Giáo án lớp 6 môn Lí - Tuần 16 đến tuần 19

Giáo án lớp 6 môn Lí - Tuần 16 đến tuần 19

- Nêu được tác dụng của ròng rọc là giảm lực kéo vật và đổi hướng của lực.

- Nêu được tác dụng này trong thực tế.

2 / Kĩ năng :

 Sử dụng ròng rọc phù hợp trong những trường hợp thực tế cụ thể và chỉ rõ lợi ích của nó.

3 / Thái độ :

Trung thực – nghiêm túc trong THTN.

II . CHUẨN BỊ :

1 / Cho GV : Bảng 16.1 , tranh phóng to hình 16.1, 16.2, 16.3.16.4 , 16.5, 16.6 (sgk)

2 / Cho HS : Lực kế 5N, quả nặng 200g, RRCĐ, RRĐ, giá TN, dây buộc.

III . TIẾN TRÌNH LÊN LỚP :

1 / Ổn định lớp : Nắm sĩ số lớp.

2 / Bài mới :

 

doc 12 trang Người đăng levilevi Lượt xem 805Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án lớp 6 môn Lí - Tuần 16 đến tuần 19", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 16 – Tiết 16 :
Bài 16 : RÒNG RỌC
I . MỤC TIÊU : 
1 / Kiến thức :
- Nêu được tác dụng của ròng rọc là giảm lực kéo vật và đổi hướng của lực.
- Nêu được tác dụng này trong thực tế.
2 / Kĩ năng :
 Sử dụng ròng rọc phù hợp trong những trường hợp thực tế cụ thể và chỉ rõ lợi ích của nó.
3 / Thái độ :
Trung thực – nghiêm túc trong THTN.
II . CHUẨN BỊ :
1 / Cho GV : 	 Bảng 16.1 , tranh phóng to hình 16.1, 16.2, 16.3.16.4 , 16.5, 16.6 (sgk)
2 / Cho HS : 	 Lực kế 5N, quả nặng 200g, RRCĐ, RRĐ, giá TN, dây buộc.
III . TIẾN TRÌNH LÊN LỚP :
1 / Ổn định lớp : Nắm sĩ số lớp.
2 / Bài mới :
Hoạt động 1 : Tình huống
 Ở các bài học trước, khi ống bê tông rơi xuống mương thì ta kéo nó lên theo phương thẳng đứng hoặc bạt bờ mương thành mp nghiêng và kéo lên hoặc dùng đòn bẩy nâng nó lên.
Theo các em, liệu còn cách giải quyết khác nữa không ? ( HS : dùng ròng rọc )
 --> Liệu dùng ròng rọc có dễ dàng hơn không, ta cùng tìm hiểu bài học hôm nay.
Hoạt động 2 : Tìm hiểu cấu tạo của ròng rọc
HOẠT ĐỘNG GV
HOẠT ĐỘNG HS
GHI CHÉP
- Treo h 16.2 lên bảng
Mắc 1 bộ RRCĐ và RRĐ trên bàn GV.
- H/dẫn hoàn thành C1
- Như thế nào đgl RRCĐ và nht đgl RRĐ ?
- Có mấy loại ròng rọc ?
--> Ghi vở ròng rọc.
Đọc £ và quan sát h 16.2 và RRCĐ (a), RRĐ (b) trên bàn 
--> C1 : RRCĐ thì bánh xe quay quanh trục cố định, còn RRĐ thì bánh xe vừa quay vừa chuyển động cùng với trục của nó.
I . TÌM HIỂU VỀ RÒNG RỌC :
- Ròng rọc gồm 1 bánh xe có rảnh quay quanh trục có móc treo.
- Có 2 loại ròng rọc là : ròng rọc cố định và ròng rọc động
