Giáo án lớp 6 môn học Đại số - Tuần 9 - Tiết 25 - Bài 14: Số nguyên. Hợp số. Bảng số nguyên tố

Giáo án lớp 6 môn học Đại số - Tuần 9 - Tiết 25 - Bài 14: Số nguyên. Hợp số. Bảng số nguyên tố

Học sinh nắm được định nghĩa về nguyên tố – hợp tố

- Học sinh nhận biết được số nguyên tố – hợp tố

- Hiểu được cách lập bảng nguyên tố

II. Chuẩn Bị:

- Giáo viên: bảng số nguyên tố

- Học sinh: bảng nhóm, ôn lại kiến thức cũ.

III. Tiến Trình Dạy Học

 

doc 6 trang Người đăng levilevi Lượt xem 1081Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án lớp 6 môn học Đại số - Tuần 9 - Tiết 25 - Bài 14: Số nguyên. Hợp số. Bảng số nguyên tố", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần: 9	 Tiết: 25 	Ngày soạn: 04/09/2009
§ 14 SỐ NGUYÊN. HỢP SỐ. BẢNG SỐ NGUYÊN TỐ
I. Mục Tiêu:
- Học sinh nắm được định nghĩa về nguyên tố – hợp tố
- Học sinh nhận biết được số nguyên tố – hợp tố
- Hiểu được cách lập bảng nguyên tố 
II. Chuẩn Bị:
- Giáo viên: bảng số nguyên tố
- Học sinh: bảng nhóm, ôn lại kiến thức cũ.
III. Tiến Trình Dạy Học
1. Ổn định lớp: Kiểm tra sĩ số.
2. Kiểm tra bài cũ: 
	- a chia hết cho b thi a và b có quan hệ gì? Nêu cách tìm bội của một số tự nhiên? Tìm bội của 6 nhỏ hơn 30?
	- Nêu cách tìm ước của một số tự nhiên a (a>1)?
Số a
2
3
4
5
6
Các ước của a
3. Nội dung bài dạy:
Hoạt Động Giáo Viên
Hoạt Động Học Sinh
Nội Dung
- Các số 2,3,5 có nhiều nhất mấy ước?
- Giáo viên chốt lại
các số 2,3,5,7 có ước gọi là số nguyên tố.
- Vậy số nguyên tố là gì?
- Các số 4, 6 có mấy ước?
- 4 và 6 là hợp số. Hợp số là số như thế nào?
-Yêu cầu học sinh làm ?1.
- Theo định nghĩa thì số 0 và số 1 có phải là nguyên tố không? Hợp số không?
- GV treo bảng phụ có ghi sẵn các số tự nhiên từ 2 đến 100.
- Tại sao trong bảng này không có số 0 và 1.
- Dòng đầu tiên có những số nguyên tố nào?
- Ta tìm các số nguyên tố như sau:
+ Ta giữ lại 2, ta loại các bội của 2.
+ Ta giữ lại 3, loại các bội của 3.
+ Ta giữ lại 5, loại các bội của 5.
+ Ta giữ lại 7, loại các bội của 7.
- Số nguyên tố nhỏ nhất là số nào, là số chẵn hay lẻ?
- Còn số chẵn là số nguyên tố không? Vì sao?
- Các số nguyên tố lớn hơn 5, thì chữ số tận cùng là chữ số nào?
- Vì sao không có chữ số 5.
- Hs: có 2 ước.
- Hs lắng nghe.
- Hs: Số nguyên tố là số chỉ có hai ước.
- Hs: Nhiều hơn hai ước.
- Hs: Hợp số là số có nhiều hơn hai ước.
- Hs: Vì 1 và 0 không là số nguyên tố, không là hợp số.
- Hs: 2, 3, 5, 7.
- Hs: Lắng nghe và quan sát.
- Hs: Là số 2, là số chẵn
- Hs: Không còn. Vì số chẵn chia hết cho 2.
- Hs; Là 1,3,7,9.
- Hs: Vì các số có chữ số tận cùng là 5 thì chia hết cho 5.
1. Số nguyên tố – hợp tố
