Giáo án lớp 6 môn Địa lí - Tiết 20 - Bài 15: Các mỏ khoáng sản

Giáo án lớp 6 môn Địa lí - Tiết 20 - Bài 15: Các mỏ khoáng sản

 - Hiểu các khái niệm về khoáng vật, đá, khoáng sản và mỏ khoáng sản. Biết phân loaiï các loại khoáng sản theo công dụng. Hiểu biết về khai thác hợp lý, bảo vệ tài nguyên khoáng sản.

 - Nhận biết được 1 số loaiï khoáng sản .

 - Có ý thức bảo vệ tài nguyên khoáng sản.

* TRONGTÂM: Mục 1: Các lïoại khoáng sản.

II) CHUẨN BỊ:

- GV: BĐ khoáng sản Việt Nam.

 Một số mẩu đá khoáng sản.

 pp:Phân tích, thảo luận.

- HS: Bảng phụ, dụng cụ học tập.

 

doc 40 trang Người đăng levilevi Lượt xem 3903Lượt tải 5 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án lớp 6 môn Địa lí - Tiết 20 - Bài 15: Các mỏ khoáng sản", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày : 2/1/2014
Tiết: 20 Bài 15 CÁC MỎ KHOÁNG SẢN
I.MỤC TIÊU: 
 - Hiểu các khái niệm về khoáng vật, đá, khoáng sản và mỏ khoáng sản. Biết phân loaiï các loại khoáng sản theo công dụng. Hiểu biết về khai thác hợp lý, bảo vệ tài nguyên khoáng sản.
 - Nhận biết được 1 số loaiï khoáng sản .
 - Có ý thức bảo vệ tài nguyên khoáng sản.
* TRONGTÂM: 	Mục 1: Các lïoại khoáng sản.
II) CHUẨN BỊ:
GV: BĐ khoáng sản Việt Nam.
 Một số mẩu đá khoáng sản.
 pp:Phân tích, thảo luận.
- HS: Bảng phụ, dụng cụ học tập.
III) DỰ KIẾN CÁC HOẠT ĐỘNG:
 1) Ôn định tổ chức: kiểm tra sĩ số
	 2) Kiểm tra bài củ:
 3) Bài mới:
 * Giới thiệu bài:	( 1’)
Vật chất cấu tạo nên lớp vỏ Trái Đất gồm các loại khoáng vật và đá. Những khoáng vật và đá có ích được con người khai thác sữ dụng vào trong hoạt động kinh tế gọi là khoáng sản. Vậy thế nào là khoáng sản, mỏ khoáng sản. Chúng được hình thành như thế nào? Đó là nội dung bài học hôm nay.
Hoạt động của GV và HS
Nội dung chính
* Hoạt động 1: (20’)
* Vật chất cấu tạo nên lớp vỏ Trái Đất gồm các loại khoáng vật và đá. Khoáng vật là vật chất trong tự nhiên dưới dạng tinh thể trong thành phần các loại đá.
Khoáng vật và đá có loại có ích, có loại không có ích. Loại có ích gọi là khoáng sản. -> Khoáng sản là gì?
- Mỏ khoáng sản là gì?
* Cho học sinh đọc bảng công dụng các loại khoáng sản.
- Kể tên 1 số loại khoáng sản, nêu công dụng từng loại.
Loại khoáng sản
Tên khoáng sản
Công dụng.
Năng lượng
- Than đá bùn, dầu mỏ, khí đốt.
- Nhiên liệu cho công nghiệp năng lượng.
- Nguyên liêïu cho công nghiệp hoá chất.
Kim loại
- Kim loại đen: Sắt, mangan
- Kim loại màu: Đồng, chì, kẽm.
- Nguyên liệu cho công nghiệp luyện kim đen, kim màu, từ đó sản xuất ra gang, thép, đồng, chì.
Phi kim loại.
- Muối mỏ, Apatit, thạch anh, kim cương,
- Nguyên liệu để sản xuất phân bón, gốm, sứ, làm vật liệu xây dựng.
 * Chuyển ý: - Những nơi tập trung nhiều khoáng sản gọi là mỏ khoáng sản. Vậy có những loại mỏ khoáng sản nào?
