Giáo án lớp 6 môn Giáo dục công dân - Tuần 8 - Tiết 8: Bài 7: Yêu thiên niên, sống hoà hợp với thiên nhiên (Tiếp)

Giáo án lớp 6 môn Giáo dục công dân - Tuần 8 - Tiết 8: Bài 7: Yêu thiên niên, sống hoà hợp với thiên nhiên  (Tiếp)

1. Kiến thức:

- Nêu được thế nào là yêu và sống hoà hợp với thiên nhiên.

- Hiểu được vì sao phải yêu và sống hoà hợp với thiên nhiên

- Nêu được một số biện pháp cần làm để bảo vệ thiên nhiên.

2. Kỹ năng:

- Biết nhận xét, đánh giá hành vi của người khác đối với thiên nhiên.

- Biết cách sống hoà hợp với thiên nhiên, thể hiện tình yêu đối với thiên nhiên.

- Biết bảo vệ thiên nhiên và tham gia các hoạt động tuyên truyền, vận động mọi người bảo vệ thiên nhiên.

 

doc 65 trang Người đăng levilevi Lượt xem 947Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án lớp 6 môn Giáo dục công dân - Tuần 8 - Tiết 8: Bài 7: Yêu thiên niên, sống hoà hợp với thiên nhiên (Tiếp)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 11/10/2010
Ngày dạy :
Tuần 8
Tiết 8: 	 Bài 7 
Yêu thiên nhiên, sống hoà hợp với thiên nhiên.
I. Mục tiêu bài học: Giúp học sinh:
1. Kiến thức:
- Nêu được thế nào là yêu và sống hoà hợp với thiên nhiên.
- Hiểu được vì sao phải yêu và sống hoà hợp với thiên nhiên
- Nêu được một số biện pháp cần làm để bảo vệ thiên nhiên.
2. Kỹ năng:
- Biết nhận xét, đánh giá hành vi của người khác đối với thiên nhiên.
- Biết cách sống hoà hợp với thiên nhiên, thể hiện tình yêu đối với thiên nhiên.
- Biết bảo vệ thiên nhiên và tham gia các hoạt động tuyên truyền, vận động mọi người bảo vệ thiên nhiên.
3. Về thái độ:
- Yêu thiên nhiên, tích cực bảo vệ thiên nhiên
- Biết phản đối những hành vi phá hoại thiên nhiên
II. Phương pháp:
- Diễn giải, đàm thoại, thảo luận nhóm.
- Nêu vấn đề, đề án.
III. Tài liệu – Phương tiện:
- Tranh ảnh về đề tài thiên nhiên.
- Những thông tin mới nhất về chủ trương của Đảng, pháp luật, của Nhà nước và những số liệu mới nhất về vấn đề môi trường.
IV. Các hoạt đông dạy học:
1. Ổn định lớp:
2. Kiểm tra bài cũ:
- Biết ơn là gì?
- Em phải biết ơn những ai và đã có những việc làm cụ thể gì để thể hiện điều đó?
- Các câu ca dao, tục ngữ nói về lòng biết ơn?
3. Bài mới:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Ghi bảng
Hoạt động 1: Giới thiệu bài
- Giáo viên: Môi trường sống của con người gồm 2 loại: Môi trường xã hội là tất cả các quan hệ của con người với con người, trong hoạt động văn hoá, sản xuất, vui chơi, hoạt động chính trị, xã hội; còn môi trường tự nhiên là do thiên nhiên tạo ra cho con người như rừng, đất, nước, không khí Con người sống và tồn tại không thể tách rời khỏi môi trường thiên nhiên. Vì vậy chúng ta phải yêu thiên nhiên, sống hoà hợp với thiên nhiên.
Hoạt động 2: Khai thác cảnh đẹp của thiên nhiên qua bài: “Một ngày chủ nhật bổ ích”.
- Giáo viên: Gọi học sinh đọc truyện đọc.
