Giáo án lớp 6 Vật lí - Tiết 20: Ròng rọc

Giáo án lớp 6 Vật lí - Tiết 20: Ròng rọc

Kiến thức:

 - Nhận biết được 2 ví dụ về sử dụng ròng rọc trong cuộc sống và chỉ rõ được lợi ích của chúng

 - Sử dụng được ròng rọc trong những công việc thích hợp.

 2. Kỹ năng:

 - Làm được thí nghiệm và ghi kết quả vào bảng

 - Vận dụng để làm được các bài tập đơn giản

 3. Thái độ:

 - Cẩn thận, tỉ mỉ, chính xác

II/ Đồ dùng dạy học:

 - GV: +Hình 16.1, 16.2; Bảng 16.1

 + Chuẩn bị cho mỗi nhóm HS

 + 1 lực kế có GHĐ từ 2N trở lên

 + 1 khối trụ kim loại có móc, nặng 2N ( có thể thay bằng túi cát có khối lượng tương đương )

 

doc 3 trang Người đăng levilevi Lượt xem 978Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án lớp 6 Vật lí - Tiết 20: Ròng rọc", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 10/1/2010
Ngày giảng: 11/1/10 
Tiết 20. ròng rọc
I/ Mục tiêu :
 1. Kiến thức:
 - Nhận biết được 2 ví dụ về sử dụng ròng rọc trong cuộc sống và chỉ rõ được lợi ích của chúng 
 - Sử dụng được ròng rọc trong những công việc thích hợp.
 2. Kỹ năng:
 - Làm được thí nghiệm và ghi kết quả vào bảng
 - Vận dụng để làm được các bài tập đơn giản
 3. Thái độ:
 - Cẩn thận, tỉ mỉ, chính xác
II/ Đồ dùng dạy học:
 - GV: +Hình 16.1, 16.2; Bảng 16.1
 + Chuẩn bị cho mỗi nhóm HS 
 + 1 lực kế có GHĐ từ 2N trở lên 
 + 1 khối trụ kim loại có móc, nặng 2N ( có thể thay bằng túi cát có khối lượng tương đương )
 + 1 Ròng rọc cố định ( kèm theo giá đỡ của đòn bẩy )
 + 1 ròng rọc động ( kèm theo giá đỡ của đòn bẩy )
 + Dây vắt qua ròng rọc
 - HS: Kẻ bảng 16.1
III/ Phương pháp dạy học:
 - Phương pháp quan sát
 - Phương pháp thảo luận nhóm
IV/ Tổ chức dạy học:
 1. ổn định tổ chức:
 2. Khởi động mở bài ( 5phút )
	- Mục tiêu: HS thấy được khi dùng ròng rọc sẽ có lợi như thế nào
	- Tiến hành: GV yêu cầu HS quan sát hình 16.1 và đưa ra nhận xét
 3. HĐ1: Tìm hiểu cấu tạo của ròng rọc ( 10 phút )
 	- Mục tiêu: HS nhận biết được hai loại ròng rọc cơ bản
	- Đồ dùng: Hình vẽ 16.2
	- Tiến hành:
- GV treo hình 16.2 ( a , b lên bảng ) 
- GV mắc 1 bộ ròng rọc động, ròng rọc cố định lên bàn 
- Yêu cầu HS đọc sách mục I
- GV giới thiệu chung về ròng rọc 1 bánh xe có rãnh, quay quanh 1 trục, có móc treo
? Theo em như thế 
nào là ròng rọc cố định, ròng rọc động 
- HS quan sát
- HS nghiên cứu SGK
- HS lắng nghe
- HS trả lời câu hỏi theo yêu cầu của GV
I. Tìm hiểu về ròng rọc.
C1 : 
+ Ròng rọc cố định : khi kéo dây bánh xe quay xung quanh trục cố định .
+ Ròng rọc động : khi kéo dây bánh xe vừa quay vừa chuyển động cùng với trục của nó . 
 4. HĐ2: Tìm hiểu xem ròng rọc giúp con người làm việc dể dàng hơn như thế nào ( 18phút )
	- Mục tiêu: Nhận biết được 2 ví dụ về sử dụng ròng rọc trong cuộc sống và chỉ rõ được lợi ích của chúng
	- Đồ dùng: 1 lực kế, 1 khối trụ kim loại có móc nặng 2N , 1 ròng rọc cố định, 1 ròng rọc động, dây vắt qua ròng rọc
