Giáo án lớp 12 môn Toán - Tiết 101 : Rút gọn phân số

Giáo án lớp 12 môn Toán - Tiết 101 : Rút gọn phân số

I. MỤC TIÊU: Giúp HS:

 -Bước đầu nhận biết về rút gọn phân số và phân số tối giản.

 -Biết cách thực hiện rút gọn phân số (trường hợp các phân số đơn giản).

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

Bảng phụ

III. HOẠT ĐỘNG TRÊN LỚP:

 

doc 17 trang Người đăng levilevi Lượt xem 1194Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án lớp 12 môn Toán - Tiết 101 : Rút gọn phân số", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LỊCH BÁO GIẢNG 
@
¶ CHỦ ĐỀ: ĐI MỘT NGÀY SÀNG KHÔN ¶ GIÁO VIÊN: Đỗ Thị Xuân Cúc
¶ TUẦN : 21 ( Từ ngày: 17 / 01 / 2011 đến 22 / 01 / 2011 ) ¶ LỚP : 42 
Thứ
Tiết (ngày)
Môn
Tiết (ppct)
Tên bài
Hai 
17 / 1
1
CC
21
Chào cờ đầu tuần
2; 5
T
101
Rút gọn phân số 
3
ĐĐ
21
Lịch sự với mọi người
4
MT
21
Vẽ trang trí : Tìm hiểu về chữ nét đều
6; 7
 T*
55
Oân luyện
Ba 
18/ 1
1; 4
T
102
Luyện tập
2
 T*
56
Oân luyện
Tư 
19 / 1
5; 6
T
103
Qui đồng mẫu số các phân số
7
 T*
56
Oân luyện 
Sáu 
21 / 1
5;7
T
104
Qui đồng mẫu số các phân số (tt )
6
CNL
21
Bảy 
22 / 1
1; 3
T
105
Luyện tập
2; 5
T*
57
Oân luyện
6
HĐNK
21
7
SH
21
Sinh hoạt lớp
 GIÁO VIÊN
 	 Đỗ Thị Xuân Cúc
Thứ hai: 17 / 1
TOÁN
Tiết 101 : RÚT GỌN PHÂN SỐ
I. MỤC TIÊU: Giúp HS:
 -Bước đầu nhận biết về rút gọn phân số và phân số tối giản.
 -Biết cách thực hiện rút gọn phân số (trường hợp các phân số đơn giản).
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
Bảng phụ
III. HOẠT ĐỘNG TRÊN LỚP:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
 A. Hoạt động 1: KTBC ( 6ph )
Mục tiêu : KTBC và giới thiệu bài mới
Tiến hành: 
1.Ổn định:
2.KTBC:
 -GV gọi 2 hS lên bảng, yêu cầu các em nêu kết luận về tính chất cơ bản của phân số và làm các bài tập hướng dẫn luyện tập thêm của tiết 100.
 -GV nhận xét và cho điểm HS. 
3.Bài mới:
Giới thiệu bài:
 -Dựa vào tính chất cơ bản của phân số người ta sẽ rút gọn được các phân số. Giờ học hôm nay sẽ giúp các em biếtcách thực hiện rút gọn phân số.
 B. Hoạt động 2 Cách rút gọn phân số ( 4 ph )
Mục tiêu: HS biết cách rút gọn phân số 
Tiến hành :
 -GV nêu vấn đề: Cho phân số . Hãy tìm phân số bằng phân số nhưng có tử số và mẫu số bé hơn.
 -GV yêu cầu HS nêu cách tìm và phân số bằng vừa tìm được.
 * Hãy so sánh tử số và mẫu số của hai phân số trên với nhau.
 -GV nhắc lại: Tử số và mẫu số của phân số đều nhỏ hơn tử số và mẫu số của phân số , phân số lại bằng phân số . Khi đó ta nói phân số đã được rút gọn bằng phân số , hay phân số là phân số rút gọn của .