- Giáo viên: Truyện đọc trên miêu tả vẻ đẹp của thiên nhiên. Em có suy nghĩ và cảm xúc gì trước vẻ đẹp thiên nhiên?
- Giáo viên: giáo viên cho học sinh xem tranh ảnh về các danh lam thắng cảnh thiên nhiên đẹp của đất nước.
Hoạt động 3: Hướng dẫn học sinh tìm hiểu nội dung bài học và liên hệ thực tế
- Giáo viên: Thiên nhiên bao gồm những gì?
=> Giáo viên: Thiên nhiên không chỉ bảo tồn sự sống con người, có vai trò to lớn đối với sự phát triển kinh tế công, nông, lâm ngư nghiệp, du lịch mà còn góp phần làm cho đời sống tinh thần của con người thêm phong phú, giúp con người có những phút giây thư giãn, thoải mái, đời sống dễ chịu.
- Thiên nhiên có ý nghĩa như thế nào đối với cuộc sống con người?
Giáo viên nhấn mạnh: Thiên nhiên là tái sản chung của dân tộc và nhân loại, có ý nghĩa vô cùng quan trọng đối với con người trong việc phát triển kinh tế và xã hội.
- Giáo viên: Nếu thiên nhiên bị tàn phá thì điều gì sẽ xảy ra? Vì vậy chúng ta phải làm gì?
- Giáo viên: Giáo viên cho học sinh thảo luận nhóm.
- Giáo viên: Bản thân mỗi người phải làm gì?
- Gia đình, tập thể lớp nên làm gì?
- Khi thấy những hiện tượng làm ô nhiễm môi trường, phá hoại môi trường, cảnh đẹp của thiên nhiên chúng ta nên làm gì?
=> Giáo viên: Thiên nhiên là tài sản chung vô giá của dân tộc và nhân loại; không những mỗi người phải có ý thức bảo vệ mà còn phải biết nhắc nhở bạn bè, mọi người giữ gìn cảnh đẹp thiên nhiên, bảo vệ môi trường, biết tiết kiệm các nguồn tài nguyên thiên nhiên.
- Giáo viên: Em biết và em đã chứng kiến những việc làm không biết bảo vệ môi trường tự nhiên nào? Thái độ của em?
- Giáo viên: Nhà nước ta đã ban hành Luật bảo vệ môi trường, có những kế hoạch cụ thể để giữ gìn và bảo vệ môi trường tự nhiên, cải tạo môi trường sống; có biện pháp trừng trị thích đáng những kẻ phá hoại thiên nhiên và đã ký kết những văn bản bảo vệ thiên nhiên với nhiều nước trên thế giới => Bảo vệ tự nhiên, giũ gìn môi trường sống là vấn đề cấp bách của toàn cầu nhằm đảm bảo cho cuộc sống của nhân loại. Việc bảo tồn những cảnh đẹp thiên nhiên cũng là chính sách của mỗi quốc gia vì cảnh đẹp thiên nhiên làm giàu thêm đời sống tinh thần của mỗi người, là niềm tự hào của dân tộc.
=> Giáo viên tổng kết lại, gọi học sinh đọc phần ghi nhớ.
Hoạt động 4: Hướng dẫn học sinh luyện tập.
- Bài tập a:
4. Dặn dò: 
- Giáo viên củng cố lại bài.
Học sinh nghe.
- Học sinh đọc.
- Học sinh nêu cảm xúc, suy nghĩ về vẻ đẹp thiên nhiên.
- Thiên nhiên bao gồm nước, không khí, cây xanh, rừng, biển, khoáng sản.
- Là môi trường sống: cung cấp không khí, lương thực, nước uống
- Là môi trường phát triển kinh tế, xã hội
=> Thiên nhiên rẩt cần cho cuộc sống con người
- Nếu thiên nhiên bị tàn phá thì sẽ không gây dựng được như cũ, cuộc sống của con người bị đe doạ bởi những thiên tai sẽ liên tục xảy ra (lũ lụt, hạn hán) vẻ đẹp sẽ mất đi Vì vậy cần phải biết giữ gìn, bảo vệ thiên nhiên.
