Giáo án lớp 7 môn Giáo dục công dân - Tiết 1 - Bài 1: Sống giản dị

Giáo án lớp 7 môn Giáo dục công dân - Tiết 1 - Bài 1: Sống giản dị

1. Kiến thức:

- Hiểu được thế nào là sống giản dị.

- Kể được một số biểu hiện của lối sống giản dị.

- Phân biệt được giản dị với xa hoa, cầu kì, phô trương, hình thức với luộn thuộm, cẩu thả.

- Hiểu được ý nghĩa của sống giản dị.

2. Kỹ năng:

- Biết thực hiện giản dị trong cuộc sống

3. Thái độ:

- Quí trọng lối sống giản dị; không đồng tình với lối sống xa hoa, phô trương hình thức.

 

doc 62 trang Người đăng levilevi Lượt xem 1120Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án lớp 7 môn Giáo dục công dân - Tiết 1 - Bài 1: Sống giản dị", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 TIẾT 1 - BÀI 1:SỐNG GIẢN DỊ
I Mục tiêu bài học:
Kiến thức:
Hiểu được thế nào là sống giản dị.
Kể được một số biểu hiện của lối sống giản dị.
Phân biệt được giản dị với xa hoa, cầu kì, phô trương, hình thức với luộn thuộm, cẩu thả.
Hiểu được ý nghĩa của sống giản dị.
Kỹ năng:
- Biết thực hiện giản dị trong cuộc sống
Thái độ:
Quí trọng lối sống giản dị; không đồng tình với lối sống xa hoa, phô trương hình thức.
III.Chuẩn bị
GV:
- Soạn, nghiên cứu bài giảng.
- Tranh ảnh, câu chuyện, câu thơ, câu ca dao, tục ngữ nói về lối sống giản dị.
2. HS: Đọc kĩ bài trong sgk
C- Tiến trình lên lớp:
Ổn định tổ chức
Kiểm tra: Sách vở của học sinh(2’) 
Bài mới:
Trong cuộc sống, chúng ta ai cũng cần có một vẻ đẹp. Tuy nhiên cái đẹp để cho mọi người tôn trọng và kính phục thì chúng ta cần có lối sống giản dị. Giản dị là gì? Chúng ta tìm hiểu ở bài học hôm nay.
Hoạt động của gv-hs
Nội dung kiến thức
GV: Phân tích truyện đọc, giúp HS hiểu thế nào là sống giản dị.
- HS: Đọc diễn cảm 
? Tìm chi tiết biểu hiện cách ăn mặc, tác phong và lời nói của Bác?
? Em có nhận xét gì về cách ăn mặc, tác phong và lời nói của Bác?
- GV chốt lại những nội dung chính.
 2.2, Hoạt động 2(5’). Liên hệ thực tế để thấy được những biểu hiện đa dạng, phong phú của lối sống giản dị.
? Em hãy nêu những tấm gương sống giản dị ở lớp, trường, ngoài xã hội hay trong SGK mà em biết?
- GV bổ sung bằng câu chuyện: Bữa ăn của vị Chủ tịch nước.
- GV chốt lại: Trong cuộc sống quanh ta, giản dị được biểu hiện ở nhiều khía cạnh. Giản dị là cái đẹp. Đó là sự kết hợp giữa vẻ đẹp bên ngoài và vẻ đẹp bên trong. Vậy chúng ta cần học tập những tấm gương ấy để trở thành người sống giản dị.
2.3, Hoạt động 3 (5’): Thảo luận nhóm để tìm ra những biểu hiện trái với giản dị.
- HS thảo luận 6 nhóm: Tìm 5 biểu hiện của lối sống giản dị và 5 biểu hiện trái với giản dị.
- HS trình bày ý kiến thảo luận 
- GV chốt vấn đề: Giản dị không có nghĩa là qua loa, đại khái, cẩu thả tuỳ tiện trong nếp sống nếp nghĩ, nói năng cụt ngủn, trống không tâm hồn nghèo nàn, trống rỗng. Lối sống giản dị phù hợp với lứa tuổi, điều kiện gia đình, bản thân, xã hội. 