Hoạt động 3:Tìm hiểu xem ròng rọc giúp con người làm việc dễ dàng hơn như thế nào?
- Để kiểm tra RR giúp con người làm việc dễ dàng hơn ntn, ta xét 2 yếu tố chiều và cường độ của lực kéo vật.
- Ta cần chuẩn bị những dụng cụ gì và THTN ntn ?
- H/dẫn cách lắp TN, các bước TH, chỉnh lực kế, ...
- Từ TN và bảng 16.1 h/dẫn hoàn thành C3.
- Từ n/xét --> h/dẫn HS thảo luận nhóm và h/thành C4 .
---> Rút ra kết luận.
-Nêu tên dụng cụ cho TN và các bước THTN.
-Kẻ bảng 16.1 vào vở
Từ TN trả lời C3.
C3 : a/ Chiều khác nhau ( ngược nhau) nhưng độ lớn như nhau.
b / Chiều không thay đổi nhưng độ lớn của lực kéo lên trực tiếp lơn hơn độ lớn của lực kéo vật qua RRĐ.
--> Từ n/xét --> rút ra KL C4
a/ (1) cố định b / (2) động
II . RR GIÚP CON NGƯỜI LÀM VIỆC DỄ DÀNG HƠN NHƯ THẾ NÀO ?
1 / Thí nghiệm :
Bảng 16.1 : Kết quả TN(sgk)
2 / Nhận xét :
Nội dung C3
3 / Rút ra kết luận :
- RRCĐ giúp làm thay đổi hướng của lực kéo so với khi kéo trực tiếp.
- RRĐ giúp làm lực kéo vật lên nhỏ hơn trọng lượng của vật.
Hoạt động 4 : Vận dụng
H/dẫn HS h/thành C5,C6,C7.
- Tìm hiểu mục có thể em chưa biết.
- H/dẫn HS q/sát h 16.7
--> Dùng palăng có lợi gì ?
HS tự hòan thành C5, C6 , C7 và phần có thể em chưa biết.
III . VẬN DỤNG :
C5 : RR kéo lá cờ nước, kéo gỗ trại cưa, ...
C6 : RRCĐ thay đổi hướng lực kéo ; 
 RRĐ lợi về lực.
C7 : Sử dụng hệ thống RRCĐ và RRĐ có lợi hơn , vì vừa được lợi về độ lớn và vừa được lợi về hướng.
3 / Củng cố :
- Nêu cấu tạo của ròng rọc .
- Kể tên 2 loại ròng rọc thường dùng .
- Rút ra kết luận gì về 2 loại RR đó ?
4 / Dặn dò :
- Về nhà học thuộc bài và làm các BT trong SBT.
- Chuẩn bị tiết sau : Tổng kết chương I : CƠ HỌC.
- Soạn bài : Tự trả lời các câu hỏi trong sgk .
Tuần 20 – Tiết 20 :
BÀI 17 . TỔNG KẾT CHƯƠNG I : CƠ HỌC
I . MỤC TIÊU :
1 / Kiến thức : Ôn lại những kiến thức đã học ở chương I.
2 / Kĩ năng : Vận dụng công thức để giải các bài tập .
3 / Thái độ : Rèn luyện năng lực tự học của HS.
II . CHUẨN BỊ :
	1 / Cho GV : Tranh phóng to h 17.1, h 17.2 , 17.3 ( sgk )
	2 / Của HS : Bài soạn .
III . TIẾN TRÌNH LÊN LỚP :
	1 / Ổn định lớp : Nắm sĩ số lớp
	2 / Kiểm tra bài cũ :
	- Nêu cấu tạo của RR.
	- Kể tên 2 loại RR thường dùng.
	- Rút ra kết luận gì về 2 loại RR đó.
	3 / Nội dung ôn tập :
	Gọi HS lần lượt trả lời từ câu 1 --> 13 phần I . Ôn tập
---> Hoàn thành II . Vận dụng
---> III . Trò chơi ô chữ ( HS lên bảng điền vào bảng phụ )