 -Kết luận: Có thể rút gọn phân số để có được một phân số có tử số và mẫu sốbé đi mà phân số mới vẫn bằng phân số đã cho.
 C. Hoạt động 3: Thực hiện rút gọn phân số ( 12 ph )
Mục tiêu : Biết rút gọn phân số về phân số tối giản
Tiến hành: 
 * Ví dụ 1
 -GV viết lên bảng phân số và yêu cầu HS tìm phân số bằng phân số nhưng có tử số và mẫu số nhỏ hơn.
 * Khi tìm phân số bằng phân số nhưng có tử số và mẫu số đều nhỏ hơn chính là em đã rút gọn phân số . Rút gọn phân số ta được phân số nào ?
 * Hãy nêu cách em làm để rút gọn từ phân số được phân số ?
 * Phân số còn có thể rút gọn được nữa không ? Vì sao ?
 -GV kết luận: Phân số không thể rút gọn được nữa. Ta nói rằng phân số là phân số tối giản. Phân số được rút gọn thành phân số tối giản .
 * Ví dụ 2
 -GV yêu cầu HS rút gọn phân số . GV có thể đặt câu hỏi gợi ý để HS rút gọn được:
 +Tìm một số tự nhiên mà 18 và 54 đều chia hết cho số đó ?
 +Thực hiện chia số cả tử số và mẫu số của phân số cho số tự nhiên em vừa tìm được.
 +Kiểm tra phân số vừa rút gọn được, nếu là phân số tối giản thì dừng lại, nếu chưa là phân số tối giản thì rút gọn tiếp.
 * Khi rút gọn phân số ta được phân số nào ?
 * Phân số đã là phân số tối giản chưa ? Vì sao ?
 * Kết luận:
 -Dựa vào cách rút gọn phân số và phân số em hãy nêu các bước thựa hiện rút gọn phân số.
 -GV yêu cầu HS mở SGK và đọc kết luận của phần bài học.
 D. Hoạt động 4: Luyện tập thực hành (15 ph )
Mục tiêu : HS thực hiện rút gọn phân số về phân số tối giản
Tiến hành: 
 Bài 1
 -GV yêu cầu HS tự làm bài. Nhắc các em rút gọn đến khi được phân số tối giản thì mới dừng lại. Khi rút gọn có thể có một số bước trung gian, không nhất thiết phải giống nhau.
 Bài 2
 -GV yêu cầu HS kiểm tra các phân số trong bài, sau đó trả lời câu hỏi.
 Bài 3
 -GV hướng dẫn HS như cách đã hướng dẫn ở bài tập 3, tiết 100 Phân số bằng nhau.
 E. Hoạt động 5: Củng cố, dặn dò ( 3 ph )
Mục tiêu: Củng cố và dặn dò
 Tiến hành: 
 -Rút gọn phân số để được gì? Phân số như thế nào là phân số tối giản? 
 -Dặn dò HS ghi nhớ cách thực hiện rút gọn phân số, làm các bài tập hướng dẫn luyện tập thêm và chuẩn bị bài sau.
-2 HS lên bảng thực hiện yêu cầu, HS dưới lớp theo dõi để nhận xét bài của bạn.
-HS lắng nghe. 
-HS thảo luận và tìm cách giải quyết vần đề.
-Ta có = .
-Tử số và mẫu số của phân số nhỏ hơn tử số và mẫu số của phân số .
-HS nghe giảng và nêu lại :
+Phân số được rút gọn thành phân số .
+Phân số là phân số rút gọn của phân số 
-HS nhắc lại.
-HS thực hiện:
 = = 
-Ta được phân số .
-Ta thấy cả 6 và 8 đều chia hết cho 2 nên ta thực hiện chia cả tử số và mẫu số của phân số cho 2.
-Không thể rút gọn phân số được nữa vì 3 và 4 không cùng chia hết cho một số tự nhiên nào lớn hơn 1.
-HS nhắc lại.
+HS có thể tìm được các số 2, 9, 18.