* Ý kiến đúng:
- Giữ gìn bảo vệ thiên nhiên, sống gần gũi, hoà hợp với thiên nhiên, chống lại những hành vi phá hoại thiên nhiên và môi trường sống
- Học sinh nghe.
- Ví dụ: chặt cây, bẻ cành bừa bãi; xả rác nơi công cộng; chặt phá rừng, đốt rừng; thải khí độc ra bầu không khí, nguồn nước tải ra sông hồ; phá hoại cảnh đẹp thiên nhiên; khai thác tài nguyên, khoáng sản bừa bãi; sử dụng tài nguyên khoáng sản không tiết kiệm, không hợp lý; săn bắt động vật hoang dã trái phép; đánh bắt khai thác tài nguyên thuỷ sản không đúng quy định => nêu thái độ.
- Học sinh nghe.
- Học sinh đọc.
- Bài tập a: Đáp án đúng: 1, 2, 3, 4.
I. Truyện đọc:
II. Nội dung bài học:
1. Thiên nhiên là gì?
2. Ý nghĩa của thiên nhiên.
3.Con người cần làm.
* Ghi nhớ: SGK.
III. Luyên tập:
Bài tập a:
- Học bài.
- Sưu tầm ảnh, tranh vẽ về cảnh đẹp thiên nhiên ở nước ta.
- Tiết 9: Kiểm tra 1 tiết.
Bổ sung kiến thức:
V. Rút kinh nghiệm:
Tiết 9: 	 Kiểm tra 1 tiết
Nội dung ôn tập: Từ tuần 1 đến tuần 8
Nội dung kiểm tra: Từ tuần 1 đến tuần 8
Ngày soạn: 17/10/2010
Ngày dạy:
Tuần 10
Tiết 10: 	 Bài 8 (1 tiết)
Sống chan hoà với mọi người
I. Mục tiêu bài học: Giúp học sinh:
1. Kiến thức:
- Nêu được các biểu hiện cụ thể của sống chan hoà với mọi người
- Nêu được ý nghĩa của sống chan hoà với mọi người.
2. Kỹ năng:
 Biết sống chan hoà với bạn bè và mọi người.
3. Thái độ:
 Yêu thích lối sống vui vẻ, cởi mở, chan hoà với mọi người.
II. Phương pháp:
- Kể chuyện nêu gương, đàm thoại, diễn giảng.
III. Tài liệu – Phương tiện:
- Tranh ảnh về cuộc sống chan hoà với mọi người của Bác Hồ.
- Tranh ảnh ghi lại những hoạt động của Đội, của Đoàn, của trường lớp
IV. Các hoạt động dạy học:
1. Ổn định lớp:
2. Kiểm tra bài cũ: (Có thể không kiểm tra)
- Thiên nhiên có vai trò như thế nào đối với đời sống con người? Em đã có những hành động cụ thể nào để giữ gìn và bảo vệ thiên nhiên, thể hiện tình yêu thiên nhiên?
3. Bài mới:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Ghi bảng
Hoạt động 1: Giới thiệu bài
- Giáo viên: Muốn xây dựng tập thể tốt, đoàn kết thì mỗi thành viên trong tập thể phải biết sống chan hoà, vui vẻ, có mong muốn giúp đỡ lẫn nhau Tiết này chúng ta sẽ tìm hiểu bài học “sống chan hoà với mọi người” để mọi người thực sự trở thành một thành viên tốt của tập thể, có ý thức xây dựng tập thể vững mạnh, đoàn kết.
Hoạt động 2: Tìm hiểu truyện đọc.
- Giáo viên : Gọi học sinh đọc truyện đọc.
- Giáo viên: Trong truyện trên, những cử chỉ, lời nói nào của Bác Hồ chứng tỏ Bác sống chan hoà, quan tâm tới mọi người?