	Tạo hứng thú học tập của HS.
HS CẦN NÊU ĐƯỢC
I / ÔN TẬP :
1 / 	a / thước	 b / bình chia độ – bình tràn	 
c / lực kế	 d / cân
2 / lực	 	 3 / làm biến đổi chuyển động hoặc biến dạng vật
4 / Hai lực cân bằng	5 / Trọng lựcn hay trọng lượng
6 / lực đàn hồi	7 / khối lượng của kem giặt chứa trong hộp
8 / KLR 	
9 / 	a / mét – m	b / mét khối – m3	 c / niutơn – N
d / kilôgam – kg	e / kilôgam trên mét khối – kg/m3
10 / P = 10.m	 	11 / D = m/V	12 / mp nghiêng, RR , đòn bẩy
	II / VẬN DỤNG :
1 . 	Con trâu tác dụng lực kéo lên cái cày
Người thủ môn bóng đá tác dụng lực đẩy lên quả bóng đá.
Chiếc kìm nhổ đinh tác dụng lực kéo lên cái đinh.
Thanh nam châm tác dụng lực hút lên miếng sắt
Chiếc vợt bóng bàn tác dụng lực đẩy lên quả bóng bàn.
2 . C	3 . Cách B
4 . 	a / kg/m3	b / N	 	c / kg	 
d / N/m3	 e / m3
5 . 	a / mp nghiêng 	b / RRCĐ	
c / đòn bẩy	 	d / RRĐ
6 . a / Để làm cho lực mà lưỡi kéo tác dụng lên tấm kim loại lớn hơn lực mà tay ta 
tác dụng vào tay cầm.
b / Vì để cắt giấy hoặc cắt tóc thì chỉ cần có lực nhỏ, nên tuy lưỡi kéo dài hơn tay cầm mà lực của tay ta vẫn có thể cắt được. Ngoài ra ta được điều lợi là tay ta di chuyển ít mà tạo ra được vết cắt dài trên tờ giấy.
III / TRÒ CHƠI Ô CHỮ :
1. Ơ chữ thứ nhất: Hình 17.2	 2. Ô chữ thứ hai: Hình 17.3
	4 / Củng cố – Dặn dò :
	Xem trước chương II : Nhiệt Học
	Bài 18 : Sự nở vì nhiệt của chất rắn.
--------------------------------------------------------------------------------------------------------------
Tuần 21 – Tiết 21 :
	CHƯƠNG II : NHIỆT HỌC	
Bài 18 : SỰ NỞ VÌ NHIỆT CỦA CHẤT RẮN
I . MỤC TIÊU :
1 / Kiến thức :
- Mô tả được hiện tượng nở vì nhiệt của các chất rắn.
- Nhận biết được các chất rắn khác nhau nở vì nhiệt khác nhau.
2 / Kĩ năng : Vận dụng kiến thức về sự nở vì nhiệt của chất rắn để giải thích được một số hiện tượng và ứng dụng thực tế .
3 / Thái độ : Nghiêm túc – tích cực tham gia phát biểu ý kiến xây dựng bài.
II . CHUẨN BỊ : 
1 / Cho GV : Mô hình bộ dãn nở khối hình 18.1 ( sgk ), đèn cồn , khăn lau.
2 / Của HS : Vở bài soạn .
III . TIẾN TRÌNH LÊN LỚP :
1 / Ổn định lớp : Nắm sĩ số lớp
2 / Bài mới :
Hoạt động 1 : Tình huống
Kĩ sư Pháp Ép-phen ( 1832 – 1923 ) thiết kế năm 1889 cao 320m tại quãng trường Mars, nhân hội chợ quốc tế lần thứ I tại Pari. Tháp làm trung tâm phát thanh truyền hình và cũng là điểm du lịch nỗi tiếng của Pháp.
HS xem ảnh ---> GV ĐVĐ như sgk.