+HS có thể thực hiện như sau:
Ø = = 
Ø = = 
Ø = = 
 +Những HS rút gọn được phân số và phân số thì rút gọn tiếp. Những HS đã rút gọn được đến phân số thì dừng lại.
 -Ta được phân số 
 -Phân số đã là phân số tối giản vì 1 và 3 không cùng chia hết cho số nào lớn hơn 1.
-HS nêu trước lớp.
+Bước 1: Tìm một số tự nhiên lớn hơn 1 sao cho cả tử số và mẫu số của phân số đều chia hết cho số đó.
+Bước 2: Chia cả tử số và mẫu số của phân số cho số đó.
-HS đọc.
 -2 HS lên bảng làm bài. HS cả lớp làm bài vào vở
a). Phân số là phân số tối giảûn vì 1 và 3 không cùng chia hết cho số nào lớn hơn 1.
HS trả lời tương tự với phân số , .
b). Rút gọn:
 = = ; = = 
-HS làm bài:
 = = = 
 -HS cả lớp làm bài, mỗi bài 1 em làm bảng phụ. Hs nhận xét và chữa bài.
- Nhiều em nêu lại
ĐẠO ĐỨC
Tiết 21: LỊCH SỰ VỚI MỌI NGƯỜI (Tiết 1)
I.MỤC ĐÍCH - YÊU CẦU: Học xong bài này, HS có biết
Nhận thức thế nào là lịch sự với mọi người.Vì sao cần phải lịch sự với mọi người.
Biết cư xử lịch sự với mọi người.Tự trọng, tôn trọng người khác, tôn trọng nếp sống văn minh.
Đồng tình với những người biết cư xử lịch sự & không đồng tình với những người cư xử bất lịch sự.
II.CHUẨN BỊ:
Tranh SGK phóng to 
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU	
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Kiểm tra bài cũõ: Kính trọng, biết ơn người lao động (5 ph )
Yêu cầu HS giải quyết tình huống và nhắc lại ghi nhớ.
GV nhận xét và đánh giá việc năm kthức
Bài mới: 
Giới thiệu bài ( 1 ph )
 A. Hoạt động 1: Kể chuyện ( 10 ph )
Mục tiêu: Qua câu chuyện HS nhận thức được thế nào là lịch sự với mọi người
Tiến hành :
GV kể chuyện có minh họa tranh phóng to SGK
Cho HS thảo luận nhóm bàn câu hỏi 1, 2
GV kết luận: 
Trang là người lịch sự vì đã biết chào hỏi mọi người, ăn nói nhẹ nhàng, biết thông cảm với cô thợ may
Hà nên biết tôn trọng người khác & cư xử cho lịch sự.
Biết cư xử lịch sự sẽ được mọi người tôn trọng, quý mến.
 B. Hoạt động 2: Phân biệt các hành vi thể hiện lịch sự hoặc không lịch sự ( 8 ph )
Mục tiêu : Đồng tình với những người biết cư xử lịch sự & không đồng tình với những người cư xử bất lịch sư
Tiến hành: 
Chia nhóm tổ & giao nhiệm vụ cho các nhóm thảo luận
GV kết luận:
Các hành vi, việc làm (b), (d) là đúng.
Các hành vi, việc làm (a), (c), (đ) là sai.
 C. Hoạt động 3: Biết các hành vi thể hiện là người lịch sự (8 ph)
Mục tiêu : Biết cư xử lịch sự với mọi người.Tự trọng, tôn trọng người khác, tôn trọng nếp sống văn minh 
Tiến hành: 
Chia nhóm 4 em , thi đua ghi bảng phụ 
GV kết luận: Phép lịch sự giao tiếp thể hiện ở:
Nói năng nhẹ nhàng, nhã nhặn, không nói tục, chửi bậy.
Biết lắng nghe khi người khác đang nói.
Chào hỏi khi gặp gỡ.
Xin lỗi khi làm phiền người khác.
Biết dùng những lời yêu cầu, đề nghị khi muốn nhờ người khác giúp đỡ.
