Giáo án lớp 6 môn Lí - Tiết 19: Ròng rọc

Giáo án lớp 6 môn Lí - Tiết 19: Ròng rọc

Mục tiêu:

+ Nêu được thídụ về sử dụng ròng rọc trong cuộc sống & chỉ rõ lợi ích của chúng.

+Biết sử dụng ròng rọc trong những công việc thích hợp.

II. Chuẩn bị:

 +1 lực kế 5N

 +1 khối trụ có móc treo 200g

 +1 ròng dọc cố định ( kèm theo giá đỡ)

 +1 ròng rọc động

 +Dây vắt qua ròng rọc

 +Tranh vẽ H16.1, H16.2- Bảng 16.1

 +Phiếu học tập

 

doc 34 trang Người đăng levilevi Lượt xem 856Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án lớp 6 môn Lí - Tiết 19: Ròng rọc", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày giảng 6a:................
 6b:................
Tiết19
ròng rọc
I.Mục tiêu:
+ Nêu được thídụ về sử dụng ròng rọc trong cuộc sống & chỉ rõ lợi ích của chúng.
+Biết sử dụng ròng rọc trong những công việc thích hợp.
II. Chuẩn bị: 
	+1 lực kế 5N
	+1 khối trụ có móc treo 200g
	+1 ròng dọc cố định ( kèm theo giá đỡ)
	+1 ròng rọc động
	+Dây vắt qua ròng rọc
	+Tranh vẽ H16.1, H16.2- Bảng 16.1
	+Phiếu học tập
 III. Tiến trình giờ giảng:
 	1. Kiểm tra bài cũ:
 Nêu cấu tạo của đòn bẩy? Giải bài tập 15.1( A. Điểm tựa và có các lực; B. về lực
 	2. Bài mới:
Hoạt động của thầy, trò
Nội dung
Hoạt động 1: Tìm hiểu về ròng rọc.
Yêu cầu HS tự đọc mục I. Quan sát hình vẽ 16.2 sau đó phát cho mỗi nhóm 1 rong f rọc cố định. 1 ròng rọc động, yêu cầu trả lời C1
Tự đọc SGK
Quan sát tranh vẽ & ròng rọc để trả lời C1
? Theo em Ròng rọc như thế nào được gọi là ròng rọc động & ròng rọc cố định.
Gọi HS trả lới sau đó bổ xung hoàn chỉnh 
Hoạt động 2: Ròng rọc giúp con người làm việc rễ dàng hoen như thế nào.
Hướng dẫn HS làm thí nghiệm, cách ghi kết quả vào bảng kết quả 16.1
HS làm theo sự hướng dẫn của GV
 Thống nhất đáp án ghi kết quả thí nghiệm vào bảng kết quả16.1
Từ đó cho HS thảo luận rút ra nhận xét C3:
Y/ c Hs trả lời C4
HS hoạt động cá nhân trả lời, lớp thống nhất câu 4.
Hoạt động 3: Tổ chức cho HS làm bài tập vận dụng:
+Yêu cầu HS đọc nội dung ghi nhớ, vận dụng làm các bài C5, C6,C7 
 +Thảo luận thống nhất toàn lớp các câu trả lời.
I.Tìm hiểu về ròng rọc:
- Ròng rọc cố định là một bánh xe có rãnh để vắt dây qua, trục của bánh xe được mắc cố định. Khi kéo dây bánh xe quay quanh trục cố định.
- Ròng rọc động trục của bánh xe không được mắc cố định. Khi kéo dây bánh xe vừa quay vừa chuyển động với trục.
II. Ròng rọc giúp con người làm việc rễ dàng hơn như thế nào.
1. Thí nghiệm:
Chuẩn bị:
Tiến hành đo:
2. Nhận xét:
a. Chiều của lực kéo vật lên trực tiếp & chiêù của lực kéo vật qua ròng rọc 