Hoạt động 2 : TN về sự nở vì nhiệt của chất rắn
HOẠT ĐỘNG GV
HOẠT ĐỘNG HS
GHI CHÉP
- Giới thiệu dụng cụ TN
-Trình tự THTN và cho HS nhận xét.
- Hướng dẫn HS dùng thuật ngữ chính xác.
---> Thảo luận C1 – C2 .
+ C1 : Vì quả cầu nở ra khi nóng lên
+ C2 : Vì quả cầu co lại khi lạnh đi.
Quan sát TN và nhận xét :
-Ban đầu V và đường kính quả cầu < đ/kính vòng kim loại nên lọt qua.
-Khi nóng lên V và đ/kính qủa cầu tăng nên không lọt qua.
-Khi q/cầu lạnh đi thì V và đường kính giảm nên lại lọt qua.
-Thảo luận C1 – C2 .
1 / TN : 
h 18.1 ( sgk)
2 /Trả lời câu hỏi 
C1 : .........
C2 : ...........
Hoạt động 3 : Rút ra kết luận :
Hướng dẫn thảo luận C3
===> Kết luận 1 ( ghi vở )
H/dẫn HS quan sát bảng bên để nhận thấy : “Khi nhiệt độ tăng thì các chất khác nhau sẽ dãn nở vì nhiệt cũng khác nhau”
C3 : a / tăng
 b / lạnh đi
Từ C3 --> HS rút kết luận 1 ghi vở.
Quan sát bảng bên ---> nhận xét C4 ---> Ghi vở ý 2 .
3 / Rút ra kết luận :
- Chất rắn nở ra khi nóng lên, co lại khi lạnh đi.
- Các chất rắn khác nhau nở vì nhiết khác nhau.
Hoạt động 4 : Củng cố – Vận dụng :
-H/dẫn HS quan sát h 18.2 đọc C5 vận dụng
--> Kết luận trả lời . ( Mục đích nung nóng khâu dao liềm để làm gì ? )
+ C6 : Muốn quả cầu đang nóng ...........
(vòng kim loại cần phải rộng hơn )
+ C7 : ( Tháng 1 lạnh tháp co lại, tháng 7 nóng tháp nở ra – cao lên ).
+ Tìm hiểu mục có thể em chưa biết .
Củng cố : HS đọc lại ghi nhớ .
BT 18.2 . B
4 / Vận dụng :
C5 : 
 Phải nung nóng khâu dao, liềm vì khi nung nóng khâu nở ra dễ lắp vào cán, đến khi nguội khâu co lại sẽ xiết chặt vào cán.
C6 : 
 Nung nóng vòng kim loại .
C7 : 
 Do mùa hè nhiệt độ tăng nên thép nở ra ( dài ra ) và cao lên.
3 / Dặn dò :
	- Về nhà học bài : mô tả được TN h 18.1 và nhận xét từng ý .
	- Trả lời từ C1 –-> C7
- Chuẩn bị bài 19 : Sự nở vì nhiệt của chất lỏng .
??? - Chất lỏng nở ra khi nào ?
Các chất lỏng khác nhau dãn nở vì nhiệt ntn ?
-------------------------------------------------------------------------------------
Tuần 22 – Tiết 22 :
Bài 19 : SỰ NỞ VÌ NHIỆT CỦA CHẤT LỎNG
I . MỤC TIÊU :
1 / Kiến thức :
- Mô tả được hiện tượng nở vì nhiệt của chất lỏng.
- Nhận biết được các chất lỏng khác nhau nở vì nhiệt khác nhau.
	2 / Kĩ năng : Vận dụng kiến thức về sự nở vì nhiệt của chất lỏng để giải thích được một số hiện tượng và ứng dụng thực tế .
	3 / Thái độ : Cẩn thận – nghiêm túc – trung thực trong quan sát và THTN .
