Giáo án lớp 6 môn học Đại số - Tiết 9 - Bài 6: Phép trừ và phép chia

Giáo án lớp 6 môn học Đại số - Tiết 9 - Bài 6: Phép trừ và phép chia

HS hiểu được khi nào kết quả của một phép trừ là một số tự nhiên, kết quả của một phép chia là một số tự nhiên.

–Nắm được quan hệ giữa các số trong phép trừ, phép chia hết và phép chia có dư.

–Biết vận dụng tìm số chưa biết trong phép trừ, phép chia. Rèn luyện tính chính xác trong phát biểu và giải toán.

II - CHUẨN BỊ CỦA GV VÀ HS:

. GV:Giáo án, SGK, thước thẳng, phấn màu để tìm hiệu 2 số trên tia số. Phiếu học tập ?3

. HS: Đọc trước bài mới. SGK, thước thẳng.

III - TIẾN TRÌNH LÊN LỚP:

 

doc 2 trang Người đăng levilevi Lượt xem 1014Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án lớp 6 môn học Đại số - Tiết 9 - Bài 6: Phép trừ và phép chia", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn:
Tiết:9	§6. PHÉP TRỪ VÀ PHÉP CHIA.
I - MỤC TIÊU:
–HS hiểu được khi nào kết quả của một phép trừ là một số tự nhiên, kết quả của một phép chia là một số tự nhiên.
–Nắm được quan hệ giữa các số trong phép trừ, phép chia hết và phép chia có dư.
–Biết vận dụng tìm số chưa biết trong phép trừ, phép chia. Rèn luyện tính chính xác trong phát biểu và giải toán.
II - CHUẨN BỊ CỦA GV VÀ HS:
. GV:Giáo án, SGK, thước thẳng, phấn màu để tìm hiệu 2 số trên tia số. Phiếu học tập ?3 
. HS: Đọc trước bài mới. SGK, thước thẳng.
III - TIẾN TRÌNH LÊN LỚP:
. Ổn định lớp:
. Kiểm tra:
TL
HĐ của GV
HĐ của HS
Kiến Thức
10’
2’
13’
10’
3’
7’
*HĐ1:Phép trừ hai số tự nhiên:
GV: Xét xem có số tự nhiên x nào mà 
a) 2+x = 5 ; b) 6+x = 5 không ?
GV: Nhận xét:
–Ở câu a ta có phép trừ 5–2 = x.
GV: Cho HS đọc phần in đậm SGK.
GV:Giới thiệu cách tìm hiệu nhờ tia số (SGK).
GV: Theo cách trên hãy tìm hiệu: 7 – 3 ; 5 – 6 ?
GV: Cho HS làm ?1 (SGK):
*HĐ2:Phép chia hết và phép chia có dư:
GV: Xét xem có số tự nhiên x nào mà:
a) 3.x = 12 ; b)5.x = 12 không?
–Ở câu a ta có phép chia 12:3 = 4
GV: Khái quát và ghi bảng.(có thể cho HS đọc SGK)
GV: Cho HS làm ?2 (SGK):
GV: Giới thiệu hai phép chia như SGK.
H: Hai phép chia này có gì khác nhau?
GV: Giới thiệu phép chia hết, phép chia có dư (nêu các thành phần của phép chia).
GV: Chốt lại và ghi bảng.
H: Số bị chia, số chia, thương, số dư có quan hệ như thế nào ?
H: Số chia có điều kiện gì?
H: Số dư có điều kiện gì?
GV: Cho HS làm ?3 (SGK):
(GV phát phiếu học tập cho HS)
(có thể cho HS hđ nhóm làm vào bảng phụ )
GV: Giới thiệu phần đóng khung trong SGK.(học theo SGK)
*HĐ3:Củng cố: 
*Bài:44(a,d) (SGK): 
GV: Gọi 2 HS lên bảng chữa
GV: Kiểm tra bài của các bạn còn lại.
*Củng cố: 
H: Nêu cách tìm số bị chia?
H: Nêu cách tìm số bị trừ?
H: Nêu đk để thực hiện được phép trừ trong N?
H: Nêu đk để a chia hết cho b?
H: Nêu đk của số chia, số dư của phép chia trong N?
HS: a) Tìm được x = 3
 b) Không tìm được gt x
HS: Một em đọc SGK
HS: Dùng bút chì làm theo GV.
HS: Suy nghĩ và TLm
HS: a) Tìm được x = 4
 b) Không tìm được gt x
HS: Một em đọc SGK 
–Cả lớp ghi vở.
HS: TLm
TL: Phép chia thứ nhất có số dư bằng 0. Phép chia thứ hai có số dư khác 0
HS: Đọc phần tổng quát 
tr22 SGK.
TL: Số bị chia = số chia. thương + số dư.
TL: Số chia khác 0
TL: Số dư nhỏ hơn số chia.
HS: Hđ nhóm làm vào phiếu và báo cáo kết quả.
HS: Một em đọc SGK.
– Cả lớp theo dõi 
HS:2 em lên bảng trình bày.
-Cả lớp làm vào vở, theo dõi và nhận xét bài làm của bạn. 
HS: Trả lời theo SGK
1/ Phép trừ hai số tự nhiên:(SGK):
 ?1 (SGK): 
ĐS: a) 0 ; b) a ; c) a b
2/ Phép chia hết và phép chia có dư:(SGK):
 ?2 (SGK): 
ĐS: a) 0 ; b) 1 ; c) a
 ?3 (SGK): 
Cột1: Thương 35, dư 5
Cột2: Thương 41, dư 0
Cột3:không xảy ra, vì số chia bằng 0
Cột4: không xảy ra, vì số dư lớn hơn số chia. 
*Bài:44(a,d) (SGK):
a) x :13 = 41
 x = 41.13 = 533
d) 7x – 8 = 713
 7x = 713 + 8
 7x = 721
 x= 721 : 7
 x = 103
IV/ BÀI TẬP VỀ NHÀ:
–Học bài theo SGK và vở ghi.
– Làm các BT:41 45 (SGK) 
 V/ RÚT KINH NGHIỆM:
 –Phần ghi nhớ có thể cho HS phát biểu tại lớp, về nhà học theo SGK. ?3 GV ghi trên bảng phu, HS làm và hiểu là được, không cần ghi	

Tài liệu đính kèm:

  • docT9.doc