm và bể-> Góp phần tăng giá trị biểu cảm của câu nói, làm cho câu nói có sức tố cáo mạnh mẽ hơn.
Hoạt động 7: Hướng dẫn tự học 
Mục tiêu: HS khái quát và khắc sâu kiến thức vừa được học.
Phương pháp: Vấn đáp tái hiện, thuyết trình.
Thời gian: .... phút.
a. Bài vừa học: Phân tích cách lựa chọn từ đồng âm, từ đồng nghĩa, trường từ vựng trong một văn bản cụ thể.
b. Bài sắp học: 
 BÀI VIẾT SỐ 02
 Tiết 39,40
Ngày soạn: 09/10/2011
Ngày dạy: 12/10/2011 
 VIẾT BÀI TẬP LÀM VĂN SỐ 2
 (VĂN TỰ SỰ)
Mục tiêu:
 Giúp học sinh viết được một bài văn tự sự có sử dụng yếu tố miêu tả, miêu tả nội tâm.
Chuẩn bị: Đề bài-giấy làm bài
Hoạt động dạy học:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Nội dung
* Yêu cầu cần đạt :
	- Hình thức : bài viết là một bức thư gởi bạn học cũ .
	- Nội dung : kể về buổi thăm trường vào ngày hè sau 20 năm xa cách.
	- Người viết cần nắm được cách viết bài văn tự sự, có đan xen yếu tố miêu tả, biểu cảm, tưởng tượng mình đã trưởng thành.
	- Bài viết có đầy đủ 3 phần :Mở bài, thân bài, kết bài.
	- Diễn đạt mạch lạc, dùng từ , đặt câu, dựng đoạn chính xác.
Cần viết được một số ý :
a)- Lý do trở lại thăm trường.
Thăm trường vào buổi nào, đi với ai?
 b) Đến trường gặp ai? Thấy quang cảnh trường như thế nào?
c) Nhớ lại cảnh trường ngày xưa mình đã học ra sao?
Ngôi trường ngày nay có gì khác trước?
Những gì vẫn còn như xưa? 
Những gì gợi lại cho mình những kỷ niệm buồn, vui của tuổi học trò?
Trong giờ phút đó bạn bè hiện lên như thế nào?
d) Suy nghĩ về trường, về sự nghiệp giáo dục?
Những đóng góp, tặng kỷ vật, lưu niệm cho trường,
Đề : Tưởng tượng 20 năm sau, vào một ngày hè, em về thăm lại trường cũ. Hãy viết thư cho một bạn học hồi ấy kể lại buổi thăm trường đầy xúc động đó.
Hướng dẫn về nhà
 Bài sắp học: 
 LỤC VÂN TIÊN CỨU KIỀU NGUYỆT NGA
 Xác nhận của BGH 	 Tổ chuyên môn nhận xét 

Tài liệu đính kèm:

  • docTuần 08-3 cột.doc