Giáo án lớp 6 môn Số học - Tiết 48: Luyện tập (Tiếp)

Giáo án lớp 6 môn Số học - Tiết 48: Luyện tập (Tiếp)

 1. Kiến thức:

 - Biết vận dụng các tính chất của phép cộng các số nguyên để tính đúng, tính nhanh các

 tổng, rút gọn biểu thức.

 - Biết vận dụng các kiến thức vào bài toán thực tế

 2. Kĩ năng:

 -Tìm được số đối, tìm giá trị đối của một số nguyên.

 - Vận dụng quy tắc cộng hai số nguyên âm( cùng dấu, khác dấu) mộ cách thành thạo

 3. Thái độ: Cẩn thận, chính xác khi làm bài tập.

 

doc 8 trang Người đăng levilevi Lượt xem 1017Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án lớp 6 môn Số học - Tiết 48: Luyện tập (Tiếp)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 29/11/2011 Ngày giảng: /12/2011
Tiết 48 . LUYỆN TẬP
I/ Mục tiêu:
 1. Kiến thức:
 - Biết vận dụng các tính chất của phép cộng các số nguyên để tính đúng, tính nhanh các 
 tổng, rút gọn biểu thức.
 - Biết vận dụng các kiến thức vào bài toán thực tế
 2. Kĩ năng:
 -Tìm được số đối, tìm giá trị đối của một số nguyên.
 - Vận dụng quy tắc cộng hai số nguyên âm( cùng dấu, khác dấu) mộ cách thành thạo
 3. Thái độ: Cẩn thận, chính xác khi làm bài tập.
II/ Đồ dùng
 - GV: Bảng phụ: Các tính chất phép cộng các số nguyên
 - HS: Học quy tắc cộng, trừ hai số nguyên, các tính chất phép cộng các số nguyên
III/ Phương pháp:Phương pháp phân tích, tổng hợp. Kĩ thuật tư duy, động não.
I V/ Tiến trình lên lớp:
1. Ổn định tổ chức:
2. Khởi động: Kiểm tra(Thời gian: 5 phút).
? Nêu 4 tính chất của phép cộng các số nguyên và viết dạng tổng quát của các tính chất đó	HS1 : Trả lời 
HS1: Trả lời câu hỏi của GV
- Làm bài tập : Tính tổng	 
 (-17) + 5 + 8 + 17
HS2: (-17) + 5 + 8 + 17 
 =[ (-17) + 17] + (5+ 8)
	 = 0 + 13 = 13
GV đánh giá, nhận xét cho điểm, ĐVĐ vào bài
- HS cùng nhận xét
3. Các hoạt động dạy học:
HĐ - GV
HĐ - HS
Ghi bảng
a) Mục tiêu: Vận dụng kiến thức vào giải bài tập.
b) Đồ dùng: Bảng phụ trình bày ví dụ.
c) Thời gian: 40 phút.
 d) Tiến hành:
* Tính tổng, tính nhanh
- Yêu cầu HS làm bài 41
? Muốn cộng hai số nguyên khác dấu ta làm như thế nào
? Phần c tính như thế nào
- Yêu cầu HS lên bảng làm
- Yêu cầu HS làm bài 42
? Thực hiện phép tính trên em làm như thế nào
- Hãy thực hiện 
- Kể tên các số có GTTĐ nhỏ hơn 10
? Hãy tính tổng của các số đó
? Có những cặp số nguyên nào đối nhau
? Hãy nhóm mỗi cặp thành 1 nhóm
- GV nhân xét, chốt lại
* Bài toán thực tế
? Hai ca nô đi theo hướng nào. Chúng ở vị trí nào 
? Hai ca nô cách nhau bao nhiêu
? Hai ca nô đi theo hướng nào. Chúng ở vị trí nào 
? Hai ca nô cách nhau bao nhiêu
- Gọi HS trình bày, GV nhận xét, đánh giá