- Giáo viên: Cho học sinh xem thêm tranh ảnh về cuộc sống chan hoà, gần gũi với mọi người của Bác.
=> Giáo viên: Là một vị Chủ tịch nước thế nhưng Bác Hồ có một cuộc sống thật giản dị, Người thân mật, gần gũi, quan tâm đến tất cả mọi người chung quanh. Bác là tấm gương sáng để chúng ta học tập, noi theo.
Hoạt động 3: Hướng dẫn học tập tìm hiểu nội dung bài học và liên hệ thực tế.
- Giáo viên: Vậy em hiểu thế nào là sống chan hoà với mọi người?
- Giáo viên: Sống chan hoà với mọi người là sống như thế nào?
 + Trái với lối sống chan hoà?
=> Giáo viên: Ngoài những điều đó chúng ta còn phải biết đấu tranh với những thiếu sót của nhau nhưng phải tế nhị để bạn bè dễ tiếp thu, tránh tình trạng “bé xé ra to”.
- Giáo viên: Sống chan hoà với mọi người có lợi gì?
- Giáo viên: Vì sao học sinh cần phải sống chan hoà với mọi người?
- Giáo viên: Em hãy tìm những biểu hiện sống chan hoà và chưa biết sống chan hoà?
=> Giáo viên: Sống chan hoà là phẩm chất đạo đức cần rèn luyện ở mỗi con người vì mỗi người không bao giờ tồn tại riêng lẽ mà luôn là thành viên của xã hội, trưởng thành và hoàn thiện bản thân trong tập thể, sống vì tập thể, chân thành, cởi mở chính là góp phần xây dựng tập thể tốt đẹp, đoàn kết. 
- Giáo viên: gọi học sinh đọc phần ghi nhớ.
Hoạt động 4: Hướng dẫn học sinh luyện tập.
- Bài tập a:
- Bài tập d: Kể những tấm gương sống chan hoà với mọi người.
4. Dặn dò: 
- Giáo viên củng cố lại bài.
* Chú ý: Nếu còn thời gian có thể cho học sinh làm bài tập c tại lớp theo nhóm để các em thảo luận, tìm ra những biện pháp rèn luyện để sống chan hoà, biết chăm lo giúp đỡ mọi người xung quanh, tránh lối sống ích kỉ.
 - Học sinh nghe.
- Học sinh đọc.
- Học sinh tìm các chi tiết trong truyện:
+
- Học sinh nghe.
- Sống chan hoà là sống vui vẻ, hoà hợp với mọi người và sẵn sàng cùng tham gia vào các hoạt động chung có ích.
- chân thành, biết nhường nhịn nhau, sống trung thực, thẳng thắn, nghĩ tốt về nhau, biết yêu thương, giúp đỡ nhau một cách ân cần, chu đáo; tránh lợi dụng lòng tốt của nhau, không đố kị, ghen ghét, không giấu dốt, không nói xấu nhau, tránh ích kỉ
- Góp phần tăng cường hiểu biết lẫn nhau; có thể tiếp thu kinh nghiệm, ý kiến của mọi người; bản thân có thể tự đánh giá, tự điều chỉnh nhận thức, thái độ, hành vi của cá nhân cho phù hợp với yêu cầu của cộng đồng xã hội.
- được mọi người quí mến, góp phần xây dựng mối quan hệ xã hội tốt đẹp.
- Học sinh trả lời
- Biểu hiện sống chan hoà:
- Chưa biết sống chan hoà:
- Học sinh nghe.
- Học sinh đọc.
- Hành vi thể hiện sống chan hoà: 1, 2, 3, 4, 7
- Học sinh kể.
I. Truyện đọc:
II. Nội dung bài học:
1. Khái niệm.
2. Ý nghĩa:
- Ghi nhớ: SGK
III. Luyện tập:
- Bài tập a:
- Bài tập d:
- Học bài.
