Giáo án lớp 6 môn Lí - Tiết 10 - Bài 9: Lực đàn hồi

Giáo án lớp 6 môn Lí - Tiết 10 - Bài 9: Lực đàn hồi

Kiến thức:

- Nhận biết được vật đàn hồi (qua sự đàn hồi của lò xo)

- Trả lời được đặc điểm của lực đàn hồi.

- Rút ra được nhận xét về sự phụ thuộc của lực đàn hồi vào độ biến dạng của vật đàn hồi.

 2. Kỹ năng:

- Lắp thí nghiệm như hình vẽ.

- Nghiên cứu hiện tượng để rút ra quy luật về sự biến dạng và đặc điểm của lực đàn hồi.

 3. Thái độ:

- Học sinh có ý thức tìm tòi quy luật vật lý qua các hiện tượng tự nhiên.

II. Chuẩn bị:

- Đối với giáo viên: Chuẩn bị cho mỗi nhóm:

 

doc 3 trang Người đăng levilevi Lượt xem 668Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án lớp 6 môn Lí - Tiết 10 - Bài 9: Lực đàn hồi", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 18.10.2009	Vật lý 6 Ngày dạy: 19.10.2009	Tiết 10
BÀI 9
LỰC ĐÀN HỒI
I. Mục tiêu:
	1. Kiến thức:
Nhận biết được vật đàn hồi (qua sự đàn hồi của lò xo)
Trả lời được đặc điểm của lực đàn hồi.
Rút ra được nhận xét về sự phụ thuộc của lực đàn hồi vào độ biến dạng của vật đàn hồi.
	2. Kỹ năng:
Lắp thí nghiệm như hình vẽ.
Nghiên cứu hiện tượng để rút ra quy luật về sự biến dạng và đặc điểm của lực đàn hồi.
	3. Thái độ:
Học sinh có ý thức tìm tòi quy luật vật lý qua các hiện tượng tự nhiên.
II. Chuẩn bị:
Đối với giáo viên: Chuẩn bị cho mỗi nhóm:
1 giá treo.
1 lò xo.
1 thước có độ chia đến mm
3 quả nặng giống nhau, mỗi quả nặng 50g.
Đối với học sinh: Chuẩn bị bài.
III. Tổ chức hoạt động dạy và học
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Ghi bảng
* Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ – tổ chức tình huống học tập (10’)
Yêu cầu học sinh cho biết: Trọng lực là gì? phương và chiều của trọng lực? Kết quả tác dụng của trọng lực lên các vật?
Học sinh 2: Giải thích vì sao khi ném vật lên cao sau 1 lúc lại rơi xuống đất?
Tình huống học tập: Trong thực tế cuộc sống ta thường gặp các vật khi kéo dài sau đó bỏ tay ra lại trở về trạng thái ban đầu. Vì sao vật đó lại có thể trở về được trạng thái ban đầu?
Yêu cầu học sinh thử giải thích, giáo viên lưu bảng ý kiến của học sinh.
BÀI 9
LỰC ĐÀN HỒI
* Hoạt động 2: Nghiên cứu biến dạng đàn hồi (qua lò xo). Độ biến dạng (15’)
Giáo viên yêu cầu học sinh đọc bài.
Giáo viên thuyết trình lại các tiến hành thí nghiệm và yêu cầu học sinh cho biết làm thí nghiệm này nhằm mục đích gì? Cần quan sát gì trong thí nghiệm?
Yêu cầu học sinh các nhóm làm việc:
Lắp thí nghiệm.
Đo chiều dài tự nhiên l0 và ghi kết quả vào cột 3 của bảng 9.1
Đo chiều dài lò xo khi móc 1 quả nặng và ghi kết quả.
Ghi Pquả nặng vào cột 2.
So sánh l với l0.
Giáo viên theo dõi học sinh tiến hành các bước và điều chỉnh học sinh các nhóm kịp thời.
Giáo viên treo bảng phụ vẽ bảng 9.1
