Giáo án lớp 8 môn Hóa học - Tiết 5 – Bài 4: Nguyên tử

Giáo án lớp 8 môn Hóa học - Tiết 5 – Bài 4: Nguyên tử

Kiến thức:

 - Trình bày được những nguyên tử có cùng số proton trong hạt nhân , nguyên tử là hạt vô cùng nhỏ, trung hoà về điện & từ đó tạo ra mọi chất, hạt nhân tạo bởi proton & nơtron, những nguyên tử cùng loại là những nguyên tử có cùng số protron, trong nguyên tử số electron bằng số protron luôn chuyển động & sắp xếp thành từng lớp

 2. Kĩ năng:

 - Kĩ năng quan sỏt xác định được số đơi vị diện tích hạt nhân,số p, số e, số lớp e.

 3. Thái độ:

 - Giáo dục ý thức tìm hiẻu môn học & yêu thích môn

 

doc 7 trang Người đăng levilevi Lượt xem 2730Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án lớp 8 môn Hóa học - Tiết 5 – Bài 4: Nguyên tử", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 24 / 8 / 2011 
Ngày giảng: 29 / 8/ 2011
 Tiết 5 – Bài 4: nguyên tử 
I. Mục tiêu: 
 1. Kiến thức:
 - Trình bày được những nguyên tử có cùng số proton trong hạt nhân , nguyên tử là hạt vô cùng nhỏ, trung hoà về điện & từ đó tạo ra mọi chất, hạt nhân tạo bởi proton & nơtron, những nguyên tử cùng loại là những nguyên tử có cùng số protron, trong nguyên tử số electron bằng số protron luôn chuyển động & sắp xếp thành từng lớp
 2. Kĩ năng:
 - Kĩ năng quan sỏt xác định được số đơi vị diện tích hạt nhân,số p, số e, số lớp e...
 3. Thái độ: 
 - Giáo dục ý thức tìm hiẻu môn học & yêu thích môn 
II.Phương pháp /Kĩ thuật dạy học
 III.Đồ dùng dạy học: 
 1.Giáo viên: - Vẽ sẵn sơ đồ nguyên tử của: hiđro, oxi, magiê, heli, nitơ, neon, silic, mkali, canxi, nhôm 
2. Học sinh: Đọc trước bài 4 sgk ,nghiên cứu SGK 
IV.Tổ chức giờ học
 1. ổn định tổ chức: (1’) Sĩ số 
 2..Khởi động :
* Kiểm tra đầu giờ : (không): 
 * Mở bài: Ta biết mọi vật thể tự nhiên cũng như nhân tạo được tạo ra từ chất này chất khác. Thế còn các chất được tạo ra từ đâu ? câu hỏi đó đã được đặt ra từ cách đây mấy nghìn năm. Ngày nay khoa học đã có câu trả lời rõ ràng & các em sẽ được biết trong bài này. 
 3.Bài mới
 Hoạt động của giáo viên và học sinh 
 Nội dung ghi bài
 Hoạt động 1: (15’)
* Mục tiêu: - Trình bày được những nguyên tử có cùng số proton trong hạt nhân , nguyên tử là hạt vô cùng nhỏ, trung hoà về điện & từ đó tạo ra mọi chất
* Cách tiến hành :
- GV đưa ra 1số nguyên tử
- G/v các chất đều được tạo nên từ những hạt vô cùng nhỏ , trung hoà về điện gọi là nguyên tử. 
- Vậy nguyên tử là gì ?
- Học sinh trả lời – h/s khác bổ xung
 - Giáo viên chốt 
+ Nguyên tử là những hạt vô cùng nhỏ trung hoà về điện
- G/v Có hàng trục triệu chất khác nhau nhưng chỉ có trên một trăm lọai nguyên tử 
- G/v giới thiệu nguyên tử gồm hạt nhân mang điện tích dương & vỏ tạo bởi 1 hay nhiều electron mang điện tích âm
- Nguyên tử có đặc điểm gì ?
- Chúng ta sẽ xét xem hạt nhân & lớp vỏ được cấu tạo như thế nào ?
- Học sinh trả lời – h/s khác bổ xung
 - Giáo viên chốt 
1. Nguyên tử là gì ?
VD : O ,Na, S ,Mg...
- Nguyên tử là hạt vô cùng nhỏ và trung hoà về điện
- Nguyên tử gồm:
 + 1 hạt nhân mang điện tích dương
 + Vỏ tạo bởi 1 hay nhiều electron (mang điện tích âm)
- Electron: 
 + Kí hiệu: e
