Giáo án lớp 6 môn học Vật lí - Tiết 4: Đo thể tích vật rắn không thấm nước

Giáo án lớp 6 môn học Vật lí - Tiết 4: Đo thể tích vật rắn không thấm nước

A- MỤC TIÊU:

- Hs biết sử dụng các dụng cụ đo: bình chia độ, bình tràn để xác định thể tích của vật rắn có hình dạng bất kỳ không thấm nước.

- Tuân thủ các qui tắc đo và trung thực với các số liệu mà mình đo được, hợp tác trong mọi công việc của nhóm.

B- CHUẨN BỊ

- Đồ dùng: Gv: 1 xô nước,( bảng 4.1)

- Mỗi nhóm Hs: vài vật rắn không thấm nước ( đá, sỏi, đinh ốc , dây buộc).

 + Bình chia độ, ca đong, chai có ghi sẵn dung tích.

 

doc 3 trang Người đăng levilevi Lượt xem 1050Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án lớp 6 môn học Vật lí - Tiết 4: Đo thể tích vật rắn không thấm nước", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn:...................
Ngày giảng:
6A:................................
6B:.................................
	 Tiết 4
 Đo thể tích vật rắn không thấm nước
A- Mục tiêu:
- Hs biết sử dụng các dụng cụ đo: bình chia độ, bình tràn để xác định thể tích của vật rắn có hình dạng bất kỳ không thấm nước.
- Tuân thủ các qui tắc đo và trung thực với các số liệu mà mình đo được, hợp tác trong mọi công việc của nhóm.
B- Chuẩn bị
- Đồ dùng: Gv: 1 xô nước,( bảng 4.1)
- Mỗi nhóm Hs: vài vật rắn không thấm nước ( đá, sỏi, đinh ốc, dây buộc).
 + Bình chia độ, ca đong, chai có ghi sẵn dung tích.
 + Bình tràn, bình chứa.
 + Kẻ sẵn bảng 4.1.
- Những điểm cần lưu ý:
 + Có nhiều cách để xác định thể tích vật rắn. SGK chỉ giới thiệu 2 cách: dùng bình chia độ, bình tràn.
 + Dùng bình chia độ chỉ đo được thể tích của những vật rắn nhỏ bỏ lọt bình.
 + Nếu vật rắn không chìm trong nước -> phải tìm cách để vật phải chìm ngập trong nước (có thể buộc thêm hòn đá vào vật).
 + Nếu vật rắn thấm nước -> phải tìm cách chống thấm cho vật.
- Kiến thức bổ xung:
C- Các hoạt động trên lớp
 I- ổn định tổ chức:
+ lớp 6A có mặt:....................................
+ lớp 6B có mặt:.....................................
II- Kiểm tra bài cũ:
 H1: Để đo thể tích chất lỏng người ta dùng những dụng cụ nào? Vận dụng đo thể tích chất lỏng có trong bình.
ĐVĐ: Trong giờ học trước ta đã biết dùng bình chia độ, ca đong để đo thể tích chất lỏng. Để đo thể tích các vật rắn: hòn đá, cái đinh ốc ta làm thế nào?
 Hs: Dự đoán phương án đo.
 Gv: Để biết đích xác phương án nào thực hiện được -> vào bài.
 III- Bài mới:
H/Đ của thầy và trò
Nội dung
Hs: Nghiên cứu SGK- Trả lời C1.
- Quan sát hình 4.2 – mô tả cách đo thể tích của hòn đá bằng bình chia độ?
- Tại sao phải buộc vật vào dây?
Gv: Nếu hòn đá không bỏ lọt vào bình chia độ thì có phương pháp nào để đo thể tích hòn đá?
Hs: Đọc C2 – quan sát hình vẽ 4.3. Trả lời C2 ( thảo luận nhóm).
- Đại diện nhóm trình bày cách làm.
- Thả hòn đá vào bình tràn rồi mới hứng nước bằng bình chứa có được không? Tại sao?
Hs: Làm việc cá nhân trả lời C3. 
Gv: Treo bảng phụ – gọi Hs lên điền.
Hs khác: Nhận xét – bổ xung.
Hs: Phát biểu hoàn chỉnh C3 -> đó chính là kết luận.
Gv: Chốt lại 1, 2.
Gv: Nêu yêu cầu thực hành: Đo thể tích hòn đá bằng 1 trong 2 cách vừa học - ghi kết quả thực hành vào bảng 4.1.
- Phát đồ dùng cho các nhóm.
Hs: Đọc phần b, c - để nắm được cách làm.
Hs: Làm thực hành.
Gv: Quan sát – kiểm tra.
Hs: Nêu nội dung cần nắm trong bài.
Hs: Quan sát hình 4.4 - đọc - trả lời C4.
( C5, C6 Hs về nhà làm.)
I- Cách đo thể tích vật rắn không thấm nước.
1. Dùng bình chia độ
C1: Đo thể tích nước ban đầu có trong bình chia độ: V1 = 150cm3 
- Thả hòn đá vào bình.
- Đo thể tích nước dâng lên trong bình: 
 V2 = 200cm3 
- Thể tích hòn đá: 
 V = V2 - V1 = 200cm3 - 150cm3 = 50cm3 
 2. Dùng bình tràn
C2: 
- Đổ đầy nước vào bình tràn.
- Thả hòn đá vào bình tràn, đồng thời hứng nước tràn ra vào bình chứa.
- Đo thể tích nước tràn ra, đó chính là thể trích hòn đá.
 C3: (1)- Thả
 (2)- Dâng lên
 (3)- Thả chìm
 (4)- Tràn ra
*) Kết luận: Đo thể tích vật rắn không thấm nước:
a) Thả vật đó vào bình chia độ. Thể tích của phần chất lỏng dâng lên bằng thể tích của vật.
b) Khi vật rắn không bỏ lọt vào bình chia độ thì thả chìm vật đó vào bình tràn. Thể tích của phần chất lỏng tràn ra bằng thể tích của vật.
 3- Thực hành: Đo thể tích vật rắn
- Kết quả đo thể tích vật rắn
Vật cần đo thể tích
Dụng cụ đo
Thể tích ước lượng 
( cm3)
Thể tích đo được
( cm3)
GHĐ
ĐCNN
II- Ghi nhớ và vận dụng
* Ghi nhớ:
* Vận dụng:
C4: 
 - Lau khô bát to trước khi dùng.
 - Khi nhấc ca ra không làm đổ hoặc sánh nước ra bát.
 - Đổ hết nước từ bát vào bình chia độ, không làm đổ nước ra ngoài.
IV- Củng cố:
- Khái quát nội dung bài dạy.
- Hs làm bài tập: 4.1; 4.2 (7 – SBT).
( Kết quả: Bài 4.1: C. 31cm3
 Bài 4.2: C. Thể tích nước tràn ra từ bình tràn sang bình chứa).
V- Hướng dẫn học ở nhà:
- Nắm vững các cách đo thể tích vật rắn không thấm nước.
- Học thuộc kết luận và ghi nhớ.
- Làm bài tập 4.3 -> 4.6 ( 8 – SBT).
- Đọc trước bài “Khối lượng, đo khối lượng”.
D- Rút kinh nghiệm:
......................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................

Tài liệu đính kèm:

  • docT4.doc