Giáo án lớp 6 môn Số học - Tiết 1 - Bài 1: Tập hợp - Phần tử của tập hợp (Tiếp)

Giáo án lớp 6 môn Số học - Tiết 1 - Bài 1: Tập hợp - Phần tử của tập hợp (Tiếp)

I. Mục tiêu:

 Học sinh được làm quen với khái niệm tập hợp qua các ví dụ về tập hợp thường gặp trong toán học và trong đời sống.

 Học sinh nhận biết được một đối tượng cụ thể thuộc hay không thuộc một tập hợp cho trước.

 Biết viết 1 tập hợp theo diễn đạt bằng lời hoặc sử dụng ký hiệu .

 Rèn luyện cho học sinh tư duy linh hoạt khi dùng những ký hiệu khác nhau để viết một tập hợp.

 II. Chuẩn bị của thầy và trò.

 GV: Bảng phụ viết sẵn đề bài 1,2 của phần BT củng cố.

 

doc 134 trang Người đăng levilevi Lượt xem 1205Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án lớp 6 môn Số học - Tiết 1 - Bài 1: Tập hợp - Phần tử của tập hợp (Tiếp)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày 19/8/2008
Giáo án: số học 6
Chương I: ôn tập và bổ túc về số tự nhiên
 Tiết 1: 
ξ Tập hợp - phần tử của tập hợp
	I. Mục tiêu:
 Học sinh được làm quen với khái niệm tập hợp qua các ví dụ về tập hợp thường gặp trong toán học và trong đời sống.
 Học sinh nhận biết được một đối tượng cụ thể thuộc hay không thuộc một tập hợp cho trước.
 Biết viết 1 tập hợp theo diễn đạt bằng lời hoặc sử dụng ký hiệu .
 Rèn luyện cho học sinh tư duy linh hoạt khi dùng những ký hiệu khác nhau để viết một tập hợp.
 II. Chuẩn bị của thầy và trò.
 GV: Bảng phụ viết sẵn đề bài 1,2 của phần BT củng cố.
 HS: Giấy nháp
III. Tiến trình dạy học:
 1. Hướng dẫn học sinh cách ghi, cách nháp, cách trình bày bài ... Những đồ dùng cần chuẩn bị.
 2. Bài mới:	
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
I. Các ví dụ:
GV cho HS quan sát h1 trong sgk
? Kể tên các đồ vật có trên bàn ở h.1 ?
GV: Cô có thể nói "Tập hợp các đồ vật đặt trên bàn gồm: sách, bút"
? Tương tự cho cô biết tập hợp những đồ vật đặt trên bàn này ?
? Tập hợp các bạn tổ trưởng ?
? Tập hợp các số tự nhiên nhỏ hơn 4 ?
? Hãy tự lấy 4 VD về tập hợp trong toán học, trong đời sống hàng ngày.
TL: Đồ vật trên bàn : sách, bút.
1 HS nhắc lại VD1
HS cần nêu được ngay tập hợp các đồ vật đặt trên 1 bàn bất kỳ.
HS đứng tại chỗ trả lời câu hỏi
II. Cách viết các ký hiệu
GV: Ta thường dùng các chữ cái in hoa đặt tên các tập hợp.
GV ghi ví dụ:
 A = {sách, bút}
hoặc A = { sách, bút}
 B = { 0; 1; 2; 3 }
GV: Trong đó sách, bút là các phần tử của tập hợp A.
1; 0; 2; 3 là các phần tử của tập hợp B
GV gọi 1 hs lên bảng ghi tập hợp
Q gồm các chữ cái viết thường: a, m, n, h, e.
GV giới thiệu cách viết tập hợp trong trường hợp dùng dấu ";" hoặc ",".
Thứ tự phân tử
? a có phải là phần tử của tập hợp Q không ?
GV giới thiệu cách ghi ký hiệu a ẻ Q và cách đọc.
Tương tự với ký hiệu ẽ
VD : 7 ẽ Q
* Củng cố:
1. Điền ký hiệu ẻ; ẽ vào ô trống cho hợp lý.