* Hoạt động 2: ( 10’).
* Cho học sinh đọc phần 2: HS hoạt động nhĩm: 2 nhĩm (3’)
 Nhĩm 1: Thế nào là mỏ khoáng sản nội sinh?
Nhĩm 2: Thế naò gọi là mỏ khoáng sản ngoại sinh?
- Mỗi loại chịu tác động của yếu tố gì trong quá trình hình thành? ( Nội lực và ngoaị lực).
- Tại sao gọi là mỏ nội sinh và mỏ ngoại sinh?
+ Lưu ý: 1 số khoáng sản có nguồn gốc cả nội và ngoại (Quặng - Sắt).
- Thời gian hình thành các mỏ khoáng sản bao lâu?
(90% mỏ quặng, sắt hình thành cách đây 500 – 600 triệu năm; Than: Cách 250 – 280 triệu năm.)
=> Kết luận: Khoáng sản được hình thành từ rất lâu, quí và không phải là vô tận  nên phải biết coi trọng vấn đề khai thác sữ dụng và bảo vệ.
* Hoạt động3: (8’)
1) Các loại khoáng sản:
a) Khoáng sản là gì?
 - Là những khoáng vật và đá có ích được con người khai thác và sữ dụng.
- Mỏ khoáng sản là nơi tập trung 1 số lượng lớn khoáng sản có giá trị khai thác công nghiệp.
b) Phân loại khoáng sản:
2) Các mỏ khoáng sản nội sinh và ngoaị sinh:
- Những khoáng sản được hình thành do mắc ma rồi được đưa lên gần mặt đất bằng mỏ gọi là các mỏ khoáng sản nội sinh. VD: Đồng, chì, kẽm
- Khoáng sản được hình thành tích tụ vật chất nơi trũng (do tác động ngoại lực) gọi là mỏ ngoại sinh. VD: Than, cao lanh, đá vôi
3) Vấn đề khai thác, sữ dụng, bảo vệ :
- Khai thác hợp lý .
- Sữ dụng tiết kiệm, hiệu quả.
Củng cố: (5)Khoáng sản là gì?khi nào gọi là mỏ khoáng sản?
 - Trình bày sự phân loại khoáng sản theo công dụng
 - quá trình hình thành mỏ nội sinh và ngoại sinh như thế nào?
* Trắc nghiệm: 	1 ) Mỏ khoáng sản là:
a) Khoáng sản tập trung với tỷ lệ cao.	c) Khoáng sản có giá trị khai thác cao.
b) Khoáng sản tập trung vào 1 Địa điểm .	d) Tất cả đều đúng.
	2) Chúng ta phải khai thác và sữ dụng khoáng sản hợp lý có kế hoạch, tiết kiệm vì:
a) Khoáng sản là tài nguyên quý giá.	c) Thời gian hình thành rất lâu.
b) Có nguy cơ ngày càng bị cạn kiệt.	d) Cả 3 ý trên đều đúng.
 5)Hoạt động nối tiếp: (1’)
 	- Ôn lại cách biểu hiện Địa hình trên bản đồ.
 	 - Giờ sau thực hành
Tiết: 21 Ngày soạn: 4/1/14
Bài 16: THỰC HÀNH
ĐỌC BẢN ĐỒ HOẶC LƯỢC ĐỒ ĐỊA HÌNH TỶ LỆ LỚN
I) MỤC TIÊU:
- Học sinh biết khái niệm dường đồng mức.
	 - Có khả năng đo tính độ cao và thực Địa dựa vào bản đồ.
	 Biết đọc và sữ dụng các bản đồ có tỷ lệ lớn có các đường đồng mức. 
II)CHUẨN BỊ:
GV: Lược đồ hình 44 phóng to.
 pp: Quan sát, thảo luận nhóm.
 HS: Bảng phụ, dụng cụ học tập.
III) DỰ KIẾN CÁC HOẠT ĐỘNG :
 1) Ôn định tổ chức: kiểm tra sĩ số
 2) Kiểm tra bài củ:
- Khoáng sản là gì? Khi nào thì gọi là mỏ khoáng sản?
- Hãy trình bày sự phân loại khoáng sản theo công dụng?	