II . CHUẨN BỊ :
	1 / Cho GV : Tranh phóng to h 19.1 , 19.2 , 19.3 ( sgk )
	2 / Cho HS : 3 bình chia độ đáy bằng, nước màu, nước nóng, rượu ( cồn ), dầu .
2 chậu to, 3 nút 3 lỗ, 3 ống thẳng, bìa 4 x 10 cm kẽ vạch.
III . TIẾN TRÌNH LÊN LỚP :
	1 / Ổn định lớp : nắm sĩ số lớp .
	2 / Kiểm tra bài cũ :
	- Rút ra kết luận về sự nở vì nhiệt của chất rắn .
	- Trả lời C1 --> C7 ( sgk )
	3 / Bài ... c màu, khăn lau.
III . TIẾN TRÌNH LÊN LỚP :
1 / Ổn định lớp : Nắm sĩ số lớp .
2 / Kiểm tra bài cũ :
Nêu kết luận về sự nở vì nhiệt của chất lỏng .
3 / Bài mới :
Hoạt động 1 : Tình huống ĐV Đ như sgk 
* Chuyển ý : Nguyên nhân quả bóng phồng lên là do không khí trong quả bóng nóng lên nở ra. Để kiểm tra dự đoán này, ta THTN .
Hoạt động 2 : Chất khí nóng lên thì nở ra
HOẠT ĐỘNG GV
HOẠT ĐỘNG HS
GHI CHÉP
- Giới thiệu dụng cụ TN và h/dẫn HS THTN.
+ Trong TN, giót nước màu có tác dụng gì ? ( Nhận biết sự nở vì nhiệt của chất khí /
+ H/dẫn HS thảo luận C1– C5
Từ bảng 20.1 h/dẫn HS nhận xét sự nở vì nhiệt của 3 chất rắn – lỏng – khí.
+ Đọc ghi chú 
--> Hoàn thành C6 .
--> Kết luận.
+ Chất khí nở ra khi nào và co lại khi nào ?
+ Các chất khí khác nhau co dãn vì nhiệt giống nhau khôg?
+ So sánh sự nở vì nhiệt của 3 chất rắn – lỏng – khí .
- Đọc các bước THTN --> THTN . Quan sát hiện tượng xảy ra với giọt nước màu và trình bày kết quả.
- Từ TN – thảo luận C1 – C5.
C1 : Giọt nước màu đi lên, chứng tỏ thể tích không khí tăng, không khí nở ra.
C2 : Giọt nước màu đi xuống, chứng tỏ Vkk giảm , không khí co lại.
C3 : Do kh/ khí trong bình nóng lên.
C4 : Do không khí trong bình lạnh đi.
C5 : - Các chất khí khác nhau nở vì nhiệt giống nhau.
- Các chất lỏng - rắn khác nhau, nở vì nhiệt khác nhau.
- Khí > lỏng > rắn.
C6 : a / tăng b/ lạnh đi
 c / ít nhất ; nhiều nhất. 
---> Kết luận ghi vở
1 / Thí nghiệm : 
 h 20.2 ( sgk )
2 / Trả lời câu hỏi :
3 / Rút ra kết luận :
- Chất khí nở ra khi nóng lên , co lại khi lạnh đi.
- Các chất khí khác nhau nở vì nhiệt giống nhau.
- Chất khí nở vì nhiệt nhiều hơn chất lỏng , chất lỏng nở vì nhiệt nhiều hơn chất rắn .
Hoạt động 3 : Vận dụng
Yêu cầu HS thảo luận nhóm hoàn thành C& - C8.
GV hướng dẫn thêm C8.
Vận dụng kiến thức thào luận C7 – C8 .
Chú ý : 
4 / Vận dụng :
C7 : Vì không khí trong quả bóng nóng lên – nở ra.
C8 : Khi nhiệt độ tăng, m không đổi, V tăng--> d giảm --> nhỏ – nhẹ và đi lên.