Bút A h Q
Sách B e Q
2 b 10 A
m A
2. Viết tập hợp các số tự nhiên nhỏ hơn 3 dưới dạng tập hợp.
GV nhận xét, sửa sai và giới thiệu luôn
Từ các VD ghi bằng lời HS tương tự ghi bằng ký hiệu
1 HS lên bảng viết
Q = { a, m, n, h, e}
HS lắng nghe và đọc chú ý sgk 5
TL: a là phần tử của tập hợp Q
HS đọc theo GV:
 Phần tử a thuộc tập hợp Q
- HS đứng tại chỗ đọc kết quả 2 ý đầu cho GV điền mẫu sau đó 2HS khác lên điền vào bảng phụ.
- HS khác nhận xét sửa sai nếu có
HS lên bảng viết 
 T = { 0; 1; 2}
. 5
 . 1
sách bút
. 2 . 1 
. 3 . 0
Cách viết thứ hai (theo t/c đặc trưng)
T = 
(Trong đó : N tập hợp số tự nhiên)
? Viết tập hợp thường có mấy cách ?
GV minh họa tập hợp 
B A
? Hình vẽ sau cho ta biết điều gì ?
 M
* Củng cố : Làm bài ? 1
 ? 2
* Làm bài tập 4 SGK
Học sinh đọc nội dung đóng khung trong SGK.
HS làm theo nhóm, nhóm nào xong nhanh nhất sẽ trả lời.
HS làm vào nháp, GV thu nháp chấm chữa nhanh.
IV. Hướng dẫn học bài ở nhà :
+ Xem lại vở ghi, SGK. Học kỹ phần SGK đã đóng khung 
+ Làm bài tập 1, 2, 3, 5 - SGK 6
	Bài 1, 4, 5, 6, 85 - SBT 3, 4
* Hướng dẫn bài 8
Gọi tập hợp đó là N thì :
N = a1b1; a2b2 ... về nhà các em viết tiếp.
+ Đọc trước bài x 2. Tự nhớ lại những kiến thức có liên quan.
	Ngày 19/8/2008
Tiết 2 : 	
 x 2 : Tập hợp các số tự nhiên
	I. Mục tiêu :
	HS biết được tập hợp các số tự nhiên, nắm được các quy ước về thứ tự trong tập hợp số tự nhiên, biết biểu diễn một số tự nhiên trên tia số. Nắm được điểm biểu diễn của số tự nhiên ở bên trái là số tự nhiên nhỏ hơn trên tia số.
	HS phân biệt được tập hợp N và N*, biết sử dụng các ký hiệu Ê; ³. Biết viết số tự nhiên liền sau, số tự nhiên liền trước của một số tự nhiên.
	Rèn luyện cho học sinh tính chính xác khi sử dụng các kí hiệu.
	II. Chuẩn bị của thầy và trò:
	GV : Phấn màu
	HS : Ôn tập các kiến thức của lớp 5 có liên quan
	III. Tiến trình dạy học : 
	1. Kiểm tra bài cũ: 
	 Câu 1 : Cho các ví dụ về tập hợp, viết bằng kí hiệu và vẽ hình minh họa.
	 Câu 2 : Cho hai tập hợp : A = m, a, h ; B = 2; a; b; c
	 Điền dấu thích hợp vào ô trống :
	n	A 	; 	h	B	;	2	A	
	GV hỏi thêm :
	? Tìm những phần tử thuộc tập hợp A mà không thuộc tập hợp B
	? Tìm những phần tử vừa thuộc tập hợp A vừa thuộc tập hợp B
	 Câu 3 : Viết tập hợp M các số tự nhiên lớn hơn 3, nhỏ hơn 7 bằng 2 cách.
	2. Bài mới : 
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
I. Tập N và tập N*
GV : ở tiểu học chúng ta đã biết các số 0; 1; 2 ... là các số tự nhiên. ở bài trước ta lại biết tập hợp các số tự nhiên ký hiệu là N.
 ? Vậy N = ?
GV nhấn mạnh : Các số tự nhiên được biểu diễn trên tia số.
+ GV yêu cầu HS vẽ tia số và biểu diễn vài số tự nhiên lên tia số cùng với GV.
Điểm biểu diễn số 1 trên tia số gọi là điểm 1...
HS trả lời
N = 0; 1; 2; 3 ...
HS tương tự suy luận với các điểm khác
Nói tổng quát : Điểm biểu diễn số a trên tia số gọi là điểm a.
+ GV giới thiệu tập hợp số tự nhiên khác 0 kí hiệu là N*
? N* = .?.
* Củng cố bằng bài tập 1.