 + Có điện tích âm nhỏ nhất (-)
Hoạt động 2: (12’)
* Mục tiêu: - Trình bày được cấu tạo của nguyên tử .
* Cách tiến hành :
- G/v yêu cầu học sinh quan sát hình vẽ SGK:
- Hạt nhân nguyên tử được cấu tạo như thế nào ?
- Hạt protron và hạt nơtroncó đặc điểm gì khác nhau ?
- H/s trả lời ,nhận xét
 - GV nhận xét chốt kiến thức.
 G/v giới thiệu nguyên tử cùng loại
- Em có nhận xét gì về số protron & số electron trong nguyên tử ?
- H/s trả lời h/s khác bổ xung
 + Vì nguyên tử luôn luôn trung hoà về điện
- G/v chốt kiến thức
- Em hãy so sánh khối lượng của một hạt electron với khối lượng của một hạt protron & khối lựng của một hạt nơtron ?
- Y/c thảo luận nhóm - Đ/d nhóm báo cáo nhóm khác bổ xung
- G/v chốt kiến thức 
- Protron & nơtron có cùng khối lượng 
- G/v thông báo: Electron có khối lượng rất bé vì vậy khối lượng của hạt nhân được coi là khối lượng của nguyên tử.
2. Hạt nhân nguyên tử
- Hạt nhân nguyên tử được tạo bởi protron & nơtron
 a) Hạt protron 
- Kí hiệu: p
- Điện tích: (+)
 b) Hạt nơtron
- Kí hiệu: n
- Điện tích: Không mang điện
- Các nguyên tử cùng loại đều có cùng số protron trong hạt nhân và trong một nguyên tở có bao nhiêu protron thì cũng có bấy nhiêu electron 
 số p = số e
Hoạt động 3 : (10’)
* Mục tiêu: - Trình bày được những nguyên tử cùng loại là những nguyên tử có cùng số protron, trong nguyên tử số electron bằng số protron luôn chuyển động & sắp xếp thành từng lớp
* Cách tiến hành :
- G/v giới thiệu: Trong nguyên tử electron chuyển động rất nhanh & sắp xếp thành từng lớp , mỗi lớp có một số electron nhất định.
- H/s nghe & ghi vào vở. 
- G/v đưa sơ đồ nguyên tử oxi: (số e, số lớp e, số e lớp ngoài) cho h/s quan sát 
 + Nguyên tử oxi có 8e, sắp xếp thành 2 lớp , lớp ngoài có 6e
- G/v đưa, sơ đồ các nguyên tử sau lên bảng: Hiđro, magiê, nitơ, canxi 
- Đưa nội dung bài tập lên bảng: Em hãy quan sát các sơ đồ nguyên tử & điền số thích hợp vào các ô trống trong bảng sau:
Nguyên tử
Số p trong hạt nhân
Số e trong nguyên tử
Số lớp e
Số e lớp ngoài
Hđro
Magiê
Nitơ
Canxi
- G/v gợi ý với h/s: Cách x/đ số p trong hạt nhân dựa vào điện tích hạt nhân
- Y/c thảo luận nhóm bàn thống nhất kết quả
- Đ/d nhóm báo cáo lên điền bảng nhóm khác bổ xung
- G/v nhận xét & đưa đáp án chuẩn
- Quan sát sơ đồ nguyên tử magiê, nitơ, canxi, nhôm, silic, kali ... các em hãy nhận xét số e tối đa ở lớp 1, lớp 2 là bao nhiêu ?
- Thảo luận theo nhóm bàn thống nhất kết quả 
- Đ/d nhóm báo cáo nhóm khác bổ xung
- G/v đưa ra đáp án đúng
- H/s hoàn thiện bài tập vào vở ghi
3. Lớp electron
- Electron chuyển động rất nhanh quanh hạt nhân & sắp xếp thành từng lớp. Mỗi lớp có một số eklectron nhất định
- Nhờ có electron mà các nguyên tử có khả năng liên kết 
Ví dụ
Nguyên tử
Số p trong hạt nhân
Số e trong nguyên tử
Số lớp e
Số e lớp ngoài
Hđro
1
1
1
1
Magiê
12
12
3
2
Nitơ
7
7
2
5
Canxi
20
20
4
2
4.. Tổng kết và hướng dẫn ở nhà: (7’) 
 * Củng cố -KTĐG 
 1/ Nguyên tử là gì ?
2/ Nguyên tử được cấu tạo bởi những hạt nào ?
3/ Hãy nói tên, kí hiệu, điện tích của các hạt đó ?
4/ Nguyên tử cùng loại là gì ? 
5/ Vì sao các nguyên tử có khả năng liên kết được với nhau ?