 3) Bài mới:
a) Nhiệm vụ bài thực hành: tìm các đặc điểm của Địa hình dựa vào các đường đồng mức.
b) Hướng dẫn cách tìm:	 - Cách tính khoảng cách giữa các đường đồng mức . 
	 - Cách đo độ cao1 số Địa điểm.
	+ Địa điểm cần xác định độ cao trên đường đồng mức đã ghi số.
	+ Địa điểm cần xác định độ cao trên đường đồng mức không ghi số.
	+ Địa điểm cần xác định độ cao nằm giữa khoảng cách các đường đồng mức.
c) Cho học sinh hoạt động nhóm hoàn thành 2 bài tập ở bài thực hành.
* Câu 1: (14’) Đường đồng mức là đường như thế nào? Tại sao dựa vào đường đồng mức trên bản đồ chúng ta có thể biết được hình dạng Địa hình?
 	- Đường đồng mưc là đường nối những điểm có cùng 1 độ cao trên bản đồ.
 	- Dựa vào đường đồng mức biết độ ca tuyệt đối của các điạ điểm và đặc điểm hình dạng Địa hình, độ dốc, hướng nghiêng.
	* Câu 2: (20’) - Xác định trên lược đồ hình 44 sgk hướng từ núi A1 đến đỉnh A2: Hướng đông.
	- Sự chênh lệch về độ cao của 2 đường đồng mức trên lược đồ là 100m. 
	- Dựa vào các đường đồng mức để tìm độ cao của các đỉnh núi.
	A1 = 900m.	B1 = 500m 	B3 > 500m.
	A2 = 600m.	B2 = 650m.	A1 cách A2 : 7,7Cm.	1Cm = 1Km.
=> Vậy khoảng cách theo đường chim bay trên thực Địa 7,7km = 7700m
- Sườn tây dốc hơn sườn đông vì các đường đồng mức phía tây sát nhau hơn phía đông.
4) Củng cố : (5’) - Kiểm tra kết quả học sinh làm, hướng dẫn phần còn lúng túng.
	 - Cho điểm những HS trả lời đúng.
5) Hoạt động nối tiếp: (1’) - Tìm hiểu lớp vỏ của Trái Đất. Mặt trăng có lớp vỏ khí không.
Ngày soạn: 6/01/14
Tiết: 22 Bài 17 LỚP VỎ KHÍ
I) MỤC TIÊU :
- Học sinh biết thành phần của lớp vỏ khí: Biết vị trí, đặc điểm của các tầng lớp vỏ khí. Vai trò của lớp ôzôn trong tầng bình lưu. 
	+ Giải thích nguyên nhân hình thành và tính chất của các khối khí nóng, lạnh, lục Địa, đại dương.
- Biết sữ dụng hình vẽ để trình bày các tầng của lớp vỏ khí.
	 Vẽ biểu đồ tỷ lệ các thành phần của không khí.
	 - Có ý thức, tích cực bảo vệ bầu khí quyển.
*TRỌNG TÂM: 
	 Phần 2: Cấu tạo của lớp vỏ khí.
II) PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC:
 - GV: Tranh vẽ các tầng của lớp võ khí.
	Bản đồ các khối khí.
 Pp: Giải thích.
 	 - HS: Bảng phụ, dụng cụ học tập.
III) DỰ KIẾN CÁC HOẠT ĐỘNG:
 1) Ôn định tổ chức:Kiểm tra sĩ số.
2) Kiểm tra bài củ: ( không)
3) Bài mới:
* Giới thiệu bài: (1’)
- Trái Đất được bao bọc bởi lớp khí quyển có bề dày trên 60.000Km. Đó là 1 trong những đặc điểm quan trọng để Trái Đất là hành tinh duy nhất trong hệ Mặt Trời có sự sống. Vậy khí quyển là gì? Cấu tạo ra sao? Vai trò quan trọng như thế nào trong sự sốngtrên Trái Đất?
Hoạt động của GV và HS 	
* Hoạt động 1: (5’)
- Dựa vào H.45 cho biết: Thành phần của không khí? Tỷ lệ phần trăm?
- Thành phần nào có tỷ lệ nhỏ nhất?
Nếu không có hơi nước thì không có hiện tượng khí tượng.