Điền vào ô vuông các kí hiệu ẻ; ẽcho đúng :
12 N; N; 5 N
5 N*; 0 N*; 0 N
HS lên bảng hoàn thành tập N*
N* = 1; 2; 3; 4 ...
hoặc N* = x ẻN | x ạ 0
- HS làm bài trên bảng và vào nháp
- 1 HS đọc kết quả của mình để so sánh với bạn trên bảng (rèn kỹ nặng đọc). Giải thích kết quả của mình khi hai kết quả khác nhau.
II. Thứ tự trong tập hợp số tự nhiên
GV : Các em hãy quan sát tia số và :
? Nhận xét vị trí điểm 2 và 4
? So sánh 2 và 4
GV: Với a, b ẻ N a a thì trên tia số ( nằm ngang) điểm a có vị trí ntn so với điểm b.
GV giới thiệu ký hiệu Ê ; ³ 
* Củng cố giàng bài tập 2
Viết tập hợp A = {x ẻ N/ b Ê x Ê 8} bằng cách liệt kê các phần tử của nó.
+ GV giới thiệu t/c bắc cầu a < b; 
b a < c.
? Tìm số liền sau của số 4, số 7, số 9 ?
? Mỗi số tự nhiên có mấy số liền sau?
? Số liền trước số 5 là số nào ?
GV giới thiệu lại: 4 và 5 là 2 số tự nhiên liên tiếp.
? So sánh hai số tự nhiên liên tiếp
HS quan sát trên tia số và trả lời: 
+ Điểm nằm ở bên trái điểm d4
+ 2 < 4
HS đọc sgk phần a.
HS lên bảng làm bài
a = { 6; 7; 8}
HS: số liền sau số 4 là số 5, liền sau số 7 là số 8...
- Mỗi số tự nhiên có 1 số liền sau.
TL: Số liền trước số 5 là số 4.
TL: Hai số tự nhiên liên tiếp hơn kém
* Củng cố bằng bài tập 3 ? sgk
? Trong tập hợp số tự nhiên số nào là lớn nhất ? số nào là nhỏ n ?
? Tập hợp số tự nhiên cao bao nhiêu phần tử.
* Luyện tập củng cố:
HS làm bải 7 a,b và bài 8.
 nhau 1 đ.v.
HS lên bảng điền vào chỗ chấm.
- Số 0 là số tự nhiên nhỏ nhất. Không có số tự nhiên lớn nhất (vì số tự nhiên nào cũng có số liền sau lớn hơn nó)
	IV. Hướng dẫn học bài ở nhà:
 - Học bài tring Sgk và vở ghi.
 - Làm bài 6, 9, 10 trang 7,8 Sgk (làm tương tự như bài 1, 2,3 đã chữa).
- Làm bài 11; 12; 14; 15; SBT trang 4,5.
 	Ngày19/8/2008
 Tiết 3: 
 x 3 Ghi số tự nhiên
I. Mục tiêu:
Hs hiểu thế nào là hệ thập phân, phân biệt số và chữ số trong hệ thập phân. Hiểu rõ trong hệ thập phân giá trị của mỗi chữ số trong một số thay đổi theo vị trí.
HS biết đọc và viết các số la mã không quá 30.
HS thấy được ưu điểm của hệ thập phân trong việc ghi số và tính toán.
II. Chuẩn bị của thầy và trò:
 Bảng phụ ghi sẵn số la mã từ 1- 30.
 Hình vẽ mặt đồng hồ Sgk. Bảng ghi bài 11b.
III. Tiến trình dạy học:
1. Kiểm tra bài cũ: 
 Câu 1: a. Viết tập hợp N và N*
	 b. Viết tập hợp A các số tự nhiên x mà x ẻ N*, x mà x ẽN*
	 Câu 2: Làm bài 7C Sgk T8
	2. Bài mới 
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
I. Số và chữ số
? Đọc vài số tự nhiên
GV giới thiệu 10 chữ số ghi số tự nhiên
Qua những số tự nhiên vừa VD GV cho hs phân biệt số - chữ số; số chục - chữ số hàng chục- số trăm - chữ số hàng trăm.
* Củng cố đối với số 1425.
HS nêu vài số tự nhiên
VD: 4; 27; 3159
HS lên bảng điền vào bảng phụ.
