Giáo án lớp 6 môn Vật lí - Bài 13: Máy cơ đơn giản

Giáo án lớp 6 môn Vật lí - Bài 13: Máy cơ đơn giản

* Về kiến thức:

- Biết làm thí nghiệm để so sánh trọng lượng của vật và lực dùng để kéo vật trực tiếp lên theo phương thẳng đứng.

- Biết được một số máy cơ đơn giản thường dùng.

 * Về kĩ năng:

 - Sử dụng lực kế để đo lực.

 * Về thái độ:

 - Tích cực học tập.

II. CHUẨN BỊ:

 - Lực kế có GHĐ từ 2  5N.

 

doc 3 trang Người đăng levilevi Lượt xem 1124Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án lớp 6 môn Vật lí - Bài 13: Máy cơ đơn giản", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 
Ngày dạy: 
Tuần dạy: 
PPCT: 
BÀI 13. MÁY CƠ ĐƠN GIẢN
I.MỤC TIÊU:
 * Về kiến thức:
- Biết làm thí nghiệm để so sánh trọng lượng của vật và lực dùng để kéo vật trực tiếp lên theo phương thẳng đứng.
- Biết được một số máy cơ đơn giản thường dùng.
 * Về kĩ năng:
 - Sử dụng lực kế để đo lực.
 * Về thái độ:
 - Tích cực học tập.
II. CHUẨN BỊ:
 - Lực kế có GHĐ từ 2 " 5N.
 - Quả nặng 2N.
 - Tranh vẽ 13.1; 13.2; 13.5; 13.6 (SGK).
III. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC:
 1. Ổn định lớp:
 2. Kiểm tra sĩ số: 
 3. Các hoạt động dạy- học:
Hoạt động của GV
Hoạt động của
Nội dung
Hoạt động 1: Tạo tình huống học tập.
* ĐVĐ: Treo hình 13.1 cho HS đọc SGK, yêu cầu HS tìm phương án để đưa vật lên.
Hoạt động 2: Nghiên cứu cách kéo vật theo phương thẳng đứng.
ô GV cho HS quan sát H13.2 và dự đoán:
- Nếu dùng dây liệu có thể kéo vật lên theo phương thẳng đứng với lực nhỏ hơn trọng lượng của vật được không?
ô GV cho HS kiểm tra dự đoán bằng cách tiến hành TN:
- GV giới thiệu dụng cụ và phát dụng cụ cho mỗi nhóm: 2 lực kế; 1 quả nặng, giá đỡ.
- Bố trí TN như hình 13.3 SGK.
- GV cho HS tiến hành đo:
+ Đo trọng lượng của quả nặng như h.13.3a. " ghi vào bảng 13.1 SGK.
+ Đo theo H 13.3b xem 2 lực kế chỉ bao nhiêu rồi cộng 2 số đó lại " ghi vào bảng
ô Từ kết quả thí nghiệm yêu cầu các nhóm cử đại diện HS rút ra nhận xét câu C1: so sánh lực kéo vật lên với trọng lượng của vật?
ô Yêu cầu HS làm C2, C3. (xem H 13.2)
" Thống nhất kết luận chung.
* Để khắc phục những điều trên người ta phải làm như thế nào?
ô HS quan sát hình 13.2 và dự đoán: Không thể kéo vật lên với lực nhỏ hơn trọng lượng của vật.
ô HS nghe GV hướng dẫn, tiến hành làm TN ghi kết quả vào bảng.
- HS rút ra nhận xét câu C1: Lực kéo vật lên bằng hoặc lớn hơn trọng lượng của vật
ô HS hoàn thành câu C2, C3.
- C2: (1) ít nhất bằng 
- C3: Cần nhiều người, tư thế đứng khó, dễ ngã 
I. Kéo vật lên theo phương thẳng đứng.