* Chuyển ý: - Lớp vỏ khí có cấu tạo như thế nào?
* Hoạt động 2: (20’)
 Con người không ngừng tìm cách chiều dày của lớp vỏ khí.
- Em hãy cho biết chiều dày của khí quyển?
(+ Càng lên cao không khí càng loảng. 90% Không khí tập trung ở đôï cao 16Km.
+ Phần còn lại dày hàng nghìn Km nhưng chỉ có 10% không khí).
-Vậy khí quyển có cấu tạo như thế nào? Đặc điểm ra sao?
- Quan sát hình 46 cho biết: Lớp vỏ khí gồm những tầng nào? Vị trí của mỗi tầng ?
 - Nêu những đặc điểm của tầng đối lưu?
- Tại sao người leo núi đến độ cao 6000m đã cảm thấy khó thở? (lớp không khí đậm đặc nhất ở gần mặt đất, lên cao không khí loảng.)
- Nêu vai trò của tầng đối lưu?
- Cho biết đặc điểm của tầng bình lưu ?
- Cho biết tác dụng của lớp ôzôn trong khí quyển?
- Để bảo vệ bầu khí quyển trước nguy cơ bị thủng của tầng ôzôn con người trên Trái Đất phải làm gì?
(Không làm ô nhiễm môi trường).
* Chuyển ý: - Do đâu đã sinh ra các khối khí?
* Hoạt động 3: (13’)
- Căn cứ vào đâu người ta chia ra khối khí nóng, khối khí lạnh?
- Căn cứ vào đâu người ta chia ra khối khí đại dương? Khối khí lục Địa?
Dựa vào bảng các khối khí cho biết :
- Khối khí nóng, lạnh hình thành ở đâu? Nêu tính chất?
- Khối khí đại dương, Khối khí lục Địa hình thành ở đâu? Nêu tính chất?
- Khi nào khối khí bị biến tính?
VD: Về mùa đông khối khí lạnh phía bắc thường tràn xuống miền bắc nước ta làm cho thời tiết trở nên giá lạnh. Chỉ 1 thời gian sau chịu ảnh hưởng của mặt đệm nó dần nóng lên -> chúng ta nói khối khí đã bị biến tính.
Nội dung chính
 1) Thành phần của không khí:
- Gồm các khí:
+ Ni tơ: 78%
+ Ôxi: 21%
+ Nước+khí khác: 1%
- Lượng hơi nước nhỏ nhất nhưng là nguồn sinh ra mây mưa, sương mù.
2) Cấu tạo của lớp khí (lớp khí quyển).
- Các tầng khí quyển :
* Tầng đốùi lưu: 0 ->16 Km.
- Đặc điểm: + 90% Không khí của khí quyển tập trung sát đất.
+ Khối khí luôn chuyển động theo chiều thẳng đứng.
+ Nhiệt độ giảm dần theo độ cao, cứ lên cao 100m nhiệt độ giảm 0,60C .
- Vai trị: Nơi sinh ra các hiện tượng khí tượng: Mây, mưa, sấm, chớp, gió, bão.
* Tầng bình lưu : 16 -> 80 Km.
- Đặc điểm của tầng bình lưu: Có lớùp ôzôn nên nhiệt độ tăng theo chiều cao , hơi nước ít.
- Tác dụng của lớp ôzôn trong khí quyển: Có vai trò hấp thụ các tia bức xạ có hại cho sự sống, ngăn cản không cho xuống mặt đất.
* Trên nữa là tầng cao khí quyển: 80 Km trở lên: Không khí cực loảng, khong có quan hệ trực tiếp với đời sống con người .
3) Các khối khí:
- Căn cứ vào nhiệt độ người ta chia ra các khối khí nóng, lạnh.
- Căn cứ vào mặt tiếp xúc bên dưới là đại dương hay đất liền người ta chia ra: khối khí đại dương, khối khí lục Địa.
- Khối khí luôn di chuyêûn làm thay đổi thời tiết. Di chuyển đến đâu lại chịu ảnh hưởng của bề mặt nơi đó mà thay đổi tính chất gọi là biến tính.
4)Củng cố: (5)- Lớp vỏ khí được chia làm mấy tầng ? Nêu vị trí đặc điểm của tầng đối lưu?
