Giáo án lớp 6 môn Lí - Tiết 3 - Bài 3: Đo thể tích chất lỏng

Giáo án lớp 6 môn Lí - Tiết 3 - Bài 3: Đo thể tích chất lỏng

. Kiến thức:

- Biết một số dụng cụ đo thể tích chất lỏng.

- Biết cách xác định thể tích của chất lỏng bằng dụng cụ đo thích hợp.

 2. Kỹ năng:

- Biết sử dụng dụng cụ đo thể tích chất lỏng.

 3. Thái độ:

- Rèn cho học sinh tính trung thực, tỉ mỉ, thận trọng khi đo thể tích chất lỏng và báo cáo kết quả đo thể tích chất lỏng.

II. Chuẩn bị:

o Một số vật đựng chất lỏng, 1 số ca có để sẵn chất lỏng (nước).

o Mỗi nhóm có từ 2 đến 3 loại bình chia độ.

 

doc 3 trang Người đăng levilevi Lượt xem 780Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án lớp 6 môn Lí - Tiết 3 - Bài 3: Đo thể tích chất lỏng", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 30.08.2009	Vật lý 6 Ngày dạy: 31.08.2009	Tiết 3
BÀI 3
ĐO THỂ TÍCH CHẤT LỎNG
I. Mục tiêu:
	1. Kiến thức:
Biết một số dụng cụ đo thể tích chất lỏng.
Biết cách xác định thể tích của chất lỏng bằng dụng cụ đo thích hợp.
	2. Kỹ năng:
Biết sử dụng dụng cụ đo thể tích chất lỏng.
	3. Thái độ:
Rèn cho học sinh tính trung thực, tỉ mỉ, thận trọng khi đo thể tích chất lỏng và báo cáo kết quả đo thể tích chất lỏng.
II. Chuẩn bị:
Một số vật đựng chất lỏng, 1 số ca có để sẵn chất lỏng (nước).
Mỗi nhóm có từ 2 đến 3 loại bình chia độ.
III. Tổ chức hoạt động dạy và học
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Ghi bảng
* Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ – tổ chức tình huống học tập (5’)
1. Kiểm tra bài cũ:
+ Nêu cách đo độ dài của một vật?
+ Chữa các bài tập 1 – 2.1 đến 1 – 2.6.
2. Tổ chức tình huống học tập: 
 Học sinh quan sát tranh vẽ và trả lời câu hỏi: Làm thế nào để biết chính xác cái bình cái ấm chứa được bao nhiêu nước? 
 Bài học hôm nay, sẽ giúp chúng ta trả lời câu hỏi vừa nêu trên.
Bài 3
ĐO THỂ TÍCH CHẤT LỎNG
* Hoạt động 2: Ôn lại đơn vị đo thể tích (7’)
+ Em hãy cho biết các đơn vị đo thể tích ở nước ta.
- Giáo viên treo bảng phụ và yêu cầu học sinh lên bảng hoàn thành.
Học sinh trả lời câu hỏi:
C1: Tìm số thích hợp điền vào các chổ trống dưới đây:
 1m3 = (1) dm3 = (2) cm3.
1m3 = (3)  lít = (4)  ml = (5)  cc.
I. Đơn vị đo thể tích.
Đơn vị đo thể tích thường dùng là mét khối (m3) và lít (l)
1lít = 1dm3; 1ml =1cm3 (1cc)
C1: 1m3 = 1.000dm3 =1.000.000cm3
1m3 = 1.000l = 1.000.000ml = 1.000.000cc
* Hoạt động 3: Tìm hiểu dụng cụ đo thể tích chất lỏng (8’)
- Giáo viên yêu cầu học sinh trả lời các câu hỏi:
C2: Quan sát hình 3.1 và cho biết tên dụng cụ đo, GHĐ và ĐCNN của những dụng cụ trong hình.
C3: Nếu không có ca đong thì dùng dụng cụ nào để đo thể tích chất lỏng?
C4: Trong phòng thí nghiệm người ta thường dùng bình chia độ để đo thể tích chất lỏng. Hãy cho biết GHĐ và ĐCNN của từng bình chia độ này?
