Giáo án lớp 6 môn Vật lí - Tiết 25: Nhiệt kế - Nhiệt giai

Giáo án lớp 6 môn Vật lí - Tiết 25: Nhiệt kế - Nhiệt giai

1- Kiến thức:

- Nhận biết được cấu tạo và công dụng của các loại nhệt kế khác nhau.

- Phân biệt được nhiệt giai Xenxiut , nhiệt giai Farenhai và có thể chuyển nhiệt độ từ nhiệt giai này sang nhiệt độ tương ứng của nhiệt giai kia.

2- Kĩ năng:

- Làm thí nghiệm, quan sát và phân tích thí nghiệm.

-Chuyển đổi nhiệt độ giữa hai nhiệt giai Xenxiut và nhiệt giai Farenhai.

3- Thái độ:

-Tinh thần đoàn kết nhóm.

 

doc 6 trang Người đăng levilevi Lượt xem 1149Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án lớp 6 môn Vật lí - Tiết 25: Nhiệt kế - Nhiệt giai", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 12/ 03/ 2007.
Ngày giảng: 17/ 03/ 2007. tiết 25: Nhiệt kế - nhiệt giai
I-mục tiêu bài học:
1- Kiến thức:
- Nhận biết được cấu tạo và công dụng của các loại nhệt kế khác nhau.
- Phân biệt được nhiệt giai Xenxiut , nhiệt giai Farenhai và có thể chuyển nhiệt độ từ nhiệt giai này sang nhiệt độ tương ứng của nhiệt giai kia. 
2- Kĩ năng:
- Làm thí nghiệm, quan sát và phân tích thí nghiệm.
-Chuyển đổi nhiệt độ giữa hai nhiệt giai Xenxiut và nhiệt giai Farenhai.
3- Thái độ:
-Tinh thần đoàn kết nhóm.
- Rèn luyện tính cẩn thận, trung thực.
II- Chuẩn bị:
* Chuẩn bị cho mỗi nhóm: 3 cốc A, B, C ; nước nóng, nước đá, 1nhiệt kế ytế, 1nhiệt kế rượu, 1nhiệt kế thuỷ ngân và bảng22.1-SGK.
III- Các hoạt động dạy học:
Trợ giúp của thầy
tg
Hoạt động của trò
Hoạt động1: Kiểm tra bài cũ:
Trong quá trình co giãn vì nhiệt của các chất nếu bị ngăn cản thì nó có lợi và có hại như thế nào? Lấy ví dụ minh hoạ?
Băng kép khi nung nóng hay làm lạnh xảy ra hiện tượng gì? Nêu ứng dụng trong một dụng cụ mà em biết?
Hoạt động2: Tình huống học tập: 
- Con: Mẹ ơi, cho con đi đá bóng nhé !
- Mẹ : không được đâu ! Con đang sốt nóng đây này !
- Con: Con không sốt đâu ! mẹ cho con đi nhé !
Vậy phải dùng dụng cụ nào để có thể biết chính xác người con có sốt hay không?
Hoạt động3: Tìm hiểu nhiệt kế.
Gv chiếu C1 yêu cầu học sinh đọc C1
C1: Có ba bình đượng nước A, B, C; cho thêm nước đá vào bình A để có nước lạnh và cho thêm nước nóng vào bình C để có nước ấm.
a) Nhúng ngón trỏ của bàn tay phải vào bình A, nhúng ngón trỏ của bàn tay trái vào bình C (H.22.1-SGK). Các ngón tay có cảm giác như thế nào?
b) Sau một phút, rút cả hai ngón tay ra, rồi cùng nhúng ngay vào bìnhB (H.22.2-SGK) Các ngón tay có cảm giác như thế nào? Từ thí nghiệm trên có thể rút ra kết luận gì?
Gv hướng dẫn học sinh làm TN0.
Gv phát dụng cụ và yêu cầu các nhóm làm thí nghiệm, rồi thảo luận trả lời các yêu cầu a,b.
Gv yêu cầu học sinh quan sát H.22.3 và H.22.4 - SGK và mời học sinh trả lời C2
C2: Cho biết thí nghiệm vẽ ở hình 22.3 và hình 22.4 dùng để làm gì?
Gv chiếu bảng 22.1 và nêu nhiệm vụ C3
C3: Hãy quan sát các nhiệt kế ( dụng cụ) hoặc các nhiệt kế (H.22.5) .Rồi so sánh về GHĐ, ĐCNN, công dụng và điền vào 
bảng 22.1 sau:
Loại nhiệt kế
GHĐ
ĐCNN
Công dụng
Nhiệt kế rượu
Từ.......
đến .....
Nhiệt kế thuỷ ngân
Từ.......
đến......
Nhiệt kế
y tế
Từ.......
đến......
Gv phát dụng cụ yêu cầu các nhóm hoàn thành yêu cầu trên.
Gv yêu cầu học sinh quan sát H.22.5A-SGK và dụng cụ ( nhiệt kế ytế), rồi trả lời câu C4:
C4: Cấu tạo của nhiệt kế có đặc điểm gì ? Cấu tạo như vậy có tác dụng gì?
Gv mời học sinh trả lời câu C4.
Hoạt động 4: Nhiệt giai
Gv chiếu và yêu cầu học sinh đọc tài liệu phần a.
Nhiệt giai Xenxiut là thang nhiệt độ như thế nào ? 