- Số nguyên tố là số tự nhiên lớn hơn 1, chỉ có hai ước là 1 và chính nó.
- Hợp số là số tự nhiên lớn hơn 1, có nhiều hơn hai ước.
Chú ý: 
- Số 0 và 1 không là số nguyên tố và cũng không là hợp số.
2. Lập bảng các số nguyên tố không vượt quá 100.
4. Củng cố:
	- Bài tập 115, 116, 118.
5. Hướng dẫn về nhà:
	- Về học thuộc định nghĩa.
	- Làm các bài tập còn lại
IV. Rút Kinh Nghiệm Và Bổ Sung:
Tuần: 9	 Tiết: 26 	Ngày soạn: 04/09/2009
§ 15 PHÂN TÍCH MỘT SỐ RA THỪA SỐ NGUYÊN TỐ
I. Mục Tiêu:
- Hiểu thế nào là phân tích một số ra thừa số nguyên tố.	- Biết phân tích một số ra thừa số nguyên tố trong các trường hợp đơn giản, biết dùng luỹ thừa để viết gọn dạng phân tích.
- Sử dụng được các dấu hiệu chia hết dã học để phân tích một số ra thừa số nguyên tố.
- Cẩn thận, chính xác khi phân tích.
II. Chuẩn Bị:
	- Thước thẳng, bài tập luyện tập
	- Ôn lại kiến thức cũ.
III. Tiến Trình Dạy Học
1. Ổn định lớp: Kiểm tra sĩ số.
2. Kiểm tra bài cũ: 
	- Số nguyên tố là gì? Hợp số là gì? Bài 118 c,d.
3. Nội dung bài dạy:
Hoạt Động Giáo Viên
Hoạt Động Học Sinh
Nội Dung
? Số 300 có thể viết dưới dạng một tích hai thừa số lớn hơn 1 không
? Với mỗi thừa số trên có viết được dưới dạng một tích hai thừa số lớn hơn 1 được không 
- Cứ làm như vậy cho đến khi mỗi thừa số không thể viết được dưới dạng một tích 2 thừa số lớn hơn 1 thì dừng lại
? Theo phép phân tích ở hình 1 số 300 bằng tích của các số nào 
- GV: Các số 2; 3; 5 là các số nguyên tố => Số 300 được phân tích ra thừa số nguyên tố
? Vậy phân tích một số ra thừa số nguyên tố là gì 
? Tại sao không phân tích được tiếp các số 2; 3; 5 
? Tại sao các số 6; 50; 100; 150; 25; 10 lại phân tích tiếp được 
- Yêu cầu HS đọc chú ý
- GV hướng dẫn HS phân tích 
Lưu ý:
+ Xét tính chia hết cho các số nguyên tố từ nhỏ đến lớn
+ Vận dụng các dấu hiệu chia hết cho 2; 3; 5
+ Các số nguyên tố viết bên phải cột các thương viết bên trái cột 
- Yêu cầu HS viết gọn bằng luỹ thừa 
? Nhận xét kết quả của hai cách phân tích 
- Yêu cầu HS đọc nhận xét 
- Yêu cầu HS thực hiện ?1
- Gọi 1 HS lên bảng thực hiện.
Có thể viết số 300 dưới dạng tích của hai thừa số lớn hơn 1
300 = 6 . 50 300 = 3 .100 300 = 2 .150
+/ 6 = 3 . 2; 50 = 2 . 25
+/ 100 = 10 . 10
+/ 150 = 2 . 75
- HS viết các thừa số thành tích của hai thừa số 
- HS viết số 300 dưới dạng tích 
- HS lắng nghe.
Phân tích một số lớn hơn một ra thừa số nguyên tố là viết số đó dưới dạng tích các thừa số nguyên tố
Số nguyên tố phân tích ra thành chính số đó
Các số đó là hợp số 
- HS đọc chú ý 
- HS theo dõi và làm theo hướng dẫn
300 = 22.3.52
Trong hai cách phân tích ta đều được kết quả giống nhau
- HS đọc nhận xét 