2.4, Hoạt động 4. (10’): Rút ra bài học và liên hệ
? Thế nào là sống giản dị ?
Biểu hiện của sống giản dị ?
- HS trả lời, GV chốt ý, ghi bảng.
? Ý nghĩa của phẩm chất này trong cuộc sống?
? Em hãy giải thích nghĩa của câu tục ngữ và danh ngôn ở sgk.
 2.4, Hoạt động 5. (5’): 
Hướng dẫn HS luyện tập.
- HS đọc yêu cầu BT a.
- HS nhận xét tranh, trình bày.
- GV nhận xét ghi đểm.
- HS đọc yêu cầu BT b
- HS trình bày, Gv nhận xét.
- GV nêy bài tập 3.
- HS trình bày ý kiến.
- - GV nhận xét, ghi điểm.
I. Truyện đọc:
Bác Hồ trong ngày Tuyên ngôn độc lập
1, Cách ăn mặc, tác phong và lời nói của Bác:
- Bác mặc bộ quần áo ka-ki, đội mũ vải đã ngả màu, đi dép cao su.
- Bác cười đôn hậu vẫy tay chào.
- Thái độ: Thân mật như cha với con.
- Hỏi đơn giản: Tôi nói đồng bào nghe rõ không?
2. Nhận xét:
- Bác ăn mặc đơn giản không cầu kì, phù hợp với hoàn cảnh của đất nước.
- Thái độ chân tình, cởi mở, không hình thức, không lễ nghi.
- Lời nói gần gũi, dễ hiểu, thân thương với mọi người.
*, Biểu hiện của lối sống giản dị.
- Không xa hoa, lãng phí.
- Không cầu kì, kiểu cách. 
- Không chạy theo những nhu cầu vật chất, hình thức bề ngoài.
- Thẳng thắn chân thật, gần gũi với mọi người. 
*, Trái với giản dị:
- Sống xa hoa, lãng phí.
- Phô trương về hình thức.
- Học đòi ăn mặc.
- Cầu kì trong giao tiếp.
II. Nội dung bài học: 
1, Khái niệm: Sống giản dị là sống phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh của bản thân, gia đình và xã hội, biểu hiện: Không xa hoa, lãng phí, không cầu kì kiểu cách, không chạy theo những nhu cầu vật chất và hình thức bề ngoài.
2, Ý nghĩa: Giản dị là phẩm chất đạo đức cần có ở mỗi người. 
Người sống giản dị sẽ được mọi người xung quanh yêu mến, cảm thông và giúp đỡ.
III. Bài tập: 
1, Bức tranh nào thể hiện tính giản dị của học sinh khi đến trường?
 Tranh 3
2, Biểu hiện nói lên tính giản dị (2),(5)
3, Hãy nêu ý kiến của em về việc làm sau:
Sinh nhật lần thứ 12 của Hoa được tổ chức rất linh đình. 
- không chay
IV. Củng cố : 
? Thế nào là sống giản dị? Sống giản dị có ý nghĩa gì?
GV khái quát nội dung bài học.
V. Hướng dẩn học ở nhà : 
- Sưu tầm câu ca dao, tục ngữ nói về tính giản dị.
- Xây dựng kế hoạch rèn luyện bản thân trở thành người học sinh có lối sống giản dị. 
- Nghiên cứu bài 2: Trung thực. 
TIẾT 2 - BÀI 2: TRUNG THỰC
Mục tiêu bài học:
1, Kiến thức:
 - Hiểu được thế nào là trung thực.
 - Nêu được một số biểu hiện của tính trung thực.
 - Nêu được ý nghĩa của sống trung thực.	 
2, Kỹ năng:
 - Biết nhận biết đánh giá hành vi của bản thân và người khác theo yêu cầu của tính trung thực.
 - Trung thực trong học tập và trong những việc làm hàng ngày.	