+ Lấy số có GTTĐ lớn trừ số có GTTĐ nhỏ
+ Lấy dấu của số có GTTĐ lớn hơn
- áp dụng tính chất giao hoán: a + b = b +a 
- 3 HS lên bảng làm
- HS làm bài 42
+ Thực hiện bỏ ngoặc
+ Cộng các số đối với nhau
- 1 HS lên bảng làm
- x {-9; -8; -7;...;7; 8; 9 }
-9 và 9; -8 và 8, ,-1 và 1
- HS lên bảng trình bày, HS cùng giải và nhận xét
- HS ghi nhớ
- Cùng chiều theo hướng từ C đến B . Ca nô 1 ở B, ca nô 2 ở D
- Hai ca nô cách nhau
 10 – 7 = 3 (km)
- Ngược chiều, ca nô 1 theo chiều từ C đến B, ca nô 2 từ 
C đến A
- HS trình bày
- HS cùng giải và nhận xét
Dạng: Tính tổng, tính nhanh
Bài 41 / 79. Tính
a) (-38) + 28 = -(38 – 28) = -10
b) 273 + (- 123) = 273 – 123 = 150
c) 99 + (-100) + 101 
=(99 + 101) + (-100)
= 200 + (-100) = 200 – 100
 = 100
Bài 42/79. Tính 
a) 217 + [43 + (-127) + (-23) ]
= 217 + 43 + (-217) + (-23)
= [43 + (-23)] + [217 + (-217)]
= (43 – 23 ) + 0
= 20
b) x {-9; -8; -7;...; 7; 8; 9 }
 Tổng: (-9) + (-8) + (-7) ++ 7 + 8 + 9 = [(-9) +9] + [(-8) + 8] + [(-7) + 7] + + 0 = 0
Dạng II. Bài toán thực tế
Bài 43 / 80: Gỉai 
a) Sau 1h, ca nô 1 ở B cách ca nô 2 ở D (cùng chiều về hướng B). Hai ca nô cách nhau:
 (10 – 7).1 = 3 (km)
b) Sau 1h, ca nô1 ở B, ca nô 2 ở A( ngược chiều với B) 
Hai ca nô cách nhau:
10 + 7 = 17 (km)
4. Hướng dẫn về nhà:
 - Học các tính chất của phép cộng các số nguyên, quy tắc cộng, trừ số nguyên
 - Làm bài tập 65, 66 ( SBT – 61)
 - Hướng dẫn: 
 - Bài 65 a, b áp dụng quy tắc cộng hai số nguyên khác dấu
 - Bài 65c, 66a áp dụng tính chất giao hoán và kết hợp của phép cộng các số nguyên
Ngày soạn: 30/11/2011 Ngày giảng: /12/2011
Tiết 49. PHÉP TRỪ SỐ NGUYÊN
 I/ Mục tiêu:
1. Kiến thức: - Hiểu được phép trừ hai số nguyên trong Z
 - Biết tính hiệu hai số nguyên
 2. Kĩ năng: - Làm được phép trừ hai số nguyên
 - Làm được bài tập trong SGK
3. Thái độ: Cẩn thận, chính xác khi làm phép trừ.
II/ Đồ dùng:
 - GV: - Bảng phụ ?
 - HS: - Ôn lại quy tắc cộng hai số nguyên
III/ Phương pháp: Phương pháp phân tích, tổng hợp; so sánh. Kĩ thuật tư duy, động não.
IV/ Tiến trình lên lớp:
1. Ổn định tổ chức:
2. Khởi động: Kiểm tra( Thời gian: 5 phút).
? Phát biểu quy tắc cộng hai số nguyên âm 
? Phát biểu quy tắc cộng hai số nguyên khác dấu 
? Nêu 4 tính chất của phép cộng các số nguyên	 
và viết dạng tổng quát của các tính chất đó
- HS nêu 
3. Các hoạt động dạy học
HĐ - GV
HĐ - HS
Ghi bảng
3.1 Hoạt động 1: Tìm hiểu hiệu hai số nguyên
a) Mục tiêu: HS phát biểu được phép trừ hai số nguyên
b) Đồ dùng: Bảng phụ trình bày ví dụ.
c) Thời gian: 15 phút. d) Tiến hành:
? Phép trừ hai số tự nhiên thực hiện được khi nào
- Yêu cầu HS làm ?1
- GV gọi HS trả lời
