Giáo án lớp 6 Vật lí - Tiết 4: Đo thể tích vật rắn không thấm nước (Tiếp)

Giáo án lớp 6 Vật lí - Tiết 4: Đo thể tích vật rắn không thấm nước (Tiếp)

A – Mục tiêu:

1. Kiến thức:

Giúp học sinh biết :

- Kể tên một số dụng cụ thường dùng để đo thể tích vật rắn không thấm nước . Biết cách xác định thể tích vật rắn bằng dụng cụ đo thích hợp.

2. Kĩ năng :

- Biết sử dụng các dụng cụ đo ( bình chia độ , bình tràn) để xác định thể tích của vật rắn có hình dạng bất kì không thấm nước.

3. Thái độ :

Rèn luyện thái độ trung thực, cẩn thận, biết hợp tác tập thể trong khi thực hiện nhiệm vụ nhóm.

Rèn luyện niềm yêu thích môn học.

B – Chuẩn bị:

 

doc 2 trang Người đăng levilevi Lượt xem 828Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án lớp 6 Vật lí - Tiết 4: Đo thể tích vật rắn không thấm nước (Tiếp)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết 4: Đo thể tích vật rắn không thấm nước
 Ngày soạn : 07 / 09 / 2009
 Ngày dạy : 08 / 09 / 2009
A – Mục tiêu:
1. Kiến thức: 
Giúp học sinh biết :
- Kể tên một số dụng cụ thường dùng để đo thể tích vật rắn không thấm nước . Biết cách xác định thể tích vật rắn bằng dụng cụ đo thích hợp.
2. Kĩ năng : 
- Biết sử dụng các dụng cụ đo ( bình chia độ , bình tràn) để xác định thể tích của vật rắn có hình dạng bất kì không thấm nước.
3. Thái độ :
Rèn luyện thái độ trung thực, cẩn thận, biết hợp tác tập thể trong khi thực hiện nhiệm vụ nhóm.
Rèn luyện niềm yêu thích môn học.
B – Chuẩn bị:
Với các nhóm : 2 đến 3 loại bình chia độ, cốc thuỷ tinh, vật rắn không thấm nước., dây buộc.
Cả lớp : xô đựng nước.
Bảng kết quả đo thể tích vật rắn không thấm nước.
Vật cần đo thể tích
Dụng cụ đo
Thể tích ước lượng ( cm3)
Thể tích đo được ( cm3)
GHĐ
ĐCNN
C – Tổ chức hoạt động dạy học :
1. ổn định tổ chức lớp học:
2. Kiểm tra bài cũ : ( 3 phút )
 GV nêu câu hỏi đề nghị HS trả lời các câu hỏi :
 - Đơn vị đo thể tích thường dùng của Việt Nam là gì ?
 - Nêu quy tắc đo thể tích?
3. Tiến trình dạy học:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Nội dung bài học
 Hoạt động 1: Giới thiệu- tạo tình huống học tập ( 3 phút )
- Làm thế nào để biết chính xác thể tích của cái đinh ốc và của hòn đá?
- Để trả lời các câu hỏi của đề bài ta cùng tìm hiểu bài học hôm nay.
- Trả lời các câu hỏi của GV theo kinh nghiệm của bản thân.
Hoạt động 2: cách đo thể tích vật rắn không thấm nước và chìm trong nước ( 10 phút )
Giới thiệu vật cần đo
( đá , đinh ốc) là một vật rán không thấm nước. Xét hai trường hợp : Vật bỏ lọt và không bỏ lọt vào bình chia độ.
- Yêu cầu học sinh quan sát hình 4.3 SGK và trả lời cau C2.
Học sinh qua sát và trả 
Lời câu hỏi C1 :
 Thể tích nước : 150cm3, thể tích nước và đá : 200cm3 và Thể tích đá : 200 – 150 = 50 cm3.
 Học sinh quan sát hình 
4.3 SGK và trả lời câu C2.
Nêu cách làm,,
I – Cách đo thể tích vật rắn không thấm nước :
1. Dùng bình chia độ:
 Thể tích đá : 200- 150 = 50 cm3
2. Dùng bình tràn: 
Thể tích đá = 80 cm3.
Hoạt động 3: Rút ra kết luận ( 5 phút )
- GV yêu cầu HS thực hiện câu C3. GV chốt lại từ sao cho đúng.
- HS tìm từ trong khung gắn cho các số trong chỗ trống của kết luận.
3. Rút ra kết lụân: 
1- thả chìm
2- dâng lên
3- Thả
4- tràn ra
Hoạt động 4 :Thực hành đo thể tích vật rắn (10 phút )
- Yêu cầu học sinh kẻ bảng kết quả đo vào vở. 
Quan sát thao tác thực hành các nhóm --> đánh giá nhận xét các quá trình làm việc của từng nhóm.
- HS quan sát và nhận biết từng loại dụng cụ đo..
- Học sinh thảo luận nhóm để hình thành cách đo.
- HS tiến hành đo và đọc kết quả đo. Ghi kết quả đo vào bảng đo..
- HS thảo luận nhóm để trả lời câu hỏi C4..nêu nhận xét.
II. thực hành đo :
Hoạt động 5 : Vận dụng – Củng cố ( phút )
- Hướng dẫn học sinh cách thực hiện các câu hỏi phần vận dụng.
- Dùng dụng cụ nào để đo thể tích chất lỏng? Nếu là chất rắn không thấm nước có hình dang bất kì sẽ đo thể tích bằng cách nào ? Xét trường hợp bỏ vật không lọt bình chia độ? 
-HS thực hiện C5, C6 theo nhóm. Nêu nhận xét.
- Làm bài tập 4.1, 4.2 SBT. Thảo luận chung.
- HS trả lời và hoàn thành ghi nhớ vào vở . Đọc phần có thể em chưa biết
Ghi nhớ: 
Để đo thể tích vật rắn không thấm nước và chìm trong nước, có thể dùng bình chia độ, bình tràn.
D – Hướng dẫn về nhà : ( 2 phút )
- GV nêu câu hỏi : Trình bày các bước để đo thể tích?
 Đơn vị chính để đo thể tích là gì ?
 Chọn dụng cụ đo như thế nào để đo được thể tích vật rắn không thấm nước.
HS nghiên cứu trả lời các câu hỏi của GV
- GV yêu cầu HS học thuộc ghi nhớ SGK.
- GV yêu cầu HS đọc mục Có thể em chưa biết?
- GV yêu cầu học sinh làm bài tập về nhà trong SBT.

Tài liệu đính kèm:

  • doctiet4 VL6.doc