3, Thái độ :
 - Quí trọng và ủng hộ việc làm thẳng thắn, trung thực. Phản đối những hành vi thiếu trung thực trong học tập và trong cuộc sống.
Chuẩn bị:
1. GV: 
 - Soạn, nghiên cứu bài dạy.
- Tranh, ảnh, câu chuyện thể hiện tính trung thực.
2. HS: Xem kĩ bài học ở nhà.
Tiến trình bài dạy:
Ổn định tổ chức (1’):
Kiểm tra bài củ (4’):
? Thế nào là sống giản dị? Em đã rèn tính giản dị như thế nào?
Bài mới:
Vì không học bài ở nhà nên đến tiết kiểm tra Lan đã không làm được bài nhưng Lan đã quyết tâm không nhìn bài bạn, không xem vở và xin lỗi cô giáo.
 việc làm của bạn Lan thể hiện đức tính gì chúng ta cùng tìm hiểu ở bài học hôm nay.
Hoạt động của gv-hs
Nội dung kiến thức
1, Hoạt động 1: (8’)
 Phân tích truyện đọc giúp học sinh hiểu thế nào là trung thực.
 - HS đọc diển cảm truyện .
 ? Bra-man-tơ đã đối xử với Mi-ken-lăng-giơ như thế nào?
 ? Vì sao Bran-man-tơ có thái độ như vậy?
 ? Mi-ken-lăng-giơ có thái độ như thế nào?
 ? Vì sao Mi-ken-lăng-giơ xử sự như vậy?
 ? Theo em ông là người như thế nào?
2.2, Hoạt động 2: (5’) Liên hệ thực tế để thấy được nhiều biểu hiện khác nhau của tính trung thực.
 ? Tìm VD chứng minh cho tính trung thực biểu hiện ở các khía cạnh: Học tập, quan hệ với mọi người, trong hành động? 
- GV kể chuyện: “Lòng trung thực của các nhà khoa học”.
- GV: Chúng ta cần học tập những tấm gương ấy để trở thành người trung thực.
2.3, Hoạt động 3: (5’) 
Tìm các biểu hiện trái với trung thực
- HS thảo luận theo 4 nhóm.
 N1,2: Biểu hiện của hành vi trái với trung thực?
 N3,4: Người trung thực thể hiện hành động tế nhị, khôn khéo như thế nào?
- Nhóm trình bày ý kiến thảo luận
- GV nhận xét, ghi điểm.
 GV tổng kết: Người có những hành vi thiếu trung thực thường gây ra những hậu quả xấu trong đời sống xã hội hiện nay: ô Tham, tham nhũng... Tuy nhiên không phải điều gì cũng nói ra, chổ nào cũng nói. Có những trường hợp có thể che dấu sự thật để đem lại những điều tốt cho xã hội, mọi người. VD: Nói trước kẻ gian, người bị bệnh hiểm nghèo
2.4, Hoạt động 4: (10’)
Rút ra bài học và liên hệ.
? Thế nào trung thực?
? Ý nghĩa của tính trung thực?
? Em hiểu câu tục ngữ: “Cây ngay không sợ chết đứng như thế nào?
? Em đã rèn luyện tính trung thực như thế nào?
2.5, Hoạt động 5: (5’) Luyện tập
HS làm BT a, b SGK (8)
I. Truyện đọc:
 Sự công minh, chính trực của một nhân tài
- Không ưa thích, kình địch, chơi xấu, làm giảm danh tiếng, làm hại sự nghiệp.
- Sợ danh tiếng của Mi-ken-lăng-giơ nối tiếp lấn át mình.
- Oán hận, tức giận.
- Công khai đánh giá cao Bra-man-tơ là người vĩ đại.
- Ông thẳng thắn, tôn trọng và nói sự thật, đánh giá đúng sự việc. 
- Ông là người trung thực, tôn trọng công lý, công minh chính trực.
*, Biểu hiện của tính trung thực 
- Trong học tập: Ngay thẳng, không gian dối (không quay cóp, chép bài bạn...)