- Làm bài tập c.
Bổ sung kiến thức:
V. Rút kinh nghiệm:
Ngày soạn: 28/10/2010
Ngày dạy
Tuần 11
Tiết 11 	 Bài 9 (1 tiết)
Lịch sự - Tế nhị
I. Mục tiêu bài học: Giúp học sinh:
1. Kiến thức:
- Nêu được thế nào là lịch sự, tế nhị
- Nêu được ý nghĩa của lịch sự, tế nhị trong gia đình, với mọi người xung quanh.
2. Kỹ năng:
- Biết phân biệt hành vi lịch sự, tế nhị với hành vi chưa lịch sự, tế nhị.
- Biết giao tiếp lịch  ... ưa ra câu trả lời:
+ Tổ 1: tình huống a.
+ Tổ 2: tình huống b.
+ Tổ 3: tình huống c.
+ Tổ 4: tình huống d.
I/ Đặt vấn đề:
- Tình huống: SGK/ 57
II/ Nội dung bài học:
1. Khái niệm:
(ý a, b/ SGK 58)
III/ Luyện tập:
- Bài tập 1/ SGK 57
 4/ Củng cố:
- Thế nào là quyền Quyền được đảm bảo an toàn và bí mật thư tín, điện thoại, điện tín của công dân ?
- Trả lời nhanh các tình huống sau bằng cách đánh dấu Đ hay S vào ô tương ứng: (bảng phụ)
+ Minh đọc trộm thư của Hà 1
+ Mai nghe điện thoại của Đông 1
+ Nhặt được thư của bạn trong lớp đem trả lại 1
+ Phê bình An bóc thư người khác 1
5/ Dặn dò:
- Học bài.
- Chuẩn bị bài Thực hành ngoại khóa các vấn đề địa phương (Tện nạn xã hội)
Ngày soạn: 17/4/2011
Tiết 34
ÔN TẬP HỌC KÌ II
A. Mục tiêu bài học: Giúp học sinh:
1. Kiến thức: Học sinh nắm và nhớ lại toàn bộ kiến thức đã học từ trước đến nay – vận dụng vào làm bài và ứng dụng tốt vào cuộc sống.
2. Kỹ năng: Vận dụng một cách thuần thục và linh hoạt các kiến thức đã học để làm bài kiểm tra và vào cuộc sống, vận động mọi người làm theo các chuẩn mực đã học. Biết tố cáo, phê phán và lên án các hành vi phù hợp với các chuẩn mực đạo đức và các qui định của pháp luật.
3. Thái độ: Có thái độ và hành động tích cực, có hiểu biết về những quyền liên quan đến bản thân
B. Tài liệu – Phương tiện:
- SGK, SGV, giáo án và một số tư liệu có liên quan.
- Giáo viên sử dụng tổng hợp các phương pháp giúp học sinh lĩnh hội kiến thức: đàm thoại, giảng giải, phân tích, thuyết trình.
C. Các hoạt động dạy học:
1/ Ổn định lớp:
2/ Kiểm tra bài cũ: 
- Quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở của công dân là gì?
- Em sẽ làm gì trong các trường hợp sau:
+ Đến nhà bạn mượn truyện, nhưng không có bạn ở nhà.
+ Quần áo của nhà em phơi trên dây, gió làm bay sang nhà hàng xóm. Em muốn sang lấy về nhưng bên đó không có ai ở nhà.
* HS trả lời, GV nhận xét, ghi điểm.
3/ Bài mới: Ôn tập lại các nội dung đã học.
ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP HỌC KÌ II
Môn: GDCD 6
I. Trắc nghiệm:
Câu 1: Công ước Liên Hợp Quốc về quyền trẻ em có mấy nhóm?
A. 4 nhóm B. 3 nhóm
C. 2 nhóm D. 1 nhóm
Câu 2: Việt Nam là nước thứ mấy trên thế giới phê chuẩn công ước Liên Hợp Quốc về quyền trẻ em?