- HS HĐ cá nhân làm ?1
- 1 HS lên bảng thực hiện 
1. Phân tích một số ra thừa số nguyên tố.
Ví dụ: Viết số 300 dưới dạng tích của nhiều thừa số lớn hơn 1.
 (H1) (H2) (H3)
* Định nghĩa (SGK- 49)
Chú ý (SGK - 49)
2. Cách phân tích ra thừa số nguyên tố 
300
150
75
25
5
1
2
2
3
5
5
Do đó: 300 = 2.2.3.5.5
Viết gọn bằng luỹ thừa ta được: 300 = 22.3.52
Nhận xét (SGK - 50)
?1 
420
210
105
35
7
1
2
2
5
5
7
4. Củng cố:
	- Bài tập: 125
5. Hướng dẫn về nhà:
	- Học thuộc định nghĩa.
	- Làm các bài tập còm lại.
	- Chuẩn bị tiết sau luyện tập
IV. Rút Kinh Nghiệm Và Bổ Sung:
Tuần: 9	 Tiết: 27 	Ngày soạn: 04/09/2009
LUYỆN TẬP
I. Mục Tiêu:
	- Củng cố các kiến thức về phân tích một số ra thừa số nguyên tố.
	- Dựa vào việc phân tích một số ra thừa số nguyên tố, tìm được tập hợp các ước của số cho trước.
	- Phân tích một số ra thừa số nguyên tố.
	- Rèn tư duy linh hoạt.
II. Chuẩn Bị:
	- GV: Bảng phụ bài 130
	- HS: Ôn bài cũ + BTVN
III. Tiến Trình Dạy Học
1. Ổn định lớp: Kiểm tra sĩ số.
2. Kiểm tra bài cũ: 
- Thế nào là phân tích một số ra thừa số nguyên tố, làm bài tập 127/50
3. Nội dung bài dạy:
Hoạt Động Giáo Viên
Hoạt Động Học Sinh
Nội Dung
- Yêu cầu HS làm bài 159 (SBT)
- Gọi 3 HS lên bảng làm 
- Yêu cầu HS làm bài 129
? Các số a, b, c được viết dưới dạng nào 
- Yêu cầu HS viết tất cả các ước của a, b, c
- Yêu cầu HS làm bài 131
? Mỗi thừa số của tích quan hệ như thế nào với 42
? Muốn tìm ước của 42 ta làm thế nào 
- Yêu cầu HS làm phần b tương tự 
- Yêu cầu HS đọc bài 132
? Số túi có quan hệ như thế nào với tổng số các viên bi
- GV giới thiệu cho HS về số hoàn chỉnh 
- Yêu cầu HS phân tích số 12; 28 ra thừa số nguyên tố
- HS HĐ cá nhân làm bài 159
- 3 HS lên bảng làm 
Tích của các thừa số nguyên tố 
- HS viết các ước của a, b, c
- HS nêu các tìm ước của một số 
Mỗi số là ước của 42
Phân tích số 42 ra thừa số nguyên tố 
- HS làm phần b
- Số túi là ước của 28
- HS phân tích ra thừa số nguyên tố
Bài 159 (SBT)
a) 120 = 23.3.5
b) 900 = 22.32.52
c) 100 000 = 105 = 25.55
Bài 129/50
a) 1; 5; 13; 65
b) 1; 2; 4; 8; 16; 32
c) 1; 3; 7; 9; 21; 63
* Cách tìm ước của một số 
Bài 131/50
a) Tích của hai số tự nhiên bằng 42
1 và 42; 2 và 21; 3 và 14; 6 và 7
b) a, b là ước của 30 (a < b)
1 và 30; 2 và 15; 3 và 10
Bài 132/50
Số túi là ước cảu 28
Vậy Tâm só thể xếp viên bi vào: 1; 2; 4; 7; 14; 28 túi 
Bài 127
+) Ư(12) = 
Mà 1 + 2 + 6 + 3 + 4 12 
Vậy số 12 không là số hoàn chỉnh 
+) Ư(28) = 
Mà 1 + 2 + 4 + 7 + 14 = 28
Vậy số 28 là số hoàn chỉnh
4. Củng cố:
5. Hướng dẫn về nhà:
	- Xem lại các bài tập đã làm
	- Chuẩn bị bài tiếp theo.
IV. Rút Kinh Nghiệm Và Bổ Sung:

Tài liệu đính kèm:

  • docTUAN 9.doc