Gõ cửa, bấm chuông khi muốn vào nhà người khác.
Ăn uống từ tốn, không rơi vãi, không vừa nhai vừa nói.
 D. Hoạt động 4: Củng cố, dặn dò ( 5ph )
Mục tiêu: Củng cố và dặn dò 
Tiến hành: 
Gọi HS đọc ghi nhớ.
Dặn: Sưu tầm ca dao, tục ngữ, truyện, tấm gương về cư xử lịch sự với bạn bè & mọi người.
3 em giải quyết tình huống và nêu ghi nhớ. HS khác nhận xét
- HS nghe 
Các nhóm làm việc. Đại diện HS trả lời. Cả lớp nhận xét, bổ sung
Các nhóm HS thảo luận
Đại diện từng nhóm trình bày.
Các nhóm khác nhận xét, bổ sung.
Các nhóm thảo luận.
Đại diện từng nhóm trình bày.
Các nhóm khác nhận xét, bổ sung.
1HS đọc ghi nhớ, cả lớp nghe
MĨ THUẬT
Tiết 24: VẼ TRANG TRÍ: TÌM HIỂU VỀ KIỂU CHỮ NÉT ĐỀU
I. MỤC TIÊU :
- HS làm quen với kiểu chữ nét đều , nhận ra các đặc điểm và vẻ đẹp của nó . 
- HS biết sơ lược về cách kẻ chữ nét đều và vẽ được màu vào dòng chữ có sẵn . . *GDBVMT: HS quan tâm đến nội dung các khẩu hiệu ở trường học và trong cuộc sống hằng ngày. .
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC : 
- Bảng mẫu chữ nét thanh, nét đậm và nét đều;
- Cắt 1 số chữ nét thẳng, nét tròn, nét nghiêng theo tỉ lệ các ô vuông.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC :
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh 
 A. Hoạt động 1: Quan sát và nhận xét ( 6 ph )
Mục tiêu: Quan sát và nhận xét mẫu
Tiến hành: 
-Giới thiệu hs một số kiểu chữ nét đều và chữ nét thanh đậm.
*GV chốt: chữ nét đều là chữ có tất cả các nét thẳng, cong, n ... tập thêm của tiết 105.
 -GV nhận xét và cho điểm HS. 
* Giới thiệu bài:
 -Trong giờ học này, các em sẽ luyện tập về quy đồng mẫu số các phân số .
 B. Hoạt động 2: Quy đồng mẫu số hai phân số ( 15 ph )
Mục tiêu: Củng cố về quy đồng mẫu số hai phân số 
Tiến hành: 
 Bài 1 
 -GV yêu cầu HS tự làm bài.
 -GV yêu cầu HS nhận xét bài làm của bạn trên bảng, sau đó nhận xét và ghi điểm HS.
 Bài 2
 -GV gọi HS đọc yêu cầu phần a.
 -GV yêu cầu HS viết 2 thành phân số có mẫu số là 1.
 -GV yêu cầu HS quy đồng mẫu số hai phân số và thành 2 phân số có cùng mẫu số là 5.
 * Khi quy đồng mẫu số và 2 ta được hai phân số nào ?
 -GV yêu cầu HS tự làm tiếp phần b.
 -GV chữa bài HS.
C. Hoạt động 3: Quy đồng mẫu số ba phân số ( 17 ph )
Mục tiêu: HS biết quy đồng mẫu số ba phân số 
Tiến hành
 Bài 3
 * Hãy quy đồng mẫu số ba phân số sau:; ; .
 -GV yêu cầu HS tìm MSC của ba phân số trên. Nhắc HS nhớ MSC là số chia hết cho cả 2, 3, 5. Dựa vào cách tìm MSC khi quy đồng mẫu số để tìm MSC của ba phân số trên.
 * Làm thế nào để từ phân số có được phân số có mẫu số là 30 ?
 (Nếu HS nêu là nhân với 15 thì GV đặt câu hỏi để HS thấy 15 = 3 x 5).
