Giáo án lớp 6 môn học Số học - Tiết 12: Lũy thừa với số mũ tự nhiên nhân hai lũy thừa cùng cơ số

Giáo án lớp 6 môn học Số học - Tiết 12: Lũy thừa với số mũ tự nhiên nhân hai lũy thừa cùng cơ số

Kiến thức: Biết định nghĩa luỹ thừa, phân biệt được cơ số và số mũ, biết được công thức nhân 2 luỹ thừa cùng cơ số.

- Kĩ năng: - Biết dùng luỹ thừa để viết gọn một tích nhiều thừa số bằng nhau - - Biết tính giá trị của các luỹ thừa, biết nhân hai luỹ thừa cùng cơ số.

- Thái độ: Nghiêm túc, cẩn thận

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

 

doc 3 trang Người đăng levilevi Lượt xem 1192Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án lớp 6 môn học Số học - Tiết 12: Lũy thừa với số mũ tự nhiên nhân hai lũy thừa cùng cơ số", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: /9/2011
Ngày giảng: / 9/ 2011
Tiết 12: LũY THừA VớI Số Mũ Tự NHIÊN
 NHÂN HAI LũY THừA CùNG CƠ Số.
I. Mục tiêu
- Kiến thức: Biết định nghĩa luỹ thừa, phân biệt được cơ số và số mũ, biết được công thức nhân 2 luỹ thừa cùng cơ số.
- Kĩ năng: - Biết dùng luỹ thừa để viết gọn một tích nhiều thừa số bằng nhau - - Biết tính giá trị của các luỹ thừa, biết nhân hai luỹ thừa cùng cơ số.
- Thái độ: Nghiêm túc, cẩn thận
II. đồ dùng dạy học
- Giáo viên: Chuẩn bị bảng bình phương, lập phương của một số số tự nhiên đầu tiên.
- Học sinh: Ôn tập các kiến thức về phép trừ, phép nhân, bảng nhóm.
III. phương pháp
- PP vấn đáp, hợp tác nhóm, phát hiện và giải quyết vấn đề, luyện tập thực hành
IV. Tổ chức giờ học
1. Khởi động
- Mục tiêu: Kiểm tra bài cũ, liên hệ giữa kiến thức cũ và mới
- Thời gian: 8 phút
- Đồ dùng:
- Cách tiến hành:
KT : Hãy viết các tổng sau thành tích
5 + 5 + 5 + 5 + 5 (=5.5)
a + a +a + a + a + a (=6.a)
ĐVĐ: Tổng nhiều số hạng bằng nhau ta có thể viết gọn bằng cách dùng phép nhân. Còn tích nhiều số hạng bằng nhau ta có thể viết như sau:
VD1: 2.2.2 = 23; a.a.a.a = a4. 
Ta gọi 23, a4 là một luỹ thừa
2. Hoạt động 1: Lũy thừa với số mũ tự nhiên
- Phương pháp: pp vấn đáp, phát hiện và giải quyết vấn đề, hợp tác
- Mục tiêu: biết định nghĩa luỹ thừa, phân biệt được cơ số và số mũ 
 HS biết viết gọn một tích nhiều thừa số bằng nhau bằng cách dùng luỹ thừa, biết tính giá trị của các luỹ thừa
 HS thấy được ích lợi của cách viết gọn bằng luỹ thừa.
- Thời gian: 20 phút
- Đồ dùng: Bảng phụ ?1
- Cách tiến hành:
- GV đưa ra ví dụ tương tự như VD1 em hãy viết gọn các tích sau
VD2: 7.7.7; b.b.b.b; a.a...a (n ạ 0)
 n thừa số
- GV hướng dẫn cách đọc.
73 đọc là 7 mũ 3 (7 luỹ thừa 3; luỹ thừa bậc 3 của 7)
- Tương tự em hãy đọc b4, an
Hãy chỉ rõ đâu là cơ số của an
- GV giới thiệu cơ số, số mũ
- Gv: Em hãy định nghĩa luỹ thừa bậc n của a
- GV yêu cầu viết dạng tổng quát
- GV : Phép nhân nhiều thừa số bằng nhau gọi là phép nâng lên luỹ thừa
- GV đưa ?1 lên bảng phụ gọi HS đọc kết quả điền vào ô trống.
- GV nhấn mạnh: 
Trong một luỹ thừa với số mũ tự nhiên (ạ 0) 
+ Cơ số cho biết giá trị mỗi thừa số bằng nhau.
+ Số mũ cho biết số lượng các thừa số bằng nhau.
- Lưu ý HS: Tránh nhầm lẫn: 23 ạ 2.3
