Giáo án Lớp 6 - Môn Số học - Tuần 14 - Tiết 41 - Bài 2: Tập hợp các số nguyên

Giáo án Lớp 6 - Môn Số học - Tuần 14 - Tiết 41 - Bài 2: Tập hợp các số nguyên

Kiến thức :HS nắm được tập hợp các số nguyên gồm ba bộ phận : các số nguyên dương , số 0 , các số nguyên âm , biết biểu diễn số nguyên a trên trục số , tìm được số đối của một số nguyên

- Kỹ năng : rèn luyện HS kỹ năng vẽ trục số và biểu diễn các số nguyên trên trục số , bước đầu hiểu được có thể dùng số nguyên để nói về các đại lượng có hai hướng ngược nhau .

- Thái độ : cẩn thận .

 

doc 3 trang Người đăng ducthinh Lượt xem 1122Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Lớp 6 - Môn Số học - Tuần 14 - Tiết 41 - Bài 2: Tập hợp các số nguyên", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
	Tuần : 14 .Tiết : 41
Ngày soạn : 20.11.2009
Ngày dạy : 25.11.2009
Bài soạn :
	 Bài 2 : TẬP HỢP CÁC SỐ NGUYÊN 
A.MỤC TIÊU :
- Kiến thức :HS nắm được tập hợp các số nguyên gồm ba bộ phận : các số nguyên dương , số 0 , các số nguyên âm , biết biểu diễn số nguyên a trên trục số , tìm được số đối của một số nguyên 
- Kỹ năng : rèn luyện HS kỹ năng vẽ trục số và biểu diễn các số nguyên trên trục số , bước đầu hiểu được có thể dùng số nguyên để nói về các đại lượng có hai hướng ngược nhau .
- Thái độ : cẩn thận .
B.CHUẨN BỊ :
GV : thước thẳng có chia đơn vị ,phấn màu , hình vẽ trục số nằm ngang ,trục thẳng đứng ,hình vẽ chú ốc sên bò trên cây phóng to , bảng phụ .
HS : thước kẻ có chia khoảng .
C.TIẾN TRÌNH DẠY HỌC : 
I.Ổn định lớp : (1 phút )
	Kiểm tra sỉ số 
II. Kiểm tra: (6 phút )
GV: 1) Số nguyên âm là những số nào ? Cho ví dụ thực tế trong đó có số nguyên âm ?
Vẽ một trục số cho biết gốc và chiều của trục số ? và những điểm cách đều điểm O lần lượt 1 đơn vị ,2 đơn vị ,3 đơn vị ?
HS1: phát biểu . Số nguyên âm : -1 ; -2 ; -3 ;... 
VD : Nhiệt độ 3 độ dưới 00C là - 30C . (có thể cho vd khác )
Điểm gốc là điểm O , chiều từ trái sang phải là chiều dương ,chiều từ phải sang trái là chiều âm .
	Cách điểm O 1 đơn vị : -1 và 1 
	Cách điểm O 2 đơn vị : -2 và 2
	Cách điểm O 3 đơn vị : -3 và 3 
GV nhận xét và cho điểm 
III.Bài mới :
1.Giới thiệu bài : Ta có thể dùng số nguyên để nói về hai đại lượng có hai hướng ngược nhau không ? Muốn biết ta sang bài mới : 
Bài 2: TẬP HỢP CÁC SỐ NGUYÊN
2. Các hoạt động :
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
NỘI DUNG
* Hoạt động 1: Tìm hiểu về số nguyên (20 phút )
Dựa vào trục số HS1 vẽ 
GV giới thiệu số nguyên dương ,số nguyên âm , tập 2 
Vậy Z = ?
Treo bảng phụ ghi những điều sau đây là đúng hay sai 
a) -4 ỴN ; b) 4 Ỵ N
c) 0 Ỵ Z ; d) 5 Ỵ Z
e) 5 Ỵ N ; f ) -1 Ỵ N
g) 1 Ỵ N 
GV chỉnh sửa 
N và Z có quan hệ như thế nào ?
Gọi 1 HS đọc phần chú ý 