- Trong quan hệ với mọi người: Không nói xấu hay tranh công, đỗ lỗi cho người khác, dũng cảm nhận khuyết điểm khi mình có lỗi.
- Trong hành động: Bảo vệ lẽ phải, đấu tranh, phê phán việc làm sai.
*, Trái với trung thực là dối trá, xuyên tạc, bóp méo sự thật, ngược lại chân lí
II. Nội dung bài học:
1, Khái niệm:
- Trung thực là luôn tôn trọng sự thật chân lí, lẽ phải, sống ngay thẳng, thật thà và dũng cảm nhận lỗi khi mình mắc khuyết điểm.
2, Ý nghĩa:
- Trung thực loà đức tính cần thiết, quý báu của mỗi con người.
- Sống trung thực giúp ta nâng cao phẩm giá.
- Làm lành mạnh các mối quan hệ XH
- Được mọi người tin yêu, kính trọng.
III. Bài tập:
a. Biểu hiện nào biểu hiện tính trung thực? (4,5,6)
b. Bác sĩ dấu bệnh của bệnh nhân xuất phát từ lòng nhân đạo, mong bệnh nhân lạc quan, yêu đời.
IV.Cũng cố, Dặn dò: 
- GV khái quát nội dung bài học. 
- Học bài, làm bài tập c,d,d.
- Đọc kĩ bài 3, tìm hiểu các hành vi có tính tự trọng
TIẾT 3 - BÀI 3 : TỰ TRỌNG
A. Mục tiêu bài học:
 1, Kiến thức:
	- Hiểu được thế nào là tự trọng.
	- Nêu được một số biểu hiện của lòng tự trọng.
	- Nêu được ý nghĩa của tự trọng đối với việc nâng cao phẩm giá con người.
 2, Kỹ năng: 
	- Biết thể hiện tự trọng trong học tập, sinh hoạt và các mối quan hệ.
	- Biết phân biệt những việc làm thể hiện sự tự trọng với những việc làm thiếu tự trọng.
 3, Thái độ: 
	- Tự trọng không đồng tình với những hành vi thiếu tự trọng.
B. Chuẩn bị:
 1, GV:
 - Soạn, nghiên cứu bài dạy. 
Câu chuyện, tục ngữ, ca dao nói về tính tự trọng.
Bút dạ, giấy khổ lớn.
 2, HS: Xem trước bài học
C. Tiến trình bài dạy: 
I. Ổn định tổ chức: 
 II. Kiểm tra bài cũ: 
 ? Thế nào là trung thực? Ý nghĩa của tính trung thực?
 ? Em đã làm gì để rèn luyện tính trung thực?
 III. Bài mới:
 1, Giới thiệu bài: 
 GV kể câu chuyện thể hiện tính tự trọng để giới thiệu bài.
Hoạt động của gv-hs
Nội dung kiến thức
1, Hoạt động 1: (8’)
Phân tích truyện đọc
- 4 HS đọc truyện trong cách phân vai.
? Hành động của Rô-be qua câu chuyện trên?
? Vì sao Rô-be làm như vậy?
? Em có nhận xét gì về hành động Rô-be?
2.2, Hoạt động2: (6’)
Liên hệ thực tế HS chơi trò chơi 
Chia lớp thành 3 nhóm, mỗi nhóm chia thành 5 bạn chơi.
Nội dung: Viết các hành vi thể hiện tính tự trọng và không tự trọng.
Hình thức: Viết vào giấy khổ lớn
 Mỗi ban viết mỗi thể hiện
Thời gian: 2’
- GV nhận xét, đánh giá.
- GV chốt lại: Lòng tự trọng biểu hiện ở mọi nơi, mọi lúc, biểu hiện từ cách ăn mặc, cư xử với mọi người. Khi có lòng tự trọng con người sẽ sống tốt đẹp hơn, tránh được những việc làm xấu cho bản thân, gia đình và xã hội 
2.3, Hoạt động 3: (3’)
Rút ra bài học.