	- Dựa vào đâu có sự phân ra khối khí nóng, lạnh, đại dương, lục Địa?
* Trắc nghiệm:	1) Hiện tượng khí tượng xẩy ra ở:
a) Tầng đối lưu.	c) Tầng cao khí quỷên.
b) Bình lưu.	d) Cả 3 đều đúng.
2) Thành phần khối khí ảnh hưởng đến sự sống các sinh vậ ... cung cấp những chất cần thiết cho thực vật tồn tại và phát triển.
b) Đặc điểm của thổ nhưỡng:
- Độ phì là khả năng cung cấp cho thực vật: Nước, không khí, chất dinh dưỡng, nhiệt độ để thực vật sinh trưởng và phát triển.
3) Các nhân tố hình thành nên đất:
- Các nhân tố hình thành nên đất là: Đá mẹ, sinh vật và khí hậu. Ngoài ra sự hình thành đất còn chịu ảnh hưởng của điạ hình và thời gian.
4) Củng cố: (5’) 	? Đất là gì? Đất gồm có những thành phần nào?
? Chất mùn có vai trò quan trọng như thế nào?
* Trắc nghiệm:	1) Thành phần khoáng trong đất được hình thành do :
	a) Đá bị vỡ vụn.	b) Các khoáng chất như phốt phát.
	c) Câu a sai, câu b đúng.	d) Cả hai câu đều đúng.
	2) Loại đất đá ở Tây Nguyên ta có nguồn gốc từ đá mẹ:
a) Gra nít.	b) Ba zan.
c) Đá vôi.	d) Tất cả đều sai.
5)Hoạt động nối tiếp: (1’) - Học tập và sưu tầm tranh ảnh về thực vật, động vật ở các đới khí hậu trên Trái Đất.
TUẦN 34
Tiết: 33 Ngày soạn: 25/4/11
 Ngày dạy: 27/4/11
BÀI 27
LỚP VỎ SINH VẬT-CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG 
ĐẾN SỰ PHÂN BỐ THỰC-ĐỘNG VẬT TRÊN TRÁI ĐẤT.
I) MỤC TIÊU:
	 - HS cần nắm được khái niệm lớp vỏ sinh vật.
	 Phân tích được ảnh hưởng của các nhân tố tự nhiên đến sự phân bố động thực vật trên Trái Đất và mối quan hệ giữa chúng.
	 Ý thức vai trò của con người trong việc phân bố động, thực vật.
	- Phân tích tranh ảnh.
	- Giúp các em hiểu biết hơn thực tế.
II) CHUẨN BỊ:
GV: BĐ Đ
 Bảng phụ.
HS: Bảng phụ. Dụng cụ học tập.
III) DỰ KIẾN CÁC HOẠT ĐỘNG :
 1) Ổn định tổ chức: Kiểm tra sĩ số
 2) Kiểm tra bài cũ : (5’)
	? Đất là gì? Đất gồm có những thành phần nào?
 3) Bài mới:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS
NỘI DUNG CHÍNH
* Hoạt động 1: (9’)
HS đọc mục 1 sgk.
- SV có mặt từ bao giờ trên Trái Đất?
- SV tồn tại và phát triển ở những đâu trên bề mặt Trái Đất?
(Các sv sống trên bề mặt TĐ tạo thành lớp vỏ sinh vật, sv xâm nhập trong lớp đất đá, khí quyển, thuỷ quyển).
* Hoạt động 2: (15’)
GV treo tranh ảnh thực vật điển hình cho 3 đới khí hậu: hoang mạc, nhiệt đới, ôn đới.
Giới thiệu H67:
- Rừng mưa nhiệt đới nằm trong đới khí hậu nào, đặc điểm thực vật ra sao?
- Có nhận xét gì về sự khác biệt 3 cảnh quan tự nhiên trên? Nêu nguyên nhân của sự khác biệt đó?