- Giáo viên đưa ra một số bình chia độ thường dùng trong phòng thí nghiệm để kiểm chứng, yêu cầu học sinh quan sát hình 3.2 và cho biết GHĐ và ĐCNN của 3 bình a, b, c trong hình
C5: Điền vào chỗ trống những câu sau:
Những dụng cụ đo thể tích chất lỏng gồm ........
II. Đo thể tích chất lỏng.
1. Tìm hiểu dụng cụ đo thể tích chất lỏng.
C2: Ca đong to: GHĐ: 1(lít) và ĐCNN: 0,5l.
Ca đong nhỏ: GHĐ và ĐCNN: 0,5 lít.
Can nhựa: GHĐ: 5 lít và ĐCNN: 1 lít
C3: Dùng chai hoặc lọ đã biết sẵn dung tích như: chai 1 lít; xô: 10 lít.
Loại bình
GHĐ
ĐCNN
Bình a
Bình b
Bình c
100 ml
250 ml
300 ml
2 ml
50 ml
50 ml
C4:
C5: Những dụng cụ đo thể tích chất lỏng là: chai, lọ, ca đong có ghi sẵn dung tích, bình chia độ, bơm tiêm.
* Hoạt động 4: Tìm hiểu cách đo thể tích chất lỏng (10’)
- Giáo viên hướng dẫn học sinh trả lời các câu hỏi.
C6: H3.3: Cho biết cách đặt bình chia độ để chính xác.
C7: H3.4: Cách đặt mắt cho phép đọc đúng thể tích cần đo?
C8: Đọc thể tích đo ở H3.5. Rút ra kết luận.
- Giáo viên treo bảng phụ có ghi câu C9 và hướng dẫn học sinh các nhóm hoàn thành.
C9: Chọn từ thích hợp điền vào chỗ trống.
Khi đo thể tích chất lỏng bằng bình chia độ cần:
 a. Ước lượng ......... cần đo.
 b. Chọn bình chia độ có  và  thích hợp.
 c. Đặt bình chia độ ....
 d. Đặt mắt nhìn  với chiều cao mực chất lỏng trong bình.
 e. Đọc và ghi kết quả đo theo vạch chia  với mực chẩt lỏng.
2. Tìm hiểu cách đo thể tích chất lỏng.
C6: Đặt bình chia độ thẳng đứng.
C7: Đặt mắt nhìn ngang mực chất lỏng.
C8: a) 70 cm3 b) 50 cm3 c) 40 cm3
* Rút ra kết luận:
C9: Khi đo thể tích chất lỏng bằng bình chia độ cần:
 a. Ước lượng thể tích cần đo.
 b. Chọn bình chia độ có GHĐ và ĐCNN thích hợp.
 c. Đặt bình chia độ thẳng đứng.
 d. Đặt mắt nhìn ngang với chiều cao mực chất lỏng trong bình.
 e. Đọc và ghi kết quả đo theo vạch chia gần nhất với mực chẩt lỏng.
* Hoạt động 5: Thực hành (10’)
- Giáo viên tổ chức cho các nhóm học sinh làm thực hành như trong sách giáo khoa và ghi kết quả thu được của nhóm mình vào bảng 3.1
3. Thực hành
Vật cần đo thể tích
Dụng cụ đo
Thể tích ước lượng (lít)
Thể tích đo được (cm3)
GHĐ
ĐCNN
Nước trong bình 1
(1) 
(3) 
(5) 
(7) 
Nước trong bình 2
(2) 
(4) 
(6) 
(8) 
* Hoạt động 6: Củng cố - Hướng dẫn về nhà (5’)
- Giáo viên yêu cầu học sinh nhắc lại nội dung ghi nhớ.
Ghi nhớ: Để đo thể tích chất lỏng có thể dùng bình chia độ, bình tràn, ca đong, 
* Hướng dẫn về nhà: Học thuộc câu trả lời C9.
Xem trước nội dung Bài 4: Đo thể tích vật rắn không thấm nước.
Học sinh mang theo: vài hòn sỏi, đinh ốc, dây buộc.
BT về nhà: 3.5; 3.6 và 3.7 trong sách bài tập

Tài liệu đính kèm:

  • docTiết 3 đo thể tích chất lỏng.doc