? Thế nào là tự trọng?
? Biểu hiện của tự trọng?
? ý nghĩa của tự trọng?
? Giải thích câu tục ngữ:
Chết vinh còn hơn sống nhục.
Đói cho sạch rất cho thơm
- GV nhận xét: 
2.4, Luyện tập: (6’)
- GV hướng dẫn HS làm BT a,b (12)
- HS  ... của công dân.
- HĐND: là cơ quan quyền lực nhà nước ở địa phương, có nhiệm vụ: bảo đảm thi hành nghiêm chỉnh Hiến pháp và pháp luật ở địa phương; quyết định kế hoạch phát triển về mọi mặt của địa phương.
- Chính phủ: do Quốc hội bầu ra, là cơ quan hành chính nhà nước cao nhất, có nhiệm vụ: bảo đảm việc chấp hành Hiến pháp và pháp luật, phát huy quyền làm chủ của công dân; thoonhs nhất quản lí việc thực hiện các nhiệm vụ chính trị, kinh tế, văn hóacủa đất nước, ổn định và nâng cao đời sống vật chất và văn hóa của nhân dân. 
- UBND: do HĐND cùng cấp bầu ra, là cơ quan hành chính nhà nước ở địa phương, chịu trách nhiệm chấp hành Hiến pháp và pháp luật, các văn bản của cơ quan nhà nước cấp trên và nghị quyết của HĐND.
- Các cơ quan xét xử:TAND tối cao, các TAND địa phương và các tòa án quân sự
- Các VKS: VKSND tối cao, các VKSND địa phương, các VKS quân sự.
4. Luyện tập:
BT d: 
ĐA: - chính phủ: 2
 - UBND: 3
d. Vận dụng: Ngày 2/9/1945 Giữa quảng trường Ba Đình lịch sử, Bác Hồ đọc bản tuyên ngôn độc lập khai sinh ra nước VNDCCH. Đó là nhà nước của dân , do dân vì dân họat động vì lợi ích của dân. Mỗi chúng ta phải ra sức học tập tốt, thực hiện tốt chính sách pháp luật của nhà nước, góp phần xây dựng xã hội bình yên và hạnh phúc
. - Tổ chức cho học sinh trò chơi “nhanh tay nhanh mắt”
4. Hướng dẫn về nhà.
- Làm các bài tập còn lại
- Chuẩn bị bài mới.
Tiết 31: BỘ MÁY NHÀ NƯỚC CẤP CƠ SỞ.(XÃ, PHƯỜNG, 
	THỊ TRẤN) ( T1)
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức 
 Giúp học sinh hiểu:
- Bộ máy nhà nước cấp cơ sở (xã, phương, thị trấn) gồm những cơ quan nào.?
2. Kỹ năng: 
- Chấp hành và vận động cha,mẹ, mọi người chấp hành các quyết định của cơ quan nhà nước.
- Xác định đúng cơ quan nhà nước địa phương có chức năng giải quyết công việc của dân, gia đình.
3. Thái độ:
- Hình thành ở học sinh có ý thức tự giác thực hiện chính sách của Đảng và pháp luật của nhà nước, quy định của địa phương.
II. KNS cơ bản: KN tư duy phê phán; KN giải quyết vấn đề
III. Phương pháp:
- Thảo luận, động não, xử lí tình huống.
IV Chuẩn bị.:
1. Chuẩn bị của giáo viên: 
 - Luật tổ chức hội đồng nhân dân và UBND
 - Hiến pháp năm 1992 
2. Chuẩn bị của học sinh: - Vở ghi + SGK Soạn bài 
V. Tiến trình lên lớp 
1. ổn định lớp 
2. Kiểm tra bài cũ: - Vẽ sơ đồ phân công, phân cấp bộ máy nhà nước.?
3. Bài mới:
a. Khám phá: Liên quan trực tiếp và nhiều nhất đến mỗi công dân là bộ máy nhà nước cấp cơ sở (xã, p, - TT) Để hiểu rõ nhiệm vụ quyền hạn của bộ máy cơ sở chúng ta sẽ nghiên cứu bài học hôm nay.
b. Kết nối:
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung kiến thức
Hoạt động 1:
Mục tiêu: hs nêu được tên các cơ quan nhà nước cấp cơ sở
Cách tiến hành:
GV: Kiểm tra lại kiến thức bài 17 để giúp học sinh hệ thống hơn.