- GV nhận xét và chốt lại
? Muốn trừ đi một số nguyên ta có thể làm như thế nào
? Muốn trừ số nguyên a cho số nguyên b ta có ta làm như thế nào
 - GV đưa ra dạng tổng quát và ví dụ
- Phép trừ hai số tự nhiên thực hiện được khi số bị trừ số trừ
- HS làm ?1
- HS đứng tại chỗ trả lời
- HS lắng nghe
- Muốn trừ đi một số nguyên ta có thể cộng với số đối của nó
- Muốn trừ số nguyên a cho số nguyên b ta lấy số nguyên a cộng với số đối của số nguyên b
- HS theo dõi
1. Hiệu của hai số nguyên
?1
a) 3 -1 = 3 + (-1)
 3 – 2 = 3 + (-2)
 3 – 3 = 3 + (-3)
 3 – 4 = 3 + ( -4)
 3 – 5 = 3 + (-5)
b) 2 – 2 = 2 + (-2)
 2 – 1 = 2 + (-1)
 2 – 0 = 2 + (-0)
 2 – (-1) = 2 +1 
 2 – (-2) = 2 + 2
* Quy tắc: ( SGK – 81)
 a –b = a +(-b)
Ví dụ: 2 – 7 = 2 + (-7) = -5
 (-3) – (-4) 
 = (-3) + 4 = 1
3.2 Hoạt động 2: Ví dụ
a) Mục tiêu: HS bước đầu vận dụng được phép trừ hai số nguyên vào giải bài tập
b) Đồ dùng: Bảng phụ trình bày ví dụ.
c) Thời gian: 10 phút. d) Tiến hành:
- Yêu cầu HS đọc ví dụ
? Bài toán cho biết gì, yêu cầu gì
? Muốn biết nhiệt độ hôm nay ở Sa Pa em làm như thế nào
- Gọi HS lên thực hiện phép tính
- Trả lời bài toán
? Phép trừ trong Z và phép trừ trong N khác nhau như thế nào
- Yêu cầu HS đọc nhận xét
- HS đọc ví dụ
- HS tóm tắt đầu bài
- Để tìm nhiệt độ ở Sa Pa hôm nay ta lấy: 30C – 40C
- 1 HS lên bảng làm
- HS trả lời
- Phép trừ trong Z bao giờ cũng thực hiện được
- Phép trừ trong N có khi không thực hiện được
- 1 HS đọc nhận xét
2. Ví dụ 
Cho biết:
Nhiệt độ ở SPa hôm qua:30C
Hôm nay nhiệt độ giảm: 40C
Tính nhiệt độ hôm nay ?
Giải:
Nhiệt độ ở Sa Pa hôm nay :
3 – 4 = 3 + (-4) = -1
TL: Nhiệt độ ở Sa Pa hôm nay là -10C
* Nhận xét (SGK- 81)
3.3 Hoạt động 3: Luyện tập
a) Mục tiêu: HS vận dụng được phép trừ hai số nguyên vào giải bài tập
b) Đồ dùng: Bảng phụ trình bày ví dụ.
c) Thời gian: 10 phút. d) Tiến hành:
? Nêu cách làm bài 47
- Gọi 2 HS lên bảng làm
- Yêu cầu HS làm bài 48
- Làm tương tự như bai 47
- Gọi 2 HS lên bảng làm
- GV nhận xét, chốt lại
- Lấy số bị trừ cộng với số đối của số trừ
- 2 HS lên bảng làm
- HS làm bài 48
- 2 HS lên bảng làm
- HS ghi nhớ
3. Luyện tập.
Bài 47 / 82
a) 2 – 7 = 2 + (-7) = -(7 – 2) 
 = -5
b) 1 – (-2) = 1 + 2 =3
Bài 48 / 82
0 – 7 = 0 + (-7) = -7 
7 – 0 = 7 + (-0) = 7
a – 0 = a + (-0) = a
0 – a = 0 + (-a) = -a
4. Hướng dẫn về nhà.
 - Học quy tắc cộng, trừ hai số nguyên
 - Làm bài tập: Bài 47,49, 51 (SGK – 82)
 - Hướng dẫn: + Bài 49: -(-a) = a
 + Bài 51: Thực hiện trong ngoặc trước theo thứ tự thực hiện phép tính.
Ngµy so¹n: 4/12/2011 Ngày giảng: /12/2011
Tiết 50. LUYỆN TẬP
I/ Mục tiêu:
1. Kiến thức:
 - Củng cố các quy tắc cộng trừ hai số nguyên
