Giáo án lớp 6 môn Vật lí - Tiết 16: Đòn bẩy

Giáo án lớp 6 môn Vật lí - Tiết 16: Đòn bẩy

. Kiến thức:

- Nêu được các VD về sử dụng đòn bẩy trong cuộc sống.

- Xác định được điểm tựa ( 0 ), điểm tác dụng lực lên đòn bẩy là ( 01) và ( 02).

- Biết sử dụng đòn bẩy trong các công việc thích hợp( biết thay đổi vị trí các điểm 0, 01, 02 cho phù hợp với yêu cầu sử dụng )

2. kỹ năng:

- Biết đo lực ở mọi trường hợp.

3. Thái độ:

- Cẩn thận, trung thực, vận dụng kiến thức vào cuộc sống.

 

doc 2 trang Người đăng levilevi Lượt xem 1008Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án lớp 6 môn Vật lí - Tiết 16: Đòn bẩy", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết 16 Đòn Bẩy
I/ Mục tiêu bài học:
1. Kiến thức:
- Nêu được các VD về sử dụng đòn bẩy trong cuộc sống.
- Xác định được điểm tựa ( 0 ), điểm tác dụng lực lên đòn bẩy là ( 01) và ( 02).
- Biết sử dụng đòn bẩy trong các công việc thích hợp( biết thay đổi vị trí các điểm 0, 01, 02 cho phù hợp với yêu cầu sử dụng )
2. kỹ năng:
- Biết đo lực ở mọi trường hợp.
3. Thái độ:
- Cẩn thận, trung thực, vận dụng kiến thức vào cuộc sống.
II/ Chuẩn bị:
- GV: Giáo án.
- HS: Mỗi nhóm HS
	+ 1 lực kế; 1 giá TN.
	+ 1 vật nặng; 1 đòn bẩy có thể thay đổi vị trí các điểm.
III/ Tiến trình lên lớp:
1. ổn định tổ chức lớp ( 1 phút )
2. Kiểm tra bài cũ ( 4 phút )
- Dùng mặt phẳng nghiêng để kéo vật lên cao ta được lợi như thế nào ? 
- Nêu biện pháp làm giảm lực kéo vật lên theo mặt phẳng nghiêng ?
- Lấy VD sử dụng mặt phẳng nghiêng trong đời sống hàng ngày ? 
3. Bài mới:
- ĐVĐ: Một số người quyết định dùng cần vọt để nâng ống bê tông lên. Liệu làm như thế có dễ dàng hơn không ?
Hoạt động của HS
Trợ giúp của GV
1. Hoạt động 1 (7 phút )
Tìm hiểu cấu tạo của đòn bẩy.
-Từng HS nghiên cứu tài liệu.
- Trả lời các câu hỏi của GV.
- Thảo luận cả lớp, mỗi đòn bẩy đều có 3 yếu tố: điểm tựa, điểm tác dụng lực kéo, điểm tác dụng của lực cần nâng.
- Từng HS trả lời C1 và tham gia thảo luận cả lớp.
2. Hoạt động 2 ( 15 phút )
Làm TN tìm hiểu tác dụng của đòn bẩy.
- Từng HS nhận thức vấn đề về sử dụng đòn bẩy được lợi như thế nào ?
- Tiến hành TN theo nhóm, đưới sự hướng dẫn của GV và SGK.
- Ghi kết quả vào bảng 15.1
- Thảo luận cả lớp từ kết quả bảng 15.1: So sánh độ lớn của lực F2 và F1 .
3. Hoạt động 3 ( 5 phút )
Qua TN vừa tiến hành rút ra kết luận.
- Từng HS chọn từ thích hợp trong khung để điền vào chỗ trống trong câu kết luận C3: ( 1 ): nhỏ hơn; ( 2 ): lớn hơn.
- Từng HS phát biểu kết luận.
4. Hoạt động 4 ( 10 phút )
Vận dụng kiến thức.
- Từng HS trả lời C4.
- Từng HS quan sát các tranh trong SGK và chỉ ra được các yếu tố của đòn bẩy trong các tranh này.
- Thảo luận cả lớp C6:
- Yêu cầu HS quan sát các hình vẽ trong SGK để nắm được cấu tạo của đòn bẩy.
- Mỗi đòn bẩy đều có mấy yếu tố ? Chỉ rõ các yếu tố đó ?
- Rút ra kết luận mỗi đòn bẩy đều có 3 yếu tố là :
- Nêu vấn đề như SGK.
- Phát dụng cụ cho các nhóm HS và yêu cầu các nhóm tiến hành theo các bước như SGK.
- Đến các nhóm theo dõi, kiểm tra và giúp đỡ khi cần.
- Tổ chức cho HS thảo luận khi TN kết thúc
- Đề nghị HS hoàn thành KL.
- Y/c một vài HS phát biểu KL.
- Yêu cầu HS vận dụng kiến thức để trả lời các câu hỏi vận dụng.
- Tổ chức thảo luận cả lớp về câu trả lời của HS.
4. Củng cố bài học ( 3 phút )
- Mỗi đòn bẩy đều có mấy yếu tố ? Đó là những yếu tố nào ? Hãy xác định ?
- Đòn bẩy giúp con người làm việc dễ dàng hơn như thế nào ?
- Muốn lực nâng càng nhỏ thì ta phải làm như thế nào ?
5. Hướng dẫn về nhà:
- Học thuộc ghi nhớ.
- Làm các bài tập trong SBT.
- Ôn tập để chuẩn bị thi HK I.

Tài liệu đính kèm:

  • docly 6 tiet 16.doc