(Đặc điểm rừng nhiệt đới xanh tốt quanh năm, nhiều trần, rừng ôn đới rụng lá mùa đông, hàn đới thực vật nghèo nàn)
- Quan sát H67,68 cho biết sự phát triển của thực vật ở hai nơi này khác nhau như thế nào? Yếu tố nào của khí hậu quyết định sự phát triển của cảnh quan thực vật? (Lượng mưa và nhiệt độ)
- Nhận xét sự thay đổi từng loại rừng theo độ cao. Tại sao có sự thay đổi loại rừng như vậy? (Càng lên cao nhiệt độ càng giảm nên thực vật thay đổi theo)
- Đất có ảnh hưởng tới sự phân bố thực vcật không?
- Địa phương em có cây trồng gì đặc sản?
- Quan sát H69,70 cho biết mỗi loại động vật trong mỗi miền tại sao lại có sự khác nhau? (Khí hậu, Địa hình mỗi miền ảnh hưởng đến sự sinh trưởng, phát triển giống loài).
- Hãy cho VD về mối quan hệ giữa ĐV, TV. (Rừng nhiệt đới phát triển nhiều tầng thì có nhiều động vật sinh sống)
* Hoạt động 3: (10’)
- Tại sao con người ảnh hưởng tích cực, tiêu cực tới sự phân bố thực vật, động vật trên Trái Đất?
(+ Tích cực: Mang giống cây trồng từ nơi khác nhau để mở rộng sợ phân bố. Cải tạo nhiều giống cây trồng, vật nuôi có hiệu quả kinh tế cao).
(+ Tiêu cực: Phá rừng bừa bãi- Tiêu cực TV,ĐV mất nơi cư trú sinh sống. Ô nhiểm môi trường do phát triển công nghiệp, phát triển dân số dẩn đến thu hẹp môi trường). 
1) Lớp vỏ sinh vật:
- Các sv sống trên bề mặt TĐ tạo thành lớp vỏ sv.
- SV xâm nhập trong lớp đất đá, khí quyển, thuỷ quyển.
2) Các nhân tố tự nhiên có ảnh hưởng đến sự phân bố thực vật, động vật: :
a. Đối với thực vật:
- Khí hậu là yếu tố tự nhiên có ảnh hưởng rõ rệt đến sự phân bố và đặc điểm của thực vật.
- Ảnh hưởng của Địa hình tới sự phân bố thực vật:
+ Thực vật chân núi: Rừng lá rộng.
+ Thực vật sườn núi: Rừng lá hổn hợp.
+ Thực vật núi cao gần đỉnh: Lá kim.
- Đất có ảnh hưởng tới sự phân bố tv, các loại đất có chất dinh dưỡng khác nhau nên thực vật khác nhau.
b. Động vật:
- Khí hậu ảnh hưởng đến sự phân bố động vật trên Trái Đất.
- Động vật chịu nảnh hưởng của khí hậu ít hơn vì động vật có thể di chuyển được.
c. Mối quan hệ giữa thực vật với động vật:
- Sự phân bố các loài thực vật có ảnh hưởng sâu sắc tới sự phân bố các loài động vật.
- Thành phần, mức độ tập trung của tv ảnh hưởng tới sự phân bố các loaì động vật.
3) Ảnh hưởng của con người tới sự phân bố các loài động vật, thực vật trên Trái Đất:
a. Tích cực:
- Mang giống cây trồng từ nơi khác nhau để mở rộng sự phân bố.
- Cải tạo nhiều giống cây trồng, vật nuôi có hệu quả kinh tế cao.
b. Tiêu cực:
- Phá rừng bừa bãi: tv,đv mất nơi cư trú.
- Ô nhiểm môi trường do phát triển công nghiệp, phát triển dân số: thu hẹp môi trường sống của sinh vật.
4. Củng cố: Ảnh hưởng của con người tới sự phân bố các loài động vật, thực vật trên Trái Đất.
5. Hoạt động nối tiếp: làm bài tập cuối bài. Chuẩn bị ôn tập học kì 2.
TUẦN 34
Tiết: 34 Ngày soạn: 27/4/11
 Ngày dạy: 29/4/11
ÔN TẬP HỌC KỲ II.
I) MỤC TIÊU:
	- Khái quát về hệ thống hoá kiến thức đã học cho học sinh nắm vững.
 - Giáo dục HS ý thức ôn tập chuẩn bị kiểm tra học kì.
II) CHUẨN BỊ:- 
GV: Câu hỏi ôn tập.
HS: Bảng phụ. Dụng cụ học tập.
