Giáo án lớp 6 môn Lí - Tiết 26 - Bài 23: Thực hành và kiểm tra thực hành: Đo nhiệt độ

Giáo án lớp 6 môn Lí - Tiết 26 - Bài 23: Thực hành và kiểm tra thực hành: Đo nhiệt độ

Kiến thức:

- Biết đo nhiệt độ có thể bằng nhiệt kế y tế.

- Biết theo dõi và biểu diễn đường thay đổi nhiệt độ theo thời gian.

 2. Kỹ năng:

- Hình thành cho học sinh kĩ năng thao tác thí nghiệm và đọc các kết quả thí nghiệm.

 3. Thái độ:

- Rèn luyện tính trung thực, tỉ mỉ, cẩn thận và chính xác.

II. Chuẩn bị:

- Cho mỗi nhóm học sinh: nhiệt kế y tế, nhiệt kế thủy ngân, đồng hồ, bông y tế.

- Cho mỗi học sinh: Mẫu báo cáo thực hành (in sẵn).

 

doc 3 trang Người đăng levilevi Lượt xem 764Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án lớp 6 môn Lí - Tiết 26 - Bài 23: Thực hành và kiểm tra thực hành: Đo nhiệt độ", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 06.03.2010	Vật Lý 6
Ngày dạy: 08.03.2010	Tiết 26
BÀI 23
THỰC HÀNH VÀ KIỂM TRA THỰC HÀNH: ĐO NHIỆT ĐỘ
I. Mục tiêu:
	1. Kiến thức:
Biết đo nhiệt độ có thể bằng nhiệt kế y tế.
Biết theo dõi và biểu diễn đường thay đổi nhiệt độ theo thời gian.
	2. Kỹ năng:
Hình thành cho học sinh kĩ năng thao tác thí nghiệm và đọc các kết quả thí nghiệm.
	3. Thái độ:
Rèn luyện tính trung thực, tỉ mỉ, cẩn thận và chính xác.
II. Chuẩn bị:
Cho mỗi nhóm học sinh: nhiệt kế y tế, nhiệt kế thủy ngân, đồng hồ, bông y tế.
Cho mỗi học sinh: Mẫu báo cáo thực hành (in sẵn).
III. Tổ chức hoạt động dạy và học
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Ghi bảng
* Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ- Tổ chức tình huống học tập (7’)
 1. Kiểm tra bài cũ
- Gọi học sinh kiểm tra nội dung ghi nhớ.
- Sửa bài tập 22.6 và 22.7
2. Tổ chức tình huống học tập
Nhiệt kế y tế rất thông thường với gia đình chúng ta. Khi đau ốm bác sĩ thường cặp nhiệt kế vào cơ thể để đo nhiệt độ cơ thể. Vậy ta phải cặp nhiệt kế như thế nào thì đúng? Khi nào thì biết ta bị sốt? Hay cặp nhiệt kế trong thời gian bao lâu thì ta có kết quả chính xác?
Bài 23
THỰC HÀNH VÀ KIỂM TRA THỰC HÀNH: 
ĐO NHIỆT ĐỘ
* Hoạt động 2: Tiến trình thực hành (28’)
– Giáo viên phát dụng cụ thí nghiệm và phát báo cáo thực hành cho mỗi nhóm
– Nhắc học sinh thái độ trung thực, cẩn thận trong khi thực hành. 
– Cầm chặt phần thân nhiệt kế vẩy mạnh cho thủy ngân tụt hết xuống bầu.
– Dùng bông y tế lau sạch thân và bầu nhiệt kế.
– Dùng tay phải cầm thân nhiệt kế đặt bầu nhiệt kế vào nách trái, kẹp cánh tay lại để giữ nhiệt kế.
– Đúng 3 phút lấy nhiệt kế ra để đọc nhiệt độ.
– Tiếp tục đo nhiệt độ cơ thể một bạn cạnh bên ghi các kết quả đo được vào báo cáo thí nghiệm.
– Lưu ý: khi đo nhiệt độ có thể cần cho bầu nhiệt kế tiếp xúc trực tiếp và chặt với da, giữ 5 phút. Không cầm vào bầu nhiệt kế khi đo hoặc khi đọc.