? Bộ máy nhà nước cấp cơ sở có những cơ quan nào?
HS: 2 cơ quan: - UBND xã (P, TT) 
 - HĐND xã (P,TT) 
- Học sinh đọc tình huống sgk.
- GV: yêu cầu hs thảo luận nhóm
? Khi cần xin cấp giấy khai sinh thì đến cơ quan nào? 
? Khi cần sao giấy khai sinh thì đến cơ quan nào?
+ Trạm y tế.
+ Trường học.
+ UBND xã ( P, TT) 
+ Công an nhân dân xã (P, TT)
- HS: Đến UBND xã (P, TT)
Đọc điều 120, điều 119 HP 1992. 
Đọc điều 123 HP 1992 
HS: Trình bày ý kiến cá nhân.
c. Thực hành, luyện tập:
GV: hd hs làm bài tập ở sgk.
HS: làm bài tập vào vở
1. Các cơ quan nhà nước cấp cơ sở.
- Việc cấp lại giấy khai sinh do UBND xã (P,- TTDC) mới được sự cư trú và đăng ký hộ tich hộ khẩu thực hiện.
- Người xin giấy khai sinh phải làm.
+ Đơn sinh cấp lại giấy khai sinh
+ Sổ hộ khẩu
+ Chứng minh thư nhân dân.
+ Các giấy tờ khác để chứng minh là có thật thời gian khác ngày kể từ ngày nhận đựơc hồ sơ.
- Bộ máy nhà nước cấp cơ sở gồm có 2 cơ quan:
+ HĐND xã (phường, thị trấn) là cơ quan quyền lực nhà nước ở địa phương, do nhân dân bầu ra.
+ UBND xã ( phường, thị trấn) là cơ quan hành chính nhà nước ở địa phương, do HĐND xã (phường, thị trấn) bầu ra.
2. Luyện tập:
BT b: Đáp án: UBND do HĐND cùng cấp bầu ra.
 d. Vận dụng:
- Nêu câu hỏi cũng cố bài:
- HĐND xã do ai bầu ra?
- UBND xã (P,TT) do ai bầu ra.
 4. Hướng dẫn về nhà: 
- Về nhà đọc phần nội dung bài học ở sgk.
- Xem trước bài tập:
Tiết 32: BỘ MÁY NHÀ NƯỚC CẤP CƠ SỞ.(XÃ, PHƯỜNG, 
	THỊ TRẤN) ( T2)
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức :
- Nêu được nhiệm vụ của từng loại cơ quan nhà nước cấp cơ sở, kể được một số công việc mà cơ quan nhà nước cấp xã đã làm để chăm lo đời sống mọi mặt cho nhân dân.
2. Kỹ năng: 
- Chấp hành và vận động cha,mẹ, mọi người chấp hành các quyết định của cơ quan nhà nước.
- Xác định đúng cơ quan nhà nước địa phương có chức năng giải quyết công việc của dân, gia đình.
3. Thái độ:
- Tôn trọng các cơ quan nhà nước ở cơ sở, ủng hộ hoạt động của các cơ quan đó.
II. KNS cơ bản: KN tư duy phê phán; KN giải quyết vấn đề
III. Phương pháp:
- Thảo luận, động não, xử lí tình huống.