II. Hệ thập phân
? 2
GV giới thiệu cách ghi số 222 trong hệ thập phân
? Trong số 222 giá trị của mỗi số 2 ở mỗi vị trí có như nhau không ?
Hãy phân tích số 9507 trong hệ thập phân.
GV nhấn mạnh: Trong hệ thập phân giá trị mỗi chữ số trong một số vừa phụ thuộc vào bản thân chữ số đó vừa phụ thuộc vào vị trí của nó trong mỗi số đã cho.
Cứ 10 đơn vị ở một hàng thì bằng 1 đơn vị ở hàng liền trước nó.
* Củng cố : HS làm bài 
GV: Ngoài cách ghi số trên còn có những cách ghi khác.
VD ghi số la mã.
HS nhớ lại kiến thức cũ để phân tích: 222 = 200 + 20 + 2. Để thấy được cùng là chữ sô 2 nhưng ở mỗi vị trí khác nhau nó mang giá trị khác nhau.
9507 = 9000 + 500 + 0 + 7
HS đứng tại chỗ đọc câu trả lời.
III. Chú ý
GV treo tranh mặt đồng hồ giới thiệu các chữ số I; V; X và hai số đặc biệt IX IV. Ngoài ra mỗi số la mã còn lại trên mặt đồng hồ có giá trị bằng 
tổng các chữ số của nó 
VD: III = 1 + 1 + 1 = 3
 VII = 5 + 1 + 1 = 7
 XVI = 10 + 5 + 1 = 16
GV lưu ý cho HS trường hợp IV,IX, XIV
? Phân biệt số la mã với số tự nhiên
* Củng cố bài tập 2
- Đọc các số La mã: X; VII; XV; XIV; XXVII; XXX; XXIX
- Viết các số sau bằng số La mã 26;19
* Làm bài 12; 13; 13 Sgk
Tương tự HS tự đọc được các số la mã trên bảng số Ê 30.
Học sinh cần chú ý được: chữ số la mã khi ở các vị trí khác nhay không thay đổi giá trị mà nó chỉ thay đổi giá trị số la mã mà nó có mặt.
HS rèn luyện cách đọc, viết.
Hai hs lên bảng viết 
26 = XXVI
19 = XIX
	IV. Hướng dẫn học bài ở nhà:
- Làm bài 11a; 14; 15 Sgk. Bài 17' 18' 19 Sbt.5
- Đọc phần " Có thể bạn chưa biết"1. Hướng dẫn bài 15c:
Lưu ý chỉ chuyển chỗ 1 que diêm , tuy nhiên có thể chuyển nhiều cách 
	Ngày 18/8/2008
Tiết 4:
x 4 Số phần tử của một tập hợp 
 Tập hợp con
	I. Mục tiêu:
HS hiểu được một tập hợp có thể có một phần tử, có nhiều phần tử, có thể có vô số phần tử, cũng có thể không có phần tử nào. Hiểu được k/n tập hợp con, k/n hai tập hợp bằng nhau.
HS biết tìm số phần tử của một tập hợp, biết kiểm tra một tập hợp là tập hợp con hoặc không là tập hợp con của một tập hợp cho trước, biết sử dụng đúng các ký hiệu ẻ và f
 Rèn luyện cho HS tính chính xác khi sử dụng các ký hiệu ẻ và C
II. Chuẩn bị của thầy và trò:
III. Tiến trình dạy học:
1. Kiểm tra bài cũ:
Câu 1: Viết tập hợp các số tự nhiên nhỏ hơn hoặc bằng 4.
Câu 2: Viết tập hợp B các số 3; 11; 2; 9; 16 bằng chữ số La mã.
Câu 3: Viết tập hợp C các số tự nhiên nhỏ nhất có bốn chữ số khác nhau; Tập hợp D các số tự nhiên lớn hơn 5 và nhỏ hơn 3.
2. Bài mới:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
I. Số phần tử của một tập hợp
GV ghi lại các tập hợp A,B,C vào phần bảng 1.
Mỗi tập hợp A, B, C có mấy phần tử ?
? Tìm một tập hợp có vô số phần tử
Vậy một tập hợp có bao nhiêu phần tử
GV giới thiệu phần kết luận đóng khung trong Sgk - 12.
Tập hợp D không có phần tử nào được gọi là tập hợp rỗng và ký hiệu D = f 
 ... b
? Khi tính giá trị của một biểu thức ta thường làm như thế nào ?