 - Biết sử dụng máy tính bỏ túi để thực hiện phép trừ.
 2. Kĩ năng:
 - Trừ hai số nguyên một cách thành thạo.
 - Rèn kĩ năng tìm một số hạng chưa biết.
 3. Thái độ: Cẩn thận, chính xác khi thực hiện phép trừ.
II/ Đồ dùng:
 - GV: Bảng phụ bài 53, 56 (SGK- 82,83)
 - HS : Máy tính bỏ túi
III/ Phương pháp:Phương pháp phân tích, tổng hợp. Kĩ thuật tư duy, động não.
I V/ Tiến trình lên lớp:
1. Ổn định tổ chức:
2. Khởi động: Kiểm tra(Thời gian: 5 phút).
? Phát biểu quy tắc trừ hai số nguyên, viết dạng tổng quát	
 Áp dụng tính: a) 5 – 8 	 
 b) 6 – (- 9)	HS1 : Trả lời 
HS1: Trả lời: a - b = a + (-b)
5 – 8 = 5 + (-8) = -( 8 – 5) = -3
6 – (-9) = 6 + 9 = 15
GV đánh giá, nhận xét cho điểm, ĐVĐ vào bài
- HS cùng nhận xét
 3. Các hoạt động dạy học:
HĐ - GV
HĐ - HS
Ghi bảng
a) Mục tiêu: Vận dụng kiến thức vào giải bài tập.
b) Đồ dùng: Bảng phụ trình bày ví dụ.
c) Thời gian: 40 phút.
 d) Tiến hành:
* Thực hiện phép tính
- Yêu cầu HS làm bài 51
? Nêu thứ tự thực hiện phép tính trên
 - Lưu ý: -(-a) = a; 
 a – b = a + (-b)
- Gọi 2 HS lên bảng làm
- GV nhận xét, chốt lại
- Yêu cầu HS làm bài 53
? Nêu cách làm bài 53
- Gọi 2 HS lên bảng điền
 - GV nhận xét, chốt lại
* Tìm x
- Yêu cầu HS làm bài 54
? Trong phép cộng muốn tìm số hạng chưa biết ta làm như thế nào
? Làm thế nào tìm ra kết quả
- Yêu cầu 3 HS lên bảng làm
- GV nhận xét, chốt lại
* Sử dụng máy tính bỏ túi 
- Yêu cầu HS quan sát bảng phụ
- GV hướng dẫn HS thực hiện phép trừ
- Yêu cầu HS làm bài 56
- GV nhận xét sửa sai
- HS làm bài 51
- Thực hiện trong ngoặc trước và áp dụng quy tắc trừ hai số nguyên
- 2 HS lên bảng làm
- HS lắng nghe
- HS làm bài 53
- AD: a – b = a + (-b)
- HS lên bảng điền
Dạng I: Thực hiện phép tính
Bài 51/82. Tính
a) 5 – (7- 9) = 5 - (7 + (-9))
 = 5 – (-2)= 5 + 2 = 7
b) (-3) – (4 – 6)
 = (-3) – (4 + (-6))
 = (-3) – (-2) = (-3) + 2 = -1
Bài 53/82
x
-2
-9
3
0
y
7
-1
8
15
x - y
-9
-8
-5
-15
- Lấy tổng trừ đi số hạng đã biết 
- AD: a – b = a + (-b)
- 3 HS lên bảng làm
- HS làm bài vào vở
- HS quan sát
- HS chú ý theo dõi
- 3 HS lên bảng làm, các HS khác cùng giải và nhận xét
Dạng II. Tìm x
Bài 54/82
a) 2 + x = 3
 x = 3 -2 
 x = 1
b) x + 6 = 0
 x = 0 - 6 
 x = 0 + (-6)
 x = -6
c) x +7 = 1
 x = 1 - 7
 x = 1 + (-7)
 x = -6
Dạng 3: Sử dụng máy tính bỏ túi
Bài 56/83
a) 169 – 733 = -564
b) 53 – (-478) = 531
c) -135 – (-1936) = 1801
4. Hướng dẫn về nhà
 - Học phép trừ hai số nguyên
 - Làm bài tập 83, 84 (SBT – 64)
 Hướng dẫn:
 Bài 83: - Làm tương tự như bài 53 đã chữa
 Bài 84: + Áp dụng: Số hạng = Tổng - Số hạng đã biết
 + Áp dụng : a – b = a + (-b)