Khi kéo vật lên theo phương thẳng đứng cần phải dùng lực có cường độ ít nhất bằng trọng lượng của vật.
Hoạt động 3: Tìm hiểu về máy cơ đơn giản.
ô Yêu cầu HS đọc phần 2 SGK.
ô GV thông báo cho HS các loại máy cơ đơn giản.
ô GV yêu cầu HS quan sát h.13.4, 13.5, 13.6 SGK.
- H.13.4: dùng mặt phẳng nghiêng để lăn thùng lên xe. So sánh 2 cách:
+ Hai người khiêng thùng theo phương thẳng đứng.
+ Dùng mặt phẳng nghiêng để lăn thùng lên xe.
Cách nào dễ dàng hơn.
- H.13.5: Dùng đòn bẩy để bẩy ống bê tông di chuyển. So sánh 2 cách:
+ Khiêng ống bê tông lên theo phương thẳng đứng.
+ Dùng đòn bẩy để bẩy ống bê tông.
Cách nào dễ dàng hơn.
- H.13.6: Dùng rồng rọc cố định, Palăng để đưa gạch lên. So sánh 2 cách:
+ Người ở trên kéo gạch lên ( không dùng rồng rọc).
+ Người ở dưới kéo dây ( dùng rồng rọc). 
Cách nào dễ dàng hơn.
ô Cho HS làm C4:
ô Hướng dẫn câu C5.
- Có mấy người kéo?
- Tổng lực 4 người là bao nhiêu?
- Trọng lượng của vật là bao nhiêu? Tính P theo công thức nào? (m = 200kg). 
- Kéo vật lên theo phương thẳng đúng thì lực kéo của 4 người phải như thế nào với trọng lượng của vật.
- So sánh P và lực 4 người.
- Vậy 4 người có kéo được ống bêtông lên không?
ô Yêu cầu HS cề nhà làm C6:
 ô HS bài..
ôHS nghe GV thông báo.
ôHS quan sát và trả lời:
- Dùng mặt phẳng nghiêng lăn thùng lên xe dễ dàng hơn.
- Dùng đòn bẩy để bẩy ống bê tông di chuyển dễ dàng hơn
- Dùng rồng rọc cố để đưa gạch lên dễ dàng hơn.
ô HS làm câu C4:
a) (1) dễ dàng
b) (2) máy cơ đơn giản
ô HS làm câu C5:
- HS: có 4 người.
- HS: F = 4 x 400 
 = 1600 ( N)
- HS: P = 10m = 10 x 200
 = 2000 ( N)
- HS: F ≥ P.
- HS: F < P
- HS: 4 người không kéo được ống bêtông lên
 II. Các máy cơ đơn giản.
* Máy cơ đơn giản là những dụng cụ giúp thực hiện công việc dễ dàng. Có 3 loại máy cơ đơn giản thường dùng:
- Mặt phẳng nghiêng.
- Đòn bẩy
- Ròng rọc
C5: 
Cho biết:
M = 200kg
F1 người = 400N
Kéo vật lên được không? Vì sao?
Giải
1 người lực kéo 400N
4 người → ? (N)
Tổng lực của 4 người là:
F = 4 x 400 = 1600 N
Trọng lượng vật là:
P = 10m = 10. 200
 = 2000 N 
Vậy P > hơn lực kéo nên không kéo lên được.
C6:
- Ròng rọc kéo cờ lên ở cột cờ
- MPN để xe lên thềm nhà.
- Xà beng để nhổ đinh.
 Hoạt động 4: Củng cố - Dặn dò.
ô Củng cố:
- Khi kéo vật theo phương thẳng đứng thì phải dùng F có cường độ như thế nào với P của vật?
- Có những máy cơ đơn giản nào thường dùng?
* Dặn HS về nhà học ghi nhớ và làm các bài tập trong SBT. Xem bài mới – Bài 14.
IV. Rút kinh nghiệm:
 Tổ trưởng
 Ký duyệt.

Tài liệu đính kèm:

  • docbai 13 vat ly 6.doc