III) DỰ KIẾN CÁC HOẠT ĐỘNG :
 1) Ổn định tổ chức: Kiểm tra sĩ số
 2) Kiểm tra bài cũ : (5’)
	? Đất là gì? Đất gồm có những thành phần nào?
 3) Bài mới:
	 Hướng dẫn học sinh ôn tập.
 1) Khi nào khối khí bị biến tính? Cho ví dụ.
 Các khối khí không đứng yên tại chỗ, mà chúng luôn di chuyển. Khi chúng di chuyển tới đâu thì sẽ chịu ảnh hưởng của bề mặt đệm nơi ấy mà bị biến tính đi ( thay đổi tính chất)
- Ví dụ: về mùa đông khối khí lạnh phía bắc thường tràn xuống miền Bắc nước ta, chỉ một vài ngày sau do chịu ảnh hưởng của mặt đệm, khối khí lạnh dần dần nóng lên. Như vậy là khối khí lạnh đã bị biến tính
2) Thế nào là hệ thống sông? Lưu vực sông?
- Sông chính cùng với phụ lưu, chi lưu hợp lại với nhau tạo thành hệ thống sông.
- Mỗi con sông đều có 1 diện tích đất đai cung cấp thường xuyên nước cho nó gọi là lưu vực sông.
3) Sông và hồ khác nhau như thế nào?
- Là dòng chảy tự nhiên, thường xuyên tương đối ổn định trên bề mặt lục Địa. Nguồn cung cấp nước cho sông: Nước mưa, nước ngầm, băng tuýêt tan.
- Hồ là khoảng nước đọng tương đối rộng và sâu trong đất liền. Hồ thường không có diện tích nhất định, có hồ lớn, có hồ bé.
4) Vì sao độ muối các biển và đại dương khác nhau?
- Tuỳ thuộc vào nhiệt độ cao hay thấp.
- Gió nhiều hay ít.
- Mưa to hay nhỏ, nguồn nước sông chảy vào nhiều hay ít.
5) Hãy nêu nguyên nhân của hiện tượng thuỷ triều trên Trái Đất?
- Do sức hút của mặt trăng và một phần của Mặt Trời làm cho nước biển và đại dương có sự vận động lên xuống sinh ra hiên tượng thuỷ triều.
6) Biển và đại dương có những nguồn tài nguyên quý gì? Nêu tên một số tài nguyên đó.
- Kho nước vô tận: Cung cấp cho lục Địa lượng hơi nước sinh ra mây, mưa, duy trì cuộc sống trên Trái Đất.
- Kho tài nguyên khoáng sản quý giá: 	 + Dầu lửa, than đá.
	 + Muối ăn và muối cho công nghiệp.
- Kho thuỷ hải sản phong phú, đa dạng: Cá, tôm 
7) Đất trồng là gì? Gồm những thành phần nào?
- Đất trồng là lớp vật chất mỏng, xốp được sinh ra từ cá sản phẩm phân hoá của các lớp đất đá trên bề mặt Trái Đất. Đất gồm 2 thành phần chính:
+ Thành phần khoáng: Chiếm phần lớn trọng lượng của đất gồm những hạt khoáng có màu sắc loang lỗ và kích thước to, nhỏ khác nhau.
+ Thành phần hữu cơ: Chiếm tỷ lệ nhỏ, tồn tại ở tầng trên cùng của lớp đất. Tầng này có màu xanh sẫm hoặc đen là màu của chất mùn.
8) Dựa vào yếu tố nào người ta phân ra loại đất tốt, xấu?
- Đất tốt là đất có độ phì lớn, thực vật sinh trưởng được thuận lợi cho năng suất cao.
- Đất xấu là đất có độ phì kém, thực vật sinh trưởng khó khăn, năng suất thấp.
9) Các nhân tố hình thành nên đất?
- Có nhiều nhân tố hình thành nên đất như đá mẹ, Địa hình, sinh vật, khí hậu, thời gian, và con người nhưng quan trọng nhất là đá mẹ, sinh vật, khí hậu.
- Đá mẹ là nguồn sinh ra thành phần khoáng của đất.
- Sinh vật là nguồn gốc tạo ra thành phần hữu cơ.