Nước thứ 3 B. Nước thứ 2 
Nước thứ 4 D. Nước thứ 1
Câu 3: Công dân nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là người:
Gốc Việt Nam B. Người nước ngoài
C. Người có quốc tịch Việt Nam D. Ý A, C là đúng 
Câu 4: Có bao nhiêu loại biển báo thông dụng trong hệ thống báo hiệu giao thông?
1 B. 2
4 D. 3
Câu 5: Câu danh ngôn “ Học, học nữa, học mãi ” là của ai?
Bác Hồ B. Lê-nin
Võ Nguyên giáp D. Kác-mác
Câu 6: Trẻ em trong độ tuổi từ 6 đến 14 thì có nghĩa vụ phải hoàn thành bậc học nào?
Trung học cơ sở B. Trung học phổ thông
Tiểu học D. Mầm non
Câu 7: Trong các ý kiến sau đây, ý kiến nào thể hiện đúng quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng, thân thể, sức khỏe, danh dự và nhân phẩm:
Mọi việc bắt giữ người đều là phạm tội
Chỉ giữ tính mạng, thân thể, sức khỏe, nhân phẩm và danh dự của mình còn người khác không quan tâm
Khi bị người khác xâm hại đến thân thể thì tốt nhất là im lặng không để mọi người biết
Việc bắt giũ người phải theo đúng quy định của pháp luật
Câu 8: Công dân có quyền bất khả xâm phạm đến chỗ ở có nghĩa là:
Công dân có quyền được các cơ quan nhà nước và mọi người tôn trọng chỗ ở
Không ai được tự ý vào chỗ ở người khác nếu không được người đó đồng ý
Công dân được vào khi pháp luật đã cho phép
Tất cả các ý trên
Câu 9: Quyền được bảo đảm an toàn và bí mật thư tín, điện thoại, điện tín của công dân là:
Không ai được chiếm đoạt hoặc mở thư tín C. Không ai được tự ý mở điện tín của người khác
Không ai được nghe trộm điện thoại D. Tất cả các ý trên
Câu 10: Quốc tịch là:
Căn cứ để xác định công dân của một nước
Thể hiện mối quan hệ giữa nhà nước và công dân nước đó
Tên của một loại thẻ bảo hiểm
Ý A, B là đúng
Câu 11: Tại các nơi có đèn tín hiệu giao thông, người tham gia giao thông được phép đi khi có:
Tín hiệu đèn đỏ B. Tín hiệu đèn xanh
C.Tín hiệu đèn vàng, xanh D. Ý B, C là đúng
Câu 12: Câu nói “ Trẻ em như búp trên cành” là của ai?
Tổ chức UNESCO C. Lê-nin
Hồ Chí Minh D. Trần Hưng Đạo
II. TỰ LUẬN
Câu 1: Em hãy nêu các quy đinh của pháp luật về quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng, thân thể, sức khỏe, danh dự và nhân phẩm?
Gợi ý:
(Học theo mục a bài 16, đoạn: pháp luật nước ta quy định, gồm 3 ý)
Câu 2: Minh và thành ở cạnh nhà nhau. Vì nghi ngờ Minh nói xấu mình, Thành đã chửi Minh và rủ anh trai đánh Minh.
 Theo em Thành đã vi phạm gì? Trong trường hợp này Minh nên làm gì là tốt nhất?
Gợi ý
Thành đã vi phạm là:
Thành chưa biết được chính xác có phải Minh nói xấu mình hay không mà đã chửi Minh là xúc phạm tới danh dự và nhân phẩm của Minh. Việc Thành rủ anh trai đánh Minh là đã xúc phạm tới thân thể, sức khỏe của Minh. Việc làm trên của Thành là vi phạm quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng, thân thể, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm của công dân.