cố định là khác nhau. Độ lớn của hai lực bằng nhau.
b. Chiều của lực kéo vật lên trực tiếp 
so với chiều của lực kéo vật qua ròng rọc động là không đổi. Độ lớn của lực kéo vật lên trực tiếp lớn hơn độ lớn của lực kéo vật qua ròng rọcđộng .
3. Rút ra kết luận:
C4:
cố định.
động. 
III. Vận dụng:
C5:
C6: Dùng ròng rọc cố định giúp làm thay đổi hướng của lực kéo (được lợi vè hướng), dùng ròng rọc động được lợi vè lực.
C7: Sử dụng hệ thống ròng rọc cố định và hệ thốnh ròng rọc động có lợi hơn vì được lợi về độ lớn, vừa được lợi về hướnh của lực kéo.
3. Củng cố: 
	- Các kiến thức cơ bản: cách nhận biết ròng rọc động, ròng rọc cố định, cáh sử dụng ròng rọc, nội dung ghi nhớ,
4. Hướng dẫn ra bài tập về nhà: 
 	- Học bài theo SGK kết hợp vở ghi 
 	- Làm bài BT 16.1 -> 16.6 
Ngày giảng 6a:................
 6b:................
Tiết 20
tổng kết chương I - cơ học
I. Mục tiêu:
	- Ôn lại những kiến thức cơ bản về cơ học đã học trong chương.
	- Củng cố đánh giá sự nắm vững kiến thức và kiến thức.
	- Vận dụng kiến thức trong thực tế, giải thích các hiện có liên quan thực tế.
II. Chuẩn bị:
	- GV chuẩn bị nội dung ôn tập.
	- HS ôn tập các kiến thức đã học.
III. Hoạt động lên lớp:
Kiểm tra bài cũ: Kiểm tra trong quá trình ôn tập.
Bài mới:
 Hoạt động của thầy và trò
 Nội dung
Hoạt động 1. Tóm tắt kiến thức lý thuyết.
- GV yêu cầu h/s nhớ lại tất cả các kiến thức của các bài đã học và hệ thống hoá các kiến thức đó vào vở.
- HS ôn tập và hệ thống hoá các kiến thức trọng tâm vào vở.
-GV hướng dẫn h/s hệ thống hoá kiến thức trọng tâm.
-GV hướng dẫn h/s phân tích các nội dung khó để h/s hiểu sâu sắc hơn về các nội dung đó.
Hoạt động 2. Vận dụng.
- GV hướng dẫn HS làm các bài tập 4 ->6 SGK (tr 54)
- HS thảo luận và nêu phương án giải cho các bài tập đó.
- GV nhận xét bài giải của h/s và chốt lại câu trả lời đúng.
Hoạt động 3: Trò chơi ô chữ:
GV : cho HS hoạt động theo nhóm làm vào phiếu học tập mỗi hình khoảng 8/ .
HS : làm theo nhóm
Đại diện nhóm trình bày, nhóm khác nhận xét.
GV : nhận xét chốt lại.
I. Tóm tắt lý thuyết.
C5:Trọng lực hay trọng lượng
C6: Lực đàn hồi
C7: Khối lượng của bột giặt chứa trong hộp.
C8: Khối lượng riêng của sắt
C9: Mét ( m ) ; Mét khối ( m3 ) 
 Niu Tơn ( N ) ; Kilôgam ( kg )
 Kilôgan trên mét khối ( kg/ m3 )
C10: P = 10.m
C11: D = 
C12: Mặt phẳng nghiêng, ròng rọc, đòn bẩy
C13: - ròng rọc
 - mặt phẳng nghiêng
 - đòn bẩy 
II. Vận dụng:
Bài 4: 
a, kilôgam trên mét khối
b, niu tơn ; c, kilôgam
d, niutơn trên mét khối ; e, mét khối
Bài5:
a, mặt phẳng nghiêng ; b, ròng rọc cố định
c, đòn bẩy ; e, ròng rọc động