Gv giới thiệu 0C và nhiệt độ thấp hơn 0 0C.
Nhiệt giai Farenhai có gi khác so với nhiệt giai Xenxiut ?
Gv chiếu và yêu cầu học sinh đọc tài liệu phần b. 
Nhiệt giai Farenhai là thang nhiệt độ khác thang nhiệt độ của Xenxiut như thế nào?
Gv phân tích:
Theo Xenxiut: 00Cđ1000C, chia thành 100 phần bằng nhau, mỗi phần là 10C.
Theo Farenhai: 320F đ2120F, cũng chia thành 100 phần bằng nhau, mỗi phần là 1,80F.
ị10C = 1,80C.
Gv yêu cầu học sinh quan sát thí dụ và hướng dẫn học tìm hiểu thí dụ.
Gv mời 2 học lên bảng làm C5:
C5: Hãy tính xem 300C, 370C ứng với bao nhiêu 0F? 
Gv học sinh khác làm vào vở và nhận xét.
5/
3/
17/
10/
5/
Hs lên bảng trả lời các yêu cầu:
HS1: -Có lợi là làm cho cấu chúc một số dụng cụ vững chắc hơn.
VD: Cốt sắt thép của bê tông.
 -Có hại là phá hoại một số công trình xây dựng.
VD: Nơi tiếp giáp giữa hai đường rayđường tầu không có khoảng cách, khi trời nắng nóng sẽ gây ra cong đường ray.
HS2 : - Băng kép khi nung nóng hay làm lạnh đều bị cong. 
-Được ứng dụng làm rơle nhiệt trong bàn là điện.
Hs theo dõi lắng nghe.
HS suy nghĩ - trả lời.
1.Nhiệt kế.
HS đọc câu C1
Hs quan sát giáo viên hướng dẫn TN0.
Nhóm trưởng nhận dụng cụ.
Các nhóm làm thí nghiệm và thảo luận các yêu cầu a, b. Rút ra kết luận 
ị KL: Cảm giác của tay không xác định chính xác nhiệt độ của vật.
Hs quan sát H.22.3 và H.22.4, trả lời 
C2: Hai TN0 để xác định 00C và 1000C trên cơ sở đó để xác định các vạch chia độ của nhiệt kế.
Hs quan sát bảng 22.1- Lắng nghe nhiệm vụ.
Nhóm trưởng nhận dụng cụ.Các nhóm thảo luận hoàn thành nhiệm vụ.
Hs quan sát H.22.5 và nhiệt kế ytế.
Hs trả lời C4:
Khi nhiệt kế bỏ ra khỏi cơ thể thì cột thuỷ ngân trong nhiệt kế không tụt một cách nhanh chóng, giúp cho việc xác định nhiệt độ cơ thể một cách chính xác nhất. 
2. Nhiệt giai.
a) Nhiệt giai Xenxiut. 
Hs đọc tài liệu phần a.
Hs trả lời và nghi chép: 
Nhiệt giai Xenxiut là thang nhiệt độ giữa nhiệt độ của nước đá đang tan 
( 00C ) và nhiệt độ của hơi nước đang sôi (1000C), với mỗi phần là 10C.
Hs đọc tài liệu phần b.
Hs trả lời và nghi chép:
Nhiệt giai Farenhai là thang nhiệt độ giữa nhiệt độ của nước đá đang tan (320F ) và nhiệt đọ ccủa hơi nước đang sôi (2120C ), mỗi phần là 1,80F.
Hs lắng nghe
Hs nghi chép: 10C = 1, 80F.
Hs quan sát thí dụ.
3. Vận dụng.
2Hs lên bảng làm yêu cầu C5:
300C = 00C + 300C.
Vậy: 300C=320F + (30 x 1,80F) = 680F
370C = 00C + 370C.
Vậy:370C= 320F +(37x1,80F) = 98,60F.
Hs khác làm vào vở và nhận xét. 
iv - củng cố - dặn dò: (5/) 
Củng cố:
a)Lý thuyết:
-Có mấy loại nhiệt kế thường dùng? Chúng hoạt động dựa trên hiện tượng gì?
- Nhiệt giai Xenxiut và nhiệt giai Farenhai khác nhau như thế nào?
b)Bài tập: 
*Người ta không dùng nước để chế tạo nhiệt kế mà dùng thuỷ ngân hoặc rượu. Hỏi lí do nào sau đây là không đúng?
A. Nước nở vì nhiệt ít hơn rượu và thuỷ ngân.
B. thuỷ ngân và rượu nở vì nhiệt đều hơn nước.
C. Nước nở vì nhiệt không đều.
D. Không đo được những nhiệt độ dưới 00C.
2. Dăn dò:
- VN tìm hiểu thêm một số nhiệt kế và nhiệt giai trong phần “Có thể em chua biết”.
- VN mỗi em chuẩn bị một mẫu báo cáo thực hành (SGK- T.74).
- VN học bài và làm bài tập trong vở bài tập.
phòng giáo dục huyện lạng giang
trường T.H.c.s Đào mỹ
 --------------***----------------
giáo án hội giảng 26/ 03/ 2007
tiết 25: nhiệt kế - nhiệt giai
giáo viên: vũ văn định
dạy môn: vật lí
tổ chuyên môn: tổ K.H.T.N
Đào mỹ, ngày 12 tháng 03 năm 2007.

Tài liệu đính kèm:

  • docLy6 tiet25.doc