Trong trường hợp này minh nên về nhà cho Bố, Mẹ biết để Bố, Mẹ sang nói chuyện với Bố, Mẹ của Thành là tốt nhất
Câu 3: Em hãy trình bày khái niệm quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở của công dân?
Gợi ý
(Học theo mục b bài 17)
Câu 4: Nhà ông A và ông B ở cạnh nhau. Một hôm nhà ông A bị mất chiếc máy Vi Tính, ông A cho là nhà ông B lấy vì chỉ có nhà ông B là hay sang chơi, ông A chửi bới suốt ngày và xông vào khám xét nhà ông B dù chưa được ông B cho phép.
 Theo em ông A đã vi phạm những lỗi gì? ông A phải làm gì để vào kiểm tra nhà ông B mà tránh được việc xâm phạm chỗ ở của người khác?
	Gợi ý
Ông A đã vi phạm các lỗi là:
Ông A chưa có chứng cứ để chứng minh nhà ông B lấy chiếc vi tính của nhà mình mà đã chửi nhà ông B là đã xúc phạm tới danh dự và nhân phẩm của nhà ông B. Việc ông A tự ý xông vào nhà ông B để khám xét mà chưa được ông B đồng ý là xâm phạm trái phép chỗ ở của người khác theo quy định của pháp luật.
Ông A muốn vào kiểm tra nhà ông B thì phải được sự đồng ý của ông B hoặc được cơ quan nhà nước có thẩm quyền. 
Ngày soạn: 24/4/2011
Tiết 35 +36 
THỰC HÀNH NGOẠI KHÓA CÁC VẤN ĐỀ CỦA ĐỊA PHƯƠNG VÀ NHỮNG NỘI DUNG ĐÃ HỌC
A. Mục tiêu bài học: Giúp học sinh:
1. Kiến thức: Giúp HS củng cố lại những nội dung, kiến thức của một số vấn đề đã học.
- Từ nội dung đã học, rút ra bài học cho bản thân.
2. Kỹ năng: Rèn luyện kĩ năng để trở thành người công dân tốt: có ý thức trong việc phòng chống tệ nạn xã hội – HIV/AIDS, có ý thức tôn trọng các qui định về trật tự an toàn giao thông, ủng hộ những việc làm tôn trọng trật tự an toàn giao thông và phản đối những việc làm không tôn trọng trât tự an toàn giao thông.
3. Thái độ: Có thái độ đúng đắn về những việc làm, hành vi tốt đẹp trong cuộc sống hàng ngày.
B. Tài liệu – Phương tiện:
- SGK, SGV, giáo án và một số tư liệu có liên quan.
- Một số tư liệu liên quan đến tình hình tai nạn giao thông, số liệu về ma túy trong học đường.
C. Các hoạt động dạy học:
1/ Ổn định lớp:
2/ Kiểm tra bài cũ: 
3/ Bài mới
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Ghi bảng
Hoạt động 1: Giới thiệu bài
Môn GDCD là một bộ môn đạo đức giúp các em trở thành một người công dân tốt có ích cho gia đình và xã hôi như Bác Hồ từng nói vừa hồng, vừa chuyên. Trên cơ sở những bài học trong học kì I hôm nay cô cùng các em ôn lại một số kiến thức đã học đó. 
Hoạt động 2: Ôn lại các vấn đề địa phương và nội dung đã học
- GV: Trong chương trình GDCD học kì II, các em đã được học những nội dung nào?
- HS: Nhắc lại các nội dung đã học theo SGK.
- GV: Từ đầu năm học đến nay, nhà trường đã phát động các phong trào nào?
- HS: Phòng chống ma túy trong học đường; Thực hiện trật tự an toàn giao thông.
- GV: Trong học kì I chúng ta đã được học nhiều nội dung. Tuy nhiên vì thời gian có hạn nên tiết học hôm nay cô chỉ chọn 4 nội dung có ý nghĩa thiết thực để chúng ta thực hành (Tự trọng; Tôn sư trọng đạo; Phòng chống ma túy trong học đường; Thực hiện trật tự an toàn giao thông )
- HS: Ghi vào vở các vấn đề thực hành.