4 / Củng cố : 
- Nêu kết luận về sự nở vì nhiệt của chất khí.
- So sánh sự nở vì nhiệt của 3 chất rắn – lỏng – khí .
- BT 20.1 . C . Khó – lỏng – rắn .
Tìm hiểu mục có thể em chưa biết .
5 / Dặn dò :
- Về nhà học bài, làm các bài tập trong SBT.
- Chuẩn bị bài 21 : Một số ứng dụng của sự nở vì nhiệt.
???? - Tìm hiểu lực gây ra khi co dãn vì nhiệt
Băng kép là gì ? Nó có tác dụng gì ?
Tuần 24 – Tiết 24 :
Bài 21 : MỘT SỐ ỨNG DỤNG CỦA SỰ NỞ VÌ NHIỆT
I / MỤC TIÊU :
1 / Kiến thức :
Nêu được ví dụ về các vật khi nở vì nhiệt, nếu bị ngăn cản thì gây ra lực rất lớn.
2 / Kĩ năng : Vận dụng kiến thức về sự nở vì nhiệt để giải thích được một số hiện tượng và ứng dụng thực tế.
3 / Thái độ : Nghiêm túc trong học tập và quan sát TN.
II / CHUẨN BỊ :
1 / Của GV : Tranh vẽ phóng to hình
2 / Của HS : vở bài soạn, ...
III / TIẾN TRÌNH LÊN LỚP :
1 / Ổn định lớp : Nắm sĩ số lớp
2 / Kiểm tra bài cũ :
- Nêu kết luận về sự nở vì nhiệt của chất khí.
- So sánh sự nở vì nhiệt của 3 chất rắn - lỏng – khí.
3 / Bài mới :
Hoạt động 1 : Tình huống – ĐVĐ như sgk
Hoạt động 2 : Quan sát lực xuất hiện trong sự co dãn vì nhiệt.
HOẠT ĐỘNG GV
HOẠT ĐỘNG HS
GHI CHÉP
-H/dẫn hs đọc £ .
 Quan sát TN h 21.1 
--> h/thành C1 - C2 - C3
--> C4 kết luận ghi vở.
Đọc £ - q/sát TN .
Thảo luận C1 - C2 - C3 
--> C4 : a / nở ra – lực
 b / vì nhiệt - lực
I / LỰC XUẤT HIỆN TRONG SỰ CO DÃN VÌ NHIỆT :
1 / Quan sát Tn h 21.1 :
2 / Trả lời câu hỏi :
3 / Rút ra kết luận :
Sự co dãn vì nhiệt khi bị ngăn cản có thể gây ra lực rất lớn.
* Tích hợp môi trường :
- Trong xây dựng nhà cửa, cầu, ... cần tạo ra khoảng cách nhất định giữa các phần để các phần đó dãn nở.
- Cần có biện pháp bảo vệ cơ thể, giữ ấm vào mùa đông và làm mát vào mùa hè để trách bị sốc nhiệt, tránh thức ăn quá nóng hoặc quá lạnh.
Hoạt động 3 : Vận dụng.
H/dẫn hs thảo luận C5, liên hệ mục có thể em chưa biết. 
Tương tự hoàn thành C6.
+ Chỉ giới thiệu cho hs biết vì địa phương không có đường ray 
( không thực tế )
C5 : Có để 1 khe hở. Khi trời nóng, đường ray dài ra do đó nếu không để khe hở, sự nở vì nhiệt của đường ray sẽ bị ngăn cản, gây ra lực rất lớn làm cong dường ray.
C6 : Không giống nhau. Một đầu được đặt gối lên các con lăn, tạo điều kiện cho cầu dài ra khi nóng lên mà không bị ngăn cản.
Hoạt động 4 : Nghiên cứu băng kép.
HOẠT ĐỘNG GV
HOẠT ĐỘNG HS
GHI CHÉP
H/dẫn hs tìm hiểu cấu tạo của băng kép. 