III. Trò chơi ô chữ:
A. Ô chữ thứ nhất:
1, Ròng rọc động ; 2, Bình chia độ
3, Thể tích ; 4, Máy cơ đơn giản
5, Mặt phẳng nghiêng ; 6, Trọng lực
7, Palăng 
Từ theo hàng dọc : ĐIểM TựA
B. Ô chữ thứ hai:
1, Trọng lực ; 2, Khối lượng
3, Cái cân ; 4, Lực đàn hồi
5, đòn bẩy ; 6, Thước dây 
 Từ theo hàng dọc : Lực đẩy
3. Củng cố:
- Nhận xét giờ ôn tập.
- Khắc sâu một số dạng bài tập cơ bản.
4. Hướng dẫn về nhà:
- Tự ôn tập thêm ở nhà.
- Ôn tập lại các nội dung trong học .
Ngày giảng 6a:....................
 6b:.................... 
 chương II: Nhiệt học
Tiết 21
Sự nở vì nhiệt của chất rắn
I. Mục tiêu:
+ Tìm được ví dụ trong thực tế chứng tỏ: Thể tích, chiều dài của một số vật rắn tăng khi nóng lên, giảm khi lạnh đi, các chất rắn khác nhau nở vì nhiệt khác nhau. 
+ Giải thích được một số hiện tượng đơn giản về sự nở vì nhiệt của chất rắn.
+ Biết đọc các biểu bảng để rut ra những kết luận cần thiết.
II. Chuẩn bị: Cho mỗi nhóm
 	+Một quả cầu KL & 1 vòng KL
	+1 đèn cồn	
	+1 chậu nước
	+ Khăn lau khô, sạch.
 III. Tiến trình giờ giảng:
 	1. Kiểm tra bài cũ: 
 2. Bài mới:
Hoạt động của thày, trò
Nội dung
Hoạt động 1: Thí nghiệm về sự nở vì nhiệt của chất rắn.
 Y/c HS quan sát H 18.1 đọc thông tin ở mục 1 sau đó đưa ra dự đoán 
+Hoạt động cá nhân đọc SGK đưa ra dự đoán quả cầu lọt qua hoặc không lọt qua.
Tiến hành thí nghiệm Y/c HS quan sát & trả lời C1 &C2.
+Quan sát thí nghiệm do giáo viên làm trình bày trước lớp C1, C2 
+Thảo luận thống nhất toàn lớp C1, C2. Yêu cầu HS ghi vở
Hoạt động 2: Hướng dẫn HS rút ra kết luận.
+Y/c HS điền từ thích hợp vào chỗ trống
+Hoạt động cá nhân điền từ thích hợp vào chỗ trống trong câu kết luận.
+Gọi một số HS trình bày KL. Thảo luận thống nhất toàn lớp. 
Hoạt động 3: Vận dụng kiến thức trả lời C5,C6,C7
+Gọi đại diện các nhóm trình bày. Thảo 
luận thống nhất toàn lớp.
+Hoạt động nhóm. Thảo luận ghi phiếu học tập. Đại diện nhóm trình bày.
1.Thí nghiệm:
Nhận xét :
 - Trước khi hơ nóng quả cầu lọt qua vòng kim loại.
 - Sau khi hơ nóng quả cầu không lọt qua vòng kim loại
 - Sau khi nhúng vào nước lạnh quả cầu lại lọt qua vòng kim loại 
2. Trả lời câu hỏi:
C1: Vì quả cầu nở ra khi nóng lên.
C2: Quả cầu co lại khi lạnh đi.
3. Rút ra kết luận: 
C3:
(1) Tăng
(Lạnh đi)
C4: Các chất rắn khác nhau nở vì nhiệt khác nhau. Nhôm nở nhiều nhất rồi đến Đồng & Sắt.
4. Vận dụng:
C5: Nung nóng khâu liềm vì khi nung nóng khau nở ra dễ lắp vào cán. Khi 
nguội khâu dao co lại xiết chặt vào cán.
C6: Nung nóng vòng kim loại.
C7: Mùa hè nhiệt độ tăng, thép nở ra, dài ra dẫn đến tháp cao lên.
*Ghi nhớ: SGK
3. Củng cố: 