Học sinh móc thêm quả nặng 2, 3 vào thí nghiệm và lần lượt đo l2, l3 ghi kết quả vào bảng.
Tính P2, P3 ghi vào bảng.
Học sinh hoàn thành, giáo viên gọi 1 học sinh cho biết cách tiến hành thí nghiệm của nhóm mình? Lên bảng ghi kết qủa thí nghiệm của nhóm vào bảng phụ.
Giáo viên yêu cầu các nhóm khác nhận xét kết quả của nhóm bạn.
Giáo viên cho học sinh các nhóm từ kết qủa thí nghiệm, thảo luận trả lời câu C1 và hoàn thành các từ cần điền.
Giáo viên yêu cầu học sinh đọc thông tin và cho biết: độ biến dạng của lò xo được tính như thế nào?
Yêu cầu các nhóm học sinh trả lời câu C2.
Gọi 1 nhóm đã hoàn thành cho biết kết quả của nhóm mình.
Giáo viên tiến hành kiểm tra câu C2.
I. Biến dạng đàn hồi. Độ biến dạng
1. Biến dạng của một lò xo.
Thí nghiệm.
* Kết luận:
C1: (1) dãn ra (2) tăng lên (3) bằng 
2. Độ biến dạng của lò xo.
Độ biến dạng được tính l – l0
* Hoạt động 3: Lực đàn hồi và đặc điểm của nó (10’)
Yêu cầu học sinh đọc phần thông tin và cho biết lực đàn hồi là gì?
Học sinh trả lời: lực mà lò xo khi biến dạng tác dụng vào quả nặng như thí nghiệm trên được gọi là lực đàn hồi.
Yêu cầu 1 học sinh đọc yêu cầu của câu C3.
Từ kết quả thí nhgiệm học sinh trả lời câu hỏi.
Giáo viên nêu câu hỏi C4 yêu cầu cá nhân học sinh suy nghĩ trả lời.
Giáo viên hướng dẫn học sinh chú ý: Nếu lực đàn hồi quá lớn lò xo dãn nhiều làm lò xo mất tính đàn hồi. Khi không có lực đàn hồi lò xo sẽ không trở về vị trí ban đầu.
II. Lực đàn hồi và đặc điểm của nó.
1. Lực đàn hồi
Lực mà lò xo khi biến dạng tác dụng vào quả nặng như thí nghiệm trên được gọi là lực đàn hồi.
C3: lực đàn hồi cân bằng với trọng lượng của quả nặng. Cường độ của lực đàn hồi của lò xo sẽ bằng cường độ của trọng lượng quả nặng.
2. Đặc điểm của lực đàn hồi
C4. C
* Hoạt động 4: Củng cố và vận dụng (8’)
Yêu cầu học sinh hoàn thành câu C5. 
Giáo viên hướng dẫn: dựa vào kết quả ở bảng 9.1 để điền vào chỗ trống
Qua bài học: yêu cầu học sinh trả lời cho câu hỏi ở tình huống ở đầu bài?
Yêu cầu học sinh cho biết: qua bài học em đã rút ra được kiến thức về lực đàn hồi như thế nào?
Yêu cầu học sinh đọc phần “Có thể em chưa biết”
Giáo viên tổng hợp và thuyết trình giúp học sinh hiểu rõ hơn.
III. Vận dụng.
C5.
a. (1) tăng gấp đôi
b. (2) tăng gấp ba
C6. đều có tính chất đàn hồi
* Hoạt động 5: Hướng dẫn về nhà (2’)
Yêu cầu học sinh về nhà trả lời các câu hỏi từ C1 đến C6.
Học thuộc phần ghi nhớ.
Làm các bài tập 9.1, 9.2, 9.4 trong sách bài tập
Giáo viên hướng dẫn học sinh xác định các vật có tính chất đàn hồi trong bài tập 9.3 SBT
Một cục đất sét – không có t/c đàn hồi
Một quả bóng cao su – có t/c đàn hồi
Một quả bóng bàn - không có t/c đàn hồi 
Một hòn đá – không có t/c đàn hồi.
Một chiếc lưỡi cưa – có t/c đàn hồi
Một đoạn dây nhỏ bằng đồng – không có t/c đàn hồi

Tài liệu đính kèm:

  • docTiết 10 Lực đàn hồi.doc