Hoạt động 3: Học sinh thảo luận thực hành
* GV đưa các tình huống được ghi trên bảng phụ:
Tổ 1: Nhặt được của rơi, bạn Bình đem trả lại cho người mất.
- GV: Tình huống các bạn vừa thể hiện nói về vấn đề gì?
- HS: Trung thực.
- GV: Em kể lại 1 việc làm thể hiện tính trung thực?
- HS trả lời.
Tổ 2: Giờ trả bài An bị điểm kém, vừa nhận bài kiểm tra từ tay thầy giáo, An đã vò nát và đút bài vào ngăn bàn.
- GV: Tình huống các bạn vừa thể hiện nói về vấn đề gì?
- HS: Tôn sư trọng đạo.
- GV: Em kể lại 1 việc làm thể hiện lòng tôn sư trọng đạo.
- HS trả lời.
Tổ 3: GV cung cấp những số liệu về TNXH (cụ thể là vấn nạn ma túy trong học đường)
- GV: Em hiểu thế nào là tệ nạn xã hội? Kể tên một số tệ nạn xã hội hiện nay.
- HS: Là những hành vi trái với các chuẩn mực đạo đức và pháp luật, gây hậu quả nghiêm trọng. Tệ nạn: ma túy, cờ bạc, mại dâm
- GV: Nguyên nhân khiến con người sa vào các TNXH?
- HS: 
+ Khách quan: Kỉ cương pháp luật không nghiêm, kinh tế kém phát triển, chính sách mở cửa kinh tế thị trường, ảnh hưởng xấu của văn hóa đồi trụy, quản lí, giáo dục con cái chưa nghiêm, hoàn cảnh gia đình, bị rủ rê, lôi kéo, dụ dỗ, ép buộc, khống chế.
+ Chủ quan: Lười lao động, ham chơi, đua đòi, thiếu hiểu biết, do tò mò.
- GV: Tác hại của TNXH?
- HS: Ảnh hưởng kinh tế, suy giảm sức lao động, gánh nặng xã hội, mất trật tự an toàn xã hội, gia đình bất hạnh.
Tổ 4: Em hãy nêu 1 số khẩu hiệu cổ động mọi người thực hiện trật tự an toàn giao thông mà em biết.
- HS: “An toàn giao thông là hạnh phúc của mọi người, mọi nhà”; “An toàn là bạn, tai nạn là thù”
- GV: Trong tháng 12 vừa qua, nhà trường, chính quyền, địa phương đang tuyên truyền mọi người về vấn đề gì liên quan đến ATGT?
- HS: Đôi mũ bảo hiểm khi đi xe máy trên tát cả các tuyến đường.
- GV: Em hãy nêu nguyên nhân dẫn đến các vụ tai nạn giao thông?
- HS: 
* Nguyên nhân do con người:
+ Thiếu ý thức, coi thường luật an toàn giao thông.
+ Không biết, không hiểu luật an toàn giao thông.
* Nguyên nhân do dân số tăng nhanh, lượng xe cộ lưu thông nhiều, đường xá không đáp ứng kịp.
* Do chất lượng đường xá.
* Nguyên nhân chính của tai nạn giao thông là do con người chưa tự giác chấp hành trật tự an toàn giao thông.
1. Các nội dung đã học:
- 6 bài.
2. Các vấn đề địa phương:
- Phòng chống tệ nạn xã hội (ma túy trong học đường).
- Thực hiện trật tự an toàn giao thông.
3. Thực hành:
- Phòng chống ma túy trong học đường. 
- Thực hiện trật tự an toàn giao thông
4. Củng cố: 
- GV tuyên dương, nhận xét các ưu khuyết điểm học sinh trong quá trình thực hiện.
5. Dặn dò:
- Học bài.

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao an GDCD 6 chuan ca nam.doc