 --> Thảo luận hoàn thành C7 – C8 – C9.
+Cần vẽ hình minh họa.
--> Giải thích.
--> Kết luận ( ghi vở ).
Tìm hiểu cấu tạo băng kép.
--> Thảo luận h 21.4
--> Làm C7 – C8 – C9.
C7 : Khác nhau.
C8 : Cong về phía thanh đồng. Đồng dãn nở nhiều hơn thép và nằm ngoài vòng cung.
II . BĂNG KÉP :
1 / Quan sát h 21.4.
a/ cong lên ; 
b / cong xuống.
2 / Trả lời câu hỏi :
Kết luận :
Băng kép khi bị đốt nóng hoặc làm lạnh đều cong lại.
4 / Củng cố :
- GV nêu sơ lược cấu tạo bàn là --> Giới thiệu rơ le điện.
--> HS tìm hiểu ứng dụng và nguyên lí hoạt động của bàn là.
C10 : Cong về phía thanh đồng ,...
- Nêu kết luận về sự co dãn vì nhiệt.
VD : Sân trường mình lót dal thường đổ thành từng tấm và đặ cách nhau một khoảng trống, khi nhiệt độ thay đổi thì chúng nở ra hay co lại mà không làm hỏng đường.
- Nêu nhận xét về băng kép khi bị đốt nóng hoặc làm lạnh.
5 / Dặn dò :
Về nhà học bài làm các bài tập trong SBT.
Chuẩn bị bài 22 : Nhiệt kế – Nhiệt giai.
??? Tìm hiểu một số loại nhiệt kế và công dụng.
-------------------------------------------------------------------------------------------------------------
Tuần 25 – Tiết 25 :
Bài 22 : NHIỆT KẾ – NHIỆT GIAI
I / MỤC TIÊU :
1 / Kiến thức :
- Mô tả được nguyên tắc cấu tạo và cách chia độ của nhiệt kế dùng chất lỏng. 
- Nêu được ứng dụng của nhiệt kế thường dùng và nhiệt kế trong phòng TN, nhiệt kế rượu và nhiệt kế y tế.
2 / Kĩ năng : Xác định được GHĐ và ĐCNN của mỗi loại nhiệt kế khi quan sát trực tiếp hoặc qua ảnh chụp, hình vẽ.
3 / Thái độ : Nghiêm túc – trung thực trong cách đọc kết quả.
II / CHUẨN BỊ :
1 / Của GV : Tranh vẽ phóng to h 22.5
2 / Cho HS : Các loại nhiệt kế dầu, nhiệt kế y tế, nhiệt kế rượu ( nếu có )
III / TIẾN TRÌNH LÊN LỚP :
1 / Ổn định lớp : Nắm sĩ số lớp
2 / Kiểm tra bài cũ :
- Nêu kết luận về sự co dãn vì nhiệt.
- Nêu nhận xét về băng kép khi bị đốt nóng hoặc làm lạnh.
3 / Bài mới :
Hoạt động 1 : ĐVĐ như sgk.
Hoạt động 2 : Tìm hiểu nhiệt kế.
HOẠT ĐỘNG GV
HOẠT ĐỘNG HS
GHI CHÉP
- Giới thiệu nhiệt kế, cấu tạo và nguyên tắc hoạt động.
-Giới thiệu và mô tả TN h 22.3 – 4.
-Giới thiệu nhiệt kế h 22.5 --> C3 .
H/dẫn nhiệt kế y tế 
- Nhiệt độ cơ thể người 370C
* Tích hợp môi trường :
Nhiệt kế thủy ngân đo được nhiệt độ trong khoảng biến thiên lớn, nhưng thủy ngân là một chất độc hại cho sức khỏe con người và môi trường; Trong TN của hs thay bằng nhiệt kế dầu có pha màu --> an toàn; Nếu sử dụng nhiệt kế thủy ngân cần tuân thủ nghiêm ngặt các quy tắc an toàn.