IV Chuẩn bị.:
1. Chuẩn bị của giáo viên: 
 - Luật tổ chức hội đồng nhân dân và UBND
 - Hiến pháp năm 1992 
2. Chuẩn bị của học sinh: - Vở ghi + SGK, Soạn bài 
V. Tiến trình lên lớp 
1. ổn định lớp 
2. Kiểm tra bài cũ: - Bộ máy nhà nước cấp cơ sở gồm mấy cơ quan?
3. Bài mới:
a. Khám phá: GV nhắc lại nội dung tiết 1 để vào bài.
b. Kết nối:
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung kiến thức
Hoạt động 2:
Mục tiêu: HS nêu được nhiệm vụ của từng loại cơ quan nhà nước cấp cơ sở.
Cách tiến hành:
GV: yêu cầu hs đọc thông tin ở sgk
HS: thảo luận nhóm.
- HĐND do ai bầu ra?
- UBND do ai bầu ra?
- Nêu nhiệm vụ của từng loại cơ quan?
GV: giới thiệu Hiến pháp 1992 điều 118, 119, 120, 123.
HS: đọc tài liệu tham khảo.
c. Thực hành, luyện tập:
gv: hd hs làm bài tập vào vở
HS: làm bt.
2. Nhiệm vụ của từng loại cơ quan nhà nước cấp cơ sở.
- HĐND: Chịu trách nhiệm trước dân về sự phát triển kinh tế - xã hội, ổn định và nâng cao đời sống nhân dân, về quốc phòng và an ninh ở địa phương; giám sát hoạt độngcủa Thường trực HĐND, UBND xã, giám sát việc thực hiện các nghị quyết của HĐND xã.
- UBND: là cơ quan chấp hành nghị quyết của HĐND có nhiệm vụ:Thực hiện quản lí nhà nước ở địa phương mình trong mọi lĩnh vực; kiểm tra việc chấp hành Hiến pháp, luật, các văn bản của cơ quan nhà nước cấp trên và nghị quyết của HĐND xã; bảo đảm an ninh chính trị, trật tự, an toàn xã hội.
2. Luyện tập:
BT c: Đáp án
Công an: - Đăng ký hộ khẩu
 - Khai báo tạm trú
 - Khai báo tạm vắng
UBND xã: - Đăng ký kết hôn
 - Xin cấp lại giấy khai sinh, sao giấy khai sinh
	- Xác nhận lí lịch
Trường học: - Xác nhận bảng điểm học tập
Trạm y tế: Xin sổ khám bệnh
d. Vận dụng:
GV: hệ thống lại toàn bộ bài học của 2 tiết, nêu câu hỏi củng cố bài
4. Hướng dẫn về nhà:
- Học thuộc bài, làm hết các bài tập còn lại
- Chuẩn bị cho tiết thực hành , ngoại khóa tiết tới.
Tiết 33 NGOẠI KHOÁ
 TRẬT TỰ AN TOÀN GIAO THÔNG 
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức: 
- Nêu được những qui định chung của pháp luật về bảo đảm trật tự an toàn giao thông
 đường bộ
- Giải thích được một số qui định cơ bản về trật tự an toàn giao thông đường bộ 
2. Kĩ năng: 
- Biết được một số dấu hiệu giao thông và biết xử lý đúng đắn các tình huống đi đường liên quan nội dung bài học
- Biết đánh giá hành vi bản thân và của người khác
3.Thái độ: 
- Tôn trọng các qui định về trật tự an toàn giao thông
- Ủng hộ những việc làm tôn trọng luật lệ và phản đối những việc làm thiếu tôn trọng luật lệ giao thông
II. Phương pháp:
- Đàm thoại, vấn đáp 
III.Chuẩn bị
- Sách giáo dục trật tự an toàn giao thông, Luật giao thông đường bộ
IV. Tiến trình lên lớp: 
1. Ổn định lớp: 
2. Kiểm tra bài cũ :
3. Bài mới:
 Hoạt động của thầy và trò
 Nôi dung kiến thức
Hoạt động 1:
Mục tiêu: Giúp học sinh nắm được những qui định chung về giao thông đường bộ.
Cách tiến hành: Cho học sinh thảo luận nhóm.