 -GV yêu cầu HS nhân cả tử và mẫu số của phân số với tích 3 x 5.
 -GV yêu cầu HS tiếp tục làm với hai phân số còn lại.
 -Như vậy muốn quy đồng mẫu số ba phân số ta có thể lấy tử số và mẫu số của từng phân số lần lượt nhân với tích các mẫu số của hai phân số kia.
 -GV yêu cầu HS làm tiếp phần a, b của bài, sau đó chữa bài trước lớp.
 Bài 4
 -GV yêu cầu HS đọc đề bài.
 * Em hiểu yêu cầu của bài như thế nào ?
 -GV yêu cầu HS làm bài.
 -GV chữa bài 
 Bài 5
 -GV viết lên bảng phần a và yêu cầu HS đọc.
 * Hãy chuyển 30 thành tích của 15 nhân với một số khác.
 * Thay 30 bằng tích 15 x 2 vào phần a, ta được gì ?
 * Tích trên gạch ngang và dưới gạch ngang với 15 rồi tính.
 -GV yêu cầu HS tự làm các phần còn lại của bài.
 -GV chữa bài 
 C. Hoạt động 3: Củng cố, dặn dò ( 2 ph )
Mục tiêu : Củng cố và dặn dò
Tiến hành: 
 -GV nhận xét giờ học.
 -Dặn dò HS về nhà làm các bài tập luyện tập thêm về quy đồng mẫu số các phân số và chuẩn bị bài sau.
-2 HS lên bảng thực hiện yêu cầu, HS dưới lớp theo dõi để nhận xét bài của bạn.
-HS lắng nghe. 
-3 HS lên bảng làm bài, mỗi HS thực hiện quy đồng 2 cặp phân số , HS cả lớp làm bài vào vở
-Hãy viết và 2 thành 2 phân số đều có mẫu số là 5.
-HS viết .
-HS thực hiện:
 = = ; Giữ nguyên .
-Khi quy đồng mẫu số và 2 ta được hai phân số và .
-2 HS lên bảng làm bài. HS cả lớp làm bài vào vở 
-HS nêu: MSC là 2 x 3 x 5 = 30.
-Nhân cả tử số và mẫu số của phân số với tích 3 x 5 (với 15).
-HS thực hiện:
 = = 
-HS thực hiện:
+Nhân cả tử số và mẫu số của phân số với tích 2 x 5.
+Nhân cả tử số và mẫu số củøa phân số với tích 2 x 3.
-HS nhắc lại kết luận của GV.
-2 HS lên bảng làm bài, HS cả lớp làm bài vào vở
-1 HS đọc trước lớp.
-Quy đồng mẫu số hai phân số ; với MSC là 60.
-1 HS lên bảng làm bài, HS cả lớp làm bài vào vở
+Nhẩm 60 : 12 = 5 ; 60 : 30 = 2.
+Trình bày vào vở quy đồng mẫu số hai phân số ; với MSC là 60 ta được:
= = ; = = 
-HS đọc : 
-HS nêu 30 = 15 x 2
-Ta được 
-Tích trên gạch ngang và tích dưới gạch ngang đều chia hết cho 15.
-HS thực hiện
= = 
a). 
= = 
b).
= = = 1
Hoặc 
 = = = 1
Rút kinh nghiệm: 
KẾ HOẠCH HOẠT ĐỘNG NGOÀI GIỜ LÊN LỚP – THÁNG 1
Tiết 21 : VẬT LIỆU GÓI HÀNG CÓ LỢI CHO MÔI TRƯỜNG 
I.MỤC TIÊU:
Phân biệt vật liệu gói hàng có lợi cho môi trường 
Có ý thức dùng vật liệu để gói hàng trong những ngày tết và xử lí rác thải là nilon
II.CHUẨN BỊ:
Một ít lá chuối, lá dong và túi nilon để gói hàng 
Một số rau quả, thực phẩm 
III.CÁC HOẠT ĐỘNG
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
 A. Hoạt động 1: Vật liệu gói hàng ( 10 ph )
Mục tiêu: Phân biệt vật liệu gói hàng có lợi cho môi trường và không có lợi cho môi trường 
Tiến hành: 
_ Cho HS thảo luận theo nhóm 6 
* Các em thường đi chợ hoặc quán để mua đồ hoặc thức ăn, em thường thấy người bán hàng gói hàng bằng gì ?