-Tìm hiểu cấu tạo và nguyên tắc hoạt động của nhiệt kế.
--> Hoàn thành C2 .
- Tìm GHĐ – ĐCNN của 3 nhiệt kế h 22.5 --> Hoàn thành C3 :
+ Rượu -20 -->500C ( 20C )
 Đo nhiệt độ khí quyển
+ Thủy ngân -30 -->1300C (10C)
 Đo nhiệt độ trong TN.
+Y tế 35 --> 420C ( 0,10C )
 Đo nhiệt độ cơ thể.
-Quan sát nhiệt kế y tế -->
Tìm cấu tạo và tác dụng --> C4.
--> Ghi vở nhiệt kế.
1 / Nhiệt kế :
- Nhiệt kế là dụng cụ dùng để đo nhiệt độ.
- Nó hoạt động dựa trên sự dãn nở vì nhiệt của các chất.
- Có nhiều loại nhiệt kế như: nhiệt kế rượu, nhiệt kế thủy ngân, nhiệt kế y tế , ...
Hoạt động 3 : Tìm hiểu các loại nhiệt giai :
HOẠT ĐỘNG GV - HS
GHI CHÉP
- H/dẫn hs tìm hiểu 2 loại nhiệt giai.
- Hs đọc £ 2 loại nhiệt giai --> ghi vở.
- GV thông tin mục có thể em chưa biết.
- BT 22.1 . C . Nhiệt kế thủy ngân.
2 / Nhiệt giai :
Xen-xi-út
Fa-ren-hai
Nước đá
00C
320F
Nước sôi
1000C
2120F
4 / Củng cố – dặn dò :
Đọc ghi nhớ --> Về nhà học thuộc ghi nhớ.
Làm các bài tập trong SBT.
Chuẩn bị tiết sau thực hành bài 23 : Thực hành đo nhiệt độ.
- Chuẩn bị mẫu báo cáo : Chừa 11 hàng phần 2.
Kẻ hình 23.2 vào ( Đồ thị biểu diễn sự thay đổi nhiệt độ của nước ).
Tuần 19 – Tiết 19 : TRẢ BÀI KIỂM TRA HKI
I / MỤC TIÊU :
1 / Kiến thức : 
Nắm lại tất cả các kiến thức đã học, tạo điều kiện cho HS xem lại trình độ – năng lực học tập thật sự của mình qua bài thi .
2 / Kĩ năng : 
Vận dụng các kiến thức đã học, giải thích các hiện tượng liên quan và dùng công thức giải các bài tập đơn giản.
3 / Thái độ : 
Nghiêm túc – tích cực phát biểu các câu hỏi.
II / CHUẨN BỊ :
1 / Của GV : Đề cương, đề thi, đáp án, sổ gọi tên ghi điểm
2 / Của HS : Đề cương, ...
III / TIẾN TRÌNH LÊN LỚP :
1 / Ổn định lớp : Nắm sĩ số lớp
2 / Sửa và trả bài thi HKI :
- Gọi HS trả lời các câu hỏi trong đề thi.
- Sửa chữa những lỗi thường gặp của HS khi làm bài kiểm tra.
- Giải thích – giải lại các câu học sinh thường sai và các bài tập.
Chú ý : 	- Xem lại cách đổi đơn vị .
	- 800dm3 = 0,8m3, cần tóm tắt – lời giải – công thức – đơn vị đúng.
	- Dùng thuật ngữ chính xác - trình bày sạch đẹp – rỏ ràng.
- Giải đáp mọi thắc mắc nếu có của HS.
	- Thu lại bài thi.
3 / Dặn dò :
Chuẩn bị tiết sau bài 17: Tổng kết chương I : CƠ HỌC

Tài liệu đính kèm:

  • docvat ly 7 1112 t2025.doc