Hệ thống báo hiệu giao thông đường bộ gồm những gì ?
Ý nghĩa của từng loại tín hiệu trong hệ thống báo hiệu giao thông đường bộ ?
- Ngày chủ nhật Hùng (15tuổi) lấy xe máy đèo em đến nhà bà chơi. Thấy trời nắng. Hùng mang theo chiếc ô. Trên đường đi Hùng bảo em ngồi đằng sau mở ô ra che nắng cho hai anh em. đi được một đoạn thì hai bạn bị cảnh sát yêu cầu dừng lại. Em cho biết Hùng vi phạm những qui định nào về an toàn giao thông
Đại diện nhóm trình bày 
Hoạt động 2:
Mục Tiêu:Học sinh biết một số qui định cụ thể đối với người trên xe môtô, người điều khiển, người ngồi trên xe đạp, người điều khiển xe thô sơ.
Cách tiến hành: Học sinh thảo luận 
Đường vào trường sau đợt mưa kéo dài bị lầy lội, nhà trường vận động học sinh thu gạch vụn, đá, sỏi, cátđể rải đường. Tuấn rũ Hoàng ra đường tàu ở gần trường để lấy đá, Hoàng can ngăn Tuấn không nên làm như vậy., nhưng Tuấn nói mình lấy đá để rải đường của trường, chứ có phải lấy cho mình đâu mà lo!
- Theo em điều Tuấn nói có đúng không ? vì sao?
- Việc lấy đá ở đường tàu sẽ gây nguy hiểm như thế nào?
- Liên hệ bản thân xem đã thực hiện đúng chưa, đề xuất thắc mắc và những điều các em có thể chưa hiểu
Học sinh đóng vai hoạt cảnh mô tả tình huống đi đường Các nhóm khác nhận xét đánh giá hành vi của người tham gia giao thông từ đó rút ra qui tắc giao thông.
1) Những qui tắc chung 
 về giao thông đường bộ:
- Người tham gia giao thông phải đi bên phải theo chiều đi của mình, đi đúng phần đường qui định, và phải chấp hành hệ thống báo hiệu đường bộ
* Tình huống 1:
+ Hiệu lệch của người điều khiển giao thông
+ Tín hiệu đèn giao thông
+ Biển báo hiệu đường bộ 
+ Vạch kẻ đường
+ Cọc tiêu hoặc tường bảo vệ
+ Hàng rào chắn
* Tình huống 2: 
Điều khiển xe máy khi chưa đủ 18 tuổi, không có giấy phép lái xe, em Hùng vi phạm xử dụng ô khi ngồi trên xe máy
2) Một số qui định cụ thể:
- Người ngồi trên xe môtô xe gắn máy không được mang vác vật cồng kềnh, không sử dụng ô, không bám kéo hoặc đẩy các phương tiện khác
- Người điều khiển xe đạp chỉ được chở tối đa một người lớn và một trẻ em dưới 7 tuổi
- Người điều khiển xe thô sơ phải cho xe đi hàng một, và đi đúng phần đường qui định, hàng hoá xếp trên xe phải bảo đảm an toàn, không gây cản trở giao thông. 
Bài tập:
- bài tập 4 trang 9 sách trật tự an toàn giao thông. 
a) Đồng ý với ý kiến cho rằng người lái xe ô tô không dừng lại là sai vì đó là việc làm vi phạm chuẩn mực đạo đức và pháp luật. Theo qui định của điều 36 luật giao thông đường bộ . Khi xảy ra tai nạn, người lái xe phải dừng ngay xe lại giữ nguyên hiện trường, cấp cứu người bị nạn
b) Người lái xe ôm vi phạm hai qui định 
 - Chở hai người lớn
 - Lấn sang bên trái đường 
4. Hướng dẫn về nhà: 
- Thực hiện tốt quy định về đi đường
- Xem lại các bài đã học để chuẩn bị cho tiết ôn tập cuối năm.

Tài liệu đính kèm:

  • docGDCD 7 20112012 TTX.doc