* GV chốt : 
- Gói bún bằng lá
- Gói xôi bằng lá, giấy , hộp nhựa
- Thịt, cá bỏ vào bọc nilon
- Ngoài ra có người mua và đựng ngay vào rổ hoặc làn , giỏ mà mình mang theo 
 B. Hoạt động 2: Dùng vật liệu gói hàng ( 10 ph )
Mục tiêu: Biết dùng vật liệu gói hàng có lợi cho môi trường 
Tiến hành: 
_ Giao bảng điều tra cho các nhóm tổ , trả lời câu hỏi : Theo em nghĩ từng loại vật liệu gói hàng trong bảng sau khi thải ra môi trường thì thời gian phân hủy của chúng là bao lâu ?
Gv chốt : 
Loại vật liệu gói hàng khi phế thải
Thời gian phân hủy trong tự nhiên
1. Vỏ quả, lá cây 
3 tháng
2. Báo, giấy 
3 – 12 tháng
3. Túi nilon
450 năm ( 5 400 tháng )
C. Hoạt động 3: Nhận thức ( 20 ph )
Mục tiêu: Có ý thức dùng vật liệu để gói hàng trong những ngày tết và xử lí rác thải là nilon
Tiến hành: 
Sau khi tìm hiểu về vật liệu gói hàng, em thấy vật liệu gói hàng nào có lợi cho môi trường ? Vật liệu gói hàng nào có hại cho môi trường?
Nếu nhà em có bán hàng , em sẽ vận động người nhà và người mua hoặc nên dùng vật việu nào gói hàng , đựng hàng?
Trong dịp tết , gia đình nào cũng có rất nhiều túi nilon đựng hàng thải sau khi đã sử dụng . vậy em có cách xử lí nào có lợi cho môi trường ?
GV liên hệ giáo dục : Túi nilon nếu lấp xuống đất hoặc đốt sẽ rất có hại đến môi trường sống. Đồng thời túi nilon tái chế có nhiều hóa chất hoặc tạm chất khác chưa được kiểm tra bằng mắt thường khó mà kiểm soát được . Nếu trong chừng mực nào đó có thể thay thế được túi nilon , chúng ta nên thay thế vật liệu gói , đựng hàng có lợi cho môi trường.
_ HS thảo luận và ghi ra giấy 
_ Các nhóm thi nhau kể , các nhóm khác bổ sung 
_ Thảo luận nhóm tổ và ghi vào bảng
_ Đại diện các tổ trình bày hiểu biết của nhóm mình 
Loại vật liệu gói hàng khi phế thải
Thời gian phân hủy trong tự nhiên
1. Vỏ quả, lá cây 
2. Báo, giấy 
3. Túi nilon
Thảo luận theo nhóm 2 
Đại diện một số cá nhân trình bày, các em khác đặt thêm câu hỏi phụ để hiểu rộng và sâu thêm vấn đề chưa hiểu rõ ràng 
_ HS nghe và vận dụng thực hành trong cuộc sống 
SINH HOẠT - TUẦN 21
I. MỤC ĐÍCH:
 - Đánh giá các hoạt động trong tuần của HS
 - Công việc HS phải thực hiện trong tuần 22
II. CHUẨN BỊ:
 + Bảng đánh giá công tác trong tuần
III. TIẾN HÀNH :
A. Đánh giá: 
1. Cán sự lớp:
 _ Các tổ trưởng báo cáo các thành viên thực hiện tốt hoặc chưa tốt từng mặt trong Tổ của mình.