	+ Các nội dung chính của bài.
	+ Đọc phần có thể em chưa biết.
	+ Làm bài tập 18.1 SBT nếu còn thời gian.
4. Hướng dẫn ra bài tập về nhà:
 + Học bài theo SGK kết hợp vở ghi
 + Làm bài 18.1 -> 18.5
 + Mỗi nhóm chuẩn bị 2 khăn lau khô
Ngày giảng 6a:...................
 6b:...................
Tiết 22
sự nở vì nhiệt của chất lỏng 
I. Mục tiêu:
Tìm được thí dụ thực tế về các nội dung sau
 +Thể tích của một chất lỏng tăng khi nóng lên, giảm khi lạnh đi.
 +Các chất lỏng khác nhau dãn nở vì nhiệt khác nhau
Giải thích được một số hiện tượng đơn giản về sự nở vì nhiệt của chất lỏng 
Làm được thí nghiệm H19.1, 19.2 SGK. Mô tả được hiện tượng xảy ra & rút ra được KL cần thiết.
II. Chuẩn bị: 
 + Hai bình thuỷ tinh giống nhau có nút cao su đục lỗ, 1bình đựng nước pha màu, 1 bình đựng rượu pha loãng, 2 ống quản
+1 chậu thuỷ tinh đựng 2 bình trên
+1 phích nước nóng
+Tranh vẽ H 19.3a,b
 	+1 bình thuỷ tinh đáy bằng 	
+1 ống thuỷ tinh thẳng
+1nút cao su có đục lỗ
+1 chậu nhựa
+ nước có pha màu
+1 phích nước nóng
+1 thước giấy
 III. Tiến trình giờ giảng:
 	 1. Kiểm tra bài cũ:
	Trình bày ghi nhớ SGK - T giải bài tập 18.1, 18.2, 18.4.
	2. Bài mới:
Hoạt động của thày, trò
Nội dung
Hoạt động 1: Hướng dẫn HS làm thí nghiệmxem nước có nở ra khi nóng lên không ?
+Y/c HS quan sát H19.1, H19.2 sau đó nhận dụng cụ thí nghiệm 
+Gọi đại diện nhóm trả lời câu hỏi. Tổ chức thảo luận & thống nhất toàn lớp.
+Y/c HS đọc C1, trình bày dự đoán sau đó làm thí nghiệm kiểm chứng & rút ra kết luận
+ Tổ chức thảo luận thống nhất C2 (Mực nước hạ xuống, vì nước lạnh đi co lại )
+ Y/c HS quan sát H19.3 sau đó trả lời C3 theo định hướng
Hoạt động 2: Rút ra KL 
+Hoạt động cá nhân. Chọn từ thích hợp điền vào chỗ trống
Hoạt động 3: Tổ chức thảo luận chung toàn lớp. 
+GV nêu từng câu hỏi, chỉ định HS trả lời 
1. Làm thí nghiệm.
2. Trả lời câu hỏi.
C1: Mực nước dâng lên vì nước nóng lên, nở ra
C2: Mực nước trong ống hạ xuống, vì nước lạnh đi, co lại.
C3: Các chất lỏng khác nhau nở vì nhiệt khác nhau
3. Rút ra kết luận.
Tăng
Giảm
Không giống nhau.
4. Vận dụng.
C5:
C6: Để tránh tình trạng nắp bật ra khi chất lỏng đựng trong chai nở vì nhiệt.
C7: Mực chất lỏng trong ống nhỏ dâng lên nhiều hơn. Vì thể tích chất lỏng hai bình tăng lên như nhau nên ống có tiết diện nhỏ hơn thì chiều cao cột chất lỏng phải lớn hơn.
+ Ghi nhớ: SGK
3. Củng cố: 
	 + Chất lỏng dãn nở vì nhiệt, các chất lỏng khác nhau dãn nở vì nhiệt khác nhau
4. Hướng dẫn ra bài tập về nhà:
 + Học bài theo SGK kết hợp vở ghi
 + Làm bài 19.1 -> 19.6 SBT

Tài liệu đính kèm:

  • doc19.doc