- Khí hậu: Nhiệt độ, lượng mưa làm phân huỷ các khoáng chất và hữu cơ trong đất.
4) Củng cố: (5’)
	- Gv chốt lại nội dung câu hỏi.
5) Hoạt động nối tiếp:	(1’)	- Giờ sau kiểm tra học kỳ II.
TUẦN 36
Tiết: 34 Ngày soạn: 8/5/10
 Ngày dạy: 10/5/10
KIỂM TRA HỌC KỲ II.
I) MỤC TIÊU:
- Thông qua bài kỉêm tra giáo viên đánh giá được kết quả học tập của học sinh. 
II) CHUẨN BỊ:
 - GV: Đề thi
	- HS: Giấy thi.
III) DỰ KIẾN CÁC HOẠT ĐỘNG :
	1) Ổn định tổ chức: Kiểm tra sĩ số
2. Kiểm tra bài cũ :	(Không)
3. Bài mới:
 Phát đề kiểm tra cho học sinh.
I. TRẮC NGHIỆM: (2 đ)
Câu 1: (1đ). 
 Nguyên nhân chính của thuỷ triều:
A/ sức hút của mặt trăng, Mặt Trời.	B/ Các loại gió thường xuyên trên Trái Đất.
C/ Động đất, núi lửa dưới biển.	 D/ Các nguyên nhân trên.
Câu 2: (1đ). 
Loại đất đá ở Tây Nguyên ta có nguồn gốc từ đá mẹ:
a) Gra nít.	b) Ba zan.
c) Đá vôi.	d) Tất cả đều sai.
II. TỰ LUẬN: (8 đ)
Câu 1: (2đ). 
Sông và hồ khác nhau như thế nào?
Câu 2: (3đ). 
 Vì sao độ muối các biển và đại dương khác nhau?
Câu 3: (3đ). 
Đất trồng là gì? Gồm những thành phần nào?
4. Củng cố: 	GV thu bài, nhận xét tiết kiểm tra.
5. Hoạt động nối tiếp: Học sinh chuẩn bị bài 29.	
ĐÁP ÁN BÀI KIỂM TRA.
I) Trắc nghiệm:	(2đ). 
Câu 1: (1đ). A.
Câu 1: (1đ). b.
II/ Tự luận: (8đ).
Câu 1: (2đ). 
- Là dòng chảy tự nhiên, thường xuyên tương đối ổn định trên bề mặt lục Địa. Nguồn cung cấp nước cho sông: Nước mưa, nước ngầm, băng tuýêt tan.
- Hồ là khoảng nước đọng tương đối rộng và sâu trong đất liền. Hồ thường không có diện tích nhất định, có hồ lớn, có hồ bé.
Câu 2: (3đ). 
- Tuỳ thuộc vào nhiệt độ cao hay thấp.
- Gió nhiều hay ít.
- Mưa to hay nhỏ, nguồn nước sông chảy vào nhiều hay ít.
Câu 3: (3đ). 
- Đất trồng là lớp vật chất mỏng, xốp được sinh ra từ cá sản phẩm phân hoá của các lớp đất đá trên bề mặt Trái Đất. Đất gồm 2 thành phần chính:
+ Thành phần khoáng: Chiếm phần lớn trọng lượng của đất gồm những hạt khoáng có màu sắc loang lỗ và kích thước to, nhỏ khác nhau.
+ Thành phần hữu cơ: Chiếm tỷ lệ nhỏ, tồn tại ở tầng trên cùng của lớp đất. Tầng này có màu xanh sẫm hoặc đen là màu của chất mùn.
TUẦN 35
Tiết 35 Ngày soạn:
 Ngày dạy:
BÀI 27:
LỚP VỎ SINH VẬT. CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN SỰ PHÂN BỐ THỰCVẬT, ĐỘNG VẬT TRÊN TRÁI ĐẤT
I) MỤC TIÊU:
* TRỌNG TÂM: 	
II) CHUẨN BỊ:
III) DỰ KIẾN CÁC HOẠT ĐỘNG:
A) Kiểm tra bài cũ:	 
	B) Bài mới:
* Giới thiệu bài:	

Tài liệu đính kèm:

  • doct20-het nam dialy 6 kns.doc