- Yêu cầu HS làm bài tập 56 (a,c).
- 2hs lên làm bài
- Làm bài tập 57
Tính giá trị các luỹ thừa:
22 ; 23 ; 24 ; 32 ; 33 ; 34.
- Gọi từng HS đọc kết quả.
- GV nêu chú ý: a2 ; a3 ; a1.
- GV cho lớp chia thành hai nhóm làm bài 58 (a) ; 59 (b) .
- Nhóm 1: Lập bảng bình phương của các số từ 0 15.
- Nhóm 2: Lập bảng lập phương từ 
0 10. (dùng máy tính bỏ túi).
- GV đưa bảng bình phương và bảng lập phương đã chuẩn bị sẵn để HS kiểm tra lại.
1. Luỹ thừa với số mũ tự nhiên
Có: 7 . 7. 7 = 73.
 b . b. b . b = b4
a . a .... a = an (n ạ 0)
 n thừa số
73 đọc là 7 mũ 3 (7 luỹ thừa 3; luỹ thừa bậc 3 của 7)
b4 đọc là b mũ 4 (b luỹ thừa 4; luỹ thừa bậc 4 của b)
an đọc là a luỹ thừa n , a mũ n, luỹ thừa bậc n của a.
a: cơ số.
n: Số mũ.
* Định nghĩa: SGK.
 TQ: = an (n ạ 0)
 n thừa số
?1.
Luỹ thừa
Cơ số
Số mũ
Giá trị của luỹ thừa
72
23
34
52
7
2
3
5
2
3
4
2
49
8
81
25
Bài 56:
a) 5 . 5 . 5. 5 . 5 . 5 = 56.
c) 2 . 2 . 2 . 3 . 3 = 23 . 32
Bài 57
Chú ý : SGK.
- Bảng bình phương các số từ 0 15.
- Bảng lập phương các số từ 0 10.
* Kết luận: Luỹ thừa bậc n của a là tích của n thừa số bằng nhau, mỗi thừa số bằng a
an = a . a . . . a (n0)
n thừa số
3. Hoạt động 2: Nhân hai luỹ thừa cùng cơ số
- Phương pháp: pp vấn đáp, luyện tập thực hành
- Mục tiêu: HS biết được công thức nhân 2 luỹ thừa cùng cơ số.
 HS biết nhân hai luỹ thừa cùng cơ số.
- Thời gian: 10 phút
- Đồ dùng: 
- Cách tiến hành:
- GV viết tích hai luỹ thừa thành một luỹ thừa:
a) 23 . 22
b) a4 . a3
Gợi ý: áp dụng định nghĩa luỹ thừa để làm bài tập trên.
- 2 HS lên làm bài
- GV: Em có nhận xét gì về số mũ của kết quả với số mũ của các luỹ thừa?
- Vậy muốn nhân hai luỹ thừa cùng cơ số ta làm thế nào ?
- GV nhấn mạnh : Số mũ cộng chứ không nhân.
- Gọi HS nhắc lại chú ý.
- Nếu có: am . an thì kết quả như thế nào ? Ghi công thức tổng quát.
- Củng cố: Gọi hai HS lên bảng viết ?2
 tích của hai luỹ thừa sau thành một luỹ thừa:
 x5 . x4 ; a4 . a
*Lưu ý: a = a1
 Chưa có cùng cơ số thì phải đưa về cùng cơ số 
- Yêu cầu HS làm bài 56 (b,d).
- Cho HS làm tiếp bài 60 
2. Nhân hai luỹ thừa cùng cơ số
a) 23 . 22 = (2.2.2) . (2.2) = 25 = 23 + 2
b) a4. a3 = (a.a.a.a) . (a.a.a) = a7 = a4 + 3
*Chú ý:
 Muốn nhân hai luỹ thừa cùng cơ số:
 - Ta giữ nguyên cơ số.
 - Cộng các số mũ.
* Tổng quát: am. an = am + n (m ; n ẻ N)
?2 x5. x4 = x5 + 4 = x9.
 a4 . a = a4 + 1 = a5.
Bài 56
b) 6.6.6.3.2 = 6.6.6.6 = 64
d) 100.10.10.10 = 10.10.10.10.10 = 105
Bài 60
a, 33.34= 37 b, 52.57= 59
* Kết luận: 
+ Muốn nhân hai luỹ thừa cùng cơ số:
- Ta giữ nguyên cơ số.
- Cộng các số mũ.
+ Tổng quát: am. an = am + n (m ; n ẻ N)
4. Tổng kết và hướng dẫn học bài ở nhà (7 phút)
1) Nhắc lại định nghĩa luỹ thừa bậc n của a. Viết công thức tổng quát.
Tìm số tự nhiên a biết: a2 = 25 Tìm a: a2 = 25 = 52 ị a = 5.
 a3 = 27 a3 = 27 = 33 ị a = 3
2) Muốn nhân 2 luỹ thừa cùng cơ số ta làm thế nào? Viết công thức tổng quát
Tính: a3.a2. a5
VN:- Học thuộc định nghĩa luỹ thừa bậc n của a. Viết công thức tổng quát.
 - Làm bài tập: 57, 58 (b), 59 (b) , 60 ; 86, 88, 89 <SBT

Tài liệu đính kèm:

  • doct12.doc