Giáo viên cho học sinh quan sát nhiệt kế dầu và điền số liệu vào chỗ trống nội dung 2b các câu C6, C7, C8, C9 trong phiếu báo cáo. Khi tiến hành thí nghiệm theo dõi nhiệt độ của nước khi đun nóng, giáo viên phân công các nhóm việc sau đây:
– Theo dõi thời gian.
– Theo dõi nhiệt độ.
– Ghi kết quả vào bảng.
Giáo viên hướng dẫn học sinh vẽ đường biểu diễn sự thay đổi của nhiệt độ theo thời gian.
I. Dùng nhiệt kế y tế đo nhiệt độ cơ thể:
 1. Dụng cụ: nhiệt kế y tế (thủy ngân)
 2. Tiến trình đo:
– Cầm chặt phần thân nhiệt kế vẩy mạnh cho thủy ngân tụt hết xuống bầu.
– Dùng bông y tế lau sạch thân và bầu nhiệt kế.
– Dùng tay phải cầm thân nhiệt kế đặt bầu nhiệt kế vào nách trái, kẹp cánh tay lại để giữ nhiệt kế.
– Đúng 3 phút lấy nhiệt kế ra để đọc nhiệt độ.
– Tiếp tục đo nhiệt độ cơ thể một bạn cạnh bên ghi các kết quả đo được vào báo cáo thí nghiệm.
II. Theo dõi sự thay đổi nhiệt độ theo thời gian trong quá trình đun nước:
 1. Dụng cụ: 
 – Nhiệt kế dầu, đèn cồn, giá đỡ.
 – Cốc thủy tinh chịu nhiệt.
 2. Tiến trình đo:
 a. Lắp dụng cụ theo hình 23.1.
 b. Ghi nhiệt độ của nước trước khi đun
 c. Đốt đèn cồn để đun nước.
 Sau 1 phút lại ghi nhiệt độ của nước vào bảng theo dõi nhiệt độ, tới phút thứ 10 thì tắt đèn cồn.
 d. Vẽ đồ thị: (vẽ trong phiếu báo cáo)
 – Mỗi cạnh của ô vuông trên trục nằm ngang biểu thị 1 phút.
 – Mỗi cạnh của ô vuông trên trục thẳng đứng biểu thị 2oC.
 – Vạch góc của trục nhiệt độ ghi nhiệt độ ban đầu của nước.
 – Nối các điểm xác định nhiệt độ ứng với thời gian đun ta được đường biểu diễn sự thay đổi nhiệt độ theo thời gian của nước đang được đun.
* Hoạt động 3: Tổng kết (5’)
- Giáo viên yêu cầu học sinh: ai chưa hoàn thành báo cáo thí nghiệm thì về nhà hoàn thành và nộp.
- Giáo viên yêu cầu học sinh các nhóm dọn vệ sinh phòng học.
- Giáo viên hướng dẫn học sinh các nhóm nhận xét chéo.
- Giáo viên đưa ra các tiêu chí để đánh giá:
+ Thái độ học tập, hoạt động của các thành viên trong nhóm bạn.
+ Kết quả thực hành có đúng với mục đích yêu cầu không? Có thể giải thích gì về sự sai khác đó?
+ Thời gian tiến hành thực hành.
* Hoạt động 4: Củng cố - Hướng dẫn về nhà (5’)
- Qua bài thực hành này em học được gì?
+ Biết cách cặp nhiệt kế.
+ Biết cách đọc kết quả đo trên nhiệt kế.
+ Biết cách vẽ đường biểu diễn độ tăng nhiệt độ của nước.
+ Biết cách phân công trách nhiệm của các thành viên trong nhóm trong công việc để hoàn thành mục tiêu của bài thực hành.
* Hướng dẫn về nhà:
- Hoàn thành báo cáo thực hành tiết sau nộp.
- Chuẩn bị Ôn tập lại các kiến thức đã học của chương Nhiệt Học để tiết sau kiểm tra 1 tiết.

Tài liệu đính kèm:

  • docTiết 26 thực hành đo nhiệt độ.doc