Ngày soạn: 4/12/2011 Ngày giảng: 10/12/2011
Tiết 51. QUY TẮC BỎ DẤU NGOẶC
I/ Mục tiêu:
 1. Kiến thức: - Hiểu và vận dụng được quy tắc dấu ngoặc (bỏ dấu nguặc và cho số hạng vào trong dấu ngoặc)
 - Biết khái niệm tổng đại số, viết gọn và các phép biến đổi trong tổng đại số.
 2. Kĩ năng: Vận dụng quy tắc dấu ngoặc vào giải bài tạp
 3. Thái độ: Cẩn thận chính xác khi làm bài tập.
II/ Đồ dùng:
 - GV: Bảng phụ ?2 , Ví dụ 
 - HS: Ôn lại quy tắc cộng, trừ hai số nguyên, tính chất của phép cộng các số nguyên.
III/ Phương pháp:Phương pháp phân tích, tổng hợp. Kĩ thuật tư duy, động não.
I V/ Tiến trình lên lớp:
1. Ổn định tổ chức:
2. Khởi động: Kiểm tra(Thời gian: 5 phút).
? Phát biểu quy tắc trừ hai số nguyên, viết dạng tổng quát: 	
Áp dụng tính: a) 14 – 17=
 b) 5 – (-3) =	 	
- HS1: Trả lời: a - b = a + (-b)
- HS2: a) 14 – 17 = 14 + (-17) 
 = -( 17 – 14) = -3
 b) 5 – (-3) = 5 + 3 = 8
GV đánh giá, nhận xét cho điểm, ĐVĐ vào bài
- HS cùng nhận xét
 3. Các hoạt động dạy học:
HĐ - GV
HĐ - HS
Ghi bảng
3,1 Hoạt động 1: Tìm hiểu quy tắc dấu ngoặc
a) Mục tiêu: HS phát biểu được quy tắc dấu ngoặc
b) Đồ dùng: Bảng phụ trình bày ví dụ.
c) Thời gian: 20 phút.
 d) Tiến hành:
- Yêu cầu HS đọc ?1
- Tìm số đối của: 2, (-5),
 [2 + (-5)]
? So sánh tổng của các số đối 2 và (-5) với số đối của tổng [2 + (-5)]
? Từ ?1 : hãy rút ra nhận xét khi bỏ dấu ngoặc có dấu “ – ” đằng trước thì dấu các hạng tử trong ngoặc như thế nào 
- Yêu cầu HS làm ?2
? Nêu cách làm ?2
- Hãy thực hiện
? Khi bỏ dấu ngoặc có dấu “ + ” đằng trước thì dấu các hạng tử trong ngoặc như thế nào 
? Khi bỏ dấu ngoặc có dấu “ - ” đằng trước thì dấu các hạng tử trong ngoặc như thế nào 
- Đó là nội dung của quy tắc dấu ngoặc
- GV đưa ra ví dụ
? Thực hiện phép tính trên ta làm như thế nào
- GV hướng dẫn HS cách thực hiện phép tính trên bảng phụ
? Nêu cách làm ?3 
- Yêu cầu HS lên bảng làm
- GV nhận xét và chốt lại
- HS đọc ?1
- HS trình bày miệng
- Số đối của một tổng bằng tổng các số đối của các số hạng
- Khi bỏ dấu ngoặc có dấu 
 “ – ” đằng trước ta phải đổi dấu các hạng tử trong ngoặc 
- HS làm ?2
+ Thực hiện trong ngoặc trước
+ Thực hiện từ trái sang phải
- HS trình bày miệng
- Khi bỏ dấu ngoặc có dấu 
 “ + ” đằng trước thì dấu các hạng tử vẫn giữ nguyên
- Khi bỏ dấu ngoặc có dấu 
 “ – ” đằng trước ta phải đổi dấu các hạng tử trong ngoặc 
- HS đọc quy tắc
- HS quan sát
- Thực hiện bỏ dấu ngoặc
+ a bỏ ngoặc giữ nguyên dấu
+ b bỏ ngoặc đổi dấu các
hạng tử trong ngoặc
+ Thực hiện bỏ dấu ngoặc
 a bỏ ngoặc giữ nguyên dấu
 b bỏ ngoặc đổi dấu các hạng tử trong ngoặc
+ Đưa các số đối nhau vào một nhóm
- 2 HS lên bảng làm