? GV chú ý cách trình bày lời giải của HS .
Bài tập 96 :
A = 237.(-26) + 26.137 
 = - (237.26 - 137.26)
 = -26.(237 - 137) 
 = -26.100 = 2600
B = 63.(-25 ) + 25.(-23) 
 = 63.(-25 ) + (-25).23 
 = (-25).(63+23) = (-25).88 = -2200 
Bài tập 98 :
a) Khi a = 8 ta có 
A = (-125).(13).(-8) 
 = [(-125).(-8)].(-13) 
 = (1000).(-13) 
 = -13000
b) Khi b = 20 ta có :
 B = (-1).(-2).(-3).(-4).(-5).20
 = (-1).(-2).(-4).(-5).20.(- 3)
 = (- 1). 8. (- 100) (- 3)
 = -2400
Bài tập 99 :
a) (-7).(-13) + 8.(-13)
b) (-5).(- 4-(-14))
? Với mỗi bài , HS cho biết đã sử dụng tính chất gì ? Từ đó suy ra số cần điền .
Bài tập 100 :
? HS loại bỏ kết quả là số âm . Vì sao ?
? Thực hiện tính để dược kết quả là 18
Bài tập 99 :
a) (-7).(-13) + 8.(-13)
 = (-7+8).(-13)
 =1. (-13)
b) (-5).(- 4-(-14)) = (-5).(-4)-(-5).(-14)
 = 20 - 70 = -50
Bài tập 100 : Đáp số B
4. Dặn dò 
HS hoàn chỉnh các bài tập đã sửa chữa và hướng dẫn .
Làm thêm các bài tạp 142 -149 SBT Toán 6 tập I trang 72-73
Tiết sau : Bội và ước cảu một số nguyên .
Ngày 2/2/2009
 Tiết 65-66:
bội và ước của một số nguyên
I. Mục tiêu:
 Qua bài này học sinh cần :
 Biết các khái niệm bội và ước của một số nguyên , khái niệm "chia hết cho" .
 Hiểu được ba tính chất có liên quan đến khái niệm "chia hết cho" .
 Biết cách tìm bội và ước của một số nguyên .
 II. Chuẩn bị của thầy và trò:
 III. Tiến trình dạy học:
 1. Kiểm tra bài cũ: 
Câu hỏi 1 :
	? Cho hai số tự nhiên a và b (b khác 0) . Khi nào ta nói a chia hết cho b ?
 ? Tìm các số tự nhiên x, biết:
 	a) x ẻ B(6)	b) xẻƯ(6)
 2. Bài mới:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1. Bội và ước của một số nguyên
? Viết số 6 thành tích của hai số nguyên bất kỳ
? Tương tự với số - 6
? Từ ?1 rút ra nhận xét về quan hệ chia hết.
Gv: Nhắc lại khái niệm chia hết cho trong tập hợp số tự nhiên. tương tự HS phát biểu khái niệm này trong tập hợp số nguyên .
? Làm ?3
Gv: Muốn tìm B(a), Ư(a) với a ẻ Z, ta làm như thế nào? 
? Số 0 là bội của những số nguyên nào
? Số 0 là ước của những số nguyên nào
? Các số 1 và -1 là ước của những số nguyên nào
Gv: Yêucầu hs ghi nhớ một số trường hợp đặc biệt
Hs: 
 6 = 2.3 = (-2).(- 3) =....
 - 6 = (-2).3 = 2.(- 3) =....
Hs:
 Cho a, b ẻZ, bạ0 . Nếu có q ẻZ sao choa a = bq thì ta nói a chia hết cho b hay a là bội của b hay b là ước của a .
?3:
Hai bội của 6 là -12 và 6
Hai ước của 6 là 2 và -3
Hs: Ta tìm B(|a|), Ư(|a|) rồi bổ sung thêm các số đối của B(|a|), Ư(|a|)
Chú ý : 
* Nếu a = bq (b ạ 0) thì ta còn nói a chia cho b được q và viết a:b = q
* Số 0 là bội của mọi số nguyên khác 0
* Số 0 không là ước của bất kỳ số nguyên
? Yêu cầu hs nghiên cứu ví dụ 2
? Làm ?4
? Yêu cầu 2 hs lên làm
* Các số 1 và -1 là ước của mọi số nguyên
* Nếu c vừa là ước của a vừa là ước của b thì c cũng gọi là ước chung của	a và b.