 * Hướng dẫn ở nhà :- BTVN: Từ bài 1 – bài 4 tr.15 sgk
 - Đọc bài đọc thêm tr.16 sgk & đọc trước bài 5 sgk
 -----------------------------------------------------------------
Ngày soạn: 20 / 10 / 2010 
Ngày giảng: 22 / 10/ 2010 8A
 Tiết 2 : Ôn tập về nguyên tử 
 I. Mục tiêu: 
 1. Kiến thức: 
 - Củng cố những nguyên tử có cùng số proton trong hạt nhân, hạt nhân tạo bởi proton & nơtron, những nguyên tử cùng loại là những nguyên tử có cùng số protron, trong nguyên tử số electron bằng số protron luôn chuyển động & sắp xếp thành từng lớp
 2. Kĩ năng:
 - Kĩ năng giải bài tập
 3. Thái độ: 
 - Có ý thức yờu thớch mụn học 
II. Đồ dùng dạy học: 
 1.Giáo viên: 1 số bài tập
2. Học sinh: Ôn tập các kiến thức về nguyên tử.
III. Phương pháp :
 - Vấn đáp , giải bài tập
IV . Tổ chức giờ dạy:
 A .Khởi động :
 1. ổn định tổ chức: (1’) Sĩ số 8A ................. 
 2. Kiểm tra đầu giờ : (không’):
 3. Đặt vấn đề: (37’) 
 B.Các hoạt động
 Hoạt động của giáo viên và học sinh 
 Nội dung ghi bài
- GV yêu cầu học sinh nhắc laị về nguyên tử, đặc điểm của nguyên tử
- Thế nào gọi là nguyên tử ?
- Nguyên tử có đặc điểm gì ?
- Học sinh trả lời – h/s khác bổ xung
 - Giáo viên chốt 
- Hạt nhân nguyên tử được cấu tạo như thế nào ?
- Nêu đặc điểm của lớp electron ?
- Học sinh trả lời – h/s khác bổ xung
 - Giáo viên chốt 
- Gv gọi học sinh làm bài tập 4trang 15 
- Học sing nhân xét .
- Giáo viên sửa sai ,chốt kiến thức
- Gv gọi học sinh làm bài tập 5trang 16 
- Học sing nhân xét .
- Giáo viên sửa sai ,chốt kiến thức
I . Kiến thức cơ bản
1. Nguyên tử là gì ?
- Nguyên tử là hạt vô cùng nhỏ và trung hoà về điện
- Nguyên tử gồm:
 + 1 hạt nhân mang điện tích dương
 + Vỏ tạo bởi 1 hay nhiều electron (mang điện tích âm)
- Electron: 
2. Hạt nhân nguyên tử
- Hạt nhân nguyên tử được tạo bởi protron & nơtron
 - Các nguyên tử cùng loại đều có cùng số protron trong hạt nhân và trong một nguyên tở có bao nhiêu protron thì cũng có bấy nhiêu electron 
 số p = số e
3. Lớp electron
- Electron chuyển động rất nhanh quanh hạt nhân & sắp xếp thành từng lớp. Mỗi lớp có một số eklectron nhất định
- Nhờ có electron mà các nguyên tử có khả năng liên kết 
II. Bài tập:
Bài tập 4 
- Nguyên tử oxi có 8 e chuyển động quanh hạt nhân, số e trong nguyên tử là 8, số p trong hạt nhân là 8, số lớp e là 2 , số e lớp ngoài cùng là 6. 
Bài tập 5:
Nguyên tử He
 - Số e trong nguyên tử là 2,
 - Số p trong hạt nhân là 2,
 - Số lớp e là 1 , 
 - Số e lớp ngoài cùng là 2. 
Nguyên tử Cacbon
 - Số e trong nguyên tử là 6
 - Số p trong hạt nhân là 6
 - Số lớp e là 2 
 - Số e lớp ngoài cùng là 4. 
Nguyên tử Nhôm
 - Số e trong nguyên tử là 13 
 - Số p trong hạt nhân là 13
 - Số lớp e là 3 , 
 - Số e lớp ngoài cùng là 3 
Nguyên tử Canxi
 - Số e trong nguyên tử là 20 
 - Số p trong hạt nhân là 20
 - Số lớp e là 4 , 
 - Số e lớp ngoài cùng là 2. 
C. Tổng kết và hướng dẫn ở nhà: (7’) 
 * Củng cố 
 1/ Nguyên tử là gì ?
2/ Nguyên tử được cấu tạo bởi những hạt nào ?
 * Hướng dẫn ở nhà :- BTVN: Từ bài 2,3 sgk
 - Ôn tập về nguyên tố
 -----------------------------------------------------------------

Tài liệu đính kèm:

  • docTIET5~1.doc