- HS theo dõi và lắng nghe
1. Quy tắc dấu ngoặc
?1
a) Số đối của 2 là -2
 Số đối của (-5) là 5
 Số đối của [2 + (-5)] là
 - [2 + (-5)] = -(-3) = 3
b) Tổng các số đối của 2 và (-5) là: (-2)+ 5 = 3
 - [2 + (-5)] = (-2) + 5
?2 Tìm và so sánh kết quả:
a) 7+(5 – 13) và 7+5+(-13)
7 + (5 – 13) = 7 + (-8) = -1
7+5+(-13) = 12 + (-13) = -1
7+(5 – 13) = 7+5+(-13)
b) 12 – (4 - 6) và 12 – 4 + 6
12 – (4 - 6) = 12 – (-2) 
 = 12 +2 = 14
12 – 4 + 6 = 8 + 6 = 14
12 – (4 - 6) = 12 – 4 + 6
* Quy tắc( SGK – 84)
- Ví dụ: Tính nhanh
 Bảng phụ
?3 Tính nhanh
a) (768 – 39) – 768 
 = 768 - 39 – 768
 = (768 – 768) – 39
 = 0 - 39 = -39
b) (-1579) – (12 – 1579)
 = ( -1579) – 12 + 1579
 = [(-1579) +1579] – 12
 = 0 - 12 = -12
3.2 Hoạt động 2: Tìm hiểu khái niệm tổng đại số
a) Mục tiêu: HS biết được khái niệm tổng đại số
b) Đồ dùng: Bảng phụ trình bày ví dụ.
c) Thời gian: 10 phút. d) Tiến hành:
- GV giới thiệu
+ Tổng đại số là một dãy các phép cộng, trừ các số nguyên
+ Khi viết tổng đại số thì bỏ dấu của phép cộng và dấu ngoặc
- GV giới thiệu phép biến đổi trong tổng đại số
+ Thay đổi vị trí của các số hạng
+ Đưa số hạng vào trong dấu ngoặc có dấu (+) và (-) đằng trước
- GV đưa ra chú ý
- HS chú ý nghe GV giới thiệu
- HS cùng thực hiện giải ví dụ
- HS đọc chú ý
2. Tổng đại số
Ví dụ 1:
 5 + (-3) – (-6) – (+7) 
= 5 + (-3) + 6 + (-7) 
= 5 – 3 + 6 – 7 = 1
Ví dụ 2: 97 – 150 - 47
= 97 – 47 – 150 = 50 – 150 
= -100
Ví dụ 3: 120 – 75 - 25
= 120 – (75 + 25)
= 120 – 100 = 20
* Chú ý (SGK – 85)
3.3 Hoạt động 3: Luyện tập
a) Mục tiêu: HS vận dụng quy tắc dấu ngoặc vào giải bài tập
b) Đồ dùng: Bảng phụ trình bày ví dụ
c) Thời gian: 10 phút. d) Tiến hành:
? Nêu cách làm phần a
- Yêu cầu HS lên bảng làm
- GV nhận xét, sửa sai
- Đưa số hạng 1,4 vào một nhóm, 2 số hạng còn lại vào 1 nhóm
- 1 HS lên bảng làm
3. Luyện tập
Bài 57/85
a) (-17) + 5 + 8 + 17
= [(-17) + 17] +(5 + 8)
= 0 + 13 = 13
4. H­íng dÉn vÒ nhµ
 - Häc thuéc quy t¾c dÊu ngoÆc
 - Lµm bµi tËp 57, 59,60 (SGK – 85)
 - H­íng dÉn: Bµi 59, 60 + Bá dÊu ngoÆc nhãm c¸c sè ®èi nhau vµo mét nhãm.
Ngày soạn: 4/12/2011	 Ngày giảng: /12/2011
Tiết 52. LUYỆN TẬP
I/ Mục tiêu:
1. Kiến thức:
 - Củng cố các quy tắc dấu ngoặc, cộng, trừ hai số nguyên cùng dấu, cộng hai số nguyên 
 khác dấu 
 - Hiểu quy tắc dấu ngoặc để tính nhanh các tổng
 2. Kĩ năng:
 - Vận dụng quy tắc dấu ngoặc một cách thành thạo.
 - Làm được các bài tập đơn giản
3. Thái độ: Cẩn thận chính xác khi làm bài tập
II/ Đô dùng:
 - GV: Dạng bài tập, cách giải
 - HS : Ôn lại quy tắc dấu ngoặc, cộng, trừ hai số nguyên cùng dấu, cộng hai số nguyên 
 khác dấu 