?4:
a) Ba bội của - 5 là 5; - 10; 15
b) Ư(-10) = ớ±1; ±2; ±5; ±10ý
2. Tính chất
GV giới thiệu các tính chất của phép chia hết trong số nguyên .
? Yêu cầu hs diễn đạt các tính chất này bằng lời .
? Nghiên cứu ví dụ 3- SGK 
* Nếu a M b và b M c ị a M c
* Nếu a M b ị a.m M b
* Nếu a M c và b M c ị a + b M c
 và a - b M c
3. Củng cố
Bài 101:
Gv: Có thể làm mẫu cho hs hoặc hướng dẩn hs cách làm
Bài 103:
Gv: Hướng dẩn hs cách làm
? Yêu cầu 2 hs lên trình bầy
Gv: Nhận xét bài làm của hs
Bài 104: 
 Tìm số nguyên x, biết:
 a) 15. x = - 75
 b) 3. ỗxỗ = 18
? Tìm x ta làm như thế nào
Gv: Hướng dẩn hs cách làm dạng toán về giá trị tuyệt đối
? Yêu cầu hai hs lên làm
Hs:
Năm bội của 3 và - 3 là: -3; 6; -6; 9; 12
Hs:
a) Được 15 tổng dạng a + b với aẻA và bẻB
b) Có 7 tổng chia hết cho 2 là:
2 + 22; 3 + 21; 3 + 23;...
Hs:
a) 15. x = - 75
 ị x = (- 75) : 15 
 ị x = - 3
b) 3. ỗxỗ = 18
 ị ỗxỗ = 18 : 3
 ị ỗxỗ = 6
 ị x = 6 và - 6
4. Dặn dò 
 Hướng dẫn HS làm bài tập 105 bằng bảng.
 Soạn và trả lời các câu hỏi ôn tập chương và làm các bài tập 107 - 121 SGK 
 Tiết sau : Ôn tập chương II : số nguyên .
Ngày 2/2/2009
 Tiết 67:
	ôn tập chương ii
I. Mục tiêu:
 Qua bài này học sinh cần :
 Ôn tập, củng cố các kiến thức trong chương .
 Rèn luyện thêm và củng cố các kỹ năng thực hiện các phép tính, các quy tắc chuyển vế, dấu ngoặc dấu trong các phép tính trong số nguyên .
 II. Chuẩn bị của thầy và trò:
 III. Tiến trình dạy học:
 1. Kiểm tra bài cũ: 
2. Bài mới:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1. Ôn tập lý thuyết
HS trả lời các câu hỏi ôn tập chương theo cách nhóm này hỏi nhóm kia trả lời nhóm còn lại nhận xét .
GV dùng bảng phụ đã chuẩn bì sẵn cũng như các sơ đồ khối đã sử dụng trong các tiết dạy trước đây để hệ thống hoá các kiến thức trong chương .
Trong quá trình thực hiện ôn tập lý thuyết trên dấy, GV kết hợp cho HS giải các bài tập 107 - 111 để minh hoạ các kiến thức vừa ôn tập .
2. Giải các bài tập tổng hợp
Bài tập 112 :
Gv: hướng dẩn hs hình thành được biểu thức thông qua lời của đề toán .
? HS nêu cách giả bài toán này cùng với các yêu cầu về kiến thức đã áp dụng .
Bài tập 114 : 
Gv: Hướng dẩn hs cách làm
Thứ tự các số nguyên và tính tổng dựa trên các tính chát giao hoán, kết hợp và đặc điểm của các số đối nhau .
Bài tập 115 :
? Tìm số nguyên khi biết giá trị tuyệt dối của nó ta làm như thế nào.
Gv hướng dẩn: Dựa vào tính chất hai số nguyên đối nhau thì có giá trị tuyệt đối bằng nhau và ngược lại.
? Yêu cầu 3 hs lên làm
Gv: Nhận cét bài làm
Bài tập 118 :
a) 2x - 35 = 15
? Tìm số nguyên dựa trên một biểu thức nào đó ta làm như thế nào
Gv: Ta sử dụng các quy tắc chuyển vế, dấu ngoặc và các tính chất của các phép tính
? Tương tự hs lên làm câu b và c
Bài tập 119 :
a) A = 15.12 -3.5.10
b) B = 45 -9.(13+5)
c) C = 29.(19-13) - 19.(29-13)
? Thực hiện dãy các phép tính có chú ý đến dấu ngoặc và các tính chất cơ bản của các phép tính .