	- Tiến hành:
- Ta xét 2 yếu tố của lực kéo vật ở ròng rọc :
+ Hướng của lực .
+ Cường độ của lực .
- GV Tổ chức HS hoạt động nhóm nêu phương án kiểm tra và đồ dùng cần thiết để làm thí nghiệm ..
- GV hướng dẫn HS cách lắp thí nghiệm và các bước tiến hành thí nghiệm .
- GV tổ chức cho HS nhận xét và rút ra kết luận .
- Yêu cầu đại diện các nhóm trìh bày kết quả thí nghiệm . 
- Dựa vào kết quả thí nghiệm của nhóm để làm C3 và rút ra nhận xét .
- GV treo bảng phụ yêu cầu HS làm C4
- Yêu cầu HS hoạt động cá nhân làm
- Gọi HS trả lời
- GV nhận xét
- HS lắng nghe
- HS thảo luận trong nhóm đề ra phương án kiểm tra, chọn dụng cụ cần thiết 
- Các nhóm cử đại diện trình bày phương án thí nghiệm .
- Các nhóm nhận dụng cụ thí nghiệm và tiến hành theo sự hướng dẫn của GV.
- HS trình bày kết quả thảo luận nhóm câu C2.
- Cử đại diện tình bày nhận xét của nhóm ,các nhóm khác bổ sung nếu cần . 
- Quan sát bảng phụ và làm C4
- Cá nhân HS chọn từ thích hợp hoàn thành câu C4 .
- HS trả lời
- HS ghi vở kết luận .
II. Ròng rọc giúp con ngời làm việc dễ dàng hơn như thế nào? 
1. Thí nghiệm:
a, Chuẩn bị ( SGK - 51 )
b, Tiến hành đo:
C2 :
2. nhận xét:
C3 : 
a, chiều của lực kéo vật lên trực tiếp và chiều của lực kéo vật qua ròng rọc cố định là khác nhau( ngợc nhau) .Độ lớn của 2 lực này như nhau .
b, chiều của lực kéo vật lên trực tiếp so với chiều của lực kéo vật qua ròng rọc động là không thay đổi . Độ lớn của lực kéo vật lên trực tiếp lớn hơn độ lớn của lực kéo vật qua ròng rọc động 
3, Rút ra kết luận:
C4 : 
a, Cố định
b, Động 
 5. HĐ3: Củng cố - vận dụng ( 10phút )
	- Mục tiêu: HS vận dụng kiến thức vừa học vào trả lời các câu C5, C6, C7
	- Tiến hành:
- Yêu cầu HS trả lời C5 ,C6
? Nêu những thí dụ về ròng 
rọc
? Dùng ròng rọc có lợi gì ( ròng rọc động, ròng rọc cố định )
- Yêu cầu HS trả lời C7
? Sử dụng ròng rọc ở hình 16.6 giúp con ngời làm việc dễ dàng hơn như thế nào 
- GV giới thiệu về pa lăng nêu tác dụng của pa lăng 
- Hướng dẫn HS “đọc phần có thể em cha biết “ => dùng pa lăng Hình 16.7 có lợi gì ? 
- HS làm bài theo yêu cầu của GV
- ròng rọc dùng để kéo 
nước
- Dùng ròng rọc cố định được lợi về hướng 
- Dùng ròng rọc động được lợi về lực 
- HS nghiên cứu trả lời C7
- HS trả lời
- HS lắng nghe
- Đọc phần " có thể em chưa biết " nêu được tác dụng của pa lăng 
III. Vận dụng:
C5 : ròng rọc dùng để kéo 
nước, kéo vữa ... 
C6 : 
+ Dùng ròng rọc cố định được lợi về hớng .
+ Dùng ròng rọc động được lợi về lực .
C7: Sử dụng hệ thống ròng rọc cố định và ròng rọc động có lợi hơn vì vừa đợc lợi về độ lớn , vừa đợc lợi về hớng của lực kéo 
 6. Tổng kết và hướng dẫn về nhà ( 2phút )
 - Lấy 2 thí dụ về sử dụng ròng rọc 
 - Làm bài tập 16.1 đến 16.4 (SBT - 21) 

Tài liệu đính kèm:

  • docTiet 20 Li 7 ki II Rong roc.doc