III/ Phương pháp:Phương pháp phân tích, tổng hợp. Kĩ thuật tư duy, động não.
I V/ Tiến trình lên lớp:
1. Ổn định tổ chức:
2. Khởi động: Kiểm tra(Thời gian: 5 phút).
? Phát biểu quy tắc dấu ngoặc 	
 Áp dụng tính: 17 – (- 5 + 17)	HS1 : Trả lời 
HS trả lời
 17 – ( - 5 + 17) = 17 + 5 - 17
 = (17 – 17) + 5 = 0 + 5 = 5 
GV đánh giá, nhận xét cho điểm, ĐVĐ vào bài
- HS cùng nhận xét
3. Các hoạt động dạy học:
HĐ - GV
HĐ - HS
Ghi bảng
a) Mục tiêu: Vận dụng kiến thức quy tắc dấu ngoặc vào giải bài tập.
b) Đồ dùng: Bảng phụ trình bày ví dụ.
c) Thời gian: 40 phút. d) Tiến hành:
* Thực hiện phép tính
- Yêu cầu HS làm bài 57
? Để thực hiện phép tính trên ta làm như thế nào
- GV hướng dẫn HS bước bỏ dấu ngoặc và nhóm các số
- Yêu cầu 3 HS lên bảng làm
- GV nhận xét, chốt lại
? Bỏ dấu ngoặc trước có dấu cộng ta làm như thế nào
? Bỏ dấu ngoặc trước có dấu trừ ta làm như thế nào
- Gọi 2 HS lên bảng làm
- GV nhận xét, chốt lại
* Rút gọn biểu thức
? Rút gọn biểu thức em làm như thế nào
- Yêu cầu HS làm
- Nêu cách làm phần b
- Yêu cầu 1 HS lên bảng làm
- GV nhận xét, chốt lại
- HS làm bài 57
b - Đưa số hạng 2, 4 vào một nhóm, 2 số hạng còn lại vào 1 nhóm
c, d- bỏ dấu của phép cộng và dấu ngoặc, thực hiện phép tính
- 3 HS lên bảng làm
- HS chữa bài vào vở
- Bỏ dấu ngoặc trước có dấu cộng ta giữ nguyên dấu các hạng tử trong ngoặc
- Bỏ dấu ngoặc trước có dấu trừ ta đổi dấu các hạng tử trong ngoặc
- 2 HS lên bảng làm
- HS lắng nghe
- Áp dụng tổng đại số và sử dụng quy tắc dấu ngoặc nhóm các số vào với nhau
- HS trình bày miệng
- Thực hiện bỏ dấu ngoặc, nhóm các số vào một nhóm
- 1 HS lên bảng làm
- HS ghi nhớ
Dạng I: Thực hiện phép tính
Bài 57/82. Tính tổng
b) 30 + 12 + (-20) + (-12) =
 [30 + (-20)] + [(12 + (-12)]
 = 10 + 0 = 10
c) (-4) + (-440) + (-6) + 440
 = - 4 - 440 - 6 + 440
 = (440 – 440) - (4 + 6)
 = 0 – 10 = -10
d) (-5) + (-10) + 16 + (-1)
 = -5 – 10 + 16 - 1
 = (16 – 10) – (5 +1)
 = 6 – 6 = 0
Bài 59/85: Tính nhanh
a) (2736 - 75) - 2736
 = 2736 – 75 – 2736 
 = (2736 – 2736) – 75 
 = 0 – 75 = -75
b) (42 – 69 + 17) –(42 +17)
 = 42 – 69 + 17 – 42 - 17
 = (42 – 42) + (17 -17) – 69
 = 0 + 0 – 69 = -69 
Dạng 2: Rút gọn biểu thức
Bài 58/85
a) x + 22 + (-14) + 52
 = x + (22 - 14 + 52)
 = x + 60
b) (-90) – (p +10) +100
 = -90 – p – 10 + 100
 = -p + ( -90 – 10 + 100)
 = -p +0 = -p
 4. Hướng dẫn về nhà
 - Học quy tắc dấu ngoặc
 - Làm bài tập 89, 90 (SBT – 65)
 -Hướng dẫn:
 Bài 89: - Đưa các số đối nhau vào một nhóm, các số còn lại vào 1 nhóm
 - Thực hiện phép tính trong ngoặc
 Bài 90: - Làm tương tự như bài 58 đã chữa

Tài liệu đính kèm:

  • docTu tiet 48 den tiet 52 theo chuan KTKN.doc