? Yêu cầu ba hs lên làm
Bài tập 112 :
Theo đề ta có biểu thức a - 10 = 2a - 5
Suy ra 2a - a = -10 + 5 hay a = -5
Vậy hai số cần tìm là -5 và -10
Bài tập 114 :
Đáp số : 
a) Tổng bằng 0
b) Tổng bẳng -5 	
c) Tổng bằng 21
Bài tập 115 :
a) ỗaỗ = 5
 ị a = 5 , a =-5 	
b) ỗaỗ = 0 ị a = 0 	
c) ỗaỗ = -3 Vì ỗaỗ là một số dương nên không có a	
d) ỗa ỗ = ỗ- 5ỗ ị ỗaỗ= 5
 ị a = 5 , a =-5 
e)- 11ỗaỗ = - 22 ị ỗaỗ= 2
 ị a = 2 , a = -2
Bài tập 118 :
a) 2x - 35 = 15
ị 2x = 15 + 35	
ị 2x = 50 ị x = 25
b) x = -5	c) x =1
Bài tập 119 :
a) A = 15.12 -3.5.10 = 15 .12 -15.10
 	= 15.(12-10) = 15.2 = 30
b) B = 45 -9.(13+5) = 45 - (9.13 + 9.5)
	= 45 -117 -45 = -117
c) C = 29.(19-13) - 19.(29-13) 
 	= 29.19 - 29.13 -19.29 + 19.13
	= 13(19-29) = 13.(-10) = -130
3. Giải các bài toán điền số có suy luận cao
Bài tập 113 :
? Tìm tổng các số có thể được điền .
? Tìm tổng các số trong một cột (một hàng ...)
Gv: Với cách đánh dấu như hình bên, ta có thể tìm ô nào trước . Cho biết kết quả .
Bài tập 121
 ? Tích của ba ô liên tiếp bằng 120 nên các ô cách nhau 2 ô đều bằng nhau . Do đó , ta có thể điền được số nào vào các ô nào ?
 ? Từ bước đó ta có thể suy ra các số còn lại trong các ô bằng cách nào ? 
2
3
-2
-3
1
5
4
-1 
0
F
E
A
D
C
5
4
B 
0
Bài tập 113
Bài tập 121 :
A
B
6
C
D
E
F
G
H
-4
I
-4
B
6
-4
D
6
-4
G
6
-4
I
-4
5
6
-4
5
6
-4
5
6
-4
5
4. Dặn dò :
Học kỹ và thuộc các quy tắc , các tính chất và các khái niệm trong chương .
Làm các bài tập còn lại và hoàn thiên các bài tập đã sửa , đã hướng dẫn .
Làm thêm các bài tập 162 - 168 SBT Toán 6 tập I trang 75 - 76 .
 Tiết sau : Kiểm tra cuối chương .
Ngày 7/2/2009
 Tiết 68:
	kiểm tra chương ii
I. Mục tiêu:
 Qua bài này học sinh cần :
 Kiểm tra và đánh giá nhận thức học sinh qua chương II về số nguyên .
 Rèn tính chính xác và kỷ luật trong quá trình kiểm tra .
 II. Chuẩn bị của thầy và trò: 
 Bài kiểm tra sẳn trên giấy
III. Tiến trình dạy học:
I. Thiết kế ma trận:
 + Đề có 21 câu: *) Trắc nghiệm 12 câu 
 *) Tự luận 9 câu 
 + Ma trận:
Kiến thức
Nhận thức
Thông hiểu
Vận dụng
Tổng
TN
TL
TN
TL
TN
TL
Tập hợp số nguyên, thứ tự thực hiện phép tính.
1
1
1
1
1
2
1
0,25
7e
3
2,25
 Cộng hai số nguyên cùng dấu, khác dấu.
3
0,75
5
2
0,5
5
2
1
6
7
2,25
Quy tắc chuyễn vế, dấu ngoặc
1
0,25
7
1
0,5
7
2
1
7
4
1,75
Nhân hai số nguyên cùng dấu, khác dấu.