Yêu cầu HS lấy ví dụ 2 đại lượng có hai hướng ngược nhau ?
Yêu cầu HS làm bài tập 7,8 trang 70 SGK 
GV chỉnh sửa 
Trong thực tế ta có thể tự đưa ra quy ước 
GV đưa hình vẽ 38 lên bảng và yêu cầu HS đọc ví dụ .Thông qua đó yêu cầu HS làm ?1
GV chỉnh sửa 
GV: Treo tranh vẽ chú ốc sên , yêu cầu HS đọc đề?2 ; ?3 cho HS thảo luận trong 5 phút 
GV kiểm tra kết quả của các nhóm và chỉnh sửa
Dựa vào kết quả trên GV có thể giới thiệu 1 và -1 là hai số đối nhau .Cụ thể ta sang mục hai 
* Hoạt động 2 : xét số đối ( 10 phút )
GV giới thiệu số đối như SGK 
Yêu cầu HS làm ?4
GV nhận xét và chỉnh sửa 
Z = {...;-2;-1;0;1;2;3;...}
HS đứng tại chỗ trả lời
S ; b) Đ ; c) Đ;d) Đ; e)Đ ; f) S ; g) Đ ; 
N Ì Z 
HS đọc chú ý 
VD : số tiền nợ ,số tiền có ; thời gian trước và sau công nguyên ; 
7) Dấu + biểu thị độ cao trên mực nước biển 
Dấu - biểu thị độ cao dưới mực nước biển 
8) a) 5 độ trên 00C 
 b) là 3143 m trên mực nước biển 
 c) Số tiền có là 20 000 đồng 
HS đọc ví dụ 
?1
Điểm C : +4 km
Điểm D : -1km
Điểm E : -4 km 
?2 
a) Chú ốc sên cách A là 1m
b) Chú ốc sên cách A là 1m
?3
Cả hai kết quả chú ốc sên đều cách A là 1m nhưng thật sự chú ốc sên ở hai vị trí khác nhau 
Kết quả 
a) +1m
b) -1m
HS ghi vào vở 
HS làm ?4
Số đối của số 7 là -7
Số đối của số -3 là 3 
1.Số nguyên : 
- Các số nguyên dương là :1;2;3;...(hoặc ghi +1;+2;+3;...)
- Các số nguyên âm là : -1,-2,-3,... 
Tập hợp gồm các số nguyên âm , số 0 , các số nguyên dương gọi là tập hợp các số nguyên .Tập hợp các số nguyên được kí hiệu là chữ Z 
Z={...;-3;-2;-1;0;1;2;3;...}
* Chú ý : SGK 
Ví dụ : xem SGK 
?2 
a) Chú ốc sên cách A là 1m
b) Chú ốc sên cách A là 1m
?3
Cả hai kết quả chú ốc sên đều cách A là 1m nhưng thật sự chú ốc sên ở hai vị trí khác nhau 
Kết quả 
a) +1m
b) -1m
2. Số đối : 
Khi biểu diễn trên trục số các điểm 1 và -1 ; 2 và -2 ;...cách đều điểm 0 và nằm khác phía đối với điểm 0 .Ta nói các số 1 và -1 ; 2 và -2 ;...là các số đối nhau ,hay 1 là số đối của -1 ,-1 là số đối của 1 
* Đặc biệt : số đối của số 0 là 0 
?4
Số đối của số 7 là -7
Số đối của số -3 là 3
	IV.Củng cố : (6 phút )
Người ta thường dùng số nguyên để biểu thị các đại lượng nào ?
Tập Z bao gồm các loại số nào ?
Làm bài tập 9 trang 71 SGK
GV nhận xét và sửa sai
Người ta thường dùng số nguyên để biểu thị các đại lượng có hai hướng ngược nhau 
Tập Z gồm ba bộ phận : các số nguyên dương , các số nguyên âm , số 0 .
HS: số đối của các số +2,5,-6,-1,-18 lần lượt là -2, -5 , +6 , 1 , 18 
	V.Dặn dò : (2 phút )
	- Học bài và làm bài tập 10 trang 71 SGK ( tương tự như ví dụ trong bài học)
	- Xem lại thứ tự trong tập hợp các số tự nhiên (số liền trước ,số liền sau ,so sánh hai số )
	- Cách vẽ trục số 
	- Xem trước bài mới .

Tài liệu đính kèm:

  • doctiet 41.doc