 _ Lớp trưởng và lớp phó bổ sung phần theo dõi chung hoạt động của lớp. Nêu các khó khăn trong công tác quản lí lớp và các việc đã hoàn thành tốt hoặc chưa hoàn thành của lớp
2. Giáo viên chủ nhiệm:
a. Đánh giá và nhận xét hoạt động của lớp :
- Nề nếp lớp ổn định tốt, không có HS nghỉ học 
- 15 phút đầu giờ cán sự chỉ huy lớp truy bài và sửa bài tốt
- Vệ sinh trong lớp có chuyển biến – sạch sẽ. Tổ trực nhật sau tết rất tốt: Lau bàn ghế, kê bàn, lau bảng + cửa kính, lượm rác, tưới cây và hoa
- Lao động dọn dẹp khuôn viên đất phân công được 2 lần 
- Sách vở bảo quản chưa tốt, chữ còn xấu : Hoàng , danh, Hùng . Lẹ, Hiếu, Lộc , Hằng , Dũng , Thành , Nam 
- Nói chuyện trong giờ học vẫn còn nhiều.
- Còn 8 phụ huynh chưa đi họp PHHS, phát được Phiếu liên lạc
- Tập được trò chơi dân gian và văn nghệ 
- Tiến Đạt và Quang Anh thi Violympic vòng trường tốt. Vy nộp bộ vở còn chậm 
- Trang trí được lớp học
b. Công việc tuần tới:
+ Sửa các khuyết điểm
+ Thực hiện thật tốt công tác bảo vệ môi trường Xanh , sạch, đẹp
+ Học bài và làm bài thật chu đáo trước khi tới lớp.
+ Nộp phiếu liên lạc và giấy vụn.
+ Luyện chữ viết và chính tả
+ HS yếu và HS giỏi phải tham gia lớp bồi dưỡng kiến thức.
+ Tiếp tục nộp giấy vụn 
+ Tìm hiểu về Ngày tết cổ truyền
NHA KHOA
ÔN TẬP
I. MỤC TIÊU: Giúp HS biết
- Hệ thống và củng cố kiến thức nha khoa đã học
- Thực hành thuần thục chải răng đúng phương pháp
- Biết bảo vệ và giữ gìn răng miệng 
II. CHUẨN BỊ ĐỒ DÙNG:
- Mẫu hàm, bàn chải 
- Tranh, ảnh liên quan bài dạy
III. TIẾN HÀNH CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC :
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
A. Hoạt động 1: Lí thuyết
Mục tiêu: Hệ thống và củng cố các nội dung đã học
Tiến hành;
Gv tổ chức cho HS bốc thăm trả lời câu hỏi:
+ Thế nào là mô nâng đỡ răng?
+ Thế nào là viêm nướu? 
+ Nguyên nhân gây ra bệnh viêm nướu?
+ Nêu tác hại của bệnh viêm nướu?
+ Chúng ta có những cách nào dự phòng bệnh viêm nướu? 
+ Răng được chia thành các vùng như thế nào?
+ Trình tự chải răng như thế nào là đúng? 
+ Chải răng vào những thời điểm nào trong ngày?
+ Dùng tăm hay dùng chỉ nha khoa thì có lợi cho răng hơn? Vì sao?
B. Hoạt động 2 : Thực hành
Mục tiêu : Thực hành chải răng đúng phương pháp
Tiến hành 
- GV cho HS ra sân thực hành chải răng
C. Hoạt động 3: Củng cố
Mục tiêu : Biết lợi ích của việc bảo vệ răng, nướu 
Tiến hành : 
* Sau khi chải răng xong, em cảm nhận được điều gì?
* Vì sao chúng ta phải giữ gìn và bảo vệ răng nướu?
* Nhận xét tiết học 
* Dặn HS về nhà thực hành bảo vệ răng- miệng
- HS bốc thăm , chuẩn bị trong 3 phút rồi trả lời
HS chuẩn bị vật dụng, nước. 
Thực hành chải răng
- HS phát biểu cá nhân
Nhận xét tiết sinh hoạt

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao an tuan 21.doc