2
0,5
5
2
1,25
3,5
1
0,5
6
1
1
4
1
0,5
6
7
3,75
Tổng:
6
2,25
1
0,25
5
2,75
4
2
1
 1
4 
 1,75
21
10
Đề bài
A. Trắc nghiệm khách quan: 
Câu 1: (1 đ) Điền dấu ‘’ x’’ vào ô thích hợp
Câu
đúng
sai
a) Mọi số tự ngiên đều là số nguyên 
b) Mọi số nguyên đều là số tự nhiên
c) Số nguyên âm nhỏ hơn số tự nhiên
d) Số tự nhiên là số nguyên dương
Câu 2: (1 đ) Điền dấu ( ) thích hợp vào ô trống 
 ỗ 7ỗ ỗ11 ỗ ỗ- 27ỗ 0ỗ ỗ- 7ỗ ỗ- 11ỗ ỗ 2001 ỗ ỗ- 2001ỗ
Hãy khoanh tròn trước đáp án mà em cho là đúng nhất (Câu 1, Câu 2, Câu 3, Câu 4):
Câu 3: (1 đ) Cho a là số nguyên âm, b là số nguyên dương
A. Tích a.b là một số nguyên âm
B. Tích a.b là một số nguyên dương
C. Tích a.b là số 0
D. Tích a.b là bằng a
Câu 4: (1 đ) Giá trị của biểu thức (x - 2)(x - 4) khi x = -1 là:
A 9 B. 15 C -9	 D. 5
Câu 5: (2 đ)
a) (+ 14) + (+ 6) bằng: A. 14 B. 6 C. 20	 D. 8
b) (- 21) + 7 bằng: A. -28 B. 14 C. -14	 D. - 21
c) 55 - (-5) bằng: A. 60 B. 50 C. -60 D. 55
d) (- 37) - 27 bằng: A. 64 B. - 57 C. -64	 D. 10
e) (- 19) - (- 9) bằng: A. - 28 B. - 10 C. 18	 D. 10
f) (- 3).(+ 7) bằng: A. 21 B. - 10 C. -21 D. 4
g) (- 14).(- 5) bằng: A.- 19 B. 70 C. -9	 D. -70
h) 13- (- 10) - 3 bằng: A. - 20 B. 26 C. 20	 D. 0
B. Tự luận:
Bài 6: (2 đ) Tính nhanh
 a) (- 25) +8 + 12 + 25 b) 26. (- 125) - 125.(- 36)
 c) 15.37 - 3.17.5 d) (- 29).(85 - 47) - 85.(47 - 29)
Bài 7: (2 đ) Tìm x, biết:
 a) 5 + x = 9 ; b) (- 5) + x =18 - (- 7); c) ỗx + 2ỗ= 5 
 d) 3x - 75 = 45 + 3.(- 25) e) 2. (- 7) - 6x = 17 - (- 11)
Đáp án và thang điểm.
Câu 1 (1đ) Mỗi ý đúng 0,25đ: Đ - S - Đ - S
Câu 2 (1đ) Mỗi ý đúng 0,25đ: 
 ỗ 7ỗ 0ỗ ỗ- 7ỗ < ỗ- 11ỗ ỗ 2001 ỗ = ỗ- 2001ỗ
Câu 3. (1đ) ý A đúng. Câu 4 (1đ) ý B đúng.
Câu 5 . (2đ) Mỗi ý đúng 0,25đ
 a) C; b) C; c) A; d) C; e) B; f) C; g) B ; h) C;
Câu 6 (2đ) Mỗi câu đúng 0,5đ: 
 a) (- 25) +8 + 12 + 25 = 20 ; b) 26. (- 125) - 125.(- 36) = 125 (-26 + 36) = 1250
c) 15.37- 3.17.5 =15.(37- 17) = 300; d) (- 29).(85- 47)- 85.(47-29) =29.47- 85 .47=- 47.56
Câu 7 
 a) (0,25đ) 5 + x = 9 ị x= 4; b) (0,25đ) (- 5) + x =18 - (- 7) ị x = 30; 
 c) (0,5đ) ỗx + 2ỗ= 5 ị x= 3; x= - 7; d) (0,5đ) 3x - 75 = 45 + 3.(- 25) ị x = 15 
 e) (0,5đ) 2. (- 7) - 6x = 17 - (- 11)ị x = - 42 : 6 = - 7

Tài liệu đính kèm:

  • docGA so hoc 6t1-68.doc