Giáo án Lớp 6 - Môn Toán - Tuần 17 - Tiết 50 - Bài 7: Phép trừ hai số nguyên

Giáo án Lớp 6 - Môn Toán - Tuần 17 - Tiết 50 - Bài 7: Phép trừ hai số nguyên

I/ Mục tiêu:

- HS hiểu được qui tắc phép trừ trong Z

- Biết tính đúng hiệu của hai số nguyên

- Bước đầu hình thành, dự đoán trên cơ sở nhìn thấy quy luật thay đổi của một loạt hiện tượng(toán học) liên tiếp và phép tương tự

II/ Chuẩn bị:

- GV: Bảng phụ ghi bài tập ?

- HS: Xem trước bài ở nhà

 

doc 3 trang Người đăng ducthinh Lượt xem 975Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Lớp 6 - Môn Toán - Tuần 17 - Tiết 50 - Bài 7: Phép trừ hai số nguyên", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN :17
Tiết 50 Ngày soạn:
§7. PHÉP TRỪ HAI SỐ NGUYÊN
I/ Mục tiêu: 
HS hiểu được qui tắc phép trừ trong Z
Biết tính đúng hiệu của hai số nguyên
Bước đầu hình thành, dự đoán trên cơ sở nhìn thấy quy luật thay đổi của một loạt hiện tượng(toán học) liên tiếp và phép tương tự
II/ Chuẩn bị: 
GV: Bảng phụ ghi bài tập ?
HS: Xem trước bài ở nhà
III/ Tiến trình tiết 
Ổn định lớp và kiểm tra bài cũ
 HS: Phát biểu tính chất của phép cộng các số nguyên
 Làm bài 71(SBT)
Kiểm tra bài cũ
3.Bài mới
NỘI DUNG 
PHƯƠNG PHÁP
1. Hiệu của hai số nguyên
(?)
a, 3 - 1 = 3 + (-1) = 2
 3 – 2 = 3 + (-2) = 1 
 3 – 3 = 3 + (-3) = 0
 3 – 4 = 3 + (-4) = -1
 3 – 5 = 3 + (-5) = -2
b, 2-(-1) = 2 + 1= 3
 2 – (-2) = 2 + 2 = 4
Qui tắc: Muốn trừ số nguyên a cho số nguyên b ta cộng a với số đối của b
a –b = a + (-b)
2. Ví dụ
Hôm qua, nhiệt độ ở Sa Pa: 30c
Hôm nay, nhiệt độ giảm: 40c
Hôm nay, nhiệt độ ở Sa Pa ?
Giải
Vì nhiệt độ giảm 40c nên nhiệt độ ở Sa Pa hồm nay là: 3-4 = 3+(-4) = -1(0c)
Nhận xét
Phép trừ trong N không phải bao giờ cũng thực hiện được, còn trong Z luôn thực hiện đươc
Luyện tập tại lớp
Bài 47
2 – 7 = 2 + (-7) = -5
1 – (-2) = 1 + 2 = 3
(-3) – 4 = (-3)+(-4) = -7
(-3) – (-4) = (-3) +4 = 1
H: Phép trừ hai số tự nhiên được thực hiện khi nào?
HS: Phép trừ hai số tự nhiên được thực hiện khi số bị trừ lớn hơn hoặc bằng số trừ
GV: Bài học này giúp các em hiểu được phép trừ trong tập hợp các số nguyên và cách thực hiện phép trừ trong tập hợp số nguyên
GV: Yêu cầu HS làm ?(SGK)
H: Dự đoán 3 –4 = ?; 3 –5 = ?
GV: Tương tự ?a, yêu càu HS dự đoán
2-(-1) = ? ; 2 – (-2) = ?
GV: Trong phép trừ 3 –1 ta đã chuyển phép trừ thành phép cộng bằng cách nào?
HS: Chuyển phép trừ 3-1 thành 3 cộng với số đối của 1 là –1
GV: Tương tự trong các phép trừ còn lại chúng ta đã lấy số bị trừ cộng với số đối của số trừ
Vậy muốn trừ số nguyên a cho số nguyên b ta làm như thế nào?
HS:..
GV(chốt lại vấn đề)
Muốn trừ số nguyên a cho số nguyên b ta cộng a với số đối của b
HS: Nhắc lại qui tắc trong SGK
HS: 1 HS đọc VD trong SGK
GV: Tóm tắt đề toán trong VD
H: Để tính nhiệt độ ở Sa Pa ta làm thế nào?
HS: 3-4 = 3 +(-4)
GV: Nhiệt độ giảm 40c tức là nhiệt độ tăng thêm –40c
Điều này hoàn toàn phù hợp với qui tắc trừ mà các em vừa được học
GV(giới thiệu nhận xét)
Phép trừ hai số tự nhiên không phải lúc nào cũng thực hiện được, nó chỉ thực hiện được khi số bị trừ lớn hơn hoặc bằng số trừ còn phép trừ hai số nguyên luôn thực hiện được và cho kết quả là một số nguyên
GV: Giới thiệu cho HS biết vì sao cần mở rộng tập hợp số tự nhiên thành tập hợp Z là để phép trừ luôn thực hiện được trong Z
GV: Gọi 1HS lên bảng
HS dưới lớp làm vào vở và theo dõi bài của bạn
4/ Củng cố:
Qui tắc trừ hai số nguyên, ôn lại qui tắc cộng hai số nguyên cùng dấu, khác dấu
5/ Dặn dò: Học bài, làm bài 48; 49; 52; 53(SGK); 73; 74; 76(SBT)

Tài liệu đính kèm:

  • docso hoc6.50.doc